Có gì mà lại gây ra tranh cãi?
Sự thất vọng từ phía khán giả
Người tham gia đã bày tỏ nhiều bức xúc liên quan đến quản lý thời gian và trang thiết bị. Việc phải chờ đợi soundcheck kéo dài tới 3 tiếng đồng hồ đã khiến không ít người cảm thấy mệt mỏi. Hơn nữa, khán giả không được phép mang ô vào trong khu vực sự kiện khi trời mưa; thay vào đó, họ bị yêu cầu mua áo mưa từ ban tổ chức với giá 20.000 đồng mỗi cái. Hành động này khiến nhiều người không khỏi thất vọng về cách xử lý sự cố của ban tổ chức.
Thiếu tôn trọng với những đội diễn
Nhiều ban nhạc, dù đã dành cả tháng để chuẩn bị, phải rút lui vì bị cắt giảm thời gian diễn mà không hề có thảo luận trước. Ban tổ chức không cung cấp timeline cụ thể, buộc các đội phải chờ đợi và phỏng đoán khi nào đến lượt mình. Một số ban nhạc còn bị dời lịch diễn nhiều lần để nhường cho khách mời mà không có sự trao đổi trước. Dường như sự kiện chỉ đang ưu ái các nghệ sĩ lớn, khiến những ban nhạc nhỏ bị lãng quên và đối xử không công bằng.
Truyền thông còn nhiều lỗ hổng
Vốn là show dành cho sinh viên giao lưu nghệ thuật, Chất Fest sinh ra từ sinh viên, mang góc nhìn – sở thích – cái tôi của người trẻ. Tuy nhiên trên các kênh truyền thông, ban tổ chức đã không nhấn mạnh được đây là sân chơi cho sinh viên. Khán giả mua vé với tâm thế đi xem các nghệ sĩ hot nhiều hơn, khiến phần lớn các màn trình diễn của các đội tham gia bị xem nhẹ, trở thành thừa, “lót đường” cho các nghệ sĩ. Hiệu ứng khán giả cũng vì thế mà giảm đi đáng kể.
Các vấn đề khác
- Để thời gian “chết show” (để trống) quá nhiều
- Trời mưa làm sàn trơn trượt, thiếu an toàn cho các nghệ sĩ lẫn các đội diễn
- Thiết bị điện chiếu sáng, âm thanh không được che chắn trong thời tiết bất lợi
- Đèn LED không khớp với kích thước sân khấu, âm thanh thỉnh thoảng bị rè
- Cháy timeline nên để artist diễn vội, không có thời gian giao lưu với khán giả
Tuy nhiên, nhiều người cũng lên tiếng bênh vực rằng không nên đặt quá nhiều áp lực lên ban tổ chức, trong khi tiền vé chỉ ở mức “khá bèo” dưới 300.00 đồng. Chất Fest có thể chưa được hoàn hảo, nhưng không thể phủ nhận rằng sự kiện này đã góp phần thúc đẩy văn hóa nghệ thuật sinh viên và có thể đặt nền móng cho các sự kiện trẻ sau này. Ban tổ chức sẽ cần học hỏi từ những sai lầm và mang đến trải nghiệm tốt hơn trong những mùa tiếp theo.
Bài học cho các nhà tổ chức sự kiện
- Quản lý timeline chặt chẽ: Xây dựng một timeline rõ ràng và tuân thủ nghiêm ngặt là yếu tố sống còn của mọi sự kiện. Ngoài ra, cần dự phòng thời gian cho việc đổi band và những tình huống phát sinh ngoài ý muốn để không ảnh hưởng đến tổng thể chương trình.
- Giao tiếp minh bạch và thống nhất với các bên liên quan: Mọi thay đổi về lịch trình hay điều kiện biểu diễn cần được thông báo trước và có sự đồng thuận từ cả hai phía. Những quyết định như cắt giảm thời lượng diễn, điều chỉnh lịch trình nếu được đưa ra đơn phương sẽ dẫn đến những bất cập về thiếu tôn trọng và bất mãn.
- Quản trị rủi ro (Risk Management) kỹ lưỡng: Cần có kế hoạch ứng phó cụ thể cho các rủi ro phát sinh, nhất là vấn đề thời tiết. Các biện pháp ứng phó với mưa gió như phát áo mưa, bố trí ô che cho khán giả và thiết bị chưa được thực hiện tốt, đều có thể dẫn đến trải nghiệm tiêu cực.
- Cân bằng kỳ vọng khán giả: Ban tổ chức cần xây dựng một chiến lược truyền thông rõ ràng để giúp khán giả hiểu được mục đích chính của sự kiện. Đồng thời, sắp xếp cân bằng các nghệ sĩ lớn và nhỏ, để không làm lu mờ hoặc đánh mất đi bản chất ban đầu của sự kiện.
Youtube “tâm lý” mở rộng tính năng hẹn giờ ngủ cho tất cả người dùng miễn phí
Temu vừa vào Việt Nam đã chơi chiêu Affiliate Marketing: Cuộc chơi “đốt tiền” để phủ sóng trên mọi mặt trận?