Mẫu Content Framework chuẩn cho người làm Content

Đăng ngày: 27/02/2024

Content Framework chuẩn giúp các Marketer quản lý và xây dựng nội dung đa kênh dễ dàng hơn. Từ đó, các nhãn hàng và thương hiệu có thể tối ưu hoá nội dung đạt được hiệu quả đáng mong đợi trong chiến lược Marketing. Vậy, Content Framework là gì? Hãy cùng MIC Creative đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây. 

Mẫu Content Framework chuẩn cho người làm Content

1. Content Framework là gì? 

Content Framework là khung sườn nội dung trong Marketing. Content Framework bao gồm tất cả thông tin và cấu trúc nội dung chi tiết để bạn có thể sáng tạo nội dung đa kênh theo đúng định hướng ban đầu. Nó còn được xem là một công cụ lập kế hoạch Content Marketing chi tiết giúp các doanh nghiệp tập trung và tối ưu hoá nội dung tiếp thị tốt nhất để đạt được hiệu quả đáng mong đợi. 

Content Framework là gì?
Content Framework là gì?

Khi sở hữu Content Framework chuẩn, bạn sẽ biết được cần làm gì trên hành trình xây dựng chiến lược Content Marketing. Bên cạnh đó, các Framework còn giúp bạn đạt được mục đích khi thực hiện chiến lược truyền thông Marketing cho doanh nghiệp. 

Vì thế, bạn cần thiết lập Content Framework để nội dung mà bạn chia sẻ có thể tăng trưởng và phát triển tối ưu. Trong thời đại công nghệ số như hiện tại, mỗi một giây sẽ xuất hiện một nội dung mới, nếu nội dung của bạn không mang lại giá trị cho người đọc thì sẽ bị đào thải ngay lập tức. 

2. Vai trò của Content Framework với người làm Content 

Ngoài ra, Content Framework cũng góp vai trò quan trọng đối với Content Writer, cụ thể như dưới đây:

  • Lên kế hoạch nội dung chi tiết cho từng nền tảng nhất định. 
  • Giúp bạn khám phá ra được các chủ đề đang được nhiều quan tâm, từ đó giúp nội dung của bạn có định hướng chính xác. 
  • Xây dựng nội dung theo một trình tự nhất định và khoa học hơn. 
  • Đạt được mục tiêu nhanh hơn chỉ trong một thời gian ngắn.
Vai trò của Content Framework với người làm Content 
Vai trò của Content Framework với người làm Content

3. 6 yếu tố quan trọng trong Content Framework

Để tạo được một Content Framework chuẩn và chất lượng cho chiến lược truyền thông Marketing của mình, bạn cần cân nhắc 6 yếu tố dưới đây:

Yếu tố 1: Mục tiêu

Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất nhất trong quá trình xây dựng Content Framework, đó chính là mục tiêu. Nếu không có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ không đạt được thành công trong hành trình xây dựng nội dung tiếp thị của mình. 

Dưới đây là một số mục tiêu phổ biến của Content Marketing mà bạn có thể tham khảo:

  • Mục tiêu doanh nghiệp: Đây là mục tiêu chung của cả doanh nghiệp và thường liên quan đến doanh thu của công ty.
  • Mục tiêu Marketing: Mục tiêu này là mục tiêu riêng của phòng Marketing giúp công ty đạt được mục tiêu chung đã đề ra trước đó.
  • Mục tiêu truyền thông: Đây là mục tiêu xác định dựa trên phản ứng của đối tượng khách hàng mục tiêu. Ví dụ như: Thương hiệu có thể tiếp cận gần hơn với thế hệ GenZ.

Để xác định được chính xác mục tiêu, bạn cần xem xét trên bảng số liệu trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ như “Số lượng người truy cập Website tăng 20% trong vòng 3 tháng”. Tuy nhiên, mục tiêu của Content Marketing còn phụ thuộc vào mỗi giai đoạn cụ thể như Awareness (Nhận thức) -> Engagement (Tương tác) -> Purchase (Hành động) -> Loyalty/Advocacy (Tin tưởng và trung thành).

Yếu tố 2: Đối tượng

Yếu tố tiếp theo mà bạn cần lưu ý trong quá trình xây dựng Content Framework chuẩn, đó chính là xác định đối tượng khách hàng cụ thể mà mình muốn hướng đến. Để thực hiện được điều này, bạn cần phải nghiên cứu khách hàng mục tiêu. 

Bạn có thể tìm kiếm thông tin về đối tượng khách hàng mục tiêu qua các báo cáo, nghiên cứu thị trường, vấn đề xã hội, những bài đánh giá… Sau đó, bạn hãy tạo một bản tóm tắt về đối tượng khách hàng mục tiêu và tiếp tục tìm hiểu chi tiết hơn về nhu cầu của đối tượng khách hàng mà mình hướng đến để xác định nguyên nhân ẩn sau hành vi mua hàng của khách hàng.

Quá trình tìm hiểu khách hàng là điều quan trọng và cần thiết trong quá trình xây dựng Framework Content chuẩn. Bởi vì nếu bạn không hiểu rõ khách hàng của mình thì nội dung bạn mang đến sẽ không đủ sức hấp dẫn và không tạo được ấn tượng trong lòng người đọc, từ đó, không mang lại kết quả như mong muốn.

Xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng giúp bạn tạo được thông điệp hấp dẫn và dễ dàng thu hút nhiều người hơn. Dưới đây là quy trình tạo ra thông điệp truyền thông sáng tạo mà bạn có thể tham khảo: Thu thập thông tin dữ liệu (Data) => Tìm kiếm sự thật (Fact) => Nghiên cứu Insight => Sáng tạo Big Idea/Key Message => Xác định Communication Idea.

Cách xác định đối tượng trong Content Framework
Cách xác định đối tượng trong Content Framework

Yếu tố 3: Loại nội dung/Tone/Voice

Loại nội dung là các dạng bài viết khác nhau trong Content Marketing giúp bạn dễ dàng tiếp cận và kết nối với khách hàng dễ dàng hơn. Một số loại nội dung phổ biến để bạn có thể cân nhắc lựa chọn, cụ thể:

  • Blog
  • Những bài viết có nội dung dài
  • Dạng nội dung nghiên cứu chuyên sâu (Case Studies)
  • Nội dung cung cấp dữ liệu và giải pháp (White Paper)
  • Ebook
  • Nội dung theo các hình ảnh sinh động (Infographic)
  • Dạng nội dung Template/ Checklist
  • Video
Các loại nội dung
Các loại nội dung

Để chọn được loại nội dung phù hợp không phải là điều dễ dàng, dưới đây là các bước giúp bạn tìm được nội dung thích hợp với bản thân mà bạn có thể tham khảo:

  • Xác định mục tiêu chi tiết cho mỗi nội dung tiếp thị. 
  • Xây dựng nội dung khác nhau cho mỗi chặng trong hành trình mua hàng.
  • Dựa vào nhu cầu của khách hàng để chọn chủ đề nội dung phù hợp.
  • Tận dụng tối đa và cân bằng các thể loại nội dung quảng cáo như eBooks, Webinars, Case Studies, Videos,…
  • Xác định loại nội dung phù hợp với mình.

Sau khi tìm hiểu nhu cầu cũng như loại nội dung phù hợp, bạn hãy dựa vào những yếu tố để chọn giọng văn và nội dung tương thích với nhu cầu khách hàng. Để có thể xác định Tone và Mood nội dung chính xác, bạn có thể đặt mình vào cảm nhận của khách hàng khi đọc nội dung ấy. 

Nếu tạo được Tone và Mood nội dung hấp dẫn và đồng nhất, nội dung của bạn sẽ tạo được chất riêng khiến khách hàng không thể nhầm lẫn với những nội dung khác.

Yếu tố 4: Kênh phân phối

Khi đã tìm được mục tiêu và thấu hiểu chân dung khách hàng mục tiêu thì bước tiếp theo bạn cần làm là chọn kênh phân phối. Kênh phân phối là nền tảng mà bạn sử dụng để tăng tải nội dung của mình. 

Bạn có thể sử dụng nội dung của mình phân phối trên nhiều kênh, nhiều nền tảng khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu và chọn kênh phân phối có lợi nhất và tập trung nhiều nguồn lực nhất có thể để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. 

Lựa chọn nền tảng phân phối Content phù hợp giúp nội dung của bạn tiếp cận với khách hàng nhanh chóng hơn và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Khi chọn kênh phân phối, bạn cần cân nhắc một số yếu tố dưới đây:

  • Bạn nên chọn nền tảng tập trung đông nhất. 
  • Hiểu bản chất của từng kênh cụ thể
  • Tìm hiểu kênh phân phối nội dung ấy có dễ dùng hay không

Một số kênh phân phối nội dung phổ biến hiện nay như:

  • Mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,…
  • Sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,…
  • Trên các nền tảng Website
Kênh phân phối Content Framework chuẩn
Kênh phân phối Content Framework chuẩn

Yếu tố 5: Quy trình/Quản lý công việc

Quy trình, quản lý nhiệm vụ là quá trình giúp bạn theo dõi và kiểm soát tất cả các nội dung trên kênh của mình. Khi xây dựng được quy trình và quản lý nhiệm vụ này trong chiến lược Content Marketing, bạn có thể kiểm soát chặt chẽ mọi nội dung được đăng tải trên kênh. Khi cần thì có thể sử dụng ngay mà không mất thời gian tìm kiếm.

Để thiết lập quy trình và quản lý nhiệm vụ hiệu quả, bạn hãy tham khảo và thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Xác định loại nội dung mà bạn muốn thực hiện, ví dụ như bài đăng trên mạng xã hội, bài viết trên Website, bản tin,…
  • Bước 2: Thực hiện sắp xếp công việc theo một trình tự cụ thể.
  • Bước 3: Chia nhiệm vụ thực hiện phù hợp với mỗi cá nhân tham gia.
  • Bước 4: Đặt Deadline cho mỗi nhiệm vụ cụ thể 

Yếu tố 6: Đo lường và đánh giá

Đo lường và đánh giá là quá trình doanh nghiệp thực hiện kiểm tra kết quả nội dung mà mình đăng tải. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong Content Marketing, nó giúp bạn biết được liệu nội dung của mình có đang đi đúng đường và hướng đến chính xác mục tiêu đã đề ra trước đó hay không. 

Để lo lường và đánh giá hiệu quả Content, bạn có thể sử dụng các công cụ như dưới đây:

  • Công cụ đo lường nội dung Google Analytics
Công cụ đo lường nội dung Google Analytics
Công cụ đo lường nội dung Google Analytics
  • Công cụ Social Bankers
  • Công cụ Chartbeat
  • Công cụ Social Mention

4. Tổng hợp 4 mẫu Content Framework phổ biến

4.1. Mẫu Content Framework “Khách hỏi, bạn trả lời”

Đây là một trong những mẫu Content Framework chuẩn thu hút nhiều khách hàng nhất vì đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Với Framework Content này, bạn cần trả lời tất cả các thắc mắc của khách hàng một cách chính xác và thật lòng nhất qua những bài đăng trên các nền tảng. 

Dưới đây là những chủ đề cốt lõi của Framework Content “Khách hỏi, bạn trả lời” mà bạn nên trình bày chi tiết và trung thực:

  • Giá cả: Giải đáp giá của tất cả các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, bao gồm những yếu tố khiến con số ấy tăng hay giảm. 
  • Cung cấp những lựa chọn tốt nhất cho khách hàng: Bạn cũng nên chia sẻ với khách hàng danh sách tốt nhất mà họ nên cân nhắc để lựa chọn. 
  • Bài đánh giá: Cung cấp thông tin và đăng tải những bài đánh giá của các chuyên gia nổi tiếng về tất cả các mặt hàng mà bạn đang bán. 
  • Chia sẻ những nhược điểm còn tồn tại của sản phẩm/ dịch vụ: Bạn nên sáng tạo những nội dung giúp khách hàng giải quyết những vấn đề của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang sử dụng.
  • Phân biệt và so sánh: Có nội dung so sánh trực tiếp giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng thông thái nhất.

4.2. Mẫu Content Operations Framework

Mẫu Content Operations Framework là khung hoạt động nội dung, giúp lịch đăng của bạn lấp đầy những nội dung bài viết. Để xây dựng mẫu này và đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn cần tạo một cấu trúc có thể sử dụng lại nhiều lần. 

Mẫu Content Operations Framework
Mẫu Content Operations Framework

Dưới đây là một số bước tạo mẫu Framework Content Operations:

  • Bước 1: Xác định chính xác mục đích nội dung của bạn.
  • Bước 2: Tìm hiểu nhiệm vụ cụ thể cho từng nội dung nhất định.
  • Bước 3: Thực hiện theo dõi mục tiêu cũng như kết quả.
  • Bước 4: Xây dựng một hệ thống phân cấp chính thức.
  • Bước 5: Thiết lập quy trình để theo dõi tiến độ công việc.

4.3. Mẫu Content Framework TOFU – MOFU – BOFU

Mẫu Content Framework TOFU – MOFU – BOFU là mẫu xây dựng khung nội dung dựa vào nhu cầu của khách hàng trong mỗi giai đoạn cụ thể. Mẫu này giúp bạn tạo được những nội dung khác nhau phù hợp với từng cột mốc khác nhau trong quá trình mua hàng của khách hàng. Từ đó, giúp họ cảm thấy hứng thú và tiến xuống các giai đoạn tiếp theo và đến gần hơn đến quá trình mua hàng. 

Mẫu Content Framework TOFU - MOFU - BOFU
Mẫu Content Framework TOFU – MOFU – BOFU

4.4. Mẫu Content Framework The Hedgehog Concept 

Mẫu Content Framework The Hedgehog Concept (lấy ý tưởng từ con nhíp) là khung nội dung được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất. Khi sử dụng Framework này, bạn chỉ nên tập trung vào một lĩnh vực duy nhất để tạo thế mạnh cạnh tranh và tăng khả năng giành chiến thắng cho doanh nghiệp. 

Đây được xem là một trong những mẫu Content Framework chuẩn mà bạn nên sử dụng vì nó giúp bạn nhận được số lượng người truy cập phù hợp với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp nhất. Tuy nhiên, để xây dựng mẫu Content Framework này, bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu thông tin và sàng lọc kỹ lưỡng.

Mẫu Content Framework The Hedgehog Concept
Mẫu Content Framework The Hedgehog Concept

5. Tổng kết

Qua bài viết này, MIC Creative đã chia sẻ với bạn toàn bộ thông tin về Content Framework chuẩn một cách chi tiết. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây, có thể giúp bạn hiểu được định nghĩa Content Framework là gì cũng như tìm được mẫu Content Framework chuẩn phù hợp với bản thân mình nhất.

Nếu bạn đang có nhu cầu sáng tạo nội dung và cách viết kịch bản TikTok, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo. 

MIC CREATIVE – Your Success, Our Future

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing