1. Cấu trúc Website là gì?
Cấu trúc Website là một yếu tố quan trọng trong toàn bộ quá trình tối ưu Technical SEO. Cụ thể, bạn cần sắp xếp các URL trên trang thành những nhóm và có liên quan. Một cấu trúc website tốt cần tạo được sự liên kết giữa các trang và tạo sự điều hướng dễ dàng giữa chúng. Đồng thời cho phép hệ thống tìm kiếm của trình duyệt dễ dàng quét dữ liệu website để đề xuất xếp hạng hiển thị nhanh chóng.
2. Các thành phần thiết yếu của cấu trúc Website chuẩn SEO
Cấu trúc Website là một trong những danh mục quan trọng khi tối ưu Technical SEO. Dưới đây là bộ thành phần cần có trong một cấu trúc website chuẩn SEO:
- Trang chủ (Homepage)
- Cấu trúc URL
- Menu điều hướng
- Internal Links
- Thanh điều hướng (Breadcrumbs):
- Sơ đồ Website
- Tên miền phụ (Subdomains)
3. Phân loại cấu trúc Website phổ biến trong SEO
3.1. Cấu trúc phân cấp (Hierarchical structure)
Cấu trúc phân cấp đôi khi được gọi là dạng Sơ đô nhánh cây. Cấu trúc phân cấp sẽ bắt đầu với trang chủ (Homepage), rồi phân cấp ra các danh mục chính. Loại cấu trúc này được xây dựng và điều hướng từ những danh mục lớn hơn thành các trang bài nhỏ lẻ.
Cáu trúc phân cấp rất phù hợp cho những trang web cần dung nạp nhiều dữ liệu như các trang thương mại điện tử. Bắt đầu từ việc xác định các trang quan trọng có nội dung phù hợp với mối quan tâm của khách hàng. Sau đó mở rộng và chia thành các danh mục liên quan.
3.2. Cấu trúc Silos (Silos structure)
Được xây dựng theo nguyên tắc phần cấp, cấu trúc Silos được sử dụng để sắp xếp website thông qua các danh mục chủ đề riêng biệt. Trong từng danh mục chủ đề này sẽ chứa những trang con, không kể là trang cung cấp thông tin hay trang dịch vụ.
Bởi cấu trúc này có tính linh hoạt cao nên bạn có thể sử dụng cấu trúc này cho hầu hết các ngành. Đặc biệt với những ngành hàng cần cung cấp nhiều thông tin giải thích, tăng sự uy tín. Chẳng hạn như Dịch vụ Luật, ngành Công nghệ thông tin,.. Đây là các ngành đặc thù, và có phần khó để người dùng tự luận giải suy đoán. Bạn cần cung cấp chi tiết các bài thông tin giải thích, đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng.
3.3. Cấu trúc tuần tự (Sequential structure)
Cấu trúc tuần tự hoặc có thể gọi là tuyến tính. Cấu trúc này dựa theo một đường dẫn từ trang chủ đến các trang con.
Ví dụ dễ hiểu là các trang thanh toán trong sàn thương mai điện tử, dù chỉ là một phần nhỏ của trang web. Cụ thể là người dùng đi từ trang sản phẩm đến trang giỏ hàng, bấm thanh toán hoàn tất các thủ tục và đi đến trang cuối là “Đơn hàng đã được đặt”.
Cấu trúc tuần tự sẽ phù hợp hơn với những doanh nghiệp nhỏ, website thường chỉ có một vài trang thiết yếu và dễ để người dùng tiếp nhận thông tin.
3.4. Cấu trúc ma trận (Matrix structure)
Cấu trúc Ma trận cung cấp người dùng các lựa chọn đa dạng để xác định điểm muốn truy cập tiếp. Loại trang web sử dụng cấu trúc này phụ thuộc nhiều vào các liên kết nội bộ và hệ thống tìm kiếm. Cấu trúc này sẽ phù hợp nhiều cho các trang web cung thuần kiến thức, thông tin và ít mang mục đích thương mại.
Trang Wikipedia là một ví dụ điển hình cho website sử dụng cấu trúc ma trận. Mọi mục trên Wikipedia đều được kết nối với các trang khác bằng một loạt liên kết nội bộ, cho phép người dùng điều hướng tớ các trang trong dễ dàng.
3.5. Cấu trúc dữ liệu (Data structure)
Cấu trúc dữ liệu tập trung vào nội dung do người dùng tạo ra. Dựa vào những cơ sở dữ liệu được tương tác trước đó, trang web sẽ chủ động sắp xếp danh mục phù hợp với mong muốn của người dùng.
Điển hình như các trang web Pinterest, Substack,.. Những trang web này sắp xếp danh mục hiển thị dựa theo các chọn lựa xem trước đó của người dùng khi truy cập sử dụng. Bởi vậy, nếu bạn muốn tạo một “sân chơi” có nhiều tính cá nhân hóa cho người dùng, hãy sử dụng cấu trúc dữ liệu.
4. Cách tạo cấu trúc Website chuẩn SEO với từng thành phần của trang
4.1. Sử dụng các Internal Link có hệ thống
Sử dụng Internal Link có hệ thống tức là bạn cần đáp ứng những tiêu chí quan trọng khi tạo liên kết nội bộ trong website. Cụ thể bạn gắn liên kết từ các trang có đường liên kết nội bộ uy tín tới những trang quan trọng khác. Đồng thời, bạn cũng cần liên kết hướng người dùng tới các trang dịch vụ để tạo chuyển đổi.
Để xác định được những đường liên kết nào có độ uy tín cao và nhiều traffic, bạn có thể sử dụng công cụ bên ngoài như Screaming Frog. Trong đó, bạn sẽ đánh giá được các đường liên kết nội bộ thông qua mục Link Score.
4.2. Xây dựng cấu trúc Website phẳng
Cấu trúc Website phẳng đề cập tới khía cạnh chiều sâu danh mục của trang web. Độ sâu của cấu trúc website càng thấp thì hệ thống tìm kiếm của trình duyệt có thể điều hướng đến một trang web càng nhanh và dễ dàng. Dấu hiệu cho thấy cấu trúc website sâu được thể hiện qua số lần nhầp chuột của người dùng nhiều hơn 3.
Bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây của chúng tôi để sắp xếp được cấu trúc website phẳng:
- Hãy sắp xếp danh mục lớn và danh mục con dựa trên mức độ liên quan của nội dung.
- Sử dụng thanh điều hướng đơn giản để khách hàng tìm kiếm thông tin nhanh chóng.
- Tối ưu hóa cấu trúc liên kết nội bộ, thanh Breadcrumbs.
- Thiết lập các thành phần đồ họa đơn giản cho giao diện trang web.
4.3. Đảm bảo thiết kế thanh menu điều hướng phù hợp
Việc thiết kế thanh menu điều hướng hợp lý là yếu tố quan trọng cho một cấu trúc website chuẩn SEO. Đưa các trang quan trọng vào menu giúp:
- Phân phối giá trị liên kết, cải thiện thứ hạng trong tìm kiếm tự nhiên.
- Đảm bảo các công cụ tìm kiếm dễ dàng phát hiện các trang này, bất kể URL xuất phát từ đâu.
- Tăng khả năng hiển thị các trang quan trọng đối với người dùng, khuyến khích họ nhấp vào các liên kết này.
- Tạo cơ hội để Google sử dụng các trang trong menu làm sitelinks cho truy vấn thương hiệu.
Hiện nay, có nhiều loại menu điều hướng khác nhau để bạn lựa chọn. Do đó bạn cần phải dựa vào tệp khách hàng để thiết kế một bố cục thanh menu hợp lý. Chẳng hạn như những khách hàng trung niên, họ ưu tiên nhưng trang web có thanh menu tối giản, điều hướng trực tiếp tới nội dung tìm kiếm.
4.4. Tối ưu hóa URL trang web
Hệ thống quét dữ liệu và lập chỉ mục của Google luôn ưu tiên những URL ngắn, chứa từ khóa liên quan đến nội dung của trang và có cấu trúc rõ ràng, nhất quán. Đây cũng là những tiêu chí được Google nhắc tới trong hướng dẫn thiết lập trang web.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế thay đổi URL của các trang đã được lập chỉ mục bởi Google, tức là đã được đăng và đang hoạt động. Bởi khi thay đổi URL sẽ làm các liên kết nội bộ bị hỏng.
4.5. Sử dụng thanh điều hướng Breadcrumbs
Breadcrumbs là các liên kết nội bộ giúp người dùng biết vị trí hiện tại của mình trên website. Chúng thể hiện mối quan hệ giữa các trang con và cấu trúc danh mục tổng thể của website. Đồng thời người dùng dễ dàng quay trở lại các trang ban đầu để tìm những bài viết khác có nhiều traffic hơn. Bởi vậy, Google khuyến nghị phải sử dụng thanh điều hướng Breadcrumbs như một tiêu chuẩn cho cấu trúc Website chẩun SEO.
Lưu ý khi tạo các thanh điều hướng (Breadcrumbs):
- Breadcrumbs điều hướng và cấu trúc URL khớp nhau, người dùng dễ dàng hiểu cấu trúc trang web.
- Thêm Breadcrumbs schema để làm nổi bật cấu trúc danh mục con của bạn đối với công cụ tìm kiếm.
Bạn thể tìm hiểu kỹ hơn về các loại schema và cách xây dựng chính xác trong bài viết Schema là gì? Cách tạo Schema đơn giản và nhanh chóng
4.6. Tạo công cụ tìm kiếm nội bộ (Internal Site Search)
Tạo Internal Site Search không chỉ tạo ra một cấu trúc Website tốt mà còn hỗ trợ rất nhiều cho người dùng. Với người dùng có thể tra cứu trực tiếp trong website của bạn để tìm những thông tin hữu ích. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ thu thập được những dữ liệu quan trọng của người dùng như hành vi tra cứu, thông tin để tư vấn chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.
Để tăng khả năng tìm kiếm cho người dùng, bạn nên tham khảo cách sử dụng Meta Keywords cho danh mục các bài đăng.
4.7. Tạo tên miền phụ (Subdomain)
Trong quá trình xây dựng cấu trúc website, bạn có thể thiết lập nhiều trang web sử dụng tên miền phụ để phân tách các loại nội dung khác nhau khỏi tên miền chính. Ví dụ như trang blog của HubSpot là blog.hubspot.com, tên miền phụ “blog” được sử dụng để tách với nội dung thương mại của trang hubspot.com.
Tuy nhiên, bạn không nên lưu trữ nội dung quan trọng bằng subdomain. Vì điều này sẽ làm giảm thẩm quyền và khả năng được xếp hạng của trang web.
5. Các lỗi cần tránh khi tạo cấu trúc Website
- Bị ẩn các nội dung nền tảng (Cornerstone Content): Các bài viết nền tảng đóng vai trò trụ cột của dịch vụ mà website bạn cung cấp. Do đó bạn cần chú ý để tránh ẩn mất những nội dung đó trong quá trình tạo cấu trúc website. Bởi công cụ tìm kiếm sẽ khó tìm kiếm và làm giảm xếp hạng bài viết.
- Sai kích thước và dung lượng các danh mục: Người viết thường tập trung vào một chủ đề nhiều hơn các chủ đề khác, khiến dung lượng bị chênh lệch nhiều. Khi tạo lại cấu trúc website, bạn cần tách các danh mục lớn thành hai hoặc ba danh mục nhỏ hơn, đảm bảo kích thước đúng và đồng đều.
- Sử dụng quá nhiều thẻ Meta không cần thiết: Nhiều trang web khi có bài viết là gắn thẻ bài viết mới, thiết sự liên kết hay nhóm bài viết lại với nhau. Điều này không tốt cấu trúc website của bạn.
- Thiếu trực quan khi sắp xếp cấu trúc Website: Đôi khi bạn sẽ quên mất tính thực tiễn của website mà tạo quá nhiều danh mục, khiến người dùng không phân biệt được đâu là danh mục chính. Bạn cần đảm bảo Menu được rõ ràng và phản ánh đúng cấu trúc website. Bạn cần nghiên cứu giao diện tối ưu và kết hợp cùng ý định tim kiếm người dùng để tạo được cấu trúc website chuẩn SEO.
6. Kết luận
Qua bài viết dưới đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về cấu trúc website là gì. Cùng với đó là cách tạo cấu trúc website chuẩn SEO hiệu quả. Nếu bạn đang có nhu cầu về dịch vụ SEO hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tốt nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội