[Giải đáp] Chi phí Google Ads bao nhiêu là hợp lý?

Đăng ngày: 11/03/2024

Chi phí Google Ads bao nhiêu là hợp lý? Đây là câu hỏi luôn được nhiều người quan tâm khi chạy quảng cáo Google Adwords, đặc biệt là đối với những người mới sử dụng quảng cáo tìm kiếm trả phí (paid search). Hãy cùng MIC Creative đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

[Giải đáp] Chi phí Google Ads bao nhiêu là hợp lý?

1. Tổng quan về Google Ads là gì? Ưu điểm của Google Ads đối với doanh nghiệp

1.1. Google Ads là gì ?

Google Ads (hay còn được gọi Google AdWords) là một nền tảng quảng cáo trực tuyến của Google. Công cụ quảng cáo Google Adwords này cho phép người dùng hiển thị quảng cáo của mình trên các trang web của Google và trang web của các đối tác liên kết với Google.

Chi phí Google Ads là gì?
Chi phí Google Ads là gì?

1.2. Ưu điểm của Google Ads đối với doanh nghiệp

  • Nhắm đúng đối tượng khách hàng tiềm năng

Bằng cách lựa chọn đúng từ khóa và mẫu quảng cáo, thông điệp của bạn sẽ xuất hiện tới đúng khách hàng tiềm năng ngay khi họ tìm kiếm từ khóa đó trong Google.

  • Hiệu quả cao, chi phí thấp

Thông điệp của bạn sẽ được hiển thị tới những người dùng đang có nhu cầu tìm kiếm về thương hiệu, sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn. Bạn chỉ cần trả phí khi người dùng nhấp chuột vào chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Điều này, đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ chủ động ghé thăm Website của bạn để tìm kiếm thông tin mà họ cần.

  • Dễ dàng quản lý ngân sách

Khi chạy dịch vụ Google Ads, bạn có thể biết được thông tin về ngân sách hàng ngày mà doanh nghiệp đã sử dụng. Đồng thời, người dùng sẽ nắm rõ được các chỉ số quan trọng như tổng lượng truy cập vào Website cũng như số lượng khách hàng mục tiêu đã mua sản phẩm.. Với những chỉ số này, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh ngân sách và các chiến lược Marketing một cách hợp lý hơn.

  • Hạn chế các nhấp chuột quấy phá của đối thủ

Để bảo vệ người chạy quảng cáo khỏi các lượt Spam quấy phá quảng cáo bằng cách click chuột vào quảng cáo nhiều lần, Google đã cung cấp tính năng hỗ trợ. Cụ thể, tính năng bảo vệ này giúp cho các nhà quảng cáo không phải chịu phí khi quảng cáo của họ nhấp chuột vào nhiều lần trên cùng thiết bị. 

2. Cách tính chi phí chạy Google Ads

2.1. Các hình thức tính phí của Google Ads

Google Ads có nhiều hình thức tính phí mang lại hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp. Hiện nay, Google có bốn hình thức tính phí chính là:

4 hình thức tính chi phí của Google Ads
4 hình thức tính chi phí của Google Ads
  • CPC – Cost per click (chi phí mỗi lần click)

Với hình thức này, bạn sẽ bị Google tính phí khi người dùng nhấp chuột vào quảng cáo dẫn về website của doanh nghiệp.

  • CPM – Cost per Miles (chi phí mỗi 1.000 lần hiển thị)

Đây là hình thức mà bạn sẽ phải trả tiền hiển thị trên mạng quảng cáo của Google. Hình thức này thường được sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo video của Google nhằm tăng nhận diện thương hiệu.

Ví dụ: Nếu bạn quảng cáo trên một trang Website với giá CPM là 4.000 VNĐ, và quảng cáo của bạn được hiển thị 1.000 lần trên trang web đó, thì chi phí của bạn sẽ là 4.000 VNĐ.

  • CPA – Cost per Action (chi phí mỗi lần chuyển đổi)

Một trong những loại hình quảng cáo tính phí phổ biến của Google dựa trên lượt chuyển đổi. Hiểu nôm na rằng, bạn sẽ phải trả chi phí quảng cáo mỗi khi có khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn và thực hiện hành động (Ví dụ: mua hàng, tải ứng dụng hoặc để lại thông tin liên lạc…)

  • CPV – Cost per View (chi phí cho mỗi lượt xem video)

Loại hình này, thường được sử dụng khi bạn muốn quảng cáo một video trên các nền tảng như Youtube. Hình thức này sẽ thu phí các nhà quảng cáo dựa trên mỗi lượt xem quảng cáo của khách hàng trên Youtube. 

2.2. Hoạt động của phiên đấu giá 

Phiên đấu giá quảng cáo là cơ chế mà Google sử dụng để xác định vị trí và giá của các quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm hoặc mạng hiển thị. Do đó, chi phí chạy Google Ads không cố định, mà sẽ phụ thuộc vào kết quả của phiên đấu giá quảng cáo trên Google.

Trong phiên đấu giá, bạn sẽ cạnh tranh với các nhà quảng cáo khác để có được vị trí quảng cáo mong muốn. Chi phí quảng cáo sẽ được xác định bởi hai yếu tố chính là:

  • Giá thầu cao nhất: Đây là số tiền tối đa mà người dùng sẵn sàng trả cho một lần nhấp chuột. Ngoài ra, bạn có thể tự đặt giá thầu cao nhất cho từng từ khóa hoặc nhóm từ khóa trong chiến dịch quảng cáo.
  • Điểm chất lượng: Google sẽ đánh giá quảng cáo của bạn, dựa trên mức độ liên quan, chất lượng và trải nghiệm của người dùng. Đánh giá này được tính từ theo thang điểm 10, với điểm số càng cao thì chất lượng càng tốt. Điểm chất lượng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và có được vị trí quảng cáo tốt hơn.

Dưới đây ta sẽ có một công thức được xác định như sau: Chi phí quảng cáo = (Giá thầu cao nhất của nhà quảng cáo xếp sau bạn / Điểm chất lượng của bạn) + $0,01.

Công thức tính chi phí quảng cáo 
Công thức tính chi phí quảng cáo

Ví dụ: 

  • Bạn đặt giá thầu cho vị trí quảng cáo đó là $10, Tuy nhiên, Google yêu cầu $12 để hiển thị quảng cáo. Do đó, bạn cần nâng giá thầu thành $12 và được Google phê duyệt.
  • Điểm chất lượng của bạn là 8. 
  • Các phí ngoài là $0.1

Vậy chi phí quảng cáo sẽ được tính là: 

Chi phí quảng cáo = ($12/ 8) + $0.1 = 1.6$ / click

3. 07 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí chạy Google Ads

Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của Google Ads
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của Google Ads

3.1. Ngành hàng

Chi phí quảng cáo sẽ phụ thuộc vào độ lớn và mức độ cạnh tranh của ngành hàng. Những ngành hàng có nhiều nhà quảng cáo và giá trị cao sẽ có mức chi phí quảng cáo lớn hơn so với những ngành hàng ít cạnh tranh và có giá trị thấp. Ví dụ như ngành bất động sản, xây dựng, du lịch sẽ có chi phí cao hơn so với ngành giáo dục, y tế.

3.2. Vị trí quảng cáo

Vị trí quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến số lần click và hiệu quả quảng cáo đó. Thông thường, vị trí đầu tiên sẽ có tỷ lệ click cao hơn so với vị trí thứ hai hay thứ ba. Do đó, để có được vị trí đầu tiên, bạn sẽ phải trả một khoản chi phí cao hơn so với các vị trí khác.

3.3. Độ lớn của tệp khách hàng

Độ lớn của tệp khách hàng là số lượng người tiêu dùng mà doanh nghiệp có thông tin liên quan đến nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Việc tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng sẽ ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, bạn cũng có thể tùy chỉnh đối tượng khách hàng mục tiêu theo độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi, thiết bị, ngôn ngữ và thời gian để tối ưu hóa chi phí quảng cáo.

3.4. Xu hướng mua hàng

Vào những mùa cao điểm như Tết, Giáng sinh, Black Friday, nhu cầu mua sắm của khách hàng sẽ tăng cao, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ. 

Trong thực tế, khi xu hướng sức mua đang tăng cao, đây chính là thời điểm có tiềm năng để các doanh nghiệp thúc đẩy quảng cáo mạnh mẽ. Do đó, điều này dẫn đến khả năng chi phí quảng cáo có thể rẻ hơn.

3.5. Kỹ thuật của nhà quảng cáo

Chi phí quảng cáo cũng có thể phụ thuộc vào mức độ chuyên nghiệp của người thực hiện quảng cáo. Để có thể quản lý tài khoản của doanh nghiệp hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý để cập nhật và theo dõi các chỉ số. Để duy trì chi phí Google Ads ở mức thấp và lợi nhuận cao, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Đánh giá hiệu suất của bạn bằng trang tổng quan Google Ads và thực hiện tối ưu hóa dựa trên các chỉ số.
  • Duy trì danh sách từ khóa của bạn bằng cách sử dụng Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google.
  • Thực hiện kiểm tra tài khoản thường xuyên trên chiến dịch PPC để theo dõi và điều chỉnh chiến dịch quảng cáo.

3.6. Từ khóa: Số lượng, Loại từ khóa (Mở rộng, Cụm từ, Chính xác)

Khi bạn đang muốn nhắm mục tiêu đến các từ khóa phổ biến có lượng tìm kiếm cao, doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản tiền lớn hơn cho mỗi lượt nhấp chuột. Ngược lại, nếu lựa chọn các từ khóa đuôi dài không phổ biến sẽ giúp bạn tiết kiệm được  chi phí quảng cáo.

Mục đích tìm kiếm của từ khóa cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo. Ví dụ: từ khóa có mục đích thương mại (tức là mua giày gần tôi ) thường đắt hơn những từ khóa có mục đích cung cấp thông tin (tức là cách làm sạch giày ). 

Đó là vì các từ khóa có mục đích thương mại có xu hướng tạo ra doanh số bán hàng ngay lập tức, điều này khiến các nhà tiếp thị nhắm mục tiêu vào chúng một cách thường xuyên hơn. 

Để biết doanh nghiệp sẽ phải trả bao nhiêu cho mỗi lượt nhấp chuột, bạn có thể sử dụng công cụ Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google. Bằng cách nhập từ khóa, công cụ sẽ hiển thị cho bạn giá mỗi nhấp chuột trung bình và lượng tìm kiếm cho từ khóa đó.

3.7. Nhắm mục tiêu theo thiết bị 

Nhắm mục tiêu theo thiết bị là một cách khác để kiểm soát chi phí Google Ads bằng cách tập trung hiển thị quảng cáo chủ yếu trên một số loại thiết bị nhất định, chẳng hạn như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. 

Chiến lược này, giúp bạn tập trung vào những người dùng có nhiều khả năng tương tác với quảng cáo được hiển thị trên kích thước và độ phân giải màn hình của thiết bị mà họ đang dùng. 

Ví dụ: Nếu hầu hết khách hàng của bạn đều sử dụng iPhone hoặc iPad thì bạn nên nhắm mục tiêu cụ thể tới các thiết bị đó bằng những  quảng cáo đã được tối ưu hóa để chúng hiển thị chính xác trên mọi thiết bị.

4. Hướng dẫn lựa chọn chi phí Google Ads phù hợp với doanh nghiệp 

Sau khi bạn đã hiểu về chi phí quảng cáo Google và các yếu tố ảnh hưởng đến nó, bạn cần xác định ngân sách quảng cáo Google phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Ngân sách quảng cáo Google là số tiền mà bạn dành ra để chạy các chiến dịch quảng cáo trên Google Ads trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể xác định ngân sách quảng cáo Google theo hai cách chính là:

4.1. Dựa vào CPC trung bình và lượng tìm kiếm

Cách tính chi phí Google Ads này phụ thuộc vào CPC trung bình của từ khóa và lượng tìm kiếm hàng tháng của từ khóa đó. Để nắm được thông tin này, bạn có thể sử dụng công cụ Google Keyword Planner. Đồng thời, tính toán số lần nhấp chuột mong muốn và chi phí tương ứng bằng cách áp dụng công thức sau:

Số lần click chuột mong muốn = Lượng tìm kiếm hàng tháng x Tỷ lệ click mong muốn.

Chi phí = CPC trung bình x Số lần nhấp chuột mong muốn.

Ví dụ: Nếu bạn muốn quảng cáo cho từ khóa “mua sách online”, bạn có thể tìm ra rằng CPC trung bình của từ khóa này là 6.000 VNĐ và lượng tìm kiếm hàng tháng của từ khóa này là 10.000. Nếu bạn mong muốn có tỷ lệ click là 5%, bạn có thể tính toán được:

  • Số lần click chuột mong muốn = 10.000 x 5% = 500
  • Chi phí tương ứng = 500 x 6.000 = 3.000.000 VNĐ

4.2. Dựa vào số lượt chuyển đổi doanh nghiệp mong muốn có

Để đạt được kết quả tốt hơn, chúng ta sẽ xem xét các chỉ số quan trọng của doanh nghiệp như sau:

  • AOV: Chi phí trung bình cho mỗi đơn hàng.
  • Số lượng đơn hàng mong muốn.
  • ROAS mong muốn: Tỷ lệ doanh thu so với chi phí mong muốn.

Khi quảng cáo, mục tiêu của mọi doanh nghiệp là tăng số lượng đơn hàng và doanh thu từ quảng cáo. Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng công thức đơn giản sau:

  • Doanh thu = AOV x Số lượng đơn hàng mong muốn.
  • Chi phí = Doanh thu / ROAS mong muốn.

Tuy nhiên, trong giai đoạn triển khai Google Ads ban đầu, bạn cần chấp nhận mức ROAS thấp hơn so với mục tiêu. 

Ví dụ: Nếu ROAS mục tiêu của bạn là 8.0, tức là bạn mong muốn thu về 8 đồng doanh thu cho mỗi đồng chi phí, thì trong giai đoạn đầu (thường là 3 tháng), bạn không thể đạt được mức ROAS này. Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ tốn nhiều chi phí để thử nghiệm và tìm ra cách chạy quảng cáo phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

5. Làm thế nào để tiết kiệm và tối ưu hóa chi phí quảng cáo Google?

Cách tối ưu hóa chi phí quảng cáo 
Cách tối ưu hóa chi phí quảng cáo

Mặc dù không thể hoàn toàn tránh khỏi những xu hướng và sự thay đổi trên nền tảng quảng cáo Google, bạn vẫn có thể giảm thiểu chi phí quảng cáo bằng cách áp dụng các phương pháp tối ưu dưới đây: 

  • Tạo từ khóa phủ định: Hãy biến bất kỳ từ khóa nào không liên quan đến doanh nghiệp của bạn thành từ khóa phủ định. Đây là những cụm từ tìm kiếm mà bạn sẽ không hiển thị. Thay vì lãng phí chi tiêu quảng cáo cho những điều khoản không tạo ra doanh thu này, hãy tập trung hoàn toàn vào những chiến lược mang lại lợi nhuận.
  • Tối ưu hóa trang đích của bạn: Đưa khách hàng đến trang đích phân phối chiến dịch quảng cáo của bạn. Bạn muốn thông điệp của mình phù hợp với từ khóa trên trang đích. Mục tiêu là giảm số lần nhấp chuột giữa việc xem quảng cáo và mua sản phẩm.
  • Sử dụng tiện ích mở rộng quảng cáo: Với tiện ích mở rộng quảng cáo, bạn có thể tăng cường đáng kể thông tin của quảng cáo: số điện thoại, bài đánh giá, mô tả,…Bạn càng bật nhiều tiện ích mở rộng thì quảng cáo của bạn càng chiếm nhiều không gian trên trang.
  • Theo dõi số liệu của bạn: Xem lại CPC, tỷ lệ chuyển đổi và các số liệu chính khác để đảm bảo chiến dịch quảng cáo của bạn đang đi đúng hướng. Nếu có điều gì đó không ổn, hãy nghĩ xem bạn có thể làm gì để cải thiện. Ví dụ: nếu bạn nhận được nhấp chuột nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp, bạn sẽ muốn tối ưu hóa trang đích của mình tốt hơn.

6. Lời kết 

Mức chi phí Google Ads có thể khá đắt đỏ nếu bạn thiếu kinh nghiệm và chưa biết cách tối ưu quảng cáo để mang lại lợi nhuận tối đa cho chiến dịch quảng cáo của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu về Google Ads thì hãy liên hệ ngay với MIC Creative. 

MIC CREATIVE – Your Success, Our Future

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing