Duplicate Content là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Đăng ngày: 12/05/2025

Duplicate content hay nội dung trùng lặp, là nguyên nhân âm thầm nhưng phổ biến khiến website bị mất thứ hạng mà nhiều người làm SEO không nhận ra. Việc có nhiều URL chứa nội dung giống nhau khiến Google khó lập chỉ mục, phân tán giá trị liên kết và giảm trải nghiệm người dùng. Bài viết từ MIC Creative sẽ giúp bạn xác định rõ các nguyên nhân gây ra lỗi này và giải pháp khắc phục.

Duplicate content

1. Duplicate content là gì?

Duplicate content hay nội dung trùng lặp trong SEO Content, đề cập đến các đoạn nội dung giống hoặc gần giống nhau xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên internet. Các công cụ tìm kiếm như Google xác định đây là hiện tượng khiến việc lập chỉ mục và xếp hạng gặp khó khăn, vì không rõ đâu là phiên bản chính cần hiển thị cho người dùng.

Duplicate content
Duplicate content là gì

Mặc dù Google không luôn “phạt” nội dung trùng lặp theo cách trực tiếp, nhưng hệ thống đánh giá chất lượng và xếp hạng của Google lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các yếu tố sau:

  • Google không biết chọn phiên bản nào để xếp hạng: Cả hai URL đều bị giảm điểm uy tín và dễ bị loại khỏi kết quả tìm kiếm.
  • Giá trị liên kết bị phân tán: Các backlink trỏ về nhiều URL giống nhau khiến authority bị chia nhỏ.
  • Gây lãng phí ngân sách thu thập dữ liệu (crawl budget): Googlebot có thể bỏ sót các trang thực sự quan trọng.
  • Giảm trải nghiệm người dùng: Người truy cập gặp phải nhiều trang na ná nhau, gây nhàm chán và thoát trang sớm.

Trong trường hợp nghiêm trọng, Google có thể đánh dấu website là thao túng thuật toán, làm giảm độ tin cậy toàn tên miền (domain).

2. Nguyên nhân gây ra duplicate content

Phân tích chính xác nguyên nhân là điều kiện tiên quyết để chọn đúng giải pháp xử lý. Duplicate content thường phát sinh từ hai nhóm nguyên nhân chính: kỹ thuậtnội dung.

2.1. Nguyên nhân kỹ thuật

Nhiều website tạo ra duplicate content mà người quản trị không hề nhận ra, đơn giản vì lỗi cấu trúc URL hoặc cách xử lý trang không nhất quán. Đây là nhóm lỗi rất phổ biến, đặc biệt với các website thương mại điện tử hoặc cổng thông tin có nhiều phân trang.

Các nguyên nhân kỹ thuật thường gặp:

  • URL động hoặc có tham số: Ví dụ: com/san-pham?a=123example.com/san-pham?ref=home cùng hiển thị một nội dung nhưng được coi là 2 trang khác nhau.
  • Phân trang và lọc sản phẩm: Các trang phân loại như ?page=2, ?sort=price thường không được xử lý canonical, tạo ra nội dung trùng lặp.
  • Phiên bản HTTP và HTTPS, www và non-www: Nếu không cấu hình redirect, Google sẽ thấy đây là 4 URL khác nhau.
  • Trang in hoặc phiên bản in: Ví dụ: com/page/print có cùng nội dung nhưng URL khác.
  • Trang tìm kiếm nội bộ bị index: Các kết quả tìm kiếm nội bộ có URL động, dễ bị index nhầm nếu không chặn đúng cách bằng robots.txt.

2.2. Nguyên nhân nội dung

Ngoài yếu tố kỹ thuật, phần lớn lỗi duplicate content đến từ quy trình tạo và quản lý nội dung không kiểm soát chặt chẽ. Điều này thường xảy ra với các đội ngũ content thiếu hướng dẫn hoặc trong các hệ thống đăng tải hàng loạt.

Các nguyên nhân nội dung phổ biến:

  • Sao chép nội dung từ website khác mà không chỉnh sửa: Đây là lỗi nghiêm trọng về mặt chất lượng. Dù không bị “phạt” trực tiếp, Google có thể loại bỏ trang đó khỏi kết quả tìm kiếm.
  • Sử dụng lại mô tả sản phẩm giống nhau cho nhiều sản phẩm: Thường gặp trong thương mại điện tử, nơi hàng trăm sản phẩm có cùng thông tin từ nhà cung cấp.
  • Đăng nội dung giống nhau trên nhiều nền tảng mà không xử lý canonical: Ví dụ: một bài viết được dùng cho blog, landing page và newsletter archive, nhưng không gắn thẻ canonical chỉ định bản chính.

3. Cách kiểm tra duplicate content trên website

Sau khi hiểu những nguyên nhân có thể gây ra lỗi trùng lặp nội dung, cần triển khai kiểm tra tổng thể trang web doanh nghiệp bằng công cụ để đảm quy chuẩn hệ thống. Sau đó bắt đầu phân tích và đánh giá mức độ nghiêm trọng khi xuất hiện lỗi này.

3.1. Sử dụng Google Search Console kiểm tra duplicate content

Google Search Console (GSC) là công cụ chính thức từ Google, cho phép người quản lý theo dõi tình trạng lập chỉ mục, phát hiện các vấn đề về canonical và nội dung trùng lặp hoàn toàn miễn phí. Bạn nên bắt đầu với GSC trước khi dùng đến các công cụ trả phí khác.

Cách kiểm tra duplicate content bằng GSC:

Bước 1: Truy cập báo cáo hiệu suất

  • Chọn website trong GSC.
  • Vào mục Chỉ mục >> Chọn Trang
duplicate content
Xem báo cáo hiệu suất lập chỉ mục
  • Kiểm tra các lỗi hoặc cảnh báo như:
    • Trang trùng lặp, người dùng chưa chọn trang chính tắc.
    • Trang trùng lặp, Google đã chọn một trang chính tắc khác với lựa chọn của người dùng.
duplicate content
Kiểm tra thông báo dấu hiệu duplicate content

Những cảnh báo này cho thấy Google đã tìm thấy các trang có nội dung giống nhau nhưng không rõ đâu là phiên bản chính.

Tìm hiểu thêm cách lập chỉ mục bài viết để google đề xuất hiển thị nhanh chóng tại bài viết Google index là gì? 12 cách Google index website nhanh nhẩt.

Bước 2: Dùng công cụ Kiểm tra URL (URL Inspection)

  • Nhập URL cần kiểm tra vào thanh tìm kiếm trên đầu GSC.
  • Ở mục “Trang đã được lập chỉ mục bởi Google”, xem phần:
    • URL chính tắc do người dùng khai báo
    • URL chính tắc do Google chọn
Duplicate content
Kiểm tra dấu hiệu website bị duplicate content

Nếu hai giá trị này không trùng nhau, có thể bạn đang có vấn đề với duplicate content mà Google phải tự xử lý thay vì bạn kiểm soát.

Bước 3: Theo dõi các trang không được lập chỉ mục

  • Vẫn ở báo cáo Hiệu suất, lọc các mục như “Bị loại trừ” hoặc “Không được lập chỉ mục”
  • Những trang đó có thể trùng nội dung với trang khác đã được index → Google ưu tiên chỉ chọn một

Lưu ý: GSC chỉ phát hiện trùng lặp trong phạm vi Google đã thu thập dữ liệu, không bao quát toàn bộ site hoặc web khác, nhưng đủ để phát hiện những lỗi ảnh hưởng đến hiệu suất SEO.

Sau khi kiểm tra cơ bản bằng GSC, bạn có thể sử dụng thêm các công cụ trả phí sau để có cái nhìn sâu hơn về duplicate content toàn diện:

  • Siteliner: kiểm tra nội dung trùng lặp nội bộ trên site, phân tích theo tỷ lệ phần trăm.
  • Copyscape: phát hiện nội dung bị sao chép giữa các domain khác nhau.
  • Ahrefs Site Audit: quét toàn site, báo cáo chi tiết duplicate content và duplicate meta tags.

Các công cụ này hữu ích khi bạn quản lý website có nhiều trang, hệ thống thương mại điện tử, hoặc cần kiểm tra nội dung từ các nguồn bên ngoài.

3.2. Phân tích và đánh giá mức độ nghiêm trọng

Tiếp theo, bạn cần phân loại được mức độ nghiêm trọng để biết nên ưu tiên chỉnh sửa nội dung nào trước.

a) Xác định tỷ lệ nội dung trùng lặp

  • Nếu dùng GSC, bạn sẽ thấy số lượng trang bị loại khỏi chỉ mục vì lý do trùng lặp.
  • Với Siteliner, bạn có thể biết được tỷ lệ nội dung lặp lại nội bộ toàn site (thường dưới 15% là an toàn).
  • Với các trang có tỷ lệ trùng cao >30%, cần đánh giá lại cấu trúc hoặc nội dung.

b) Phân loại trùng toàn phần vs một phần

  • Trùng lặp toàn phần:
    • Hai trang hiển thị nội dung gần như giống hệt nhau.
    • Thường xảy ra ở các trang đích bị nhân bản (landing page), phân trang sản phẩm, hoặc copy nội dung.
  • Trùng lặp một phần:
    • Các đoạn mô tả sản phẩm, giới thiệu, header giống nhau giữa nhiều trang.
    • Thường gặp ở trang thương mại điện tử, tin tức chuyên mục.

4. Cách xử lý và phòng tránh duplicate content

Việc khắc phục cần kết hợp giữa điều chỉnh kỹ thuật và cải tiến nội dung. Dưới đây là các giải pháp cốt lõi được chúng tôi áp dụng phổ biến trong tối ưu SEO on-page.

4.1. Thiết lập thẻ canonical đúng cách

Thẻ canonical giúp bạn chỉ định rõ đâu là phiên bản gốc của một nội dung khi có nhiều trang tương tự hoặc giống nhau. Đây là cách Google khuyến nghị để xử lý nội dung trùng lặp không thể tránh.

Duplicate content
Thiết lập thẻ Canonical để xử lý duplicate content

Cách chọn URL chính:

  • Ưu tiên URL ngắn, không chứa tham số truy vấn (?page=2, ?sort=price…)
  • Tránh URL có số ID, session hoặc các chuỗi động
  • Ưu tiên URL có lượng backlink tốt, hoặc đang nhận được nhiều traffic

Cách kiểm tra canonical:

  • Dùng công cụ Google Search Console – URL Inspection để xem Google đang chọn canonical nào.
  • Dùng trình duyệt > Xem mã nguồn trang (Ctrl + U) > Tìm rel="canonical" để xác nhận có khai báo đúng.

Lưu ý: Không dùng thẻ canonical chéo vòng (A trỏ sang B, B lại trỏ sang A), và không để trống khi có nhiều trang gần giống nhau.

4.2. Dùng redirect 301 để hợp nhất nội dung

Trong các trường hợp có hai URL hiển thị nội dung giống hệt nhau, đặc biệt khi bạn thay đổi cấu trúc website, redirect 301 là phương pháp dứt điểm và được Google đánh giá cao.

Duplicate content
Redirect 301 trang mới sau khi đã hợp nhất nội dung trùng lặp

Khi nên dùng redirect 301:

  • Chuyển đổi đường dẫn trang (ví dụ từ /dich-vu-1 sang /dich-vu-moi).
  • Hợp nhất nhiều bài viết hoặc trang đích trùng nội dung thành một bản chính.
  • Xử lý các trang sản phẩm hết hàng hoặc không còn sử dụng.

Lưu ý:

  • Redirect 301 phải là chuyển hướng vĩnh viễn – không dùng redirect tạm thời (302).
  • Tránh để cả hai URL tồn tại đồng thời vì điều này khiến nội dung vẫn bị trùng.

4.3. Chặn index các trang không cần thiết

Không phải mọi trang trên website đều cần xuất hiện trên Google. Một số trang có nội dung động hoặc trùng lặp bắt buộc nên được chặn lập chỉ mục (index) để bảo vệ cấu trúc SEO tổng thể.

Duplicate content
Chặn index các trang không cần thiết

Trang nên chặn index:

  • Trang tìm kiếm nội bộ (dạng /search?q=).
  • Các bộ lọc, phân trang sản phẩm (?sort=price, ?page=3).
  • Phiên bản in hoặc dạng tải nhẹ (print version, AMP không chuẩn canonical).

Cách thực hiện:

  • Dùng thẻ <meta name=”robots” content=”noindex”> trong mã HTML của trang.
  • Chặn bằng txt nếu không muốn Google crawl những phần như /search, /print, v.v.
  • Đảm bảo không chặn các trang đang dùng canonical hợp lệ.

Xem chi tiết cách chặn index bằng thẻ robots.txt tại bài viết Robots.txt là gì? Cách tạo lập và khắc phục lỗi nhanh chóng.

4.4. Tạo nội dung gốc, không sao chép

Đây là giải pháp bền vững nhất. Dù đã xử lý về mặt kỹ thuật, nếu nội dung trên site vẫn “na ná” với hàng trăm trang khác, bạn khó giữ được thứ hạng cao hoặc tạo dấu ấn với người đọc.

Gợi ý cách tạo nội dung không trùng lặp:

  • Đào sâu chủ đề theo khía cạnh độc quyền, góc nhìn riêng, case study nội bộ
  • Tránh sử dụng nguyên văn mô tả sản phẩm của nhà cung cấp
  • Tái sử dụng nội dung cũ bằng cách chuyển thành các định dạng khác:
    • Infographic từ bài blog
    • Video ngắn từ checklist
    • Podcast từ nội dung hướng dẫn

Google đánh giá cao nội dung mang tính duy nhất và có giá trị rõ ràng, không chỉ để “lấp đầy” trang.

5. Kết luận

Khắc phục duplicate content không dừng ở phát hiện mà cần được tích hợp vào quy trình sản xuất nội dung: từ cách bạn viết, gắn canonical, chặn index đến định hướng sáng tạo nội dung gốc. Nếu được triển khai đúng, đó không chỉ là biện pháp sửa lỗi mà còn là một phần trong chiến lược xây dựng sự khác biệt và nâng cao độ tin cậy với công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ content cùng các dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn chi tiết. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing