1. Google Panda là gì?
Google Panda là một thuật toán tìm kiếm được Google phát triển vào năm 2011 để cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm. Nói một cách đơn giản, Panda được thiết kế để ưu tiên các trang web có nội dung chất lượng cao, độc đáo và hữu ích cho người dùng, đồng thời hạ thấp thứ hạng của những trang web có nội dung kém chất lượng, trùng lặp hoặc không phù hợp.
Ngày nay, Google Panda không còn tồn tại như một thực thể riêng biệt nữa. Nhưng nó vẫn là một phần của thuật toán cốt lõi của Google.
2. Những yếu tố Google Panda sử dụng để đánh giá nội dung trên website
Các yếu tố được sử dụng để đánh giá website trong Google Panda là gì? Có 3 yếu tố được Google Panda dùng để đánh giá website bao gồm:
- Tính hữu ích và tính độc đáo của nội dung: Nội dung có trả lời được những gì người dùng đang tìm kiếm không? Nội dung này có phải là sản phẩm sáng tạo của website hay không? Hay nó chỉ là một bản sao y nguyên từ các nguồn khác?
- Trải nghiệm người dùng: Thông tin có được trình bày một cách rõ ràng, dễ đọc hay bị các yếu tố khác, như quảng cáo, làm nhiễu?
- Độ tin cậy và thẩm quyền của trang web và tác giả: Thông tin cung cấp trong bài viết này có đáng tin cậy không? Có bằng chứng nào chứng minh tính chính xác của nó hay không? Người viết có kinh nghiệm trong lĩnh vực này không?
3. Cách nhận biết Website bị dính phạt Google Panda
Google Panda phạt các trang web có nội dung chất lượng thấp bằng cách giảm lưu lượng truy cập và thứ hạng, hoặc thậm chí là hủy lập chỉ mục các trang. Vậy cụ thể, các dấu hiệu nhận biết website bị dính phạt Google Panda là gì? Có 3 vấn đề mà bạn có thể nhận ra ngay khi website bị dính Google Panda đó là:
3.1. Lưu lượng truy cập tự nhiên bị giảm
Lưu lượng truy cập tự nhiên giảm đột ngột có thể là dấu hiệu cho thấy website của bạn đã dính phạt Google Panda. Bạn có thể sử dụng các công cụ chuyên nghiệp như Ahrefs hay SEMrush để kiểm tra traffic của website.
Việc giảm lượng truy cập có thể là do thuật toán đang trong quá trình cập nhật. Hãy chờ một vài ngày để xem liệu thuật toán có ổn định lại và đưa website của bạn trở lại vị trí ban đầu hay không. Nếu website vẫn chưa trở lại bình thường, có thể bạn đã bị Google Panda phạt.
3.2. Thứ hạng website tụt
Cũng tương tự như lượng truy cập, nếu thứ hạng website tụt có thể là do bạn đã không đáp ứng được các tiêu chuẩn về nội dung của Google. Khi bị Panda phạt, toàn bộ website của bạn sẽ bị ảnh hưởng, không chỉ một vài trang riêng lẻ. Điều này cũng có nghĩa là, nếu chỉ có một vài từ khóa bị ảnh hưởng, rất có thể nguyên nhân không phải do Panda mà là do các yếu tố khác.
3.3. Giảm số trang được lập chỉ mục
Việc kiểm tra trạng thái lập chỉ mục của các trang thường xuyên cho phép bạn dễ dàng nhận thấy những thay đổi. Google Search Console (GSC) chính là công cụ hữu ích hỗ trợ bạn trong việc này. Nếu Panda phạt trang web của bạn, bạn sẽ thấy nhiều trang hơn có thông báo “Đã thu thập dữ liệu – hiện chưa lập chỉ mục”.
Nguyên nhân là do Google đã quét website của bạn và quyết định không lập chỉ mục cho trang. Điều này có thể là do chất lượng nội dung của những trang này không đạt yêu cầu và có chất lượng thấp.
4. Nguyên nhân dẫn đến website bị dính phạt Google Panda là gì?
Thuật toán Google Panda sẽ phạt các trang web tạo ra nội dung chất lượng thấp trên SERP. Vậy những dấu hiệu giúp nhận viết website bị dính phạt Google Panda là gì? Hãy cùng MIC Creative tìm hiểu ngay sau đây:
4.1. Nội dung trùng lặp
Nội dung trùng lặp là tình trạng một đoạn văn bản, hình ảnh hoặc bất kỳ yếu tố nào khác trên một trang web xuất hiện y hệt hoặc gần như y hệt trên các trang khác, dù là trong cùng một website hay trên các website khác nhau. Nếu Google nhận thấy bạn đang cố tình tạo ra nội dung trùng lặp để gian lận thứ hạng, website của bạn có thể bị tụt hạng.
Sự trùng lặp nội dung được Google tính theo:
- Nội dung trang
- Thẻ Meta Description
- Thẻ Heading
- Code HTML
- Khung giao diện
- Khung design mặc định của website (Ví dụ: bài viết ít chữ nhưng khung design lại lớn)
4.2. Nội dung chất lượng thấp
Google Panda được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng nội dung chất lượng thấp không mang lại giá trị cho người dùng. Do đó, nó không thể ở đầu trang kết quả tìm kiếm. Vậy các yếu tố của nội dung bị đánh giá là chất lượng thấp trong Google Panda là gì?
- Chiến thuật nhồi nhét từ khóa làm ảnh hưởng đến khả năng đọc của người dùng.
- Nội dung không chuyên sâu, hời hợt
- Nội dung ít sự tìm tòi, không mở rộng chủ đề
4.3. Nội dung loãng
Nhờ thuật toán Panda, các trang web có nội dung ít ỏi hoặc không liên quan đến truy vấn tìm kiếm sẽ khó lòng chen chân vào top kết quả tìm kiếm. Nội dung loãng không chỉ đơn thuần là những bài viết ngắn. Khái niệm nội dung loãng còn bao gồm nhiều yếu tố khác như:
- Nội dung được tự động tạo: Trước khi thuật toán Panda ra đời, nhiều trang web đã sử dụng các đoạn mã hoặc chương trình để tạo ra những đoạn văn bản vô nghĩa nhưng có thể đánh lừa công cụ tìm kiếm. Các nội dung này thiếu hoàn toàn tính mạch lạc và không cung cấp bất kỳ thông tin hữu ích nào cho người đọc.
- Các trang liên kết mỏng: Nhiều trang web sao chép nguyên xi thông tin về sản phẩm, bao gồm cả mô tả và đánh giá, từ các nhà cung cấp. Những trang này thường không tạo ra bất kỳ nội dung độc đáo nào.
- Nội dung được sao chép: Bằng cách thay đổi một vài từ ngữ hoặc câu cú, người ta cố tình làm cho nội dung trông khác biệt so với bản gốc để đánh lừa các trình phát hiện đạo văn.
Những loại nội dung này được tạo ra chỉ với mục đích đánh lừa thuật toán của Google, chứ không nhằm mục đích cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng. Panda sẽ phát hiện các trang này và điều chỉnh thứ hạng khi cần thiết.
4.4. Thiếu yếu tố E-E-A-T
Ban đầu, thuật toán Panda của Google đã đặt ra tiêu chí E-A-T (Chuyên môn, Thẩm quyền, Độ tin cậy) để đánh giá chất lượng website. Những website đáp ứng tốt các tiêu chí này sẽ được xếp hạng cao hơn.
Tuy nhiên, đến tháng 12 năm 2022, Google đã nâng cấp tiêu chí này thành E-E-A-T, bổ sung thêm yếu tố Kinh nghiệm để đánh giá toàn diện hơn. Do vậy, để nội dung của bạn được đánh giá cao, hãy tập trung vào 4 yếu tố chính: Kinh nghiệm, chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy.
4.5. UGC chất lượng thấp
Nội dung do người dùng tạo (UGC) chính là những thông tin, hình ảnh, video… mà người dùng tự sản xuất và chia sẻ trên các nền tảng trực tuyến. UGC được xem là một tín hiệu tích cực đối với các thuật toán tìm kiếm như Google Panda.
Tuy nhiên, việc tạo ra nội dung kém chất lượng, chẳng hạn như bình luận spam hoặc bài đăng của khách hàng không có giá trị, có thể khiến trang web của bạn bị Google phạt. Chính những loại nội dung không đem lại giá trị gì cho người dùng sẽ bị Panda giảm thiểu.
4.6. Website chứa quá nhiều quảng cáo
Google xem xét mật độ quảng cáo trên một trang web như một yếu tố quan trọng để xác định chất lượng của nội dung. Quá nhiều quảng cáo có thể làm giảm trải nghiệm người dùng và ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web. Do vậy, có thể nói rằng, Google Panda rất “không thích” những trang web chỉ toàn quảng cáo mà không có nội dung hữu ích cho người dùng.
5. Cách khắc phục Website bị dính thuật toán Google Panda
Biện pháp khắc phục website bị dính phạt Google Panda là gì? Sau đây là 2 cách mà bạn có thể áp dụng để khắc phục tình trạng này:
5.1. Áp dụng Noindex và thẻ Canonical
Thẻ Noindex là một chỉ thị mà bạn có thể thêm vào mã nguồn HTML, giúp một trang không được lập chỉ mục và không đưa nó vào kết quả tìm kiếm.
Thẻ canonical (hay còn gọi là rel=canonical) là một thẻ HTML đặc biệt. Nó được sử dụng để chỉ định cho các công cụ tìm kiếm trang nào là phiên bản chính thức của một trang có nội dung tương tự hoặc giống hệt nhau.
Sử dụng các kỹ thuật như noindex và thẻ canonical sẽ giúp ngăn chặn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục những trang web có nội dung trùng lặp hoặc tương tự nhau, từ đó gây ảnh hưởng đến thứ hạng.
5.2. Cải thiện nội dung chất lượng thấp
Cải thiện những nội dung chất lượng thấp cũng là một cách giúp khắc phục website bị dính phạt Panda. Để nâng cao chất lượng nội dung, bạn có thể:
- Loại bỏ content có chất lượng thấp: Xóa bỏ hoàn toàn những bài viết không có giá trị, trùng lặp hoặc quá ngắn.
- Đảm bảo nội dung đáp ứng đủ E-E-A-T: Nội dung của bạn phải có tính chuyên môn (Expertise), kinh nghiệm (Experience), độ tin cậy (Authority) và tính khách quan (Trustworthiness).
- Cập nhật nội dung thường xuyên: Những nội dung cũ có thể trở nên lỗi thời, và mất đi tính chính xác, vì vậy hãy thường xuyên cập nhật thông tin để đảm bảo tính hữu ích.
- Thêm các yếu tố đa phương tiện: Hình ảnh, video, infographic sẽ giúp bài viết sinh động và hấp dẫn hơn, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng.
6. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến Google Panda
6.1. Thời gian để website phục hồi sau khi bị Google Panda phạt là bao lâu?
Nếu website bị phạt bởi Panda, cần bao lâu để khắc phục các vấn đề và cải thiện thứ hạng?
Không có khoảng thời gian chính xác để biết khi nào website của bạn sẽ phục hồi. Nhưng chắc chắn rằng, việc phục hồi sẽ rất khó khăn và sẽ không thể có kết quả ngay lập tức.
Nhưng chắc chắn rằng, thời gian phục hồi của trang web phụ thuộc hoàn toàn vào tốc độ bạn cải thiện chất lượng nội dung và mức độ sụt giảm ban đầu của thứ hạng.
6.2. Số lượng từ có phải là yếu tố đánh giá của Google Panda không?
Không có quy định nào về số lượng từ tối thiểu mà một bài viết phải đạt được để được Google đánh giá cao. Thay vì tập trung vào số lượng từ, Google khuyến khích bạn tạo ra những bài viết chất lượng cao, cung cấp giá trị thực sự cho người đọc.
6.3. Điểm khác biệt giữa Google Penguin và Google Panda là gì?
Panda và Penguin đều là 2 thuật toán của Google. Trong khi Panda tập trung vào việc đánh giá chất lượng nội dung, thì Penguin lại nhắm vào các hành vi gian lận liên quan đến liên kết.
Bên cạnh đó, Panda đưa ra hình phạt cho toàn bộ trang web, nghĩa là nó ảnh hưởng đến tất cả các trang trên một trang web. Trong khi đó, hình phạt của Google Penguin chỉ có tác dụng với các trang riêng lẻ.
6.4. Backlinks có thể tác động đến hình phạt của Google Panda không?
Mặc dù việc xây dựng backlinks chất lượng là một phần quan trọng trong SEO, nhưng thuật toán Panda không trực tiếp đánh giá yếu tố này. Thay vào đó, Google Penguin mới là thuật toán chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng và số lượng liên kết trỏ về trang web của bạn.
7. Kết luận
Qua bài viết trên, MIC Creative đã chia sẻ các thông tin về Google Panda là gì cũng như các chủ đề quan trọng liên quan đến Google Panda. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn nâng cao thứ hạng website của mình
Nếu bạn đang có nhu cầu liên quan đến dịch vụ SEO cùng các dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. MIC Creative tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội