Học viết content: Lộ trình 10 bước tự học cho người mới

Đăng ngày: 08/05/2025

Học viết content không chỉ là luyện cách diễn đạt hay, mà còn là rèn kỹ năng truyền đạt đúng thông điệp, đúng người và đúng mục tiêu. Dù bạn là người mới bắt đầu hay đã từng viết nội dung ở mức cơ bản, việc học viết content bài bản sẽ giúp bạn đi xa hơn: Viết đúng mục tiêu, truyền tải đúng thông điệp và tạo ra giá trị thực sự cho người đọc. Trong bài viết dưới đây, MIC Creative sẽ hướng dẫn tự học viết content với lộ trình 10 bước cho người mới – rõ ràng, thực tế và dễ áp dụng.

học viết content

1. Tổng quan về việc học viết content

Ở thời điểm mà mọi thương hiệu đều có thể phát sóng thông điệp, thì điều làm nên sự khác biệt chính là cách truyền tải nội dung. Một bài viết tốt có thể giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, tạo thiện cảm và thúc đẩy chuyển đổi. Không phải ngẫu nhiên mà  “content is king” – bởi nội dung tốt không chỉ thu hút người đọc, mà còn giữ chân họ, dẫn họ đi từ nhận biết đến tin tưởng và hành động. Trong truyền thông hiện đại, content là gốc rễ của mọi chiến dịch hiệu quả.

Trong quá trình học viết content, bạn sẽ được tiếp cận một số dạng nội dung sau:

  • Viết content cho mạng xã hội: Đây là dạng content linh hoạt, ngắn gọn, dễ tiêu thụ, phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Content email marketing: Nội dung thường là các thông tin nhắc nhở chương trình khuyến mãi, bài viết mới cập nhật,…
  • Content bài PR và quảng cáo: Loại nội dung này cần tập trung vào giá trị, lợi ích và cảm xúc từ việc tìm hiểu sản phẩm đến quyết định mua hàng.
  • Content blog và website: Đây là dạng content cần chiều sâu, có giá trị lâu dài và thân thiện với SEO.

Tham khảo Content là gì? Tổng quan từ A-Z về xây dựng nội dung để tìm hiểu sâu hơn về những loại content có thể sử dụng cho mục đích học tập và làm việc

2. Lộ trình 10 bước học viết Content hiệu quả cho người mới

Sau khi đã hiểu rõ content là gì và vai trò quan trọng của nó trong truyền thông thương hiệu, điều tiếp theo bạn cần là một lộ trình học tập rõ ràng, có định hướng.

Dưới đây là 10 bước học viết content dành cho người mới bắt đầu, được thiết kế theo hướng thực tế, dễ áp dụng và có thể cá nhân hóa theo mục tiêu học tập của bạn.

Bước 1: Xác định rõ mục tiêu học viết content

Trước khi bắt đầu học viết, điều quan trọng nhất là bạn cần xác định rõ lý do tại sao mình học kỹ năng này. Content không chỉ dành cho người làm marketing – rất nhiều người học viết để phục vụ công việc truyền thông nội bộ, xây dựng thương hiệu cá nhân, tạo nội dung bán hàng hoặc đơn giản là để giao tiếp hiệu quả hơn trong môi trường số.

học viết content
Tham khảo Content là gì? Tổng quan từ A-Z về xây dựng nội dung để tìm hiểu sâu hơn về những loại content có thể sử dụng cho mục đích học tập và làm việc

Việc xác định mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn tránh cảm giác “học lan man”, đồng thời định hướng tài nguyên học tập đúng với nhu cầu của mình. Bạn có thể đặt những mục tiêu như:

  • Viết được 5 bài blog chuẩn SEO trong vòng 30 ngày
  • Biết cách viết bài fanpage có tương tác đều mỗi tuần
  • Viết nội dung email chăm sóc khách hàng cho dự án cá nhân

Hãy viết mục tiêu ra giấy, gắn với thời gian cụ thể và chia nhỏ thành từng chặng ngắn để dễ theo dõi tiến độ. Đây chính là bước đầu tiên giúp bạn biến việc học viết content thành hành trình có định hướng rõ ràng.

Bước 2: Tìm hiểu kiến thức cơ bản về content marketing

Trước khi bắt tay vào viết, bạn cần hiểu rõ môi trường và mục tiêu mà nội dung của mình sẽ hoạt động trong đó. Viết content không chỉ là việc “gõ ra một bài hay”, nó là một phần của content marketing. Tức quá trình tạo ra và phân phối nội dung giá trị nhằm thu hút, giữ chân và chuyển đổi đối tượng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng.

học viết content
Tìm hiểu các kiến thức căn bản về content marketing

Đồng thời, hãy dành thời gian tìm hiểu đặc điểm của từng loại content: bài blog, bài fanpage, email marketing, nội dung PR. Vì mỗi loại có cấu trúc, ngôn ngữ và yêu cầu khác nhau. Việc hiểu được điều này từ đầu sẽ giúp bạn chọn đúng hướng đi và tránh lãng phí thời gian.

Bước 3: Xây dựng kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường

Content giỏi không bắt nguồn từ trí tưởng tượng, mà từ hiểu rõ thị trường và người đọc. Kỹ năng nghiên cứu sẽ giúp bạn không viết “trên mây” mà viết đúng vào nhu cầu thật.

Học viết content
Hiểu rõ thị thường và đối tượng đọc bài

Một số kỹ thuật cơ bản bạn cần luyện:

  • Tìm kiếm bằng Google theo nhiều biến thể từ khóa để nắm insight người tìm kiếm
  • Quan sát câu hỏi người dùng thường đặt ra trên diễn đàn (Quora, Reddit, Facebook Group…)
  • Sử dụng công cụ như Google Trends, Answer The Public, Semrush để tìm nhu cầu nổi bật
  • Phân tích nội dung của đối thủ cạnh tranh: họ viết gì? Bài nào được chia sẻ nhiều? Tại sao?

Thông tin thu thập được sẽ là nguyên liệu quý giá giúp bạn xây dựng bài viết mang tính thực tế và có khả năng “chạm” đúng tâm lý người đọc.

Bước 4: Nghiên cứu chân dung độc giả mục tiêu (Audience Persona)

Nếu bạn viết cho tất cả mọi người, bạn đang viết cho… không ai cả. Content hiệu quả luôn cần được thiết kế cho một đối tượng cụ thể. Đó là lý do vì sao bước nghiên cứu persona cực kỳ quan trọng.

học viết content
Nghiên cứu độc giả mục tiêu

Một persona tốt thường bao gồm:

  • Nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, khu vực sinh sống, nghề nghiệp
  • Tâm lý – hành vi: họ quan tâm điều gì, họ thường tìm thông tin ở đâu, họ thích kiểu nội dung nào
  • Insight và nỗi đau: vấn đề họ đang gặp phải là gì? Họ sợ điều gì nhất khi ra quyết định?

Bạn có thể xây dựng persona dựa trên dữ liệu sẵn có, khảo sát nhanh, hoặc quan sát qua mạng xã hội. Sau khi hoàn thiện, hãy dùng persona này để điều chỉnh giọng văn, chọn ví dụ, chọn từ khóa và thậm chí là tiêu đề sao cho phù hợp nhất với người đọc mục tiêu.

Bước 5: Học kỹ năng lập kế hoạch nội dung (Content Planning)

học viết content
Kỹ năng lập kế hoạch nội dung

Viết content mà không có kế hoạch cũng giống như bơi giữa biển mà không có la bàn. Kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp bạn:

  • Biết mình cần viết gì, cho ai, đăng ở đâu và vào thời điểm nào
  • Phân bổ đều nội dung theo các mục tiêu: tăng tương tác, chia sẻ kiến thức, bán hàng, xây dựng thương hiệu
  • Tránh tình trạng viết dồn dập rồi… bỏ bê cả tháng

Bạn có thể bắt đầu đơn giản bằng cách tạo một lịch nội dung hàng tuần hoặc hàng tháng với các cột: ngày đăng, chủ đề, định dạng, kênh phân phối, trạng thái hoàn thiện. Ngoài ra, đừng quên lên kế hoạch nội dung xoay quanh sự kiện, mùa vụ, chiến dịch truyền thông, hoặc theo insight người dùng theo từng giai đoạn trong năm – điều này giúp nội dung của bạn luôn đúng thời điểm và không bị “trôi” giữa dòng chảy thông tin.

Tham khảo cách tạo bảng kế hoạch nội dung chuyên nghiệp tại bài viết Content plan là gì? Hướng dẫn xây dựng kế hoạch nội dung hiệu quả.

Bước 6: Phát triển kỹ năng sáng tạo và lên ý tưởng content

Không có nội dung hấp dẫn nếu thiếu ý tưởng tốt. Ngược lại, một ý tưởng hay nếu không được khai thác đúng cách thì cũng dễ rơi vào quên lãng. Đây là lý do bạn cần học cách lên ý tưởng có hệ thống và bền vững.

học viết content
Phát triển kỹ năng sáng tạo và lên ý tưởng

Một số phương pháp lên ý tưởng được áp dụng phổ biến:

  • Brainstorming (tự do nghĩ nhiều hướng khác nhau theo chủ đề đã chọn)
  • Mindmap (sơ đồ tư duy, mở rộng chủ đề theo nhánh)
  • SCAMPER (Sửa đổi – Kết hợp – Thay thế – Phóng đại – Thu nhỏ – Đảo ngược – Tái cấu trúc) – thường dùng để làm mới nội dung cũ

Ngoài ra, bạn cũng nên rèn kỹ năng quan sát để lấy ý tưởng từ chính cuộc sống: những câu hỏi thường gặp của khách hàng, xu hướng trên mạng xã hội, phản hồi từ người đọc, hoặc các tình huống trong đời sống thực tế.

Quan trọng không kém là khả năng sàng lọc và ưu tiên ý tưởng. Không phải ý tưởng nào cũng nên viết. Hãy đánh giá từng ý tưởng dựa trên mức độ liên quan đến độc giả, khả năng triển khai, độ mới mẻ và tiềm năng tạo giá trị.

Bước 7: Viết và phát triển nội dung theo cấu trúc chuẩn

Một bài viết hay cần có nền móng tốt. Cấu trúc rõ ràng giúp người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu và ở lại lâu hơn. Có nhiều mô hình viết được các chuyên gia khuyên dùng, tùy theo mục tiêu nội dung. Dưới đây là 3 công thức phổ biến thường thấy:

  • AIDA (Attention – Interest – Desire – Action): thường dùng trong bài viết quảng cáo, landing page
  • PAS (Problem – Agitate – Solution): thường dùng để khai thác vấn đề và dẫn dắt đến giải pháp
  • 5W1H (What – Why – Who – Where – When – How): phù hợp với nội dung phân tích, chia sẻ chuyên môn
học viết content
3 công thức phổ biến: AIDA, PAS, 5W1H

Hãy thường xuyên luyện tập viết theo các cấu trúc trên để rèn phản xạ triển khai mạch nội dung. Đừng cố gắng “viết cho hay”, hãy ưu tiên “viết cho rõ” trước – hay sẽ đến sau khi bạn có đủ trải nghiệm và cảm nhận từ người đọc.

Tham khảo thêm các công thức viết nội dung khác và cách sử dụng hiệu quả tại bài viết Các công thức viết content trong thương mại: Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Bước 8: Thực hành kỹ năng biên tập và chỉnh sửa nội dung

Không có nội dung nào hoàn hảo ngay từ bản nháp đầu tiên. Biên tập (editing) và hiệu đính (proofreading) là kỹ năng bắt buộc để nâng chất lượng bài viết.

học viết content
Biên tập và chỉnh sửa nội dung

Quy trình biên tập cơ bản gồm:

  • Đọc lại toàn bài với góc nhìn người đọc.
  • Xác định phần thừa – thiếu – lập lại – không rõ ràng.
  • Điều chỉnh lại bố cục, tiêu đề phụ, CTA.
  • Sửa lỗi chính tả, dấu câu, ngắt câu dài hoặc khó hiểu.

Bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như:

  • Grammarly: kiểm tra chính tả, ngữ pháp tiếng Anh
  • Hemingway App: đánh giá độ dễ đọc (readability)
  • LanguageTool (Tiếng Việt): hỗ trợ kiểm tra lỗi chính tả, lặp từ, diễn đạt rườm rà

Ngoài ra, hãy tập viết đơn giản – không dài dòng, không lặp ý, không dùng từ cầu kỳ. Nội dung dễ hiểu luôn chiến thắng trong môi trường người đọc chỉ lướt chứ không đọc kỹ.

Bước 9: Xin phản hồi và tối ưu hóa chất lượng content

Việc xin phản hồi từ đồng nghiệp, khách hàng hoặc chính độc giả là cách nhanh nhất để biết nội dung của bạn đang ổn ở đâu và cần cải thiện điểm nào.

Hình thức phản hồi có thể là:

  • Gửi bản nháp để người có kinh nghiệm góp ý
  • Dùng Google Form khảo sát nhanh người đọc (đặc biệt là với email hoặc blog)
  • Đọc comment, inbox hoặc thống kê hành vi người dùng trên website

Quan trọng là: bạn cần biết cách tiếp nhận phản hồi với tinh thần học hỏi và lựa chọn phản hồi phù hợp để điều chỉnh, tránh “viết theo số đông” mà mất đi mục tiêu ban đầu hoặc phong cách riêng.

Bước 10: Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh nội dung thường xuyên

Viết xong không có nghĩa là xong. Việc đo lường hiệu quả nội dung sau khi xuất bản sẽ giúp bạn biết được đâu là chủ đề hiệu quả, kênh nào phù hợp, định dạng nào được yêu thích. Từ đó, bạn có thể tinh chỉnh chiến lược nội dung sao cho phù hợp hơn với người đọc.

Một số chỉ số nên theo dõi:

  • Tỷ lệ nhấp (CTR): thể hiện độ hấp dẫn tiêu đề/thumbnail
  • Tỷ lệ thoát (bounce rate): người đọc rời trang sớm hay không?
  • Thời gian trung bình trên trang: họ có thật sự đọc không?
  • Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate): có hành động gì sau khi đọc?

Công cụ hỗ trợ phổ biến:

  • Google Analytics: theo dõi hành vi người dùng trên website
  • Facebook Insights / Meta Business Suite: phân tích hiệu suất nội dung mạng xã hội
  • Hotjar, Clarity: quan sát hành vi người dùng qua bản đồ nhiệt

Tối ưu nội dung là việc làm đều – làm lâu dài, không nên bỏ quên sau khi đã xuất bản bài viết. Những điều chỉnh nhỏ như thay đổi CTA, cải thiện tiêu đề, làm rõ bố cục… đôi khi tạo nên sự khác biệt rất lớn về hiệu quả.

3. Tài nguyên tham khảo hỗ trợ học viết Content chuyên nghiệp

Học viết content hiệu quả không thể thiếu những nguồn tài liệu được hệ thống rõ ràng, dễ tiếp cận và phù hợp với trình độ người mới. Dưới đây là các tài nguyên thực tế, dễ áp dụng cho người Việt, giúp bạn rút ngắn thời gian học và cải thiện kỹ năng viết một cách vững vàng.

a) Khóa học content bằng tiếng Việt, phù hợp người mới

  • Content for Beginer – GIGAN Training Center: Phù hợp cho người làm kinh doanh, chủ shop online, hoặc marketer cần viết nhanh – hiệu quả – đúng insight. Điểm mạnh là thực tế và áp dụng ngay trong công việc.
  • Brand Camp – Khóa học tư duy content marketing: Dành cho người muốn học content theo hướng dài hạn, có tư duy chiến lược và hiểu về hành vi người tiêu dùng. Không chỉ học viết mà còn học cách “nghĩ đúng trước khi viết”.
  • Tomorrow Marketers – Khóa học Content Marketing: Phù hợp với người học background marketing hoặc muốn phát triển content ở cấp độ quản lý (content planning, insight, positioning). Nặng về tư duy – ít về kỹ thuật viết.

b) Website và cộng đồng học viết content tại Việt Nam

  • MIC Creative: Chia sẻ bài viết hướng dẫn từng bước học viết content, có ví dụ ngành nghề và tài nguyên phù hợp với thị trường Việt Nam.
  • Blog của Học viện AOE, Fika Academy, Tuấn Anh Writer,…: Nhiều blog cá nhân hoặc học viện đào tạo content Việt Nam hiện cung cấp tài liệu miễn phí, bài viết hướng dẫn và tài liệu thực hành sát với môi trường làm việc thật.

Bạn nên bắt đầu từ những tài nguyên gần với nhu cầu và phong cách học của bạn nhất. Quan trọng không phải là học nhiều, mà là học đúng – rồi luyện thường xuyên. Dù là sách, khóa học hay blog, giá trị thật sự đến từ việc bạn áp dụng được bao nhiêu vào thực tế viết hằng ngày.

4. Kết Luận

Học viết content là một hành trình cần thời gian, sự kiên trì và tư duy đúng. Viết hay không phải là năng khiếu mà là kỹ năng bạn có thể rèn luyện mỗi ngày, miễn là bạn học đúng cách và thực hành đều đặn.

Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp lộ trình 10 bước học viết content phù hợp đối tượng người mới. Từ xác định mục tiêu, nắm nền tảng marketing, xây dựng tư duy viết, đến lập kế hoạch, viết bài, biên tập và đo lường hiệu quả. Mọi thứ đã được hệ thống hóa rõ ràng để bạn có thể bắt tay vào học tập ngay.

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ Content, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing