SEO Onpage là gì? 9 tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage

Đăng ngày: 06/12/2024

SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa nội dung và cấu trúc trang web để tăng trải nghiệm người dùng và nâng cao khả năng hiển thị tự nhiên. Từ việc tối ưu tiêu đề, thẻ meta, hình ảnh đến cải thiện tốc độ tải trang, SEO Onpage đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO tổng thể. Hãy cùng MIC Creative tìm hiểu SEO Onpage là gì? Lợi ích của nó đối với website và các tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage hiệu quả nhé!

SEO Onpage là gì? 9 tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage

1. SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa các yếu tố bên trong một trang web nhằm cải thiện vị trí xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm và thu hút lượng truy cập chất lượng từ người dùng. Khi thực hiện SEO Onpage đúng cách, website sẽ có cơ hội xếp hạng cao hơn trên Google, đồng thời thu hút nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên, chất lượng hơn từ các kết quả tìm kiếm.

Các công việc SEO Onpage bao gồm nhiều nhiệm vụ quan trọng, chẳng hạn như tối ưu hóa mục đích tìm kiếm (đảm bảo nội dung đáp ứng đúng nhu cầu người tìm kiếm), thẻ tiêu đề, thẻ meta, cấu trúc URL, và liên kết nội bộ. Mỗi yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thứ hạng tìm kiếm và giúp người dùng dễ dàng truy cập thông tin họ cần.

2. Lợi ích của việc tối ưu SEO Onpage

Trong hệ sinh thái tìm kiếm của Google, trải nghiệm người dùng và chất lượng nội dung là hai trụ cột then chốt định hình thứ hạng trang web. Thuật toán của Google không chỉ đơn thuần đánh giá sự tương thích giữa nội dung và từ khóa tìm kiếm, mà còn phân tích giá trị thực mà website mang lại cho người dùng. Đây chính là yếu tố quyết định vị trí của trang web trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm (SERP).

SEO Onpage giúp cái tiện thứ hạng SERP
SEO Onpage giúp cái tiện thứ hạng SERP

SEO Onpage vì thế mà trở thành chiến lược không thể thiếu trong hành trình tối ưu hóa website. Đây không đơn thuần là một quy trình kỹ thuật ngắn hạn, mà là nền tảng xây dựng uy tín bền vững cho website trên công cụ tìm kiếm.

Lợi ích khi tối ưu hóa SEO Onpage:

  • Tăng thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs): Tối ưu hóa SEO Onpage giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung và cấu trúc của website, từ đó nâng cao khả năng xuất hiện ở các vị trí cao trong kết quả tìm kiếm.
  • Thu hút nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên: Khi website của bạn được tối ưu hóa tốt, khả năng xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm liên quan sẽ cao hơn, giúp thu hút lượng truy cập tự nhiên từ khách hàng tiềm năng.
  • Giúp Google hiểu website của bạn hơn: SEO Onpage giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng phân tích và đánh giá nội dung của trang web, từ đó Google có thể cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác và phù hợp hơn cho người dùng.
  • Nâng cao trải nghiệm người dùng: Khi website của bạn được tối ưu hóa, người dùng sẽ có trải nghiệm tốt hơn nhờ vào cấu trúc trang hợp lý, tốc độ tải nhanh và nội dung dễ hiểu. Điều này không chỉ cải thiện sự hài lòng của người dùng mà còn giúp giữ chân họ lâu hơn trên website.
  • Tăng mức độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp: SEO Onpage giúp website của bạn dễ dàng được tìm thấy và nhận diện hơn, từ đó củng cố hình ảnh và giá trị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
  • Tối ưu chi phí quảng cáo: Khi SEO Onpage được thực hiện tốt, bạn có thể giảm thiểu sự phụ thuộc vào quảng cáo trả tiền. Một trang web tối ưu có thể giúp tăng cường hiệu quả tìm kiếm tự nhiên, giảm chi phí quảng cáo và mang lại ROI cao hơn.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và cải thiện doanh thu: Một website tối ưu sẽ không chỉ thu hút được nhiều người truy cập mà còn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thông qua nội dung phù hợp và dễ dàng tiếp cận. Điều này giúp gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

3. Phân biệt SEO Onpage và SEO Offpage

SEO trên trang (SEO Onpage) và SEO ngoài trang (SEO Offpage) là hai khía cạnh quan trọng trong chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, mỗi loại có những tác động và phương pháp khác nhau.

Tiêu chí SEO Onpage SEO Offpage
Định nghĩa Tối ưu hóa các yếu tố nội bộ của trang web (nội dung, cấu trúc, thẻ tiêu đề, URL, v.v.) Tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài trang web (liên kết ngược, tín hiệu từ các trang web uy tín khác)
Mục tiêu chính Cải thiện khả năng hiển thị trang web trên công cụ tìm kiếm và nâng cao trải nghiệm người dùng Mục tiêu là tăng độ uy tín và độ tin cậy của website thông qua các liên kết từ trang web bên ngoài
Tầm ảnh hưởng Tập trung vào việc làm cho nội dung trang web dễ hiểu và dễ tiếp cận đối với người dùng và công cụ tìm kiếm Tập trung vào việc xây dựng các liên kết chất lượng từ các website khác để tăng cường quyền hạn và thứ hạng của trang web
Các yếu tố tối ưu hóa Bao gồm tối ưu thẻ tiêu đề, thẻ deading, nội dung, tốc độ tải trang, thẻ meta, liên kết nội bộ, URL,… Bao gồm việc xây dựng liên kết ngược (backlinks), tương tác trên các nền tảng xã hội, sự đa dạng tên miền trong SERP,…
Khả năng kiểm soát Có thể kiểm soát trực tiếp bởi người quản trị trang web Phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài và khó kiểm soát trực tiếp

Cả SEO Onpage và SEO Offpage đều đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thứ hạng của website. Mặc dù chúng có những yếu tố và cách thức thực hiện riêng biệt, chúng không chỉ hoạt động độc lập mà còn hỗ trợ lẫn nhau để giúp website của bạn đạt thứ hạng cao, thúc đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

4. 9+ tiêu chuẩn tối ưu Onpage SEO

4.1. Tối ưu URL

URL là gì? URL (Uniform Resource Locator) là địa chỉ duy nhất dùng để xác định một tài nguyên trên internet, chẳng hạn như một trang web, hình ảnh, hoặc video. Google khuyến nghị sử dụng URL rõ ràng và dễ hiểu để khách truy cập có thể nhận biết ngay nội dung trang web chỉ từ đường dẫn. Điều này đặc biệt quan trọng vì một phần URL thường hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm (SERP), giúp người tìm kiếm xác định trang nào phù hợp và hữu ích nhất với nhu cầu của họ.

Chèn từ khóa mục tiêu vào URL là một nguyên tắc cơ bản trong SEO Onpage. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh dịch vụ SEO, một URL chuẩn SEO Onpage tối ưu sẽ là: https://miccreative.vn/dich-vu/seo/. So với một URL phức tạp chứa chuỗi ký tự và số lộn xộn, việc sử dụng từ khóa trong URL không chỉ giúp trang web của bạn trông chuyên nghiệp hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích.

URL dịch vụ thiết kế website của MIC Creative
URL dịch vụ thiết kế website của MIC Creative

4.2 Tối ưu tiêu đề (Title)

SEO Title không chỉ giúp trình thu thập thông tin của Google dễ dàng nhận biết nội dung trang, mà còn thu hút sự chú ý của người dùng khi hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Để đạt hiệu quả tối ưu SEO Onpage nhất, hãy lưu ý những điều sau:

  • Giới hạn độ dài thẻ tiêu đề là dưới 60 ký tự để tránh bị cắt ngắn trên trang kết quả tìm kiếm.
  • Đặt từ khóa SEO ở đầu tiêu đề để tỉ lệ CTR & thứ hạng.
  • Tiêu đề không được giống URL. Ví dụ: URL là “dịch vụ thiết kế website” thì title nên là “dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp”.
  • Đảm bảo mỗi trang trên website của bạn chỉ có một thẻ tiêu đề duy nhất để giúp Google hiểu rõ nội dung cụ thể của từng trang.

4.3. Tối ưu thẻ mô tả (Meta Description)

Thẻ Meta Description đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người dùng trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Đây là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan ngắn gọn về nội dung trang, giúp người dùng quyết định liệu có nên nhấp vào liên kết của bạn hay không.

Google thường in đậm các thuật ngữ tìm kiếm khớp với từ khóa trong mô tả meta, giúp người dùng dễ dàng nhận thấy trang của bạn phù hợp với nhu cầu của họ. Vì vậy, tối ưu hóa mô tả meta là một phần không thể thiếu trong SEO Onpage. Hãy đảm bảo rằng bạn:

  • Sử dụng các từ khóa mục tiêu để tăng mức độ liên quan với truy vấn của người dùng.
  • Giữ độ dài thẻ mô tả dưới 160 ký tự để đảm bảo toàn bộ nội dung được hiển thị đầy đủ trên SERP.
  • Có yếu tố Call To Action để khuyến khích người dùng nhấp vào.

Ví dụ, nếu bạn viết về dịch vụ thiết kế website, mô tả meta có thể như sau: “Cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, tối ưu SEO, giao diện thân thiện. Liên hệ ngay để sở hữu website ấn tượng và hiệu quả!”

4.4. Tối ưu Meta Keywords

Meta keywords là gì? Meta keywords là một thẻ HTML dùng để chỉ ra các từ khóa liên quan đến nội dung của trang web, giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của trang và phục vụ cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Thẻ này thường xuất hiện trong phần <head> của mã HTML và có dạng:

<meta name=”keywords” content=”từ khóa 1, từ khóa 2, từ khóa 3″>

Mặc dù meta keywords không còn quan trọng đối với SEO như trước đây, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng chúng để cung cấp thông tin về nội dung trang. Để tối ưu meta keywords hiệu quả, dưới đây là một số công việc bạn cần làm:

  • Chọn khoảng 3-5 từ khóa. Đảm bảo có từ khóa chính, từ khóa phụ.
  • Không nhồi nhét từ khóa quá mức và tránh trùng lặp từ khóa.
  • Điền từ khóa vào khung, không viết dấu, giữa các từ có dấu phẩy.
  • Sử dụng meta keywords cho mỗi trang web riêng biệt, phản ánh nội dung duy nhất của từng trang.
  • Hạn chế sử dụng long-tail keyword.

4.5. Tối ưu thẻ Heading (bao gồm Heading 1 và Subheading)

Tối ưu thẻ heading
Tối ưu thẻ heading

Thẻ heading là gì? Heading (tiêu đề) là các đoạn văn bản hoặc cụm từ được sử dụng để mô tả nội dung chính hoặc các phần chính trong một trang web hay bài viết. Các heading giúp tổ chức và phân chia thông tin thành các phần rõ ràng, dễ đọc, giúp người đọc nhanh chóng tìm được thông tin mình cần.

4.5.1. Tối ưu thẻ heading 1

Heading 1 (H1) là tiêu đề chính, nằm ở đầu bài viết và thường là phần mô tả ngắn gọn nhất về toàn bộ nội dung, giúp Google xác định xem nội dung của bạn có liên quan đến truy vấn của người dùng hay không.

Đây là thẻ tiêu đề quan trọng nhất trong bài viết và chỉ nên sử dụng một lần duy nhất trong mỗi bài viết. Nếu bạn sử dụng nhiều thẻ H1 sẽ khiến Google khó xác định trọng tâm nội dung, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng bài viết trên công cụ tìm kiếm.

Để tối ưu hóa SEO Onpage hiệu quả, H1 của bạn nên:

  • Không trùng lặp với Title và URL.
  • H1 nên chứa các từ khóa liên quan để mở rộng ngữ cảnh của bài viết, tăng mức độ liên quan với các truy vấn tìm kiếm.

Ví dụ, nếu Title của bài viết là “Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp”, thì H1 có thể là “Giải pháp thiết kế website chuẩn SEO, tối ưu hiệu quả kinh doanh”.

4.5.2. Tối ưu Subheading (Heading 2-3)

Subheading – tiêu đề phụ (H2, H3,…) là những yếu tố quan trọng trong việc tổ chức nội dung, tạo nên một bài viết mạch lạc, dễ hiểu và dễ theo dõi. Chúng không chỉ mang lại trải nghiệm đọc tốt hơn mà còn hỗ trợ công cụ tìm kiếm phân tích và xếp hạng nội dung một cách hiệu quả hơn.

Việc tối ưu tiêu đề phụ đặc biệt quan trọng trong SEO Onpage bởi chúng tác động trực tiếp đến khả năng Google hiểu và đánh giá nội dung website. Khi tối ưu subheading, hãy đảm bảo:

  • Tiêu đề phụ ngắn gọn nhưng vẫn phản ánh chính xác nội dung sắp trình bày
  • Tránh việc nhồi nhét từ khóa, điều này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm đọc mà còn có thể gây phản tác dụng trong SEO.
  • Chứa một số từ khóa liên quan

Ví dụ, bạn viết nội dung về chủ đề “Hướng dẫn chăm sóc da mùa đông”. Thẻ H1 và các thẻ tiêu đề phụ sẽ được tối ưu như sau:

H1: Hướng dẫn chăm sóc da mùa đông hiệu quả

H2: Tại sao cần chăm sóc da đặc biệt vào mùa đông?

H3: Tác động của thời tiết lạnh đến làn da

H2: Quy trình chăm sóc da phù hợp vào mùa đông

H3: Làm sạch da đúng cách

H3: Dưỡng ẩm sâu cho da

H3: Bảo vệ da khỏi tác hại môi trường

Lưu ý, trong khi H2 và H3 có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả SEO, thì các heading từ H4 đến H6 có ít ảnh hưởng hơn.

4.6. Tối ưu SEO hình ảnh (bao gồm Anchor Text và Geotag)

Tối ưu hình ảnh
Tối ưu hình ảnh

4.6.1. Tối ưu hình ảnh

Tối ưu hóa SEO hình ảnh là yếu tố quan trọng để cải thiện tốc độ tải trang và SEO. Theo kinh nghiệm của MIC Creative, bạn nên tối ưu dung lượng ảnh là 100KB, tránh sử dụng ảnh có kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ, và luôn thêm tiêu đề cùng thẻ alt mô tả ảnh. Việc này không chỉ giúp trang tải nhanh hơn mà còn giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung hình ảnh, từ đó cải thiện khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

4.6.2. Tối ưu Anchor Text

Anchor Text (Văn bản liên kết) là đoạn văn bản có thể nhấp vào trong một liên kết, giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang mà liên kết đó dẫn tới.

Để tối ưu thẻ Anchor Text, bạn cần đảm bảo:

  • Anchor Text chứa từ khóa chính hoặc cụm từ khóa liên quan đến nội dung của trang mà bạn muốn liên kết.
  • Tạo sự đa dạng trong việc sử dụng Anchor Text để đảm bảo liên kết hợp lý và tự nhiên.
  • Sử dụng Anchor Text mô tả ngắn gọn, mô tả chính xác nội dung của trang.

4.6.3. Tối ưu Geotag

Tối ưu Geotag hình ảnh là quá trình gắn thông tin vị trí (như tọa độ GPS) vào hình ảnh, video hoặc nội dung web. Việc này giúp tăng cường khả năng tìm thấy doanh nghiệp hoặc nội dung của bạn trong các tìm kiếm liên quan đến vị trí.

Để tối ưu Geotag, bạn nên:

  • Đảm bảo các tệp phương tiện bạn gắn geotag có thông tin vị trí chính xác, đặc biệt là nếu bạn đang cung cấp dịch vụ địa phương.
  • Đưa thông tin vị trí vào thẻ alt và mô tả ảnh.

4.7. Tối ưu Internal Link

Tối ưu liên kết nội bộ
Tối ưu liên kết nội bộ

Internal link (liên kết nội bộ) đóng vai trò quan trọng giúp các công cụ tìm kiếm khám phá và hiểu cấu trúc của trang web, cũng như cải thiện trải nghiệm người dùng. Việc tối ưu hóa liên kết nội bộ giúp các bài viết có sự kết nối chặt chẽ về nội dung và chủ đề, từ đó giúp người đọc tìm thấy thông tin liên quan một cách nhanh chóng và đầy đủ.

Để tối ưu liên kết nội bộ, bạn cần:

  • Thêm liên kết đến nội dung có liên quan trong các bài đăng mới.
  • Tạo liên kết từ các trang cũ đến các bài viết mới có nội dung liên quan.
  • Đảm bảo mỗi trang mới có ít nhất 2-3 liên kết nội bộ từ các trang khác trong website
  • Không nên ép buộc liên kết nội bộ nếu không có sự liên quan tự nhiên giữa các trang.

Ngoài ra, cấu trúc silo cũng là một phần quan trọng của internal link. Cấu trúc Silo là phương pháp tổ chức và tối ưu hóa các liên kết giữa các trang trong cùng một nhóm chủ đề để cải thiện SEO và trải nghiệm người dùng. Cấu trúc này đem lại sự logic, giúp người dùng dễ dàng điều hướng qua các nhóm chủ đề có liên quan đồng thời cũng giúp công cụ tìm kiếm như Google xác định mối quan hệ giữa các trang, dễ dàng quét và index các trang trên website.

4.8. Tối ưu External Link

Tối ưu liên kết ngoài
Tối ưu liên kết ngoài

Tối ưu hóa External link (liên kết ngoài) là quá trình xây dựng và quản lý các liên kết từ trang web của bạn đến các trang web khác có uy tín và liên quan. Việc sử dụng liên kết ngoài đúng cách không chỉ giúp tăng cường độ tin cậy và chất lượng của nội dung mà còn cải thiện SEO tổng thể.

Để tối ưu hóa External link, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Liên kết đến các trang web có uy tín, chất lượng và có liên quan đến nội dung của bạn.
  • Kiểm tra và sửa các liên kết ngoài bị hỏng để tránh làm giảm trải nghiệm người dùng và ảnh hưởng đến SEO.
  • Sử dụng thẻ “nofollow” để chỉ dẫn Google không truyền giá trị SEO qua liên kết này.
  • Đảm bảo rằng mỗi liên kết ngoài đều phù hợp với nội dung và bối cảnh của bài viết.
  • Liên kết đến nhiều trang khác nhau và tránh lạm dụng chỉ một nguồn để giữ cho nội dung của bạn tự nhiên và phong phú.

4.9. Tối ưu Link juice

Tối ưu link juice
Tối ưu link juice

Link juice là gì? Link Juice là một thuật ngữ dùng để đo lường mức độ mạnh yếu của các backlink, bao gồm cả liên kết nội bộ giữa các trang trong cùng một website và liên kết từ các website bên ngoài. Mỗi liên kết dẫn đến trang của bạn đều mang một lượng link juice nhất định, giúp cải thiện sức mạnh SEO của trang web đó. Tối ưu hóa link juice giúp phân phối giá trị và sức mạnh của các liên kết trong website một cách hiệu quả, bạn nên chú ý:

  • Phân phối link juice giữa các trang quan trọng, đảm bảo các trang giá trị nhận nhiều liên kết nội bộ.
  • Liên kết đến các trang uy tín và có liên quan giúp tăng cường giá trị link juice cho website của bạn.
  • Đảm bảo các trang quan trọng như trang chủ, trang sản phẩm/dịch vụ, hoặc các bài viết chiến lược có đủ liên kết nội bộ và liên kết ngoài để tối đa hóa link juice.

5. Kết luận

Qua bài viết này, MIC Creative đã chia sẻ những tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage hiệu quả để giúp website của bạn đạt được thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố quan trọng trong SEO Onpage và ứng dụng thành công vào chiến lược của mình.

Nếu bạn đang có nhu cầu tối ưu hóa SEO Onpage để cải thiện hiệu quả tìm kiếm cho website, dịch vụ SEO của MIC Creative chính là giải pháp dành cho bạn. Hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.

MIC CREATIVE – Your Success, Our Future

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing