1. SEO Onpage và Offpage là gì?
Mở đầu bài viết, trước tiên bạn sẽ cần nắm được những thông tin cơ bản của 02 hoạt động SEO Onpage và Offpage là gì trước.
1.1. Giới thiệu về SEO Onpage
SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa các yếu tố trên website của bạn, bao gồm nội dung, thẻ HTML, cấu trúc, tốc độ tải,…. Các hoạt động SEO Onpage hướng tới việc làm cho Website của bạn trở nên thân thiện với người dùng và công cụ tìm kiếm, nâng cao trải nghiệm trang của người sử dụng và tạo ra giá trị, sự hài lòng cho khách hàng ghé thăm.
Có thể hiểu đơn giản: SEO Onpage sẽ hướng đến việc tối ưu các yếu tố nằm trên Website của bạn và tập trung vào nội dung, mức độ thân thiện với người dùng.
Lợi ích mà SEO Onpage mang lại được thể hiện qua các giá trị sau:
- Nâng cao nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
- Gia tăng thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm
- Tăng lưu lượng truy cập cho website (Traffic)
- Nâng cao trải nghiệm người dùng khi truy cập web
- Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, cải thiện doanh thu
1.2. Giới thiệu về SEO Offpage
SEO Offpage là kỹ thuật cải thiện website của bạn thông qua các việc tối ưu các yếu tố bên ngoài Website. Mục tiêu của SEO Offpage là nâng cao sự tin cậy và mức độ uy tín của website, cũng như mở rộng phạm vi và thúc đẩy lượng truy cập từ các nguồn khác nhau.
SEO Offpage thường được triển khai theo 02 hoạt động chính và sẽ được giới thiệu chi tiết hơn trong bài viết này:
- Xây dựng liên kết ngoài (Backlink)
- Liên kết với các nền tảng mạng xã hội
Lợi ích của SEO Offpage:
- Tăng cường 02 giá trị uy tín DA – Domain Authority (chỉ số xếp hạng tên miền) và PA – Page Authority (chỉ số xếp hạng trang).
- Tăng cấp bậc xếp hạng trong Google thông qua các Backlink (liên kết điều hướng từ các website khác về website của bạn).
- Hoạt động đi Backlink cũng góp phần gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, giúp website của bạn được xuất hiện nhiều hơn trên các trang khác nhau, thu hút sự chú ý của người dùng.
- Nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng, giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và kêu gọi hành động của người dùng.
2. So sánh đặc điểm của SEO Onpage và SEO Offpage
Để có thể giúp bạn dễ dàng so sánh và nhận biết 02 hoạt động SEO quan trọng này, bạn có thể tham khảo các so sánh sau đây:
2.1. Điểm giống nhau
Tuy là 02 hoạt động khác nhau, cả SEO Onpage và SEO Offpage đều hướng đến các giá trị chung là:
- Đều hướng đến việc nâng cao thứ hạng của Website đối với các công cụ tìm kiếm và vị thế của trang đối với người dùng, khách hàng. Giúp trang dễ dàng đạt Top đầu công cụ tìm kiếm hơn.
- Cả SEO Onpage và SEO Offpage đều cần thực hiện thường xuyên để đảm bảo website luôn được cập nhật theo xu hướng và thuật toán của các công cụ tìm kiếm.
- SEO Onpage và SEO Offpage đều cần được phối hợp triển khai với nhau để tạo ra một chiến lược SEO toàn diện và hiệu quả.
2.2. Điểm khác biệt
Vậy điểm khác biệt giữa SEO Onpage and SEO Offpage là gì? bạn có thể tham khảo bảng và hình sau đây để nắm được chi tiết nhất nhé:
Tiêu chí | SEO Onpage | SEO Offpage |
Nền tảng triển khai | Trên chính Website bạn | Ở Website khác, mạng xã hội, diễn đàn,… |
Khả năng kiểm soát | Dễ dàng kiểm soát do các hoạt động được triển khai trên chính Website của bạn | Khó có thể kiểm soát do các hoạt động đều được triển khai trên nền tảng bạn không sở hữu |
Mức ảnh hưởng | Tác động trực tiếp tới cấu trúc Website | Ảnh hưởng gián tiếp tới danh tiếng, uy tín Website |
Mục tiêu | Khiến Website thân thiện hơn với người dùng và với Bot của công cụ tìm kiếm | Nâng cao chỉ số uy tín của Website thông qua mạng lưới liên kết từ nhiều trang uy tín khác. |
Chi phí | Triển khai SEO Onpage tốn ít hoặc không tốn kém chi phí (trong trường hợp bạn tự triển khai) | Các hoạt động SEO Offpage hầu hết đều tốn kém, đặc biệt là hoạt động đi Backlink |
3. Các hoạt động SEO Onpage cơ bản
Các công việc triển khai SEO Onpage sẽ hướng tới 02 đối tượng: nội dung và các yếu tố nằm trên Website bạn. Mỗi đối tượng sẽ yêu cầu các công việc cụ thể được giới thiệu sau đây:
3.1. Tối ưu nội dung
Các hoạt động tối ưu nội dung nhằm cải thiện trải nghiệm trang của người dùng và nâng cao giá trị người dùng nhận được từ các nội dung đó. Các hoạt động này bao gồm:
Tối ưu SEO nội dung
Nội dung là yếu tố quan trọng nhất của SEO Onpage. Các nội dung cần được triển khai một cách chất lượng, độc đáo, hấp dẫn, chứa từ khóa chính và phụ, đảm bảo các yếu tố SEO, phù hợp với website và mang lại giá trị cho người dùng.
Tối ưu tiêu đề (Title) và thẻ Meta Description (mô tả trang)
Tiêu đề và mô tả trang là hai yếu tố được hiển thị trực tiếp trên kết quả tìm kiếm. Tiêu đề và thẻ Meta cần được viết ngắn gọn, rõ ràng, chứa từ khóa chính và thu hút người dùng.
Tối ưu thẻ Heading
Các thẻ Heading là thẻ định dạng tiêu đề và phân cấp nội dung của website. Bằng việc phân thẻ tiêu đề logic, bạn sẽ giúp không chỉ thuật toán hiểu được cấu trúc bài viết của bạn, mà còn giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc đọc bài viết.
Sử dụng bôi đậm (Bold)
Bằng việc bôi đậm từ khóa chính trong bài viết, bạn sẽ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được nội dung chính mà bài viết bạn đang hướng tới.
Tối ưu Readability (Khả năng dễ đọc)
Readability là chỉ số đánh giá tính dễ đọc và khả năng truyền tải thông tin của các nội dung trên Website. Chỉ số này tốt thể hiện bạn đang sở hữu các nội dung hấp dẫn, bố cục logic, dễ nhìn. Các yếu tố trên đều sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm, mức độ hài lòng của khách hàng, tỷ lệ thoát trang cũng như khả năng chuyển đổi họ thành khách hàng của doanh nghiệp bạn. Chỉ số này có thể cải thiện bằng cách tối ưu các yếu tố khác nhau trong SEO Onpage.
3.2. Tối ưu các yếu tố trên trang
Yếu tố trên trang bao gồm các yếu tố giúp hệ thống đánh giá của các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng “hiểu” được Website của bạn hơn. Điều này sẽ góp phần nâng cao thứ hạng của bạn trên công cụ tìm kiếm. Các hoạt động tối ưu các yếu tố trang bao gồm:
Tối ưu hình ảnh
Là hoạt động tối ưu các yếu tố trong hình ảnh, bao gồm nội dung và mô tả của hình ảnh đó trên website. Thẻ ảnh nên chứa từ khóa liên quan nhằm giúp công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung ảnh và giúp ảnh bắt được chính xác từ khóa.
Một số quy tắc định dạng ảnh cơ bản là:
- Ảnh nên được đặt tên theo định dạng không dấu, nối với nhau bởi dấu gạch ngang (Ví dụ: SEO-Onpage-and-Offpage-la-gi)
- Các thẻ thuộc tính ảnh nên chứa từ khóa và có thể hấp dẫn người đọc, đặc biệt là thẻ ALT
- Ảnh trong bài viết luôn có chú thích
- Đường dẫn ảnh cần chứa từ khóa, ngắn gọn
Tối ưu Internal link
Liên kết nội bộ là các liên kết giúp bạn điều hướng người dùng di chuyển giữa các trang, nội dung trong Website của bạn, giúp bạn thu được nhiều Traffic từ một truy vấn duy nhất. Để có thể thực hiện điều này, bạn cần xây dựng bản đồ liên kết hợp lý, các liên kết chứa từ khóa liên quan tới nội dung chứa chúng.
Tối ưu External link
Các liên kết ngoài là liên kết giúp bạn điều hướng người dùng sang một trang Web khác. Bạn nên lựa chọn gắn các External Link uy tín và liên quan tới nội dung gốc của bạn. Điều này sẽ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu nội dung và đánh giá mức độ uy tín trên Website bạn.
Thêm nút chia sẻ, mục bình luận mạng xã hội
Để có thể nâng cao mức độ tương tác và thỏa mãn nhu cầu chia sẻ, bình luận của người dùng, tính năng chia sẻ, bình luận trực tiếp trong các nội dung Website trên mạng xã hội đã trở thành một yếu tố quan trọng. Tính năng này cung cấp các giá trị gồm:
- Thu hút tương tác của người đọc
- Nâng cao tỷ lệ giữ chân trên Website
- hỗ trợ hoạt động liên kết với mạng xã hội của SEO Offpage
Chuyển đổi sang giao thức HTTPS
HTTPS là một giao thức Website với mức độ bảo mật cao hơn giao thức HTTP truyền thông. Với việc sở hữu HTTPS, trang của bạn sẽ được tín nhiệm và được bảo mật tốt hơn, là một lợi thế lớn trong việc phát triển SEO tổng thể.
Tối ưu mục Featured Snippets
Featured Snippets là mục độc quyền dành cho các bài nội dung đạt Top 0 trên các công cụ từ khóa. Đặc điểm nhận dạng của bài SEO Top 0 là luôn nằm ở vị trí đầu tiên trên công cụ tìm kiếm và sẽ có một mục hiển thị ngay câu trả lời mà người dùng đang tìm kiếm, được gọi là Featured Snippets.
Việc tối ưu mục Featured Snippets này sẽ giúp công cụ tìm kiếm nhanh chóng quét được nội dung trang, hỗ trợ hoạt động SEO trở nên hiệu quả hơn.
4. Các hoạt động SEO Offpage cơ bản
Trái ngược với SEO Onpage hướng tới các giá trị bên trong, SEO Offpage hướng đến việc tối ưu các yếu tố bên ngoài trang web để đem về lợi ích SEO cho website của ban. Các yếu tố cần tối ưu trong hoạt động SEO Offpage sẽ bao gồm:
4.1. Xây dựng liên kết (Link building)
Link building là hoạt động xây dựng mạng lưới Backlink (liên kết ngoài) trỏ về website bạn từ các website khác. Backlink (Liên kết ngoài) là một trong số các yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động SEO website. Thuật toán của Google sẽ dựa trên các số lượng và chất lượng các Backlink trỏ về website bạn để xếp hạng và đánh giá mức độ uy tín trên website.
Lấy ví dụ: Bạn sở hữu trang Web chuyên về dịch vụ quảng cáo Google. Bạn triển khai Backlink trên các trang chuyên về quảng cáo lớn (đăng tải bài viết, gắn Link điều hướng về Website của bạn). Điều đó sẽ khiến cho Google cũng quét và đánh giá bạn là một trang uy tín, giúp trang của bạn có tfhứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.
Càng nhiều trang Web trỏ về Website của bạn thì bạn sẽ càng được Google tín nhiệm hơn. Không chỉ vậy, việc đặt Backlink trên một trang web uy tín có thể sẽ giá trị tương đương với việc đặt nhiều backlink trên các trang có thứ hạng thấp hơn. Điều này khiến cho việc lựa chọn trang uy tín để đặt Backlink trở nên quan trọng.
Backlink sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
- Chọn Website đi Backlink theo chủ đề: Backlink cần có sự liên quan tới bài viết và trang web của bạn. Bạn sẽ không thể đi Backlink cho các trang không liên quan tới chủ đề trang của bạn.
- Chỉ chọn trang có chỉ số uy tín (Trust Rank) cao: Do Google sẽ đánh giá trang bạn dựa trên mức độ uy tín các trang bạn gắn Backlink, nếu bạn gắn Link từ các trang Spam thì bạn cũng sẽ bị tụt hạng.
- Chọn các trang phổ biến toàn cầu: Một số trang được Google mặc định là các nguồn uy tín như Wikipedia, BCC,… và Zing, VTC, enbac,… tại Việt Nam. Đây sẽ là các nguồn đi Backlink tuyệt vời dành cho bạn, tuy nhiên hãy chú ý tới các yếu tố chi phí để đi Backlink tại các trang đó.
- Traffic của trang: Backlink là một trong những phương pháp hiệu quả để gia tăng Referral Traffic (Traffic từ trang khác) của trang. Do đó, bạn sẽ muốn chọn một trang có Traffic cao để gắn Backlink nhằm tối đa Traffic bạn nhận về.
- Chỉ số DA, PA cao: Tương tự với Trust Rank, 02 chỉ số Domain Authority (chỉ số xếp hạng tên miền) và Page Authority (chỉ số xếp hạng trang) cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng Backlink và sẽ là một yếu tố để Google đánh giá.
- Tuổi đời website gắn Backlink: Trang web càng lâu đời thì mức độ tin cậy sẽ càng cao, khiến các trang web lâu năm mang lại hiệu quả Backlink tốt hơn bình thường.
- Nội dung của bài viết gốc: Ngoài các yếu tố ngoài, nội dung của bài viết gốc cũng sẽ là một yếu tố được Google đánh giá hiệu quả Backlink. Bài viết được trỏ về không chỉ cần đảm bảo được mức độ liên quan tới các trang đi Backlink, mà còn đảm bảo được về nội dung, yếu tố chuẩn SEO và không có lỗi (lỗi chính tả và các lỗi kỹ thuật).
4.2. Tăng cường xã hội (Social media)
Không chỉ đi Link trên các website, bạn cũng không nên bỏ lỡ nguồn Traffic dồi dào từ các nền tảng mạng xã hội, Blog, diễn đàn. Các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter – X, Instagram và mới đây nhất là TikTok đều sở hữu hàng tỷ lượt truy cập hàng tháng, khiến chúng trở thành môi trường tuyệt vời cho hoạt động SEO Offpage của bạn.
Việc đi Link trên các nền tảng mạng xã hội được biết đến với các thuật ngữ Social Bookmarking, Backlink Blog Comment,…. Cụ thể:
- Social Bookmarking: Social Bookmarking là một phương pháp cổ điển trong việc thực hiện các thao tác thêm chú thích, chỉnh sửa và chia sẻ các dấu trang (Bookmark) của các Website. Bạn có thể thực hiện một cách dễ dàng bằng cách tạo tài khoản trên các trang mạng xã hội lớn (Reddit, 4chan, Scoop.it,…), Submit địa chỉ (nhập tiêu đề, thẻ Hashtag,…) và URL của bạn đã xuất hiện trên các trang đó để Google quét được.
- Chạy Backlink Blog: Bạn có thể tận dụng mục bình luận tại các Blog, diễn đàn để gắn Link cho Website của bạn trên đó. Đây là một trong những phương thức đi Backlink đơn giản mà tiết kiệm, tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này mang về không quá cao so với các phương pháp khác.
- Đăng bài trên mạng xã hội: Đây chắc chắn sẽ là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất trong khi nhắc đến mạng xã hội và SEO Offpage. Bạn chỉ cần chuẩn bị một bài viết hấp dẫn có gắn Link dẫn về nội dung trên website của bạn và đăng tải bài viết đó trên các Fanpage, nhóm của bạn hoặc của cộng đồng. Điều này sẽ giúp bạn thu về lượt Traffic Social lớn và vô cùng hiệu quả.
Việc đăng tải và bình luận trong các cách trên đều có thể được thực hiện một cách chính thống hoặc sử dụng tính năng đăng tải nặc danh (Guess Post). Nhược điểm của các phương pháp trên là mức độ tương tác không cao và sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng thu hút tới từ nội dung của bạn chia sẻ. Đổi lại, đây là các phương pháp vô cùng tiết kiệm, giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng quét trúng website của bạn từ nhiều nguồn khác nhau.
4.3. Booking PR báo chí
Một trong những phương pháp SEO Offpage phổ biến khác chính là sử dụng dịch vụ PR báo chí. Đây là một phương pháp tuyệt vời với các ưu điểm như:
- Các trang báo có chỉ số uy tín rất cao, khiến việc đặt Backlink trên các trang báo sẽ góp phần thúc đẩy Trustrank của website bạn.
- Bạn có thể tận dụng nguồn Traffic khổng lồ của các trang báo.
- Thương hiệu của bạn sẽ trở nên phổ biến hơn với công chúng.
Việc đăng tải bài viết trên các trang báo sẽ tương đối tốn kém, khiến chúng chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có điều kiện về ngân sách và hoàn toàn không phù hợp với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, với dịch vụ PR Booking báo của MIC Creative bạn sẽ có được mức giá ưu đãi nhất trên thị trường. MIC Creative hiện đang là đối tác của nhiều đầu báo lớn như VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet,… và sở hữu đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp khiến chúng tôi trở thành lựa chọn lý tưởng cho dịch vụ PR báo chí với chất lượng tốt nhất, đảm bảo nhất.
4.4. Sử dụng Google News, Google Business và Google Map
Một trong số các phương pháp SEO Offpage phổ biến khác là triển khai quảng bá thương hiệu trên các sản phẩm dịch vụ của Google. Các sản phẩm này gồm Google News (Tin tức), Google Business (Doanh nghiệp) và Google Map (bản đồ):
- Google News: Là nền tảng chia sẻ và cập nhật tin tức toàn cầu. Nếu Website của bạn sở hữu các nội dung chất lượng, đảm bảo yếu tố EAT (Expertise – Authoritativeness – Trustworthiness: có tính chuyên môn – có thẩm quyền – đáng tin cậy), bạn hoàn toàn có thể yêu cầu xét duyệt chia sẻ hiển thị nội dung đó lên Google News. Tuy nhiên, bạn sẽ cần làm mới và triển khai các đầu nội dung thường xuyên để có thể duy trì việc này.
- Google Business: Nếu bạn là một doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể đăng ký thông tin trên Google My Business (Doanh nghiệp của tôi). Điều này sẽ giúp bạn có một khung mô tả doanh nghiệp khi có người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan tới doanh nghiệp của bạn.
- Google Map: Hình thức sử dụng Google Map còn được biết đến với một cái tên khác là Local SEO (SEO địa phương). Kỹ thuật SEO này sẽ giúp Website của bạn trở nên phổ biến hơn với người dùng địa phương, là một phương pháp truyền thông vô cùng hiệu quả đặc biệt với những người kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, du lịch.
5. Những điều cần chú ý khi triển khai SEO Offpage
Đôi khi trong quá trình triển khai hoạt động SEO Offpage, bạn sẽ có tỷ lệ bị các công cụ tìm kiếm “phạt” do vi phạm một số quy định về hoạt động đi Link. Do đó, để phòng tránh tối đa các rủi ro, bạn nên chú ý tới những điều sau:
- Không đặt backlink từ các trang xấu về website: Là các Backlink từ các trang có độ tin cậy thấp, bị Google liệt vào danh sách Spam, trang lừa đảo,…
- Đặt backlink từ các trang không liên quan: Nếu bạn cố tình đặt Backlink từ một trang không liên quan tới chủ đề, sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp, bạn có thể sẽ bị Google phạt mất Traffic, mất bài trên Top,…
- Đặt quá nhiều backlink trong thời gian ngắn, sử dụng Tool Spam Backlink: Điều này sẽ khiến website của bạn bị liệt vào danh sách Spam, rất khó trong việc khôi phục SEO cho trang web.
- Chỉ tập trung đi backlink về 1 trang duy nhất: Để tránh bị Google quét, bạn sẽ chỉ đi Backlink trên cùng một trang một vài lần trong vài tháng.
- Nội dung trên trang trỏ về không có giá trị: Nếu nội dung được bạn Backlink về không cung cấp giá trị, triển khai xấu thì bạn cũng sẽ bị Google phạt mất Traffic.
Đồng thời, bạn cũng đừng quên triển khai đồng thời cả SEO Onpage lẫn SEO Offpage kết hợp với nhau để tối ưu hiệu quả SEO nhé.
6. Tổng kết
Trên là lời giải đáp chi tiết của MIC Creative cho câu hỏi “SEO Onpage and Offpage là gì?”, cũng như các thông tin chi tiết cho 02 hoạt động SEO này. Có thể nói, SEO Onpage và Offpage là hoạt động quan trọng bậc nhất trong bất cứ chiến dịch SEO nào, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả SEO trang web của bạn.
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ SEO của Mic Creative, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. MIC Creative tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội