1. Website cá nhân là gì? Mục đích của website cá nhân là gì?
Website cá nhân là một website do một cá nhân tạo ra và quản lý, nhằm mục đích thể hiện bản thân, chia sẻ thông tin cá nhân, công việc, sở thích, hoặc bất kỳ nội dung nào mà họ muốn truyền tải đến công chúng hoặc một nhóm người cụ thể.
Vậy mục đích của việc tạo website cá nhân là gì? Vì sao lại rất hữu ích khi có website cá nhân nổi tiếng? Có một số lí do mà bạn nên tạo website cá nhân đó là:
- Tạo dựng thương hiệu cá nhân: Giúp cá nhân khẳng định tên tuổi, xây dựng thương hiệu và danh tiếng trên mạng internet.
- Chia sẻ thông tin và nội dung cá nhân: Là nơi để chia sẻ các bài viết, dự án, ý tưởng, sở thích cá nhân hoặc những kiến thức chuyên môn mà người tạo muốn truyền đạt đến người khác.
- Kết nối với cộng đồng: Tạo cơ hội kết nối với những người có cùng sở thích, cùng ngành nghề, hoặc đối tác tiềm năng.
- Phát triển sự nghiệp: Có thể được dùng như một portfolio để giới thiệu năng lực, kinh nghiệm làm việc và các thành tựu đã đạt được, giúp thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hoặc khách hàng.
- Tăng tính chuyên nghiệp: Một website cá nhân có thể giúp cá nhân thể hiện sự chuyên nghiệp, đẳng cấp và kỹ năng về công nghệ, thiết kế, hoặc các lĩnh vực khác mà họ đang hoạt động.
- Kiếm tiền trực tuyến: Một số người tạo website cá nhân để kiếm tiền từ quảng cáo, tiếp thị liên kết, hoặc bán sản phẩm/dịch vụ.
Website cá nhân thường linh hoạt và đa dạng về nội dung, tùy thuộc vào mục đích và cá tính của người tạo ra nó. Vậy cách tạo website cá nhân miễn phí như thế nào? Cùng MIC Creative tìm hiểu hướng dẫn chi tiết trong phần dưới đây nhé!
2. Chi tiết cách tạo website cá nhân miễn phí cho người mới bắt đầu
Sau đây MIC Creative sẽ hướng dẫn bạn cách tạo website cá nhân miễn phí trong 9 bước chi tiết, dễ dàng thực hiện kể cả với người mới bắt đầu. Cách sử dụng các nền tảng tạo website cá nhân miễn phí sẽ có trong phần 3 của bài viết.
2.1. Xác định mục tiêu website
Xác định mục tiêu là bước đầu tiên quan trọng trong tạo website cá nhân miễn phí. Nó sẽ định hướng giúp bạn xác định được nội dung nào cần đưa vào và cách cấu trúc trang web như thế nào để phục vụ tốt nhất cho người dùng.
Để xác định đúng mục tiêu, bạn cần trả lời được 3 câu hỏi chính sau:
- Tôi muốn được các đồng nghiệp, cộng tác viên tương lai và các nhà tuyển dụng tiềm năng nhìn nhận như thế nào?
- Tôi có những kỹ năng hoặc đặc điểm nào giúp tôi khác biệt so với những người khác trong lĩnh vực của mình?
- Tôi hy vọng trang web cá nhân của mình sẽ giúp tôi đạt được điều gì?
Trên thực tế, câu trả lời cho những câu hỏi đó thường là “tôi muốn tạo website cho thương hiệu cá nhân – điều giúp tôi khác biệt với những người khác”.
2.2. Tìm kiếm cảm hứng
Trước khi bắt đầu tạo website cá nhân miễn phí, hãy dành thời gian “lướt” qua các website khác để tìm kiếm ý tưởng độc đáo. Bạn có thể tham khảo phong cách của những người nổi tiếng trong lĩnh vực bạn quan tâm, xem họ chia sẻ những gì trên trang web của mình/
Ngoài ra, hãy khám phá những mẫu portfolio được thiết kế chuyên nghiệp để có thêm nhiều gợi ý về bố cục, màu sắc và phong cách trình bày.
Tuy nhiên, đừng chỉ đơn thuần là sao chép mà hãy để những website bạn tham khảo trở thành nguồn cảm hứng để bạn sáng tạo. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm kiếm những điểm chung giữa các trang web đó, rồi từ đó phát triển thành một ý tưởng hoàn toàn mới mẻ và độc đáo.
2.3. Chọn CMS (Content Management System)
CMS (Content Management System) là hệ thống quản lý nội dung, một phần mềm hoặc nền tảng cho phép người dùng tạo, chỉnh sửa, quản lý và xuất bản nội dung trên website mà không cần phải có kiến thức sâu về lập trình. CMS giúp đơn giản hóa quá trình quản lý website, từ việc thêm mới nội dung (như bài viết, hình ảnh, video) đến việc thay đổi giao diện và chức năng của trang web.
Một số CMS phổ biến nhất hiện nay và MIC Creative khuyên bạn nên sử dụng đó là:
- WordPress
- Wix
- Shopify
- Weebly
- ….
Sau khi chọn CMS, bạn cần tạo và thiết lập tài khoản trên các nền tảng này. Tại các bước thiết lập, bạn sẽ được trả lời các câu hỏi và thiết lập tên miền (domain).
Các CMS này đều cung cấp cho bạn tên miền miễn phí, tuy nhiên tên miền của bạn sẽ bao gồm một tên miền phụ của nhà cung cấp (ví dụ: www.businessname.wix.com). Để tùy chỉnh tên miền cũng như nâng cấp dung lượng lưu trữ thì bạn cần trả phí cho các nền tảng này.
2.4. Chọn mẫu
Sau khi đã thiết lập tài khoản thành công, bạn nên chọn một mẫu website vừa “hợp gu” với phong cách riêng của mình, vừa đáp ứng được những gì bạn muốn chia sẻ. Hãy nghĩ xem bạn muốn có một website đơn giản, chỉ một trang duy nhất, hay một trang web nhiều trang với nhiều nội dung đa dạng hơn.
Các CMS cung cấp cho bạn hàng trăm mẫu website miễn phí, giúp bạn thoải mái lựa chọn và tùy chỉnh để phù hợp với yêu cầu.
2.5. Thêm nội dung
Bây giờ, hãy thêm nội dung cần thiết vào website của bạn. Với mỗi lĩnh vực chuyên môn và loại website khác nhau, nội dung cũng như các trang con thêm vào website cũng khác nhau. Tuy nhiên, có một số yếu tố mà hầu hết mọi website cá nhân nên có:
2.5.1. Trang chủ
Trang chủ của bạn có thể là trang đầu tiên trên website mà khách truy cập nhìn thấy. Để tạo ấn tượng đầu tiên tích cực, hãy cố gắng hoàn thiện thiết kế trang chủ của bạn. Truyền đạt rõ ràng bạn là ai và bạn làm gì bằng một tuyên bố sứ mệnh mạnh mẽ và thiết kế bắt mắt.
2.5.2. Tiểu sử
Tiểu sử của bạn có thể ở dạng giới thiệu cá nhân ngắn gọn trên trang chủ hoặc bạn có thể tạo 1 trang “Giới thiệu” riêng. Tiểu sử của bạn nên nêu bật sự nghiệp chuyên môn và cá tính độc đáo của bạn
2.5.3. Tác phẩm hay nhất
Website cá nhân đóng vai trò như một portfolio giới thiệu về tác phẩm hoặc công việc bạn đã thực hiện. Hãy thêm các sản phẩm vào trang này và liên kết chúng đến các trang bên ngoài. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chia sẻ những gì nổi bật nhất.
2.5.4. Hình ảnh và video
Hình ảnh và video không chỉ là yếu tố minh hoạ cho các sản phẩm/dự án của bạn mà nó còn giúp website trông thu hút và dễ đọc hơn.
2.5.5. Blog
Tạo blog là một cách tuyệt vời để chia sẻ kiến thức của bạn và cung cấp những hiểu biết có giá trị về lĩnh vực của mình. Nó cũng sẽ chứng minh trình độ chuyên môn và khả năng viết của bạn với các nhà tuyển dụng tiềm năng. Độ dài lý tưởng của một bài đăng trên blog phụ thuộc vào đối tượng của bạn và mức độ phức tạp của chủ đề. Hướng dẫn chuyên sâu thường dài khoảng 1.500 – 2.000 từ, trong khi các bài đăng tin tức giật gân không nên dài quá 700 từ.
2.5.6. Lời chứng thực
Thêm trích dẫn từ những người bạn đã từng làm việc cùng trong quá khứ là một cách tuyệt vời để chứng minh kỹ năng của bạn và nâng cao độ tin cậy.
2.5.7. Liên hệ
Nếu khách truy cập trang web của bạn không thể liên lạc với bạn, mọi công sức của bạn sẽ chẳng đi đến đâu. Hãy đưa tất cả thông tin liên hệ có liên quan vào một vị trí dễ thấy và thêm các liên kết xã hội đến các nền tảng như LinkedIn, Facebook và Instagram.
Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả nội dung, hãy thêm các trang có liên quan vào website và liên kết tất cả chúng lại với nhau bằng menu điều hướng cho phép khách truy cập điều hướng dễ dàng qua các trang của bạn.
2.6. Tùy chỉnh website
Khi tạo website cá nhân miễn phí, việc thiết kế web cũng vô cùng quan trọng. Nếu thiết kế không phù hợp và gây khó chịu cho người dùng, họ sẽ rời đi ngay lập tức mà không cần đọc nội dung dù nó có giá trị đến đâu.
Khi tùy chỉnh một website cá nhân, có một số yếu tố quan trọng cần được chú ý để đảm bảo rằng trang web của bạn không chỉ đẹp mắt mà còn dễ sử dụng và hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp. Các yếu tố đó là:
2.6.1. Bảng màu
Đầu tiên, bạn cần chọn màu sắc chủ đạo với thương hiệu cá nhân hoặc phong cách của bạn. Hãy chọn từ 2-3 màu chính và sử dụng chúng xuyên suốt website để tạo sự nhất quán. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng màu sắc tương phản để làm nổi bật các yếu tố quan trọng như tiêu đề, nút bấm, và liên kết. Tuy nhiên, cần đảm bảo sự hài hòa để tránh gây cảm giác khó chịu cho mắt.
Bên cạnh đó, màu sắc có thể tạo cảm xúc và ấn tượng khác nhau. Ví dụ, màu xanh dương thường tạo cảm giác tin cậy, trong khi màu đỏ thể hiện sự năng động hoặc cảnh báo. Bạn cũng cần đảm bảo màu sắc dễ đọc và không gây mỏi mắt. Ví dụ, văn bản màu sáng trên nền tối hoặc ngược lại.
2.6.2. Lựa chọn phông chữ
Hãy sử dụng các font chữ đơn giản, dễ đọc, và phù hợp với phong cách cá nhân hoặc nội dung của website. Các font chữ phổ biến như Arial, Helvetica, Roboto, hoặc Georgia thường được sử dụng vì tính dễ đọc cao.
Bạn không nên sử dụng quá 2-3 font chữ khác nhau để tránh tạo cảm giác hỗn loạn. Thường thì một font cho tiêu đề và một font cho phần nội dung là đủ. Ngoài ra, hãy đảm bảo kích thước font chữ đủ lớn để đọc dễ dàng trên các thiết bị khác nhau (máy tính, điện thoại).
2.6.3. Bố cục trang web
Hãy giữ cho bố cục website sạch sẽ và có tổ chức. Bố cục website cần đảm bảo rằng người dùng cần dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần mà không phải mất nhiều thời gian.
Có rất nhiều bố cục khác nhau, chẳng hạn như:
- Bố cục chữ Z
- Bố cục chữ F
- Bố cục toàn màn hình
- …
2.6.4. Logo
Logo cần đơn giản, dễ nhớ, và phản ánh được cá tính hoặc thông điệp của bạn. Logo phức tạp quá mức có thể khiến người xem khó nhớ. Logo cũng nên được đặt ở vị trí dễ nhìn, thường là góc trên bên trái của trang web.
Ngoài ra, hãy đảm bảo logo có kích thước phù hợp, không quá to hoặc quá nhỏ và màu sắc tương thích với bảng màu tổng thể của website để tạo sự thống nhất và hài hòa.
2.7. Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm
Với 6 bước tạo website cá nhân miễn phí ở trên, website đã gần như hoàn thiện. Một công việc cần làm trước khi xuất bản website đó là tối ưu hóa website cho các công cụ tìm kiếm.
Khi triển khai các hoạt động SEO, hãy lưu ý đến những yếu tố sau:
- Từ khoá liên quan
- Thẻ Meta
- Internal links
- Alt tags
- Định dạng ảnh
- Độ thân thiện với di động
- …
2.8. Kiểm tra và xuất bản
Bây giờ, hãy vào xem website của bạn đã hoạt động trơn tru chưa nhé! Hãy thử sử dụng website như một khách hàng thật sự để kiểm tra xem mọi thứ có đúng như mong muốn không. Điều này sẽ giúp bạn biết được website có đang bị lỗi chỗ nào không và liệu rằng trải nghiệm mua của khách hàng có bị gián đoạn tại giai đoạn nào không.
Sau khi đã hoàn tất kiểm tra và khắc phục lỗi, bạn có thể khởi chạy website cho công chúng. Việc khởi chạy website có thể mất một thời gian tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ hosting của bạn.
2.9. Quảng bá website
Để quảng bá cho website của bạn đến với nhiều người hơn, bạn có thể thực hiện các cách sau:
- Chia sẻ website của bạn trên các mạng xã hội: Hãy chia sẻ các bài viết blog, thông tin sản phẩm, hoặc các cập nhật từ website lên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn để thu hút lượt truy cập.
- Thêm liên kết đến trang web và kênh xã hội của bạn vào chữ ký email: Mỗi email bạn gửi đi sẽ tự động có các đường dẫn đến trang web của bạn. Điều này giúp nhiều người biết đến và truy cập vào trang web của bạn hơn.
- Email marketing: Bạn có thể thu thập địa chỉ email của khách truy cập và gửi các bản tin định kỳ với nội dung hấp dẫn để giữ chân khách hàng và thu hút họ quay lại website.
- Sử dụng quảng cáo trả phí: Sử dụng quảng cáo tìm kiếm trả tiền trên Google để xuất hiện ở vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm, thu hút lượng truy cập có chất lượng cao.
- Tham gia các cộng đồng trực tuyến và diễn đàn: Tham gia vào các diễn đàn và cộng đồng trực tuyến như Reddit, Quora, hoặc các nhóm trên Facebook để trả lời câu hỏi, chia sẻ kiến thức và giới thiệu website một cách tự nhiên. Khi phù hợp, đặt liên kết đến các bài viết blog hoặc trang sản phẩm của bạn để thu hút người đọc.
3. Những nền tảng hỗ trợ tạo website cá nhân miễn phí
Để tạo website cá nhân miễn phí, các CMS sẽ là điều không thể nào thiếu. MIC Creative sẽ chia sẻ cho bạn 4 nền tảng hỗ trợ tạo website cá nhân miễn phí ngay trong phần dưới đây. Tìm hiểu ngay nhé!
3.1. Tạo website cá nhân miễn phí với Wix
Wix là CMS xây dựng website với tính năng kéo và thả, rất thân thiện với người mới bắt đầu. Wix sở hữu Có hàng trăm mẫu giao diện miễn phí, đa dạng và phong phú và cho phép người dùng tùy chỉnh bằng cách kéo và thả các yếu tố mà không cần biết lập trình.
Wix hỗ trợ các tính năng như SEO, blog, thương mại điện tử. Nhược điểm của nền tảng này chính là phiên bản miễn phí có quảng cáo và không thể sử dụng tên miền riêng.
Cách tạo một trang web cá nhân với Wix như sau:
- Bước 1: Truy cập vào Wix > Chọn Bắt đầu. Bạn sẽ được yêu cầu tạo tài khoản. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng Facebook và Gmail để đăng nhập vào Wix.
- Bước 2: Chọn đối tượng sử dụng. Nếu bạn muốn tạo website cá nhân miễn phí, chọn For myself, my business or a friend > Nhấp vào Continue > Chọn Continue with Wix.
- Bước 3: Chọn cách tạo website. Bạn có thể tạo website bằng cách chat với AI hoặc tự tạo website. Nếu sử dụng AI tạo web, chọn Start Chat. Nếu không, chọn Setup without Chat. MIC Creative sẽ hướng dẫn cách tạo website với tùy chọn Setup without Chat.
- Bước 4: Chọn loại website bạn muốn tạo (như Blog, Portfolio, Business, Personal, etc.) > Nhấp vào Continue.
Lưu ý: Mỗi loại website bạn chọn có thể sẽ có các tùy chọn thiết lập khác với loại website chúng tôi chọn để hướng dẫn. Nhưng các bước cơ bản đều không đổi nên bạn vẫn có thể theo dõi để làm theo.
- Bước 5: Chọn tên website > Chọn Continue.
- Bước 6: Chọn app bạn muốn thêm vào. Mỗi app đều có tác dụng riêng với website của bạn. Ví dụ, nếu thêm Instagram, bạn có thể hiển thị hình ảnh và video từ nền tảng này > Chọn Continue.
- Bước 7: Chọn tên miền.
- Bước 8: Chọn mẫu giao diện (Template). Để chọn giao diện, hãy chọn Design site ở mục Design your website hoặc góc bên phải trên cùng. Bạn có thể tạo với AI hoặc tùy chỉnh các mẫu có sẵn từ Wix. Nếu bạn không sử dụng AI, hãy xem qua các templates có sẵn từ Wix. Khi tìm thấy mẫu ưng ý, nhấp vào nút “View” để xem trước hoặc “Edit” để chọn mẫu và bắt đầu chỉnh sửa.
- Bước 9: Tùy chỉnh website với Wix Website Editor. Bạn có thể tùy chỉnh từng phần của website như văn bản, hình ảnh, bố cục, màu sắc, font chữ, và thêm các yếu tố như nút bấm, biểu mẫu liên hệ, video, và các widget khác.
- Bước 10: Sau khi đã chỉnh sửa xong, chọn Preview để xem trước website hoặc Publish để xuất bản website của bạn.
3.2. Cách tạo một trang web cá nhân bằng Google Sites
Google Sites là một công cụ trực tuyến miễn phí được cung cấp bởi Google, cho phép bạn tạo các trang web đơn giản và nhanh chóng mà không cần phải biết nhiều về lập trình.
cách tạo một trang web cá nhân bằng Google Sites như sau:
- Bước 1: Truy cập Google Sites > Đăng nhập bằng tài khoản Google của bạn. Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy tạo một tài khoản mới.
- Bước 2: Chọn Tạo trang web trống để tạo một trang web mới từ đầu hoặc chọn một trong các mẫu có sẵn để bắt đầu nhanh hơn.
- Bước 3: Tùy chỉnh trang web với thanh công cụ bên trái:
-
- Chèn: Tùy chỉnh hình ảnh, văn bản, nhúng, bố cục website,…
-
- Trang: Thêm trang mới bằng cách nhấp vào dấu cộng.
-
- Giao diện: Tự thiết kế giao diện hoặc chọn các mẫu có sẵn từ Google.
- Bước 4: Nhấn vào biểu tượng “Settings” (biểu tượng bánh răng) ở góc trên cùng bên phải để truy cập các cài đặt như tiêu đề, favicon (biểu tượng trang web), và quyền truy cập trang web.
- Bước 5: Xuất bản website bằng cách nhấn vào Publish.
3.3. Tạo website cá nhân miễn phí với Weebly
Weebly là nền tảng xây dựng website với tính năng kéo và thả, phù hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. CMS này có sẵn nhiều mẫu giao diện đẹp và hiện đại, dễ sử dụng, đồng thời hỗ trợ tính năng thương mại điện tử, blog.
Ngoài ra, Weebly cũng có ứng dụng di động để quản lý website. Nhưng phiên bản miễn phí của Weebly có giới hạn dung lượng và có quảng cáo.
Cách tạo một trang web cá nhân bằng Weebly được thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập vào Weebly > Chọn Create your website.
- Bước 2: Nhập thông tin về họ tên, email, mật khẩu để tạo tài khoản trên Weebly > Chọn Continue.
- Bước 3: Chọn loại website bạn muốn xây dựng. Nếu bạn kinh doanh online thì hãy chọn vào ô bên phải. Nếu không, hãy chọn ô bên trái.
- Bước 4: Chọn mẫu giao diện (Template) có sẵn từ Weebly. Các giao diện được chia theo chủ đề để người dùng dễ dàng tìm kiếm hơn > Chọn Start Editing để bắt đầu chỉnh sửa.
- Bước 5: Chọn tên miền. Nhập tên miền của bạn vào ô tìm kiếm. Nếu bạn muốn tạo website cá nhân miễn phí, hãy nhấp vào lựa chọn có chứa miền phụ weebly.com. Bạn cũng có thể chọn tên miền tuỳ chỉnh khác với phiên bản trả phí.
- Bước 6: Tùy chỉnh trang web. Hãy sử dụng công cụ kéo và thả của Weebly để thêm các phần tử vào trang web như văn bản, hình ảnh, video, biểu mẫu, nút,… Ngoài ra, trên thanh menu trên cùng, bạn cũng có thể thêm trang mới ở Pages, thay đổi giao diện ở Theme,…
- Bước 7: Khi bạn đã hoàn tất việc thiết kế và thêm nội dung, nhấn nút “Publish” để xuất bản trang web của bạn. Trang web của bạn sẽ trực tuyến và có thể truy cập bởi bất kỳ ai.
3.4. Cách tạo website cá nhân miễn phí với WordPress
WordPress là nền tảng xây dựng website phổ biến nhất thế giới với giao diện dễ sử dụng và nhiều tính năng tùy chỉnh. WordPress cung cấp hàng trăm mẫu giao diện miễn phí và dễ tùy chỉnh cũng như hỗ trợ các tính năng SEO cơ bản và tích hợp sẵn các công cụ viết blog.
WordPress cũng có cộng đồng hỗ trợ lớn và có nhiều plugin mở rộng chức năng. Tuy nhiên, phiên bản miễn phí bị giới hạn một số tính năng và có quảng cáo của WordPress.
Cách tạo website cá nhân miễn phí với WordPress như sau:
- Bước 1: Truy cập vào WordPress > chọn Get Started.
- Bước 2: Bạn cần tạo tài khoản WordPress với 4 tuỳ chọn và lựa chọn phương thức phù hợp với bạn nhất. Nếu bạn đã có tài khoản > chọn Login.
- Bước 3: Chọn tên miền. Nếu bạn muốn sử dụng phiên bản miễn phí, chọn tên miền có đuôi .wordpress.com. Hoặc bạn có thể lựa chọn tên miền theo ý thích (sẽ mất phí) > Chọn Continue.
- Bước 4: Chọn gói dịch vụ của WordPress. WordPress sẽ hiển thị các gói dịch vụ khác nhau. Hãy chọn gói “Free” (Miễn phí) để bắt đầu mà không tốn phí.
- Bước 5: Thiết lập mục tiêu. Bạn có thể chọn nhiều loại mục tiêu cùng lúc.
- Bước 6: Chọn giao diện cho website. Bạn có thể chọn các mẫu có sẵn hoặc tự thiết kế website. Các mẫu miễn phí của WordPress rất đa dạng, được phân theo các chủ đề khác nhau giúp bạn thoải mái lựa chọn.
- Bước 7: Bây giờ bạn sẽ bắt đầu tùy chỉnh website của mình: đặt tên cho site, viết bài viết đầu tiên, chỉnh sửa thiết kế web. Nếu bạn chưa có ý tưởng, chọn Skip for now.
Nếu bạn đã hoàn thành tùy chỉnh website, chọn Launch your site để xuất bản web nhé! Sau khi xuất bản, bạn vẫn có thể tiếp tục tùy chỉnh website: thêm trang mới, đăng bài,.. với thanh công cụ bên trái.
Lưu ý: Phiên bản miễn phí của WordPress sẽ có quảng cáo trên website của bạn. Ngoài ra, bạn sẽ chỉ có 3GB dung lượng lưu trữ miễn phí. Một số tính năng và plugin nâng cao sẽ bị hạn chế hoặc yêu cầu nâng cấp lên gói trả phí.
4. Kết luận
Qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ các thông tin về tạo website cá nhân miễn phí. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn xây dựng được website cá nhân nổi tiếng mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Nếu bạn đang có nhu cầu liên quan đến dịch vụ thiết kế website, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội