Bounce Rate là gì? 6 Cách giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả

Đăng ngày: 17/12/2024

Bounce Rate là một trong những chỉ số quan trọng và cần cải thiện trong quá trình đo lường hiệu suất trang web. Vậy Bounce Rate là gì? Thang điểm chuẩn cho chỉ số này là bao nhiêu? Có những cách nào để xử lý chỉ số này? Hãy cùng MIC Creative tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bounce Rate là gì? 6 Cách giảm tỷ lệ thoát trang hiệu quả

1. Bounce Rate là gì?

Bounce Rate là một chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm phiên truy cập không có tương tác trên website hoặc ứng dụng của bạn. Cụ thể dấu hiệu nhận biết với chỉ số này là thời gian phiên truy cập của người dùng không kéo dài quá 10 giây, không tạo được sự chuyển đổi hoặc không bao gồm việc xem thêm các trang khác trong website.

Tuy nhiên vẫn có nhiều người nhầm lẫn chỉ số này với Exit Rate, một chỉ số khác cũng đề cập tới hành động rời trang của người dùng. Vậy chúng khác nhau ở đâu?

  • Sự khác nhau giữa Bounce Rate và Exit Rate
Bounce Rate Exit Rate
Mục tiêu đo lường Người dùng truy cập rời khỏi website sau khi xem 1 trang duy nhất. Người dùng truy cập rời khỏi website sau khi truy cập nhiều trang khác nhau trên website.
Hanh vi người dùng Chỉ xem 1 trang duy nhất, không truy các trang khác. Người dùng xem nhiều trang trên website, sau đó mới quyết định rời đi.
Phạm vi đo lường Đánh giá hành vi trên 1 phiên truy cập duy nhất. Đánh giá trong toàn bộ quá trình trải nghiệm.
Ý nghĩa Đánh giá mức độ hấp dẫn ban đầu của nội dung. Đánh giá hiệu suất trang web về việc giữ chân người dùng.
Phân biệt giữa Bounce Rate và Exit Rate
Phân biệt giữa Bounce Rate và Exit Rate
  • Cách tính chỉ số Bounce Rate cho website

Bounce Rate cũng là một số liệu quan trọng trong quá trình tối ưu tốc độ tải trang, cần phải được tính toán chính xác. Hiện tại, bạn đã có thể dùng các công cụ để đo lường chỉ số này. Tuy nhiên việc hiểu rõ chỉ số này được cấu tạo nên từ các yếu tố nào vẫn là rất cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp bạn đủ khả năng để phán đoán mức chỉ số được phép xảy ra trong tương lai với website, dù ở mức độ tương đối.

Bạn có thể hiểu được những yếu tố đó là gì qua công thức tính chỉ số Bounce Rate dưới đây:

Bounce Rate = [(Tổng lượt người dùng thoát (Bounce) ở trong một khoảng thời gian nhất định) / (Tổng số lần người dùng truy cập (Entrance) của một trang ở trong cùng thời gian đó)] x 100

Dựa vào công thức này, bạn có thể thấy Bounce Rate được cấu tạo từ 2 chỉ số chính là Tổng số lượt truy cập và Tổng số lượt thoát. Tất cả đều phải được đo lường trong cùng một khoảng thời gian.

Ví dụ: Website của bạn thuộc lĩnh vực thời trang, trong một tuần qua, những chỉ số trên ghi nhận như sau:

  • Tổng số lượt truy cập: 3.000 lượt
  • Tổng số lượt thoát: 500 lượt
  • Vậy Bounce Rate = (500/3.000) x 100 = 16,7 %

Như vậy, tỷ lệ thoát trang của bạn trong tuần qua đạt 16,7%.

2. Tỷ lệ Bounce Rate bao nhiêu là tốt?

Hiện tại chưa có nhận định chính xác nào từ phía Google về thang đo của chỉ số này. Tuy nhiên, thông qua các lần đánh giá từ những công cụ kiểm tra tốc độ trang web, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ Bounce Rate của một website tối đa chỉ nên là 40% hoặc thấp hơn. Nếu đạt ngưỡng 60% hoặc cao hơn, bạn cần đánh giá lại nội dung trên trang và điều chỉnh cho phù hợp.

Ngoài ra, đối với một số ngành hàng, tỷ lệ Bounce Rate cũng sẽ có ngưỡng khác nhau. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

Ngành hàng Tỷ lệ trung bình của Bounce Rate
May mặc và giày dép 27.92%
Dịch vụ tư vấn 49.47%
Ngành giáo dục 42.4%
Sức khỏe và thể chất 38.65%
Phần mềm điện tử 48.24%

Sự khác biệt về các chỉ số trên bảng cho thấy để quyết định một ngưỡng Bounce Rate cố định là không thể. Vì điều đó còn phụ thuộc vào ngành hàng của bạn, bởi vậy bạn nên có một quá trình dài đo lường, đánh giá và tối ưu. Khi đó bạn sẽ có được một tỷ lệ Bounce Rate cố định, và luôn cố gắng để duy trì trong ngưỡng hoặc thấp hơn nếu được.

3. Nguyên nhân khiến chỉ số Bounce Rate tăng cao

Để giảm tỷ lệ thoát trang một cách hiệu quả, bạn cần hiểu được các tác nhân gây ra tình trạng này. Chúng tôi đã tổng hợp lại những tác nhân này dưới đây để bạn tham khảo:

  • Chất lượng nội dung: Nội dung trên trang không hấp dẫn, bố cục không rõ ràng và bị trùng lặp sẽ là những yếu tố khiến người dùng rời đi ngay lập tức.
  • Thiết kế website phức tạp: Tốc độ tải trang chậm và không tối ưu hóa giao diện cho thiết bị di động. Người dùng dễ rời đi nếu giao diện khó nhìn, trang tải lâu, hoặc không hiển thị tốt trên di động.
  • Cấu trúc website: Điều hướng khó hiểu, liên kết bị hỏng và URL không thân thiện khiến người dùng gặp khó khăn và cảm thấy thất vọng, dẫn đến việc rời trang. Các yếu tố này làm giảm trải nghiệm và khả năng quay lại website.
  • Quảng cáo hiển thị trên trang: Số lượng quảng cáo quá nhiều và chất lượng quảng cáo kém, không liên quan sẽ giảm trải nghiệm người dùng và khiến họ rời trang.
  • Nguồn lưu lượng: Nguồn lưu lượng không nhắm đúng đối tượng và backlink từ các trang web kém chất lượng có thể khiến người dùng rời đi nhanh chóng. Đồng thời, quảng cáo hoặc liên kết không phù hợp, người dùng sẽ không ở lại lâu và giảm uy tín của website.
  • Thiết bị và trình duyệt: Website không tương thích với các thiết bị và trình duyệt khác nhau có thể gây lỗi hiển thị, làm giảm trải nghiệm người dùng. Khi trang không đọc được hoặc bị lỗi, người dùng sẽ thoát ngay.
  • Yếu tố kỹ thuật: Lỗi 404 Not Found và server chậm là hai lỗi phổ biến liên quan tới kỹ thuật, chúng sẽ làm người dùng khó chịu và thoát trang để tìm website đối thủ của bạn.

4. 6 cách giảm tỷ lệ Bounce Rate hiệu quả cho website

4.1. Cung cấp nội dung phù hợp với ý định tìm kiếm người dùng

Trang web của bạn cần phải cho người tìm kiếm thấy được những thông tin, giải pháp phù hợp với vấn đề họ đang cần giải quyết. Bởi vậy bạn cần xác định từ khóa SEO đúng mục tiêu với ý định tìm kiếm của người dùng. Thông qua việc lựa chọn đúng từ khóa chính xác, bạn sẽ cung cấp được đúng loại nội dung và truyền tải đúng thông điệp.

Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo các yếu tố SEO Onpage được thiết lập nội dung chính xác. Hệ thống tìm kiếm của trình duyệt cần quét được từ khóa mục tiêu có chứa trong nội dung của SEO Titlethẻ Meta Descriptions. Mục đích của việc này là để chắc chắn rằng bài viết trong trang web của bạn sẽ được đề xuất hiển thị khi có người dùng tìm kiếm.

4.2. Cải thiện tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang có thể tạo trải nghiệm người dùng tốt và cũng sẽ phá hỏng ngay từ lần đầu nhấp chuột. Để cải thiện tốc độ tải trang, bạn có thể sử dụng công cụ đo lường PageSpeed Insights được phát triển bởi Google. Trong đó, công cụ sẽ đề xuất giải pháp phù hợp với tình trạng vấn đề hiện tại của trang web.

Đo lường tốc độ tải trang bằng công cụ PageSpeed Insights
Đo lường tốc độ tải trang bằng công cụ PageSpeed Insights

4.3. Tối ưu trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động

Theo báo cáo thống kê từ trang Statista, lưu lượng truy cập từ di động chiếm hơn một nửa tổng lượng truy cập web toàn cầu. Điều này có nghĩa là bạn cần phải tối ưu website trên cả thiết bị di động và máy tính bảng, mục đích cuối là tạo ra trải nghiệm người dùng trọn vẹn.

Một cách để kiểm tra xem trang web của bạn đã đạt hiệu suất tốt trên thiết bị di động chưa là sử dụng công cụ PageSpeed Insights. Bạn chỉ cần sao chép đường liên kết website vào công cụ, chọn Mobile để xem điểm hiệu suất. Công cụ sẽ hỗ trợ bạn chỉ ra các phần còn kém và đề xuất hướng giải quyết ngay lập tức.

Tối ưu website trên thiết bị di động
Tối ưu website trên thiết bị di động

4.4. Chèn các liên kết nội bộ hợp lý

Việc chèn các liên kết nội bộ hợp lý sẽ giúp giảm tình trạng người dùng thoát trang. Cụ thể các liên kết này sẽ tiếp tục kích thích nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng, họ sẽ nhấp vào các đường liên kết và chuyển sang bài viết khác trong website của bạn.

Ví dụ như phần các Bài viết liên quan của website chúng tôi, người dùng có thể kéo xuống để tìm kiếm thêm những bài viết chứa thông tin phù hợp.

Thêm liên kết nội bộ các bài viết liên quan dưới trang web
Thêm liên kết nội bộ các bài viết liên quan dưới trang web

Bên cạnh đó, các liên kết nội bộ cũng rất quan trọng đối với một bài SEO, vì chúng sẽ giúp Google quét và hiểu nội dung trang trên website của bạn. Cùng với đó là mối quan hệ giữa các trang của bạn.

4.5. Sửa bố cục và cải thiện chất lượng nội dung

Bố cục rõ ràng và chất lượng nội dung tốt sẽ là những yếu tố tiếp theo giữ chân người dùng ở lại với website của bạn. Để cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo những cách sau:

  • Sử dụng các thẻ Subheading: Những Subheading trong bài giúp chia nhỏ nội dung thành các phần dễ tiếp cận và giúp người đọc dễ dàng lướt qua và hiểu ý chính của từng phần.
  • Sử dụng các khoảng không gian trắng: Bạn cần giữ cho khoảng cách nội dung giữa các đoạn và dòng được giãn cách phù hợp. Tránh để quá gần nhau, người đọc có thể bị khó tiếp nhận lượng lớn nội dung bên trong.
  • Sử dụng các đoạn văn ngắn và câu văn ngắn: Chia nhỏ các đoạn nội dung ra. Mỗi đoạn chỉ nên truyền tải một ý chính.

4.6. Thiết lập bảng Mục lục nội dung trên bố cục bài viết

Với bảng Mục lục nội dung trên trang, người dùng sẽ tìm được chính xác những gì họ đang muốn tìm kiếm. Đồng thời dựa vào các đầu mục tóm tắt trong bảng, người dùng có thể bỏ qua được những phần không quan trọng và tìm đến các phần thông tin cốt lõi. Do đó, bạn nên thiết lập bảng Mục lục nội dung để tạo trải nghiệm tốt với người dùng.

Tạo bảng mục lục nội dung trên trang
Tạo bảng mục lục nội dung trên trang

5. Cách kiểm tra tỷ lệ Bounce Rate bằng công cụ Google Analytics 4

Hầu hết báo cáo mặc định của Google Analytics sẽ không cung cấp chỉ số Bounce Rate, tuy nhiên bạn có thể tự điều chỉnh để nhìn thấy chỉ số này được báo cáo trên bảng tổng hợp kết quả.

Bước 1: Truy cập vào bảng Dashboard trong công cụ >> Chọn Reports trong thanh Sidebar >> Chọn Engagement >> Chọn Pages and screens

Thêm chỉ số Bounce Rate vào báo cáo của Google Analytics
Thêm chỉ số Bounce Rate vào báo cáo của Google Analytics

Bước 2: Chọn biểu tượng bút chỉ để điều chỉnh trường thông tin trên báo cáo.

Điều chỉnh trường thông tin trên báo cáo
Điều chỉnh trường thông tin trên báo cáo

Bước 3: Chọn Metrics >> Chọn Add Metric >> Chọn Bounce Rate >> Chọn Apply.

Thiết lập thêm chỉ số Bounce Rate
Thiết lập thêm chỉ số Bounce Rate

Bước 4: Chọn Save và quay về xem lại báo cáo trang để kiểm tra tỷ lệ thoát trang.

Lưu lại các điều chỉnh hiển thị chỉ số Bounce Rate
Lưu lại các điều chỉnh hiển thị chỉ số Bounce Rate

6. Kết luận

Chỉ số Bounce Rate là một chỉ số quan trọng thể hiện cho việc trang web của bạn đã cung cấp được những điều gì hữu ích cho người dùng truy cập. Tuy nhiên đó không phải là duy nhất, vì bạn cần đánh giá các khía cạnh khác hơn là một tỷ lệ phần trăm thoát trang, chẳng hạn như Performance, SEO, Khả năng hỗ trợ truy cập,… Và Bounce Rate cũng thực sự có ý nghĩa khi được kết hợp để tối ưu với những chỉ số khác.

Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn cơ bản thông tin Bounce Rate là gì. Cùng với đó là những cách giúp giảm tỷ lệ thoát trang. Mong rằng bạn có thể áp dụng được các kiến thức này vào công việc của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu về dịch vụ SEO hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tốt nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.

MIC CREATIVE – Your Success, Our Future

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing