1. Quảng cáo Zalo có hiệu quả hay không?
Hiện nay, theo thống kê, Zalo đã có hơn 100 triệu người dùng. Số người dùng hoạt động hàng tháng của Zalo là hơn 70 triệu người. Mặc dù Zalo Ads chưa phát triển bằng Facebook Ads / Google Ads, nhưng ở thị trường Việt Nam, Zalo cũng là 1 thương hiệu “Top of mind”, ứng dụng nhắn tin được yêu thích nhất hiện nay.
Theo nghiên cứu của Adsota năm 2020, số lượng người dùng Zalo tại Việt Nam chiếm 76,5% dân số nước ta. Vì vậy, các doanh nghiệp có thị trường ở Việt Nam không thể bỏ qua được kênh tiếp thị này để giới thiệu sản phẩm và tương tác với khách hàng của mình.
Vậy nên, có thể thấy Zalo Ads là một công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp có thể khai thác tệp người dùng tiềm năng trên nền tảng này.
2. Zalo Ads có những cách tính nào?
Zalo Ads sử dụng cơ chế đấu thầu để tính phí, nghĩa là doanh nghiệp sẽ đặt mức giá cho mỗi lần hiển thị hoặc mỗi lần người dùng tương tác với quảng cáo của họ. Hệ thống sẽ ưu tiên phân phối quảng cáo cho những nhà quảng cáo với giá thầu cao nhất và phù hợp nhất với đối tượng khách hàng mục tiêu. Các hình thức tính phí của Zalo Ads bao gồm:
- CPC – Cost Per Click (Lượt nhấp): Đây là phương thức tính phí khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn, đồng thời cũng là một phương thức thanh toán phổ biến được áp dụng cho nhiều loại quảng cáo trên Zalo Ads.
- CPA – Cost Per Action (Lượt liên hệ): Hình thức này sẽ được tính phí khi người dùng thực hiện hành động chuyển đổi trên quảng cáo. Hình thức này được áp dụng cho các loại quảng cáo như quảng cáo Commerce, Form và tin nhắn.
- CPM – Cost Per Mille (Lượt hiển thị): Được Zalo Ads tính phí mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo (1M = 1000 lượt hiển thị) đến nhóm người dùng chọn trong lúc thiết lập quảng cáo.Được áp dụng cho những loại hình quảng cáo sau như display, quảng cáo video.
- CPV – Cost Per Completed View (Lượt xem): Quảng cáo sẽ tính phí khi người dùng trên Zalo xem hoàn tất video quảng cáo. Trong trường hợp video có độ dài lớn hơn 30 giây, hệ thống sẽ tính phí khi người dùng Zalo xem đến giây thứ 30. Ngược lại, hệ thống sẽ tính phí khi người dùng Zalo xem hoàn tất video.
Bạn có thể tham khảo ví dụ cho từng cách tính phí dưới nay
- Nếu doanh nghiệp đặt giá thầu CPC là 200 đồng cho quảng cáo website, họ sẽ chỉ phải trả 200 đồng khi có người dùng nhấp vào quảng cáo.
- Trong trường hợp doanh nghiệp đặt giá thầu CPA là 1.000.000 đồng cho quảng cáo Commerce, họ sẽ chỉ phải trả 1.000.000 đồng khi có người dùng thực hiện mua hàng thành công thông qua quảng cáo.
- Nếu doanh nghiệp đặt giá thầu CPM là 10.000 đồng cho quảng cáo display, họ sẽ chỉ phải trả 10.000 đồng khi quảng cáo của họ được hiển thị 1.000 lần.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân phối quảng cáo
Phân phối quảng cáo là bước đầu tiên và cũng là nền tảng để quảng cáo của bạn hoạt động hiệu quả. Việc tối ưu quảng cáo cũng sẽ phải được chăm chú ngay từ giai đoạn này. Vậy để quảng cáo phân phối tốt, chúng ta cần quan tâm tới các yếu tố nào?
Dưới đây, MIC sẽ đưa ra một số yếu tố phổ biến ảnh hưởng đến việc phân phối quảng cáo Zalo mà các doanh nghiệp cần cân nhắc. Điều này giúp tối ưu hóa độ phủ của chiến dịch quảng cáo.
3.1. Chỉ số CTR
Chỉ số Click-Through Rate (CTR) đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng trên Zalo. Để thu hút sự chú ý của người dùng quảng cáo của doanh nghiệp, cửa hàng cần phải phù hợp với đối tượng mục tiêu, khiến cho người dùng quan tâm và tương tác nhiều hơn.
Trên nền tảng quảng cáo Zalo Ads, CTR thường dao động từ 0.7% đến 0.9%. Trong trường hợp CTR của quảng cáo bạn thấp hơn 0.7%, hãy xem xét và thay đổi nội dung (câu chữ, hình ảnh) để thu hút sự chú ý và tạo ra hiệu quả cao hơn.
3.2. Giá thầu và số lượng click của quảng cáo
Trong chiến lược quảng cáo trên Zalo, giá thầu đóng vai trò quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét khi muốn tăng tốc quá trình phân phối quảng cáo. Mức giá thầu thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu và gây ra tỷ lệ nhấp chuột kém.
Ngoài ra, nếu giá thầu của bạn thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch quảng cáo trên Zalo. Do đó, hãy xem xét điều chỉnh mức giá thầu để đảm bảo hiệu quả tối đa cho chiến dịch quảng cáo của bạn.
3.3. Ngân sách quảng cáo
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc phân phối quảng cáo trên Zalo đó chính là ngân sách chi phí cho chiến dịch quảng cáo. Để đảm bảo rằng chiến dịch Zalo Ads được phân phối một cách ổn định, quảng cáo của bạn cần có ngân sách lớn hơn hoặc bằng tổng ngân sách dự kiến cho chiến dịch quảng cáo.
3.4. Tiền tạm giữ
Khi quảng cáo được duyệt, hệ thống sẽ tạm giữ một khoản tiền nhất định để đảm bảo có đủ ngân sách để phân phối quảng cáo đó. Nhà quảng cáo có thể kiểm tra trong phần thông tin người dùng để xác minh xem quảng cáo của mình đã được giữ tiền hay chưa. Trong trường hợp hệ thống tạm giữ toàn bộ số tiền trong tài khoản quảng cáo, điều này có nghĩa là số dư hiện tại trong tài khoản không đủ để hệ thống tiếp tục tạm giữ. Khi đó, nhà quảng cáo cần xem xét một số điều sau:
- Nạp tiền vào tài khoản.
- Kiểm tra và tắt các quảng cáo không cần thiết. Sau đó, chờ khoảng 30 phút để hệ thống hoàn tiền tạm ứng, từ đó nhà quảng cáo có thể tạo ra quảng cáo mới.
4. Lời kết
Hy vọng với những thông tin được MIC Creative chia sẻ ở trên, sẽ giúp bạn có thể sớm tìm ra nguyên nhân khiến chiến dịch quảng cáo Zalo Ads phân phối không hiệu quả. Qua đó tìm được giải pháp khắc phục để tăng tỉ lệ chuyển đổi và tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội