Hướng dẫn cách lên kế hoạch Digital Marketing chi tiết từ A-Z

Đăng ngày: 03/01/2024

Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, Digital Marketing đã trở thành kênh tiếp thị tất yếu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hoạt động này đem đến hiệu quả trong dài hạn thì doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm vững kiến thức bài bản về Digital Marketing. Vậy nên, trong bài viết này, MIC Creative sẽ hướng dẫn bạn cách lên kế hoạch Digital Marketing chi tiết từ A-Z để đạt mục tiêu kinh doanh và làm thương hiệu.

Hướng dẫn cách lên kế hoạch Digital Marketing chi tiết từ A-Z

1. Kế hoạch Digital Marketing là gì? 

Tổng quan về kế hoạch Digital Marketing
Tổng quan về kế hoạch Digital Marketing

Kế hoạch Digital Marketing có thể hiểu đơn giản là kế hoạch Marketing trên nền tảng số, là một bản quy trình và tất cả tài liệu cần thiết để doanh nghiệp truyền thông sản phẩm, dịch vụ trên Internet. Các tài liệu đó bao gồm kế hoạch chi tiết về:

  • Nội dung (Content Marketing)
  • Truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing)
  • Email Marketing
  • Quảng cáo (Advertising)
  • SEO (Search Engine Optimisation)
  • Website 
  • Tìm kiếm trả phí (Paid Search)

Một kế hoạch Digital Marketing chuẩn và tốt sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đạt được các mục tiêu sau:

  • Xác định thị trường và khách hàng tiềm năng
  • Xác lập chiến lược cụ thể để tiếp cận khách hàng
  • Tăng cường tương tác với khách hàng
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu
  • Thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng

2. 7 bước lên kế hoạch Digital Marketing 

7 bước cơ bản để lập kế hoạch Digital Marketing
7 bước cơ bản để lập kế hoạch Digital Marketing

Dưới đây là 7 bước cơ bản để lập kế hoạch Digital Marketing mà các Marketer nên nắm rõ.

2.1. Xác định mục tiêu của kế hoạch 

Mục tiêu là đích đến mà doanh nghiệp của bạn muốn đạt được dưới dạng kết quả cụ thể trong khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng cho các hoạt động triển khai.

Mô hình SMART là một công cụ hữu ích giúp bạn xác định mục tiêu kế hoạch Digital Marketing hiệu quả. Thông thường, mô hình SMART gồm các tiêu chí như sau:

Xác định mục tiêu kế hoạch

  • S – Specific (Cụ thể): Mục tiêu cần rõ ràng, không chung chung.
  • M – Measurable (Có thể đo lường được): Mục tiêu cần đo lường bằng các chỉ số.
  • A – Achievable (Có thể đạt được): Mục tiêu cần phù hợp, khả thi với nguồn lực doanh nghiệp.
  • R – Relevant (Có liên quan): Mục tiêu phải có sự nhất quán, liên quan đến chiến lược tổng thể.
  • T – Timebound (Có thời hạn): Mục tiêu cần có mốc thời gian cụ thể để hoàn thành.

2.2. Phân tích sản phẩm và thương hiệu

Đây là bước quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch Digital Marketing. Bạn cần phải hiểu tường tận sản phẩm và thương hiệu của mình đang ở vị trí như thế nào trên thị trường.

Bạn có thể tham khảo mô hình SWOT để phân tích các khía cạnh thương hiệu, cụ thể như sau:

Mô hình Swot

  • S – Strengths (Điểm mạnh): Những lợi thế nổi bật mà doanh nghiệp bạn đang sở hữu, ví dụ như nguồn lực, kỹ năng, tài chính,…
  • W – Weaknesses (Điểm yếu): Những điểm hạn chế mà doanh nghiệp cần khắc phục hoặc đang kém hơn đối thủ cạnh tranh.
  • O – Opportunities (Cơ hội): Những yếu tố bên ngoài có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như xu hướng thị trường hay sự thay đổi của công nghệ.
  • T – Threats (Thách thức): Những thách thức bên ngoài có thể gây hại cho doanh nghiệp, có thể kể đến như cạnh tranh từ đối thủ, sự thay đổi chính sách của nhà nước.

Để phân tích sản phẩm, bạn có thể sử dụng mô hình 5 cấp độ của sản phẩm trong Marketing dưới đây:

  • Sản phẩm cốt lõi (Core product): Là công năng, lợi ích cốt lõi mà sản phẩm của bạn cung cấp cho khách hàng. Ví dụ: khách sạn là để nghỉ ngơi, chai nước là để uống, cái giường là để nằm.
  • Sản phẩm cơ bản (Basic product): Gồm những đặc tính tạo nên hình thù sản phẩm như bao bì, tính năng, thiết kế, nhãn hiệu… Ví dụ: với chai nước, sản phẩm cơ bản là nước.
  • Sản phẩm mong đợi (Expected product): Cấp độ sản phẩm này đề cập đến mọi khía cạnh mà người tiêu dùng kỳ vọng sẽ nhận được khi họ mua một sản phẩm. Ví dụ: nước phải sạch và an toàn; áo phải đẹp, đường may đẹp.
  • Sản phẩm tăng cường (Augmented product): Cấp độ này đề cập đến tất cả các yếu tố bổ sung khiến cho một sản phẩm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, sản phẩm tăng cường có liên quan  mật thiết đến nhận diện thương hiệu và hình ảnh của một công ty. Ví dụ: nước phải tinh khiết, tự nhiên hơn. Hay với một chiếc váy nó có độc đáo với những chiếc váy ngoài thị trường không. Ngoài ra còn có dịch vụ hỗ trợ, bảo trì, bảo hành.
  • Sản phẩm tiềm năng (potential): Sản phẩm tiềm năng đề cập đến những sự mở rộng và biến đổi mà sản phẩm có thể phải trải qua trong tương lai. Ví dụ: sản phẩm tiềm năng của nước là nước hoàn toàn thiên nhiên nhưng có vị, trở nên ngon hơn, chẳng hạn nước vị chanh, nước vị bia.

 

Mô hình 5 cấp độ sản phẩm
Mô hình 5 cấp độ sản phẩm

Nếu doanh nghiệp của bạn đang thực hiện các hoạt động kinh doanh và Marketing quốc tế thì mô hình 5 cấp độ sản phẩm này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tiêu chuẩn hóa và thích nghi hoá sản phẩm. 3 cấp độ đầu của sản phẩm sẽ có khả năng tiêu chuẩn hoá cao hơn, và bắt đầu từ cấp độ thứ 4 là bắt đầu thích nghi hoá.

Tiêu chuẩn hoá là sự đồng nhất trong sản phẩm và dịch vụ cũng như các công cụ Marketing Mix trên mọi thị trường mà doanh nghiệp đang có các hoạt động kinh doanh.

Ví dụ: Coca đưa ra chiến lược “One World – One Brand – One Coke” hay “Real Magic” được áp dụng tại tất cả thị trường Coca-Cola đang hoạt động, hoàn toàn không địa phương hóa chiến lược này. Hay các sản phẩm cà phê của Starbucks, với hạt cà phê Arabica, không sử dụng hạt  Robusta để phù hợp với các thị trường khác nhau.

Thích nghi hoá là sự thích ứng của các hoạt động và các công cụ Marketing Mix tại các thị trường mục tiêu.

2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Để có bản kế hoạch Digital Marketing toàn diện thì không thể thiếu bước phân tích đối thủ cạnh tranh. Qua đó, bạn sẽ biết được doanh nghiệp bạn cần cải thiện gì để vượt qua đối thủ và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Bạn có thể áp dụng mô hình SWOT cùng với bộ 16 câu hỏi dưới đây để thu thập thông tin đối thủ:

Bộ 16 câu hỏi quan trọng để phân tích sản phẩm, thương hiệu và đối thủ cạnh tranh
Bộ 16 câu hỏi quan trọng để phân tích sản phẩm, thương hiệu và đối thủ cạnh tranh

Ngoài ra, dữ liệu hoạt động trực tuyến của đối thủ cũng là một điều quan trọng bạn cần thu thập. Hiện nay có vô vàn công cụ giúp bạn dễ dàng thực hiện công việc này, tuy nhiên, dưới đây là vài công cụ hữu ích và thực tế nhất:

  • Phân tích Fanpage đối thủ: 
    • Facebook Insights: Cung cấp số liệu chi tiết về bài viết, mức độ tương tác, nhân khẩu học của khán giả.
    • Facebook “Info and Ads”: Cung cấp thông tin quảng cáo của đối thủ.
    • Fanpage Karma: Cung cấp thông tin tất cả Fanpage đối thủ.
    • Sociograph: Cung cấp thông tin Fanpage và Group Facebook.
    • Klear: Cung cấp dữ liệu về Influencer Marketing (Marketing sử dụng người có sức ảnh hưởng).
  • Nghiên cứu website đối thủ:
    • Google Tag Assistant: Cho phép bạn kiểm tra đối thủ đang cài đoạn mã theo dõi của Google trên website như thế nào.
    • Meta Pixel Helper: Giúp bạn đo lường và tối ưu hóa trải nghiệm người truy cập website.
    • Web Developer: Dùng để kiểm tra Heading, thẻ Alt ảnh và các yếu tố quan trọng khác.
    • Seoquake: Công cụ phổ biến nhất khi bạn muốn tối ưu SEO Onpage và nghiên cứu SEO đối thủ.

2.4. Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là những người bạn muốn họ mua sản phẩm/dịch vụ của mình. Để xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu rõ ràng nhất bạn có thể ứng dụng mô hình 5W1H:

  • Who

Bạn cần liệt kê các đặc điểm nhân khẩu học của họ bao gồm: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, vị trí địa lý, thu nhập.

  • What

Hãy nghiên cứu xem sở thích, tâm lý, hành vi của họ càng cụ thể càng tốt, ví dụ: cách thức sử dụng Internet, các kênh mạng xã hội họ sử dụng để làm gì?

  • Why

Tại bước này, bạn cần trả lời câu hỏi: Vì sao khách hàng cần dịch vụ, sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh?

  • When

Thời điểm đặc biệt nào mà khách hàng cần sản phẩm, dịch vụ của bạn? Thời điểm nào bạn tiếp cận khách hàng tốt nhất?

  • Where

Khi có nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ thì khách hàng sẽ tìm ở đâu? Nơi nào sẽ thuận tiện cho khách hàng tiềm năng của bạn?

  • How

Bạn cần hình dung cách thức họ mua hàng như thế nào hoặc bằng cách nào họ tiếp cận được sản phẩm, dịch vụ của bạn?

Sau khi đã “vẽ” được chân dung khách hàng tiềm năng sẽ là bước xây dựng hành trình khách hàng (Customer Journey Map). Hành trình của khách hàng là một chuỗi các giai đoạn – bắt đầu từ nhận thức về thương hiệu cho đến khi mua hàng và cuối cùng là lòng trung thành của khách hàng. Hành trình khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những gì khách hàng trải qua để từ đó xây dựng được những điểm tiếp xúc tốt và hiệu quả nhất.

Bản đồ hành trình khách hàng
Bản đồ hành trình khách hàng

5 giai đoạn mà khách hàng trải qua khi tương tác với sản phẩm hoặc thương hiệu: Nhận thức (Awareness), Cân nhắc (Consideration), Quyết định (Decision), Sử dụng dịch vụ (Service), Trung thành (Loyalty). Tại mỗi giai đoạn của khách hàng, hãy nghiên cứu thật kỹ các điểm chạm mà bạn có thể tương tác với họ để tạo ra những trải nghiệm tích cực nhất, hữu ích nhất!

2.5. Lên chiến lược truyền thông cụ thể cho các kế hoạch

Sau khi đã xác định rõ mục tiêu, định vị thương hiệu, đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu thì điều cần làm tiếp theo là lên chiến lược truyền thông với các hành động cụ thể cho các kế hoạch.

Các kế hoạch Digital Marketing cơ bản bạn cần chuẩn bị bao gồm: SEO, Truyền thông mạng xã hội, Quảng cáo, Email. Với mỗi mục tiêu ban đầu đặt ra, bạn cần đưa ra hành động rõ ràng của các kế hoạch Digital Marketing. Giả sử với mục tiêu “Tăng số lượng khách hàng tiềm năng truy cập trang web của doanh nghiệp từ 10.000 lượt/tháng lên 20.000 lượt/tháng trong vòng 3 tháng” thì:

  • Kế hoạch SEO cần keyword gì, nội dung ra sao, các hoạt động Onpage và Offpage sẽ được triển khai như thế nào?
  • Kế hoạch Truyền thông mạng xã hội và Quảng cáo cần điều hướng nội dung về website cụ thể ra sao? Triển khai nội dung trên những kênh mạng xã hội nào? Có những tuyến nội dung nào? Tỉ lệ các Content Pillar ra sao? Tần suất đăng bài thế nào? Lịch đăng ra sao?

Một lưu ý quan trọng là các chiến lược truyền thông cần bám sát hành trình mua hàng của khách hàng. Ví dụ:

  • Giai đoạn Nhận thức (Awareness): Nội dung SEO, Truyền thông mạng xã hội và Email nên tập trung thu hút sự chú ý của khách hàng càng nhiều càng tốt. Bạn không nên dồn dập các thông tin khuyến mãi hoặc thúc giục họ mua sản phẩm/dịch vụ tại giai đoạn này. Cố gắng lồng ghép nội dung thương hiệu vào các bài đăng “câu” tương tác.
  • Giai đoạn Cân nhắc (Consideration): Hãy cung cấp thông tin cho khách hàng các giải pháp có thể giúp họ giải quyết nhu cầu/vấn đề. Cho họ thấy sự khác biệt ưu việt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh trực tiếp qua các kênh truyền thông mạng xã hội và SEO.
  • Giai đoạn Quyết định (Decision): Bạn có thể tặng khách hàng các ưu đãi đặc biệt có giới hạn và thông tin đến họ qua các kênh Quảng cáo, Email và mạng xã hội phổ biến.

Ở các giai đoạn tiếp theo, các kế hoạch Digital Marketing cần nuôi dưỡng, tạo nhiều giá trị cho người đã trở thành khách hàng của doanh nghiệp để tăng lòng trung thành, quay lại mua hàng của họ.

2.6. Xác định mức ngân sách cho toàn chiến dịch

Kế hoạch ngân sách giúp doanh nghiệp kiểm soát chi tiêu dễ dàng và ra quyết định phân bổ nhân sự triển khai phù hợp. Thông thường, ngân sách được tạo bởi kế hoạch chi phí quảng cáo và chi phí nhân sự. 

Chi phí quảng cáo thường bị ảnh hưởng bởi nền tảng và thuật toán theo thời kỳ của nền tảng đó. Bạn cần xác định rõ các thông tin như kênh quảng cáo, mục tiêu, đơn vị tính, thời gian, nội dung, số lượng nội dung.

Chi phí nhân sự sẽ liên quan đến chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng của nhân sự và khả năng phân bổ nhân sự của doanh nghiệp. Bạn có thể có nhiều nhân sự thực hiện chuyên môn từng kế hoạch SEO, Quảng cáo, Truyền thông mạng xã hội, tuy nhiên, vẫn cần 1 nhân sự Digital Marketing toàn thời gian nắm được kế hoạch tất cả các kênh Digital.

Lập kế hoạch ngân sách cũng có thể dựa trên mô hình SMART để xác định rõ số tiền cần chi tiêu và giúp bạn có phương án tối ưu sử dụng chi phí cho các hoạt động Digital Marketing.

Minh họa ngân sách quảng cáo trong kế hoạch Digital Marketing
Minh họa ngân sách quảng cáo trong kế hoạch Digital Marketing

2.7. Đánh giá chỉ số và đưa ra các điều chỉnh

Bước cuối cùng sẽ giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả chiến dịch Digital Marketing từ đó điều chỉnh kịp phương án kịp thời để đạt được mục tiêu. Để đánh giá chỉ số thì doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Xác định chỉ số cần đo lường sao cho phù hợp với mục tiêu và chiến lược.
  • Thời gian tiến hành đo lường là 2 tuần sau khi thực hiện hoạt động Digital Marketing.
  • Thu thập chi tiết dữ liệu liên quan đến chỉ số từ nhiều nguồn.
  • Phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả dựa trên mục tiêu ban đầu.
  • Đưa ra điều chỉnh là điều bắt buộc để kế hoạch Digital Marketing đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Tổng hợp các mẫu kế hoạch Digital Marketing của các thương hiệu lớn

Tổng hợp các mẫu kế hoạch Digital Marketing
Tổng hợp các mẫu kế hoạch Digital Marketing

Bạn có thể tham gia các hội nhóm trên Facebook như Tâm Sự Con Sen, Mỗi Ngày Một Chút Content để học hỏi từ các thành viên đa ngành nghề và có thể được chia sẻ mẫu kế hoạch từ các tập đoàn hoặc thương hiệu lớn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo 3 mẫu kế hoạch Digital Marketing chỉn chu của Google dưới đây:

Để giúp bạn có thêm góc nhìn thực tế cũng như dễ dàng ứng dụng mẫu Digital Marketing vào công việc, MIC Creative xin chia sẻ với bạn Kế hoạch Digital Marketing trung tâm Anh ngữ. Bản kế hoạch này gồm tất cả khoản mục quan trọng được trình bày vô cùng chi tiết như xác định mục tiêu, chiến lược Marketing, công cụ, ngân sách và đánh giá KPIs – tài liệu này sẽ là trợ thủ đắc lực, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hoạch định.

4. Lời kết  

Qua bài viết này, MIC Creative đã chia sẻ cách lên kế hoạch Digital Marketing chi tiết từ A-Z. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp doanh nghiệp bạn nắm rõ kiến thức cơ bản để thực hiện Digital Marketing hiệu quả. 

Nếu bạn đang có nhu cầu thuê triển khai các hoạt động Digital Marketing, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.

MIC CREATIVE – Your Success, Our Future

2.7/5 - (3 bình chọn)

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing