1. Tổng quan về tập đoàn Viettel
Được thành lập vào năm 1989, Viettel không chỉ là một tập đoàn viễn thông hàng đầu mà còn là biểu tượng của sự đổi mới sáng tạo, luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới, mở rộng dịch vụ và tạo dựng giá trị cho khách hàng.
Với đội ngũ lên đến 50.000 nhân viên và mức doanh thu hàng năm ấn tượng, tập đoàn luôn khẳng định vị thế của mình thông qua việc tập trung vào sự sáng tạo công nghệ và tính linh hoạt trong chiến lược phát triển, giúp không chỉ duy trì lợi thế cạnh tranh mà còn đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số tại các quốc gia mà họ tham gia.
Tính đến nay, Viettel đã có mặt tại hơn 10 quốc gia (Campuchia, Lào, Myanmar, Đông Timor, Peru, Haiti, Mozambique, Tanzania, Cameroon, Burundi), chứng minh cho sức mạnh và khả năng cạnh tranh toàn cầu của tập đoàn. Với tầm nhìn chiến lược, khả năng thích ứng nhanh chóng và các giải pháp công nghệ tiên tiến, Viettel đã và đang khẳng định mình là một trong những tập đoàn viễn thông, công nghệ hàng đầu tại Việt Nam và thế giới.
1.1. Khách hàng mục tiêu của Viettel
Khách hàng cá nhân:
- Giới trẻ và người dùng công nghệ: Đây là nhóm khách hàng trẻ tuổi (18-35 tuổi) có nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông cao cấp như 4G, 5G, và các dịch vụ internet nhanh
- Khách hàng gia đình: Nhóm khách hàng này là các gia đình trẻ và các gia đình có con cái học tập trực tuyến. Họ có nhu cầu về dịch vụ internet băng rộng, truyền hình trả tiền và các gói cước gia đình.
- Khách hàng cao cấp: Đây là phân khúc khách hàng VIP, vì vậy Viettel đặc biệt phát triển các gói dịch vụ viễn thông cao cấp như các gói dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán hóa đơn, và các sản phẩm hỗ trợ doanh nhân, người làm việc chuyên nghiệp.
Khách hàng doanh nghiệp:
- Các doanh nghiệp lớn: Nhóm khách hàng này có nhu cầu về các giải pháp viễn thông, công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Cụ thể, đây là các dịch vụ như hệ thống mạng riêng, hạ tầng công nghệ đám mây, các giải pháp bảo mật thông tin và dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiệu quả.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs): Viettel phát triển các giải pháp viễn thông linh hoạt, tiết kiệm chi phí, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong các gói cước internet và các giải pháp chuyển đổi số tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả.
Khách hàng quốc tế: Bên cạnh thị trường trong nước, Viettel còn hướng đến phục vụ cho thị trường quốc tế như Campuchia, Lào, Burundi, Đông Timor và Mozambique. Tại các quốc gia này, Viettel cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ, phục vụ cả đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của Viettel ở các thị trường quốc tế chứng tỏ khả năng mở rộng chiến lược khách hàng và sự thấu hiểu về nhu cầu viễn thông ở các khu vực khác nhau.
1.2. Đối thủ cạnh tranh của Viettel
Với sự đa dạng trong các lĩnh vực kinh doanh, Viettel không chỉ đối mặt với các đối thủ trong ngành viễn thông mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như công nghệ, tài chính, và dịch vụ số. Những đối thủ này không chỉ cạnh tranh về giá cả mà còn về chất lượng dịch vụ, sự sáng tạo trong công nghệ, và khả năng cung cấp giải pháp toàn diện cho khách hàng.
Đối thủ trong mảng viễn thông:
- Tập đoàn VinaPhone: VinaPhone là một đối thủ đáng gờm trong thị trường viễn thông. Tập đoàn này nổi bật với chất lượng dịch vụ ổn đỉnh và có một lượng khách hàng trung thành mạnh mẽ. Bên cạnh đó, VinaPhone cũng đang dần chuyển mình với các dịch vụ công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT) và chuyển đổi số.
- Tập đoàn Mobifone: Với lịch sử lâu dài, Mobifone cũng là một đối thủ mạnh. Mobifone không chỉ chú trọng vào các dịch vụ di động mà còn đẩy mạnh phát triển các giải pháp viễn thông cho doanh nghiệp và dịch vụ giải trí trực tuyến. Mặc dù Mobifone không phát triển mạnh mẽ ở các thị trường quốc tế như Viettel, nhưng trong nước, họ vẫn là một đối thủ lớn trong mảng viễn thông.
Đối thủ trong ngành công nghệ và dịch vụ số:
- FPT Telecom: Tập đoàn nổi bật với các sản phẩm, giải pháp công nghệ sáng tạo như FPT Play, FPT Cloud. Việc FPT Telecom đầu tư mạnh vào công nghệ khiến họ trở thành một đối thủ lớn của Viettel, đặc biệt trong các giải pháp về chuyển đổi số và dịch vụ số.
- ZaloPay: Được hưởng lợi từ sự phát triển của nền tảng Zalo, ZaloPay nhanh chóng xây dựng được một lượng người dùng lớn, cung cấp các dịch vụ tài chính và thanh toán di động. Sự cạnh tranh giữa ViettelPay và ZaloPay trong mảng tài chính số sẽ tiếp tục nóng lên, khi cả hai đều hướng đến việc chiếm lĩnh thị trường thanh toán trực tuyến.
Đối thủ trong lĩnh vực tài chính:
- MoMo: Là một ứng dụng ví điện tử phổ biến tại Việt Nam, MoMo đang trở thành một đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực thanh toán di động và các dịch vụ tài chính số. MoMo không chỉ cạnh tranh với ViettelPay trong việc thanh toán trực tuyến mà còn trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính số khác như vay tiêu dùng, bảo hiểm và các sản phẩm tài chính khác.
1.3. Sản phẩm và dịch vụ của Viettel
Viettel không chỉ dừng lại ở các dịch vụ cơ bản mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác, từ công nghệ thông tin, tài chính, đến các sản phẩm số, mang đến cho người tiêu dùng những giải pháp toàn diện, tiện ích và đột phá. Dưới đây là các sản phẩm và dịch vủ chủ yếu của Viettel:
Viễn thông
|
Dịch vụ thoại và nhắn tin: Các gói cước linh hoạt cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, từ các gói cước trả trước đến trả sau, với chất lượng cuộc gọi ổn định và vùng phủ sóng rộng khắp. |
Dữ liệu di động và internet: Dịch vụ 3G, 4G, 5G, phục vụ nhu cầu kết nối di động và sử dụng internet nhanh chóng. | |
Internet cáp quang FTTH: Viettel đã đầu tư mạnh vào hạ tầng internet cáp quang để phục vụ nhu cầu sử dụng internet tốc độ cao cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. | |
Dịch vụ truyền hình Viettel: Truyền hình Viettel TV với nhiều kênh truyền hình, các chương trình giải trí, thể thao và tin tức, đáp ứng nhu cầu giải trí phong phú. | |
Công nghệ thông tin và chuyển đổi số | Viettel Cloud: Dịch vụ điện toán đám mây, cung cấp giải pháp hạ tầng và phần mềm, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa việc lưu trữ và quản lý dữ liệu. |
Big Data và AI: Viettel áp dụng công nghệ big data và trí tuệ nhân tạo vào các sản phẩm và dịch vụ của mình, từ đó phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp và tổ chức lớn. | |
Giải pháp CNTT cho doanh nghiệp: Phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP), Hệ thống CRM, Hệ thống phần mềm chuyên ngành. | |
Tài chính và thanh toán | ViettelMoney cung cấp dịch vụ ngân hàng số, cho phép người dùng quản lý tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và thực hiện giao dịch tài chính một cách linh hoạt và tiện lợi qua điện thoại di động. |
Các sản phẩm số và thiết bị điện tử | Thiết bị di động Viettel: Các dòng điện thoại di động Viettel, phục vụ cho các phân khúc thị trường khác nhau, từ giá rẻ đến các sản phẩm cao cấp. |
Thiết bị mạng và kết nối: Các sản phẩm modem, router, giúp khách hàng kết nối internet với chất lượng cao. | |
Quốc phòng và nghiên cứu công nghệ cao | Thiết bị công nghệ cao phục vụ quốc phòng: Thiết bị viễn thông quân sự, hệ thống điều khiển, radar và giải pháp thông tin liên lạc bảo mật. |
Công nghệ IoT và Smart City | Giải pháp IoT (Internet of Things): Nền tảng quản lý kết nối SIM Viettel CMP, hỗ trợ quản lý hàng nghìn kết nối một cách hiệu quả như quản lý nhà thông minh, giám sát phương tiện giao thông, và thiết bị theo dõi sức khỏe từ xa. |
Giải pháp Smart City: Quản lý đô thị thông minh, bao gồm hệ thống camera giám sát, quản lý giao thông và quản lý năng lượng, hướng tới xây dựng các thành phố hiện đại và bền vững. |
2. Mô hình Porter’s Five Forces của Viettel
Được phát triển bởi Michael Porter, mô hình Porter’s Five Forces đánh giá năm yếu tố chính: mối đe dọa từ các đối thủ mới gia nhập, sức mạnh của nhà cung cấp, sức mạnh của khách hàng, mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế và mức độ cạnh tranh trong ngành. Hãy cùng xem cách mà Viettel đã áp dụng mô hình này để đối mặt với thách thức và tận dụng cơ hội trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt.
2.1. Mối đe dọa từ các đối thủ mới gia nhập (Threat of New Entrants)
Trong ngành viễn thông và công nghệ, mối đe dọa từ các đối thủ mới gia nhập có thể được xem là khá thấp đối với Viettel. Ngành viễn thông đòi hỏi vốn đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng, công nghệ, và chi phí duy trì hoạt động. Đồng thời, các quy định pháp lý khắt khe từ chính phủ và yêu cầu về giấy phép hoạt động khiến việc gia nhập thị trường trở nên khó khăn.
Để đối phó và tạo ra một rào cản gia nhập mạnh mẽ cho các đối thủ mới, Viettel đã xây dựng mạng lưới hạ tầng vững mạnh, với sự hiện diện rộng khắp ở cả các thành phố lớn và các khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, Viettel đã xây dựng nên hình ảnh thương hiệu mạnh và được người tiêu dùng tin tưởng, điều này càng khó khăn cho các công ty mới muốn cạnh tranh.
2.2. Sức mạnh của nhà cung cấp (Bargaining Power of Suppliers)
Có thể nói, sức mạnh của các nhà cung cấp được đánh giá ở mức trung bình, nó phụ thuộc ở lĩnh vực mà Viettel tham gia. Trong lĩnh vực viễn thông, Viettel làm việc với các nhà cung cấp hàng đầu như Ericsson và Nokia. Các yếu tố như thay đổi giá cả hoặc các vấn đề về bản quyền có thể tác động đến hoạt động của Viettel.
Tuy nhiên, là một tập đoàn lớn, Viettel có được lợi thế trong việc đàm phán với các nhà cung cấp. Quy mô của Viettel cho phép họ đàm phán được mức giá tốt hơn hoặc các điều khoản có lợi hơn (như bảo hành dài hạn, chuyển giao công nghệ, hoặc hỗ trợ kỹ thuật).
Không chỉ vậy, Viettel cũng đang tự nghiên cứu và phát triển một phần thiết bị, giảm thiểu sự phụ thuộc hoàn toàn. Đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, Viettel đã tự sản xuất nhiều thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin, giúp giảm sức ép từ nhà cung cấp bên ngoài.
2.3. Sức mạnh của khách hàng (Bargaining Power of Customers)
Khách hàng của Viettel rất đa dạng, từ người tiêu dùng cá nhân đến các doanh nghiệp lớn. Sức mạnh của khách hàng đối với Viettel khá cao trong ngành viễn thông, đặc biệt là trong mảng dịch vụ di động và internet cố định, nơi có rất nhiều sự lựa chọn từ các nhà mạng khác như VinaPhone và Mobifone.
Khách hàng có thể so sánh giá và lựa chọn giữa các gói cước khác nhau, điều này tạo ra áp lực lớn cho Viettel trong việc giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, Viettel đã phát triển các dịch vụ chất lượng cao, đồng thời đầu tư vào các chương trình khuyến mãi và dịch vụ khách hàng xuất sắc để duy trì sự trung thành từ khách hàng. Hơn nữa, tính sáng tạo trong các sản phẩm và dịch vụ mới cũng giúp Viettel tạo sự khác biệt với đối thủ.
2.4. Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế (Threat of Substitutes)
Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế đối với Viettel chủ yếu đến từ các dịch vụ OTT (Over-the-top) như Skype, WhatsApp, Facebook Messenger, nơi người dùng có thể thực hiện các cuộc gọi và nhắn tin miễn phí qua internet. Các dịch vụ này gây ra sự cạnh tranh trực tiếp với dịch vụ thoại và nhắn tin truyền thống của Viettel, đặc biệt trong bối cảnh người dùng ngày càng ưa chuộng các nền tảng trực tuyến.
Tuy nhiên, Viettel vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh nhờ vào mạng lưới viễn thông ổn định và phủ sóng rộng khắp, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, nơi dịch vụ internet vẫn còn gặp khó khăn về tốc độ và độ ổn định.
Thêm vào đó, Viettel còn phát triển các sản phẩm định hướng doanh nghiệp như dịch vụ cloud và IoT (Internet of Things), giúp giảm thiểu mối đe dọa từ các dịch vụ thay thế và tạo ra thêm nguồn thu từ các giải pháp công nghệ cao dành cho doanh nghiệp. Những sản phẩm này không chỉ giúp Viettel mở rộng thị trường mà còn củng cố vị thế của công ty trong ngành viễn thông và công nghệ.
2.5. Mức độ cạnh tranh trong ngành (Industry Rivalry)
Mức độ cạnh tranh trong ngành viễn thông Việt Nam rất cao với sự hiện diện của những tên tuổi lớn như VinaPhone, Mobifone, và các công ty viễn thông quốc tế. Mặc dù Viettel chiếm lĩnh thị trường, nhưng mức độ cạnh tranh không ngừng gia tăng, đặc biệt khi các đối thủ liên tục đưa ra các chiến lược giá và dịch vụ mới để thu hút khách hàng.
Tuy nhiên, Viettel đã có chiến lược riêng để duy trì lợi thế, bao gồm mạng lưới phủ sóng rộng khắp, chất lượng dịch vụ vượt trội, và các gói cước hợp lý phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Viettel cũng không ngừng đầu tư vào công nghệ mới và sáng tạo dịch vụ để giữ vững vị thế cạnh tranh.
3. Các yếu tố thành công trong chiến lược kinh doanh của Viettel
Viettel, với vị thế vững chắc trong ngành viễn thông và công nghệ, đã chứng tỏ được khả năng thành công vượt trội qua nhiều năm phát triển tại thị trường Việt Nam và quốc tế. Để có được sự thành công này, tập đoàn đã áp dụng một chiến lược kinh doanh toàn diện, dựa trên những yếu tố then chốt sau đây:
3.1. Đầu tư mạnh vào công nghệ và hạ tầng
Viettel không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, từ việc phát triển hạ tầng mạng di động 4G đến việc triển khai mạng 5G với tốc độ nhanh chóng. Các dịch vụ công nghệ như điện toán đám mây (Viettel Cloud), AI, và Big Data đã giúp Viettel cung cấp những giải pháp viễn thông và công nghệ tiên tiến không chỉ cho khách hàng cá nhân mà còn cho các doanh nghiệp và tổ chức lớn.
Bằng cách này, Viettel không chỉ dẫn đầu trong mảng viễn thông mà còn trở thành một doanh nghiệp công nghệ đích thực, luôn đi đầu trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua các công nghệ sáng tạo.
3.2. Chiến lược quốc tế hóa
Chiến lược quốc tế hóa mạnh mẽ giúp Viettel xây dựng được một tên tuổi vững vàng tại các thị trường quốc tế, đặc biệt tại các quốc gia như Lào, Campuchia, Myanmar và Mozambique. Viettel đã áp dụng mô hình kinh doanh toàn diện, cung cấp các dịch vụ viễn thông và giải pháp công nghệ cho các quốc gia đang phát triển, đồng thời giúp xây dựng hạ tầng viễn thông tại các quốc gia này.
Viettel không chỉ cung cấp dịch vụ mà còn tạo dựng mối quan hệ đối tác chiến lược tại các thị trường quốc tế, tạo ra lợi thế cạnh tranh và củng cố sự hiện diện toàn cầu.
3.3. Chuyển đổi số và các dịch vụ số
Việc phát triển ví điện tử ViettelPay giúp người dùng dễ dàng thực hiện giao dịch trực tuyến, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn và mua sắm ngay trên điện thoại di động. Các sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng mà còn mở ra cơ hội lớn cho Viettel trong ngành tài chính công nghệ (Fintech).
Bên cạnh đó, Viettel cũng cung cấp các giải pháp số hóa cho doanh nghiệp giúp tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả công việc, như các dịch vụ về lưu trữ đám mây, quản lý dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI).
3.4. Tập trung vào dịch vụ khách hàng và sự hài lòng
Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Viettel được đánh giá cao nhờ vào tính chuyên nghiệp và khả năng giải quyết nhanh chóng các yêu cầu từ khách hàng. Tập đoàn luôn chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ khách hàng vượt trội, từ các dịch vụ viễn thông cơ bản đến các giải pháp công nghệ phức tạp.
Bên cạnh đó, Viettel liên tục đổi mới các chương trình khuyến mãi, dịch vụ giá trị gia tăng và các gói cước linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc khách hàng.
3.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Viettel luôn chú trọng đến việc xây dựng một đội ngũ nhân viên sáng tạo, năng động, đồng thời tạo ra môi trường làm việc khuyến khích đổi mới sáng tạo. Viettel cũng có những chương trình huấn luyện bài bản và chính sách đãi ngộ hợp lý, giúp nhân viên phát huy tối đa tiềm năng của mình.
4. Viettel trên hành trình quốc tế: Chiến lược vươn ra toàn cầu
Với tầm nhìn dài hạn và chiến lược kinh doanh linh hoạt, Viettel đã tiến vào thị trường quốc tế, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi có nhu cầu về hạ tầng viễn thông và công nghệ. Hành trình quốc tế của Viettel không chỉ là một câu chuyện thành công của một tập đoàn Việt Nam dám nghĩ lớn mà còn là cơ hội để thương hiệu Việt khẳng định giá trị và tiềm năng trên sân chơi toàn cầu.
4.1. Từ viễn thông đến công nghệ: Hành trình chuyển mình
Viettel Global bắt đầu hành trình chinh phục thị trường quốc tế bằng việc ra mắt các thương hiệu viễn thông Metfone tại Campuchia và Unitel tại Lào. Những bước đi đầu tiên tập trung vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng mạng viễn thông, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân về điện thoại di động và internet tại các thị trường mới nổi.
Với chiến lược “đi sau nhưng vượt lên”, chỉ trong thời gian ngắn, cả Metfone và Unitel đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, trở thành những nhà mạng tiên phong với hệ thống hạ tầng mạng lưới và vùng phủ sóng rộng lớn nhất tại hai quốc gia láng giềng này. Thành công này không chỉ mang lại sự công nhận từ thị trường mà còn đặt nền móng vững chắc để Viettel tiếp tục mở rộng dịch vụ của mình.
Tiếp nối thành công trong lĩnh vực viễn thông, Viettel Global đã không ngừng đổi mới và dẫn đầu trong việc triển khai các dịch vụ công nghệ cao như 3G, 5G và gói cước Roaming. Nhờ đó, Metfone và Unitel trở thành những thương hiệu tiên phong mang đến trải nghiệm internet tốc độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết nối và phát triển kinh tế tại Campuchia và Lào, đồng thời củng cố vị thế của Viettel trong khu vực.
4.2. Mở rộng ra các thị trường mới: Chiến lược “vươn xa”
Không chỉ tập trung vào các quốc gia Đông Nam Á, Viettel tiếp tục mở rộng ra các thị trường châu Mỹ với thương hiệu Natcom tại Haiti và thị trường châu Phi với các thương hiệu với các thương hiệu Movitel tại Mozambique, Nexttel tại Cameroon, Lumitel tại Burundi, Halotel tại Tanzania.
Các đơn vị thành viên của Viettel tiếp tục thực hiện chiến lược “phủ rộng hạ tầng viễn thông”, tập trung xây dựng mạng lưới tại khu vực nông thôn trước, sau đó mở rộng dần về các đô thị. Chiến lược này không chỉ đảm bảo sự hiện diện sâu rộng mà còn tạo nền tảng vững chắc để tiến vào các thành phố lớn, nơi tập trung phân khúc khách hàng có mức tiêu dùng cao. Nhờ đó, Viettel vừa khai thác tối đa tiềm năng của các khu vực ít cạnh tranh, vừa xây dựng uy tín trước khi chinh phục thị trường thành thị đầy sôi động và khắt khe.
Bên cạnh việc triển khai thành công mạng 4G, các công ty thành viên của Viettel tiếp tục thực hiện chiến lược chuyển đổi kinh doanh từ các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin truyền thống sang các lĩnh vực mới đầy tiềm năng như dịch vụ dữ liệu (data), dịch vụ số, các giải pháp dành cho doanh nghiệp (B2B), ví điện tử, và đặc biệt là dịch vụ cố định băng rộng FTTH (Fiber to the Home) – giải pháp kết nối cáp quang trực tiếp đến từng hộ gia đình.
Tại mỗi thị trường quốc tế mà Viettel hoạt động đều đạt được nhiều kết quả nổi bật về chuyển đổi số, góp phần khẳng định năng lực cạnh tranh của Viettel tại các quốc gia sở tại. Hãy nhìn vào số liệu từ sự thành công của Viettel dưới đây:
Theo Báo cáo tài chính quý 3/2024 (Viettel Global, mã chứng khoán: VGI), doanh thu của Viettel Global đạt gần 9.130 tỷ đồng, tăng 25% so với quý 3 năm 2023, cao gấp 5 lần so với mức tăng trưởng viễn thông thế giới (4,1% theo Gartner) ghi nhận. Đây cũng chính là quý thứ 11 liên tiếp có doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ.
Cụ thể, các thị trường quốc tế đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, như Lumitel (Burundi) tăng 80%, Natcom (Haiti) tăng 28%, Movitel (Mozambique) tăng 21% và Telemor (Đông Timor) tăng 20%.
Đặc biệt, doanh thu từ các dịch vụ ví điện tử cũng bứt phá mạnh mẽ, với Lumicash (Burundi) tăng 82%, M_mola (Mozambique) tăng 80%, Halopesa (Tanzania) tăng 45% và Emoney (Cambodia) tăng 16%.
4.3. Chiến lược hợp tác và đối tác quốc tế
Một yếu tố quan trọng trong hành trình quốc tế của Viettel chính là chiến lược hợp tác và đối tác. Việc tìm kiếm và hợp tác với các đối tác quốc tế trong các lĩnh vực công nghệ cao đã giúp Viettel không chỉ phát triển về mặt công nghệ mà còn mở rộng mạng lưới đối tác và khách hàng toàn cầu.
Ngoài việc hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ lớn như Ericsson, Viettel còn tích cực tham gia vào các sáng kiến chuyển đổi số của các chính phủ và tổ chức quốc tế. Chính điều này đã giúp Viettel xây dựng được mối quan hệ lâu dài với các chính phủ và doanh nghiệp lớn trên thế giới, đồng thời mở rộng ảnh hưởng và nâng cao uy tín quốc tế.
4.4. Định vị thương hiệu toàn cầu
Một trong những chiến lược quan trọng giúp Viettel thành công trên thị trường quốc tế là việc xây dựng và định vị thương hiệu toàn cầu. Việc duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ ở tất cả các quốc gia mà Viettel hoạt động giúp tăng cường uy tín và xây dựng lòng tin từ phía người tiêu dùng quốc tế. Với cam kết mang đến các giải pháp công nghệ tiên tiến, dịch vụ viễn thông đẳng cấp và tinh thần đổi mới liên tục, Viettel đã tạo nên dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ viễn thông thế giới.
Theo Brand Finance, Viettel đã trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ 2 thế giới trong bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Cụ thể, chỉ số sức mạnh thương hiệu (Brand Strength Index – BSI) của Viettel đạt 89,4/100, xếp hạng AAA – mức cao nhất trong các năm và tăng 4,2 điểm so với năm 2023, giúp Viettel giữ vững ngôi vị thương hiệu viễn thông số 1 tại Đông Nam Á, xếp hạng thứ 9 tại châu Á và thăng hạng lên bậc 16 trên thế giới.
5. Đề xuất giải pháp chiến lược kinh doanh của Viettel trong năm 2025
Trong bối cảnh nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng và các thách thức từ đối thủ cạnh tranh, Viettel có thể triển khai một số giải pháp chiến lược kinh doanh trong năm 2025 để tiếp tục củng cố vị thế và gia tăng sức mạnh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
- Xây dựng chương trình đào tạo cho đội ngũ nhân viên. Kết hợp việc sử dụng hiệu quả nhân lực hiện có với tuyển dụng nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu khai thác thị trường hiệu quả.
- Phát triển các nền tảng số hóa trong các lĩnh vực như giáo dục và y tế. Cung cấp các giải pháp công nghệ cho giáo dục trực tuyến hay telemedicine (Tư vấn sức khỏe từ xa) để gia tăng sự hiện diện của thương hiệu trong các lĩnh vực này.
- Khảo sát thị trường thường xuyên để dự đoán nhu cầu, đánh giá thói quen tiêu dùng, tiềm năng tiêu thụ dịch vụ và cập nhật sự thay đổi từ công nghệ viễn thông để đáp ứng kịp thời.
- Tích hợp các dịch vụ Viettel Pay, thương mại điện tử, giải trí trực tuyến (âm nhạc, phim) vào một nền tảng duy nhất.
- Cải tiến chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự ổn định và vượt kỳ vọng của khách hàng.
- Ưu tiên các dịch vụ có nhu cầu sử dụng lớn, tiềm năng phát triển cao trong tương lai. Ở vùng sâu, vùng xa, tiếp tục duy trì và phát triển các loại hình truyền thống như điện thoại cố định, phát hành báo chí.
- Tăng cường chiến dịch truyền thông. Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp gắn liền với trách nhiệm xã hội, đặc biệt trong các chiến dịch bảo vệ môi trường và cộng đồng.
- Xây dựng chính sách giá phù hợp với chi phí sản xuất, thu nhập người dân và sự cạnh tranh trên thị trường.
- Tận dụng kinh nghiệm từ các thị trường hiện tại như Campuchia, Lào, Myanmar để mở rộng ra các thị trường tiềm năng tại Nam Á, hoặc Trung Đông.
- Cung cấp các nền tảng học tập trực tuyến chất lượng cao, tận dụng mạng lưới viễn thông mạnh của Viettel để thúc đẩy giáo dục.
6. Kết luận
Thành công trong chiến lược kinh doanh của Viettet đến từ sự kết hợp hài hòa giữa tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư nghiêm túc, và khả năng thích ứng với thời cuộc. Đây chính là bài học quý giá cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh dài hạn. Viettel, với sự tiên phong và đột phá, đã chứng minh rằng không có giới hạn nào cho sự phát triển khi doanh nghiệp dám nghĩ lớn và hành động mạnh mẽ.
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ Booking báo PR , hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. MIC Creative tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội