1. Kế hoạch Marketing là gì?
Kế hoạch Marketing (Marketing Plan) là một tài liệu phác thảo chi tiết để doanh nghiệp tổ chức, thực thi và theo dõi chiến lược Marketing trong khoảng thời gian nhất định. Nhìn chung, bản kế hoạch Marketing tổng thể sẽ như bản đồ định hướng cho toàn bộ hoạt động Marketing, giúp bạn dễ dàng triển khai, theo dõi tiến độ cũng như tối ưu hiệu quả để đạt doanh nghiệp đạt mục tiêu đã đề ra.
Kế hoạch Marketing là một phần quan trọng, không thể tách rời của kế hoạch kinh doanh, đều hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Các chức năng và thành phần cơ bản của một kế hoạch Marketing bao gồm:
- Nghiên cứu thị trường
- Phân tích khách hàng
- Thông điệp của sản phẩm/dịch vụ
- Nền tảng quảng bá sản phẩm/dịch vụ
- Kế hoạch ngân sách
- Báo cáo và các chỉ số đo lường
Tùy vào lĩnh vực và cách thức hoạt động của doanh nghiệp, bạn có thể tạo nhiều bản kế hoạch phục vụ các chức năng, mục đích riêng. Các mẫu kế hoạch phổ biến bao gồm: Kế hoạch truyền thông mạng xã hội, quảng cáo, sự kiện, SEO, PR, Event, quay chụp,…
2. Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng mẫu kế hoạch Marketing?
9 lợi ích quan trọng mà mẫu Marketing Plan mang đến cho doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Thiết lập mục tiêu rõ ràng: Mẫu Marketing sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xác định các mục tiêu Marketing và đặt ra các mục tiêu, lộ trình rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được như tệp khách hàng tiềm năng, doanh số, thị phần, nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng …
- Định hướng chiến lược: Một kế hoạch Marketing tốt sẽ vạch ra chiến lược, giúp bạn xác định đối tượng mục tiêu, nhu cầu và sở thích và đưa ra các chiến lược tiếp cận hiệu quả.
- Tối ưu ngân sách và phân bổ nguồn lực: Với kế hoạch Marketing, các hoạt động như phân bổ các nguồn lực như ngân sách, nhân sự và thời gian sẽ được triển khai hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp bạn rút gọn được khoảng cách giữa ngân sách và chi tiêu, đảm bảo nguồn đầu tư của doanh nghiệp không bị lãng phí.
- Hiểu rõ tình hình thị trường: Một kế hoạch Marketing yêu cầu bạn tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường kỹ lưỡng. Quá trình này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trạng thái thị trường mà bạn đang tham gia, bao gồm nhân khẩu học, hành vi, đối thủ cạnh tranh và xu hướng của ngành.
- Hỗ trợ tạo lợi thế cạnh tranh: Khi tạo một kế hoạch Marketing, bạn sẽ xác định và tận dụng điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Point – USP) hoặc lợi thế cạnh tranh của mình, giúp bạn định vị sản phẩm hoặc dịch vụ của mình một cách hiệu quả trên thị trường và tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
- Tạo sự nhất quán và tích hợp: Đảm bảo tính nhất quán trong xây dựng thương hiệu, thông điệp và trải nghiệm khách hàng trên nhiều kênh Marketing và điểm tiếp xúc khác nhau của doanh nghiệp bạn.
- Giảm thiểu rủi ro: Bằng các hoạt động phân tích điều kiện thị trường, các mối đe dọa cạnh tranh và nhu cầu thay đổi của khách hàng, bạn sẽ có thể chủ động phát triển các chiến lược nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và thích ứng với động lực của thị trường.
- Thuận tiện đo lường, đánh giá, báo cáo: Kế hoạch Marketing thiết lập các chỉ số hiệu suất chính (KPI) và số liệu để đo lường hiệu quả của các chiến dịch Marketing được triển khai. Từ đó bạn sẽ có cơ sở để đánh giá phòng ban Marketing của bạn.
- Thúc đẩy tính bền vững lâu dài: Một kế hoạch Marketing có cấu trúc tốt sẽ mở đường cho sự tăng trưởng và bền vững lâu dài. Doanh nghiệp bạn sẽ luôn có kế hoạch và định hướng cụ thể, giúp hạn chế tối đa các sai lầm và luôn sẵn sàng cho các sự thay đổi trên thị trường.
3. Các bước lập kế hoạch Marketing mới nhất 2024
Tại phần này MIC Creative sẽ hướng dẫn 10 bước cơ bản lập kế hoạch Marketing cập nhật 2024 mới nhất:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Việc nắm rõ bối cảnh thị trường là vô cùng quan trọng góp phần tạo nên thành công của Marketing. Thông tin tổng quan thị trường bao gồm quy mô thị trường, xu hướng, điều kiện tác động đến thị trường…Bạn cần cập nhật thông tin mới thường xuyên để đảm bảo kế hoạch luôn phù hợp với thực tế.
Bên cạnh đó, nghiên cứu thị trường nên bao gồm cả phân tích vị thế hiện tại của doanh nghiệp bằng việc áp dụng mô hình SWOT. Đây là một yếu tố tiêu chuẩn trong bất cứ kế hoạch kinh doanh nào, giúp bạn xác định rõ ưu, nhược điểm, lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
Mô hình SWOT được hình thành dựa trên việc xác định 04 yếu tố gồm:
- S – Strengths (Điểm mạnh): Những lợi thế nổi bật mà doanh nghiệp bạn đang sở hữu, ví dụ như nguồn lực, kỹ năng, tài chính,…
- W – Weaknesses (Điểm yếu): Những điểm hạn chế mà doanh nghiệp cần khắc phục hoặc đang kém hơn đối thủ cạnh tranh.
- O – Opportunities (Cơ hội): Những yếu tố bên ngoài có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như xu hướng thị trường hay sự thay đổi của công nghệ.
- T – Threats (Thách thức): Những thách thức bên ngoài có thể gây hại cho doanh nghiệp, có thể kể đến như cạnh tranh từ đối thủ, sự thay đổi chính sách của nhà nước.
Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Sau khi hiểu về tổng quan thị trường và sản phẩm / dịch vụ của chính mình, bạn cần sử dụng mọi phương tiện để thu thập dữ liệu về đối thủ cạnh tranh. Bằng cách học hỏi từ đối thủ, bạn có thể:
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu để phát triển chiến lược Marketing độc đáo.
- Học hỏi từ chiến lược thành công, tránh lặp lại sai lầm.
- Khai thác lợi thế cạnh tranh và chinh phục thị trường.
Bạn có thể áp dụng mô hình SWOT cùng với bộ 16 câu hỏi dưới đây để thu thập thông tin đối thủ:
Mẹo hữu ích: Bạn có thể đăng ký nhận Email tự động để nắm bắt các chiến lược đối thủ đang triển khai hoặc sử dụng các bộ công cụ sau:
- Phân tích Fanpage đối thủ
- Facebook Insights: Cung cấp số liệu chi tiết về bài viết, mức độ tương tác, nhân khẩu học của khán giả.
- Facebook “Info and Ads”: Cung cấp thông tin quảng cáo của đối thủ.
- Fanpage Karma: Cung cấp thông tin tất cả Fanpage đối thủ.
- Sociograph: Cung cấp thông tin Fanpage và Group Facebook.
- Klear: Cung cấp dữ liệu về Influencer Marketing (Marketing sử dụng người có sức ảnh hưởng).
- Nghiên cứu website đối thủ
- Google Tag Assistant: Cho phép bạn kiểm tra đối thủ đang cài đoạn mã theo dõi của Google trên website như thế nào.
- Meta Pixel Helper: Giúp bạn đo lường và tối ưu hóa trải nghiệm người truy cập website.
- Web Developer: Dùng để kiểm tra Heading, thẻ Alt ảnh và các yếu tố quan trọng khác.
- Seoquake: Công cụ phổ biến nhất khi bạn muốn tối ưu SEO Onpage và nghiên cứu SEO đối thủ.
Bước 3: Xác định mục tiêu
Để xây dựng kế hoạch Marketing vững chãi thì không thể bỏ qua công đoạn xác định những kết quả then chốt mà doanh nghiệp cần đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng cho các hoạt động triển khai, là tiền đề cho sự tăng trưởng bền vững.
Mô hình SMART là một công cụ hữu ích giúp bạn xác định mục tiêu kế hoạch Digital Marketing hiệu quả. Thông thường, mô hình SMART gồm các tiêu chí như sau
- S – Specific (Cụ thể): Mục tiêu cần rõ ràng, không chung chung.
- M – Measurable (Có thể đo lường được): Mục tiêu cần đo lường bằng các chỉ số.
- A – Achievable (Có thể đạt được): Mục tiêu cần phù hợp, khả thi với nguồn lực doanh nghiệp.
- R – Relevant (Có liên quan): Mục tiêu phải có sự nhất quán, liên quan đến chiến lược tổng thể.
- T – Timebound (Có thời hạn): Mục tiêu cần có mốc thời gian cụ thể để hoàn thành.
Sau khi thiết lập các mục tiêu tổng quát, bạn cần phân tách thành những mục tiêu nhỏ hơn nhằm phục vụ các hoạt động nghiên cứu, xác định mục tiêu sau này.
Ví dụ: nếu bạn muốn tăng lượng lead, các mục tiêu phụ có thể bao gồm:
Gia tăng lưu lượng truy cập website lên 50%
Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trực tuyến lên 25%
Bước 4: Xác định khách hàng mục tiêu
Thấu hiểu chân dung người mua hàng tiềm năng sẽ là la bàn dẫn lối bạn đến thành công. Khách hàng mục tiêu là những người bạn muốn họ mua sản phẩm/dịch vụ của mình. Để xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu rõ ràng nhất bạn có thể ứng dụng mô hình 5W1H:
- Who
Bạn cần liệt kê các đặc điểm nhân khẩu học của họ bao gồm: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, vị trí địa lý, thu nhập.
- What
Hãy nghiên cứu xem sở thích, tâm lý, hành vi của họ càng cụ thể càng tốt, ví dụ: cách thức sử dụng Internet, các kênh mạng xã hội họ sử dụng để làm gì?
- Why
Tại bước này, bạn cần trả lời câu hỏi: Vì sao khách hàng cần dịch vụ, sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh?
- When
Thời điểm đặc biệt nào mà khách hàng cần sản phẩm, dịch vụ của bạn? Thời điểm nào bạn tiếp cận khách hàng tốt nhất?
- Where
Khi có nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ thì khách hàng sẽ tìm ở đâu? Nơi nào sẽ thuận tiện cho khách hàng tiềm năng của bạn?
- How
Bạn cần hình dung cách thức họ mua hàng như thế nào hoặc bằng cách nào họ tiếp cận được sản phẩm, dịch vụ của bạn?
Sau khi đã “vẽ” được chân dung khách hàng tiềm năng sẽ là bước xây dựng hành trình khách hàng (Customer Journey Map). Hành trình khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những gì khách hàng trải qua để từ đó xây dựng được những điểm tiếp xúc tốt và hiệu quả nhất.
Bước 5: Xác định thông điệp
Quá trình xác định thông điệp và giá trị là một phần quan trọng trong kế hoạch marketing, giúp đảm bảo rằng thông điệp của doanh nghiệp được truyền tải đúng cách đến khách hàng mục tiêu và tạo ra giá trị cho họ. Thông điệp Marketing là lời nhắn nhủ mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đến khách hàng, nhằm mục đích:
- Định vị thương hiệu, giúp khách hàng ghi nhớ và nhận diện doanh nghiệp.
- Thu hút sự chú ý, khiến khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Thuyết phục khách hàng mua hàng, thúc đẩy khách hàng hành động.
Thông điệp marketing cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và truyền tải được giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn kênh truyền thông phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả các thông điệp truyền thông của bạn.
Ví dụ: nếu thông điệp marketing của doanh nghiệp là “Sản phẩm thân thiện với môi trường”, thì doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh truyền thông là:
Mạng xã hội, nơi tập trung nhiều người quan tâm đến môi trường.
Các chương trình truyền hình, nơi doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều người hơn.
Các sự kiện về môi trường, nơi doanh nghiệp có thể kết nối với những người có cùng mối quan tâm.
Bước 6: Xác định điểm bán hàng độc nhất (USP)
Sau khi đã am hiểu thị trường, nắm rõ đối thủ và khách hàng, bạn cần sáng tạo ra USP – điểm then chốt giúp bạn vượt trội hơn đối thủ, đưa ra lý do thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn.
USP cần được nghiên cứu và làm mới hàng năm nhằm đáp ứng kịp thời các Ưu điểm của việc nghiên cứu
- Thu hút sự chú ý của khách hàng trong muôn vàn lựa chọn sản phẩm/dịch vụ.
- Tạo dựng lòng tin và sự gắn kết bởi khách hàng sẽ lựa chọn thương hiệu mang đến giá trị khác biệt, đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ.
- Định vị thương hiệu và củng cố vị thế bởi USP là kim chỉ nam định hướng chiến lược thương hiệu.
Bước 7: Lựa chọn kênh Marketing
Các kênh Marketing là cầu nối sản phẩm / dịch vụ với khách hàng, là nơi bạn xây dựng nhận thức thương hiệu vững chắc và thu hút họ. Để lựa chọn được kênh phù hợp, bạn cần dựa vào yếu tố như:
- Mục tiêu Marketing là gì?
- Khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng kênh nào nhiều nhất?
- Sản phẩm/dịch vụ của bạn phù hợp với nền tảng nào nhất?
- Ngân sách bạn có thể chi trả cho kênh trả phí như thế nào?
Một vài kênh mà bạn có thể tham khảo để phân bổ hoạt động Marketing phù hợp:
Bước 8: Xác định ngân sách
Nhiều người có thể nhầm lẫn ngân sách Marketing trong kế hoạch giá sản phẩm hay các khoản tài chính khác của công ty. Thực tế, ngân sách ở đây đơn thuần là chi phí dành riêng cho đội ngũ Marketing để thực hiện các mục tiêu đã vạch ra. Một số khoản mục chi tiêu Marketing thường gặp bao gồm:
- Chi phí thuê ngoài
- Phần mềm Marketing
- Quảng cáo trả phí
- Sự kiện
Sau khi nắm rõ ngân sách, phân tích kênh Marketing định đầu tư, bạn có thể lên kế hoạch phân bổ ngân sách phù hợp cho từng chiến thuật, dựa trên kỳ vọng về lợi tức đầu tư (ROI – Return On Investment). Từ đó, bạn có thể đưa ra dự báo tài chính cho cả năm. Mặc dù những con số có thể không chính xác 100% nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược dài hạn.
Quản lý ngân sách Marketing linh hoạt, khéo léo sẽ giúp bạn sử dụng nguồn lực hiệu quả, thuận tiện cho theo dõi kế hoạch Marketing.
Bước 9: Lập lịch triển khai chi tiết
Để triển khai kế hoạch Marketing thì đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các chiến dịch và các phòng ban. Về khía cạnh này, lịch trình triển khai Marketing (Marketing Plan Timeline) sẽ là “vũ khí tối thượng” giúp bạn nắm được toàn cục kế hoạch.
Một lịch trình triển khai Marketing chi tiết sẽ giúp bạn quán xuyến một cách kỹ càng các yếu tố sau:
- Các khoản mục công việc lớn và chuỗi công việc nhỏ được phân tách từ khoản mục đó.
- Thời hạn bắt đầu và kết thúc công việc để tất cả thành viên bám sát tiến độ.
- Người chịu trách nhiệm thực hiện và người kiểm soát chất lượng.
- Nâng cao hiệu quả làm việc giữa các đội nhóm.
Bước 10: Đo lường, đánh giá và báo cáo
Mỗi chiến dịch marketing cần gắn liền với những “chỉ số đo lường hiệu quả chính” – KPI. Đây chính là chiếc la bàn trên hành trình chinh phục thị trường, giúp bạn nắm rõ đâu là mũi nhọn dẫn đến thành công, đâu là điểm cần điều chỉnh để tối ưu hóa chiến dịch. Việc theo dõi và báo cáo KPI thường xuyên là yếu tố then chốt, không thể thiếu trong bất kỳ kế hoạch marketing nào.
Dưới đây là một số KPI điển hình bạn có thể cân nhắc:
4. Tổng hợp 10 mẫu Marketing Plan quan trọng nhất
4.1. Mẫu Marketing tổng quan
Bộ mẫu Kế hoạch Marketing tổng quan giúp Marketers xây dựng kế hoạch mục tiêu, ngân sách, hướng hành động theo các chiều thời gian từ năm, quý, tháng. Mỗi ngành nghề lại có kế hoạch tiếp thị đặc trưng riêng. Tuy nhiên, Template excel này là Mẫu Kế hoạch Marketing được xây dựng chung có thể áp dụng cho đa dạng lĩnh vực.
4.2. Mẫu kế hoạch Social Media
Mẫu kế hoạch xây dựng nội dung cho mạng xã hội sẽ cung cấp cho bạn các loại mẫu kế hoạch phổ biến phục vụ cho việc xây dựng hệ thống Content Social Marketing.
4.3. Mẫu kế hoạch Content Marketing
Trong mẫu kế hoạch xây dựng nội dung tiếp thị này, bạn có thể tìm thấy mẫu kế hoạch định hướng nội dung theo từng chiến dịch và mẫu kế hoạch theo từng quý, từng tháng. Hãy lựa chọn mẫu phù hợp với công việc của bạn để sử dụng.
4.4. Mẫu Marketing theo chiến dịch
Mẫu kế hoạch tiếp thị theo chiến dịch (Campaign Marketing Plan) sẽ giúp bạn xây dựng được một lộ trình nhất quán để thực hiện thành công chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp mình.
4.5. Mẫu kế hoạch truyền thông
Mẫu kế hoạch truyền thông này sẽ giúp bạn hệ thống hóa công việc cần thực hiện để truyền thông cho một sự kiện hoặc hoạt động sắp tới nào đó của doanh nghiệp.
4.6. Mẫu Marketing Plan cho sản phẩm mới
Marketing cho sản phẩm mới là công việc gần như bắt buộc của bất kỳ doanh nghiệp nào trước khi cho ra mắt sản phẩm/ dịch vụ mới. Mẫu kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới này được xây dựng dưới dạng Template excel sẽ giúp bạn dễ dàng tùy chỉnh các trường thông tin sao cho phù hợp với thực tế công việc của mình.
4.7. Mẫu kế hoạch Email Marketing
Email Marketing là một hình thức tuyệt vời để duy trì mối quan hệ với khách hàng. Để tạo được các chiến dịch Email Marketing hiệu quả, bạn không thể thiếu một mẫu kế hoạch xây dựng nội dung cho Email Marketing.
4.8. Mẫu Digital Marketing
Mẫu kế hoạch Digital Marketing gồm các nội dung chính như KPI, ngân sách, lịch Digital Marketing chi tiết từng kênh mà bạn không nên bỏ qua!
4.9. Bảng dự kiến kế hoạch kinh doanh
Mẫu Bảng dự kiến kế hoạch kinh doanh gồm các hạng mục chi tiêu được phân bổ chi tiết theo các kênh truyền thông và kênh kinh doanh của doanh nghiệp như: Livestream TikTok, sàn thương mại điện tử Shopee, bán hàng Online trên Facebook,…
4.10. Mẫu Marketing Plan
Mẫu Marketing Plan được trình bày dưới dạng slide thuyết trình ngắn gọn giúp bạn tối ưu nội dung mà vẫn giữ được hình thức thể hiện chuyên nghiệp. Mẫu này gồm các nội dung chính như:
- Tóm tắt dự án
- Phân tích thị trường
- Phân tích đối thủ
- Xác định thị trường mục tiêu và chân dung khách hàng
- Xác định mục tiêu, KPI
- Chiến lược 4Ps trong Marketing
5. Lời kết
Qua bài viết này, MIC Creative đã chia sẻ 10 mẫu Marketing cho mọi lĩnh vực mới nhất năm 2024. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ hữu ích với doanh nghiệp trong quá trình hoạch định hoạt động Marketing.
Nếu bạn đang có nhu cầu về dịch vụ Marketing, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
https://drive.google.com/drive/folders/1CmWudCQIhrYb1ouWgZcUiYYnjhGl0XZe?fbclid=IwAR3kZSxsWvx0YseWWUxnId5Oo_OCjlClL2HQRaonl-m7Sp-HRqmGDdCoUuM