1. Pr cho thương hiệu là gì?
Pr thương hiệu là hoạt động PR – quan hệ công chúng, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là truyền đạt thông tin tích cực của thương hiệu (Chất lượng/ uy tín/ đáng tin cậy/ thân thiện/ đáng nhớ) lan tỏa tới cộng đồng.
Pr là viết tắt của Public Relations – Quan hệ công chúng. Định nghĩa theo hiệp hội công chúng Hoa Kỳ: ‘Quan hệ công chúng là quá trình giao tiếp chiến lược nhằm xây dựng các mối quan hệ có lợi giữa các tổ chức và công chúng của họ’.
2. Vai trò và lợi ích của PR thương hiệu
Hoạt động PR thương hiệu là rất cần thiết và giá trị, đem lại nhiều lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Pr thương hiệu ở đây không những áp dụng cho doanh nghiệp mà còn cho bất kỳ một tổ chức, hội nhóm hay thậm chí là cả một quốc gia. Dưới đây là một số vai trò và lợi ích của hoạt động Pr thương hiệu như sau:
Nâng tầm thương hiệu
Hoạt động PR thương hiệu giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
Tầm quan trọng của thương hiệu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể nhận thấy như sau: Cùng một sản phẩm điện thoại nhưng Iphone luôn được người dùng săn đón như một sản phẩm thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp.
Hay cùng nhu cầu mua sử dụng laptop nhưng người dùng lại tin dùng chọn mua tại Thế giới di động, Điện máy xanh, Cellphone S hơn những cửa hàng tư nhân có thương hiệu nhỏ hơn.
Nâng cao giá trị cho sản phẩm, dịch vụ
Khi thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường và chiếm lĩnh niềm tin của khách hàng vào chất lượng đồng nghĩa với việc giá trị sản phẩm và dịch vụ tăng lên cao.
Đầu tư vào chất lượng sản phẩm song song với việc truyền thông pr thương hiệu khéo léo giúp doanh nghiệp nâng tầm giá trị,đẳng cấp và đạt lợi nhuận cao hơn đối thủ rất nhiều.
- Giảm chi phí marketing: Một khi doanh nghiệp thực hiện PR thương hiệu tốt và có chỗ đứng trên thị trường, được biết đến rộng rãi sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rất nhiều chi phí cho Marketing
- Khách hàng trung thành: Chi phí marketing cho một khách hàng mới rất tốn kém và phải trải qua nhiều công đoạn. Thay vào đó, nếu hoạt động pr thương hiệu tốt sẽ đem lại những khách hàng đã sử dụng sản phẩm thành khách hàng trung thành. Doanh thu trên khách hàng trung thành bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều doanh thu trên một khách hàng tiếp cận lần đầu. Ngoài ra nếu thương hiệu đã nằm trong tâm trí khách hàng thì sự lựa chọn sản phẩm của khách hàng cũng rất dễ dàng.
Trên thực tế, lợi ích từ khách hàng trung thành đem lại cho doanh nghiệp rất quan trọng, một khách hàng trung thành có thể có những lợi ích như sau:
Chi phí để bỏ ra chăm sóc một khách hàng theo lý thuyết 5 bước hành trình khách hàng sẽ rất tốn, thay vào đó nếu doanh nghiệp biết ưu tiên phục vụ và nâng cao sự hài lòng thỏa mãn trong khách hàng
Chăm sóc những khách hàng cũ khiến họ hài lòng, quay trở lại tin tưởng và ủng hộ mua nhiều sản phẩm hơn từ đó tiết kiệm chi phí marketing tới những khách hàng tiềm năng mới.
Trong marketing có một thuật ngữ marketing truyền miệng, nó không gì khác chính là sự lan truyền thông tin về một nhãn hàng, sản phẩm, sự trải nghiệm tốt hoặc xấu tệ với một nhãn hàng. Đây là phương thức truyền thông tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có tính thuyết phục và tác động cực lớn đến quyết định hay cảm tình của khách hàng tiềm năng đến nhãn hàng.
Với sự đầu tư vào trải nghiệm, chất lượng dịch vụ đi kèm với sử dụng khéo léo hoạt động pr cho thương hiệu thì sức mạnh và độ uy tín của thương hiệu trong tâm trí khách hàng luôn luôn được củng cố vững chắc, góp phần nâng cao thương hiệu gấp nhiều lần.
3. Những nhược điểm của hoạt động PR thương hiệu.
Tuy hoạt động Pr thương hiệu đem lại rất nhiều lợi ích lâu dài cho thương hiệu, tuy nhiên đây là hoạt động mang tính chiến lược đầu tư dài hạn. Các nhược điểm và hạn chế của PR thương hiệu chi tiết như sau:
- Chi phí đầu tư rất cao: Chi phí tối thiểu của một chiến dịch PR thương hiệu trong năm 2023 tại Việt Nam có mức giá dao động ít nhất 100 triệu đồng tới vài tỷ đồng với các thương hiệu mới trong lĩnh vực của mình.
- Cần đầu tư thời gian dài hạn: Hoạt động PR thương hiệu bản chất là giáo dục thị trường, lắng nghe phản hồi và cố gắng tạo sự tương tác hai chiều với khách hàng, vậy nên sẽ cần ít nhất từ ba tháng trở lên mới đem lại những tín hiệu đầu tiên trong hoạt động xây dựng thương hiệu.
- Tính khả thi: Một doanh nghiệp nếu muốn triển khai hoạt động PR cho thương hiệu của mình sẽ cần có đội ngũ inhouse để xử lý khối lượng công việc khủng của hoạt động PR cũng như cần những kỹ năng chuyên môn cao để xử lý khủng hoảng truyền thông khi cần thiết.
Tóm lại hoạt động Pr thương hiệu là yếu tố cần thiết và doanh nghiệp nên có kế hoạch, lộ trình triển khai sớm để bứt phá trong doanh số và giá trị của thương hiệu. Hoạt động PR thương hiệu cần sự đầu tư bài bản và chi tiết. Lợi ích của hoạt động pr thương hiệu đem lại vô cùng lớn, có thể thay đổi nhận thức của số lượng lớn người dùng, mang tính bền vững và lâu dài.
Nếu doanh nghiệp đã thực sự muốn thương hiệu của mình trở thành Top of mind trong tâm trí khách hàng thì nên tìm hiểu ngay về Dịch vụ truyền thông tổng thể và PR thương hiệu tại Agency Mic Creative. => Tìm hiểu thêm: Dịch vụ truyền thông PR tại MIC CREATIVE AGENCY
4. 7 Nghệ thuật làm PR thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là hoạt động quan trọng ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Trải qua hàng chục case study với các ngành nghề , lĩnh vực khác nhau MIC CREATIVE đã đúc kết được 7 nghệ thuật làm pr cho thương hiệu:
Nhân cách hóa thương hiệu
Chiến thuật này giúp thương hiệu tạo ấn tượng và dễ ghi nhớ, về bản chất là sự biểu hiện rõ ràng cá tính, đặc điểm của thương hiệu thành một thực thể, con người có thật, nó ảnh hưởng lớn tới quyết định của khách hàng khi chọn sản phẩm. Ví dụ: Lốp Michelin, Dầu ăn Neptune, Phô mai, con bò cười
Khác biệt hóa thương hiệu so với đối thủ
Sự khác biệt hóa đã từ lâu luôn được nhắc tới như một slogan cho các thương hiệu đánh chiếm thị trường. Nếu chỉ nói chung chung như vậy thì rất khó hiểu. Khác biệt như thế nào, khác biệt có phải trở nên dị biệt không?
Để dễ hình dung chúng ta hãy nhìn những case study đến từ các thương hiệu lớn như Apple, Vingroup. Thị trường vốn dĩ đã rất dễ copy sản phẩm vậy lối đi nào cho sự khác biệt – Một câu hỏi nan giải? Apple đã chọn một con bài tối giản hóa bàn phím, rút gọn tất cả các nút bấm trên điện thoại chỉ còn một nút bấm duy nhất, từ đó tạo nên xu hướng điện thoại thông minh cho tới tận ngày nay, Apple vẫn là ông trùm sỏ trong lĩnh vực smartphone với nhiều thành tích khủng vô tiền khoáng hậu.
=> Sự khác biệt, cá tính của thương hiệu phải bắt nguồn xuất phát từ chính người làm chủ thương hiệu. Họ là CEO, Founder người sáng lập ra thương hiệu. Vậy câu chuyện thương hiệu của tổ chức chính là hiện thân của thương hiệu cá nhân người đứng đầu.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Nghệ thuật làm thương hiệu không chỉ đến từ trước, trong mà còn sau khi mua hàng trong hành trình của khách hàng. Vì vậy tập trung vào sự hài lòng của khách hàng chính là một thế mạnh so với các đối thủ cạnh tranh. Lấy khách hàng làm trung tâm là chìa khóa giúp doanh nghiệp là chiến lược và sứ mệnh trường tồn của doanh nghiệp. Khách hàng có sự hài lòng thỏa mãn với trải nghiệm mua hàng sẽ có xu hướng mua hàng nhiều hơn và trung thành hơn với doanh nghiệp.
Xây dựng niềm tin thương hiệu
Một thương hiệu mạnh không chỉ có độ phủ rộng mà nó còn phải đem lại niềm tin cho khách hàng của họ. Người làm PR thương hiệu phải biết cách đưa các giá trị cảm xúc và sản phẩm, dịch vụ của mình.
Một số ví dụ rất đơn giản như cùng một sản phẩm xe ô tô nhưng các thương hiệu như Roll Royce, Bentley có được niềm tin thương hiệu sang trọng và xa xỉ, thậm chí là sự cuồng nhiệt với thương hiệu từ đó biến mặt hàng này thành xa xỉ phẩm, biến bất kỳ ai cũng có mơ ước được trải nghiệm cảm giác sử dụng sản phẩm của hãng một lần trong đời.
Tương tác với khách hàng
Sự tương tác không có gì quá khó, đơn giản chỉ là trò chuyện, tiếp nhận, phản hồi các thắc mắc và giải quyết các vấn đề cho khách thỏa mãn. Khi xảy ra tình trạng khiếu nại thì đó cũng tương đương với một cơ hội để tạo ấn tượng rất tốt với khách hàng.
Nghệ thuật quản lý khủng hoảng truyền thông
Thương hiệu của bạn đã phải mất bao nhiêu công xây dựng cả về công sức lẫn tiền bạc. Một cách chính thức, thương hiệu chính là tài sản của doanh nghiệp. Vậy nên việc quản lý khủng hoảng và xử lý khủng hoảng truyền thông là cực kỳ cần thiết để thương hiệu không phải chịu tổn thất trước các cơn bão truyền thông ập đến. .
Nâng cao giá trị thương hiệu dài hạn
Giá trị thương hiệu hay Brand Value có ý nghĩa về mặt tài chính mà khách hàng sẵn sàng chi trả như một phần giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Khi thương hiệu đã hội tụ đủ các yếu tố trên thì chính sự thay đổi nhận thức thành ủng hộ và trung thành.
5. Kết luận
PR cho thương hiệu là yếu tố cực kỳ quan trọng với những doanh nghiệp muốn đi xa với thương hiệu của mình. Vạn sự khởi đầu nan, tuy rằng khi triển khai PR cho thương hiệu sẽ có khó khăn, tốn kém nhưng thành quả và lợi ích của hoạt động PR thương hiệu sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận và hình ảnh thương hiệu, giảm chi phí marketing.
Thương hiệu của bạn đã sẵn sàng chiếm lĩnh thị trường?
Còn gì khiến bạn chùn chân, hãy liên hệ ngay Dịch vụ truyền thông tổng thể tại MIC CREATIVE để được tư vấn miễn phí và giải đáp tất cả các lý do khiến thương hiệu của bạn mãi dậm chân tại chỗ !
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Tổng hợp các bước lập kế hoạch PR thương hiệu
PR là gì ? Tất tần tật những điều bạn cần biết về PR Marketing
Các hình thức PR Online: Hướng dẫn cơ bản dành cho người mới