Subheading là gì? Cách sử dụng Subheading hiệu quả trong SEO

Đăng ngày: 12/12/2024

Việc sử dụng các thẻ Subheading trong bài viết là một bước không thể thiếu trong quá trình SEO Onpage. Các thẻ này giúp cấu trúc bài viết một cách hợp lý, tạo ra các phần nội dung rõ ràng, dễ hiểu cho người đọc. Không chỉ vậy, Google cũng đánh giá rất cao các bài viết có cấu trúc rõ ràng. Vậy thẻ Subheading là gì? và cách sử dụng chúng như nào để hiệu quả. Hãy cùng MIC Creative khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Subheading là gì? Cách sử dụng Subheading hiệu quả trong SEO

1. Subheading là gì?

Subheading là những tiêu đề phụ trong bài viết. Vị trí của thẻ Subheading nằm sau thẻ Heading, đó là những thẻ H2, H3, H4, H5 và H6. Khi một bài viết có lượng thông tin lớn, việc sử dụng các thẻ Subheading giúp người đọc dễ dàng tiếp cận thông tin, từ đó tăng thời gian ở lại trang web.

Một số nội dung thẻ Subheading mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy trên các trang web khác:

  • Giới thiệu và kết luận
  • Các bước chi tiết được chia nhỏ trong từng mục
  • Những câu hỏi thường gặp (các vấn đề thường gặp)
Vị trí xuất hiện của thẻ Subheading
Vị trí xuất hiện của thẻ Subheading

2. Lợi ích của thẻ Subheading trong SEO

Với mỗi bài SEO, người viết sẽ có nhiều cách triển khai nội dung thẻ tiêu đề phụ khác nhau, tùy theo chủ đề viết. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể hiểu được những lợi ích chung của việc sử dụng thẻ Subheading trong SEO. Cụ thể như sau:

  • Giúp cấu trúc bài viết trở nên rõ ràng hơn: Trong những bài viết nhiều hơn một nghìn chữ, các thẻ Subheading sẽ bổ nhỏ phần nội dung lớn ra thành các đầu mục nhỏ có tính logic. Người đọc sẽ dựa vào các thẻ Subheading để tiếp nhận nội dung một cách dễ dàng. Điều này giúp họ hiểu được các ý chính mà bạn muốn truyền tải.
  • Thúc đẩy thứ hạng website trên hệ thống tìm kiếm trình duyệt: Hệ thống tìm kiếm của Google sẽ luôn ưu tiên những bài viết có cấu trúc rõ ràng, kèm theo đó là các tiêu chí cố định về SEO Onpage. Do đó, bài viết của bạn đã được cấu trúc hóa rõ ràng, đảm bảo các yếu tố SEO sẽ giành được cơ hội thăng hạng đáng kể khi có người dùng tra cứu thông tin.
  • Hỗ trợ người đọc trong việc tìm kiếm và ghi nhớ nội dung: Những tiêu phụ cũng như các luận điểm của một bài viết. Độc giả chỉ cần dựa vào câu đầu để hiểu ý của đoạn. Tương tự như vậy, người dùng sẽ dựa vào nội dung trong thẻ Subheading này mà xác định đâu là thông tin đang cần tìm kiếm. Có thể thấy, thẻ Subheading đã tăng đáng kể trải nghiệm người dùng.

Theo thống kê của trang Aspiration Marketing, các trang web sử dụng kết hợp các thẻ Subheading H2 và H3 có mức tăng trung bình 15% lưu lượng truy cập tự nhiên. Đồng thời, tỷ lệ thoát trang cũng giảm đáng kể ở mức 30% so với khi không dùng thẻ Subheading.

3. Cách sử dụng thẻ Subheading hiệu quả trong SEO

3.1. Tạo bảng Mục lục nội dung cho các thẻ Subheading

Khi viết một bài blog dài và chia thành các phần rõ ràng, hãy đảm bảo rằng bạn có một phần giới thiệu và kết luận. Điều này không chỉ giúp người đọc dễ dàng tìm thấy nội dung cần thiết thông qua việc cuộn xuống hoặc nhấp vào các tab ở trên cùng trang mà còn hỗ trợ cải thiện SEO. Bạn có thể sử dụng thẻ HTML hoặc CSS để tạo mục lục nội dung.

Bảng mục lục nội dung
Bảng mục lục nội dung

3.2. Thẻ Subheading cần chứa từ khóa chính

Việc sử dụng từ khóa trong các Subheading là một yếu tố quan trọng trong SEO, mặc dù có vẻ đơn giản nhưng vẫn rất đáng lưu ý. Subheading có thể giúp bài viết của bạn trở nên dễ tiếp cận hơn với những người tìm kiếm nội dung liên quan. Bằng cách thêm từ khóa vào các Subheading, bạn sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu nâng cao thứ hạng tìm kiếm, từ đó thu hút lượng truy cập chất lượng. Như ví dụ dưới đây, từ khóa chính là “SEO Local” đã được chèn vào trong thẻ Subheading.

Từ khóa xuất hiện trong thẻ Subheading
Từ khóa xuất hiện trong thẻ Subheading

3.3. Sử dụng Subheading cho tính năng Featured Snippets

Google đôi khi sẽ hiển thị các Featured Snippets trong kết quả tìm kiếm. Nội dung trong đó có thể là đoạn nội ngắn trong bài hoặc liệt kê các tiêu đề phụ. Do đó, bạn cần đảm bảo các thẻ Subheading phải chưa từ khóa chính và được tối ưu nội dung phù hợp với ý định tìm kiếm người dùng. Dựa vào đó, người dùng sẽ đưa ra quyết định truy cập trang web của bạn hay không.

Các thẻ Subheading xuất hiện trên Featured Snippets
Các thẻ Subheading xuất hiện trên Featured Snippets

3.4. Sử dụng Subheading để giải thích Từ khóa chính

Subheading cũng là công cụ hữu ích để bạn tóm tắt các điểm chính của từng phần trong bài viết. Cách làm này giúp người đọc nhanh chóng biết được những gì họ sẽ tìm thấy trong phần đó, cải thiện trải nghiệm người dùng và giúp bài viết trở nên dễ dàng tìm kiếm thông tin hơn. Ngoài ra, việc sử dụng Subheading hợp lý sẽ tạo hiệu ứng hình ảnh đẹp mắt cho blog và thu hút sự chú ý của độc giả. Trong ví dụ dưới đây, từ khóa chính là SEO Local đã được người viết giải thích qua các khía cạnh nhỏ như khái niệm, cách thức hoạt động và lí do doanh nghiệp cần sử dụng SEO Local.

Subheading giải thích từ khóa chính SEO Local
Subheading giải thích từ khóa chính SEO Local

4. Những lưu ý quan trọng khi tạo thẻ Subheading

Trong quá trình sử dụng các thẻ Subheading trong SEO, bạn cần lưu ý một số điều sau để thẻ tiêu đề phụ đạt hiệu quả cao:

  • Tránh đưa các yếu tố cảm xúc vào: Không nên quá tinh tế hay rườm rà trong bài viết. Mỗi đoạn văn cần có một mục đích rõ ràng, hãy xác định Subheading để làm chúng dễ tiếp cận và gây sự chú ý. Bạn có thể sử dụng các động từ mạnh mẽ hoặc cấu trúc câu hỏi để tăng tính hấp dẫn.
  • Giữ độ dài tiêu đề phụ hợp lý: Theo quy tắc chung, tiêu đề phụ nên dài tối đa 70 ký tự. Mỗi từ trong tiêu đề cần được chọn lựa cẩn thận để đảm bảo nó đủ mạnh và giúp bài viết ngắn gọn nhưng đầy đủ.
  • Liên kết tiêu đề phụ với tiêu đề chính: Đảm bảo rằng mỗi tiêu đề phụ đều có sự liên kết rõ ràng với tiêu đề chính của bài viết, tạo sự mạch lạc và nhất quán trong nội dung.
  • Nội dung tiêu đề phụ cần triển khai có thứ tự: Mỗi thẻ tiêu đề phụ và đoạn văn đều cần tiếp tục phát triển nội dung, làm rõ thêm các yếu tố của bài viết và dẫn dắt người đọc đi sâu hơn vào chủ đề.

5. Kết luận

Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để hiểu thẻ Subheading là gì? Bên cạnh đó là cách sử dụng thẻ Subheading hiệu quả trong SEO và những lưu ý quan trọng để tạo thẻ tiêu đề phụ tốt nhất. Mong rằng bạn có thể áp dụng được những kiến thức này vào công việc một cách dễ dàng và hiệu quả. Nếu bạn đang có nhu cầu về dịch vụ SEO hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tốt nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.

MIC CREATIVE – Your Success, Our Future

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing