35+ cách tăng Traffic cho website mới nhanh chóng và hiệu quả

Đăng ngày: 15/01/2025

Website của bạn mới được xây dựng và đang tìm cách thu hút lượng truy cập nhanh chóng? Đừng lo lắng, với 35 cách tăng traffic cho website mới từ MIC Creative, bạn sẽ có ngay những giải pháp hiệu quả từ cơ bản đến nâng cao, giúp website không chỉ đạt được lượng truy cập ấn tượng mà còn xây dựng nền tảng phát triển bền vững. Cùng khám phá và áp dụng ngay để đưa website của bạn tăng thứ hạng trên Google, tiếp cận khách hàng 1 cách nhanh chóng qua bài viết dưới đây.

Cách tăng Traffic cho website

1. Traffic Website là gì?

Traffic Website là thuật ngữ chỉ số lượng người dùng truy cập và hoạt động trên website của bạn. Đây là một thước đo quan trọng trong quản trị website và SEO, giúp đánh giá mức độ phổ biến cũng như hiệu quả thu hút người dùng từ các công cụ tìm kiếm.

Một website với lượng traffic cao thường phản ánh nội dung giá trị, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng và tối ưu hóa tốt trên các công cụ tìm kiếm. Traffic không chỉ là con số mà còn là chỉ số về sự thành công trong việc xây dựng kết nối với người dùng trực tuyến.

2. Lợi ích của việc tăng traffic cho website mới

Lợi ích của việc tăng traffic
Lợi ích của việc tăng traffic
  • Tăng tỉ lệ chuyển đổi: Hiểu một cách đơn giản, khi có người truy cập vào trang Web của bạn, tỷ lệ cao sẽ có những người trong số Traffic đó hứng thú và xuất hiện nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp và sẽ trở thành khách hàng của bạn. Từ đó, Website của bạn càng nhiều lượt Traffic thì bạn sẽ nhận được càng nhiều khách hàng hơn, giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.
  • Website được tăng mức độ uy tín: Một Website sở hữu lượt Traffic sẽ càng được các công cụ tìm kiếm đề xuất mạnh hơn và được hiển thị ở vị trí đầu trên công cụ tìm kiếm của họ. Điều này sẽ giúp Website của thương hiệu bạn trở nên uy tín hơn trong công chúng.
  • Nâng cao độ nhận diện thương hiệu: Càng có nhiều lượt truy cập, Website của bạn sẽ càng được nhiều người biết đến hơn, giúp Website của thương hiệu bạn càng có thêm được lượt truy cập và nhận được sự chú ý của cộng đồng.
  • Tăng khả năng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm: Đa số người dùng chỉ nhấp vào các kết quả hiển thị ở trang đầu trên các công cụ tìm kiếm. Nhờ việc Website sở hữu lượt Traffic lớn, bạn sẽ dễ dàng được Google đưa nội dung lên đầu hơn.

3. Phân loại Traffic Website

Người dùng trước khi ghé thăm trang Web của bạn có thể tới từ rất nhiều nguồn khác nhau. Từ đó, việc phân loại Traffic trên Website sẽ được chia theo 6 nguồn chính. Chúng gồm:

  • Organic Traffic (Traffic tự nhiên): Đây là nhóm các Traffic đến từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên (không phải quảng cáo) trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… Organic traffic là mục tiêu chính của các nhà quản trị Website do chất lượng và tính bền vững nhóm Traffic này đem lại, phản ánh sự quan tâm và nhu cầu của người dùng đối với nội dung và giá trị của trang Web đó.
  • Direct Traffic (Traffic trực tiếp): Khi người dùng gõ trực tiếp địa chỉ URL của trang web vào thanh địa chỉ của trình duyệt, hoặc sử dụng bookmark, lịch sử trình duyệt, … để truy cập vào Website bạn, bạn sẽ nhận được Direct Traffic. Direct traffic cho thấy mức độ nhận biết và tin tưởng của người dùng đối với thương hiệu của trang web.
  • Referral Traffic (Traffic nguồn ngoài): Nhóm Traffic này đến từ các liên kết ngoài (Backlink) dẫn về Website của bạn được gắn trên các trang Web khác. Referral Traffic là một yếu tố tăng mức độ uy tín và thứ hạng của Website bạn trên các công cụ tìm kiếm.
  • Display Traffic (Traffic quảng cáo hiển thị): Là các Traffic đến từ hoạt động quảng cáo, khi người dùng nhấp vào Banner, video, quảng cáo Popup,… trên một trang Web khác và được điều hướng về Website của bạn. Display Traffic thể hiện mức độ thu hút sự chú ý và nhận thức của người dùng về sản phẩm, dịch vụ hay nội dung trên trang web.
  • Social Traffic (Traffic mạng xã hội): Các Traffic này đến từ những đường liên kết được chia sẻ trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, … Social traffic giúp tăng mức độ tương tác và khả năng lan truyền của trang Web đến với cộng đồng khách hàng của bạn.
  • Paid Traffic (Traffic mất phí): Là loại Traffic đến từ các đường Link quảng cho Website bạn trên các công cụ tìm kiếm. Quảng cáo là một trong những hình thức tăng Traffic mạnh mẽ và hiệu quả nhất.

4. 35 cách tăng Traffic cho website mới nhanh chóng và hiệu quả

4.1. Cải thiện SEO Onpage

Cải thiện SEO Onpage là cách tăng traffic cho website mới hiệu quả bằng việc tối ưu hóa các yếu tố nội dung trên trang web, giúp trang được các công cụ tìm kiếm hiểu và đánh giá tốt hơn. Dưới đây là các yếu tố bạn cần lưu ý khu thực hiện tối ưu:

  • Tiêu đề trang: Độ dài của title nên từ 50-60 ký tự, chứa từ khóa chính và thể hiện chủ đề tổng thể của nội dung đang hướng tới.
  • Mô tả trang: Mô tả trang nên chứa 150-160 ký tự, có từ khóa chính và các yếu tố CTA (kêu gọi hành động) thuyết phục người dùng nhấp vào trang.
  • URL: Bạn nên đặt URL ngắn gọn, dễ đọc, chứa từ khóa chính và phân cấp rõ ràng.
  • Thẻ tiêu đề: Phân cấp các các thẻ H1, H2, H3,… trong các bài viết. Thẻ tiêu đề nên chứa từ khóa chính, từ khóa phụ giúp thể hiện cấu trúc của nội dung.
  • Hình ảnh: Hình ảnh cần được nén về định dạng JPEG để tăng tốc độ tải trang, có thẻ mô tả nội dung và chứa từ khóa.

4.2. Xây dựng bộ từ khóa mới

Xây dựng bộ từ khóa mới là bước quan trọng để tăng traffic cho website, đặc biệt khi bạn muốn tiếp cận thêm khách hàng tiềm năng hoặc mở rộng nội dung. Để nghiên cứu từ khóa một cách hiệu quả hơn, bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush,…Đây là những công cụ phổ biến và đặc biết hữu ích cho các SEOer muốn xây dựng và phân tích từ khóa, giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.

Bạn có thể tham khảo các bước dưới đây để nghiên cứu từ khóa bằng công cụ SEMrush:

  • Bước 1: Đăng nhập tài khoản Semrush của bạn
  • Bước 2: Lúc này, giao diện của Semrush sẽ được xuất hiện với các chức năng của công cụ: SEO Local, Advertising, Social Media, Content Marketing,… Trong mỗi chức năng, khi bạn chọn vào nút mũi tên mở rộng sẽ mở ra nhiều tính năng cụ thể hơn.
Giao diện Semrush
Giao diện Semrush
  • Bước 3: Chọn chức năng SEO > Keyword Research > chọn Keyword Magic Tool.
Chọn Keyword Magic Tool
Chọn Keyword Magic Tool
  • Bước 3: Bạn nhập từ khóa chủ quan vào ô tìm kiếm, chọn khu vực Việt Nam rồi nhấp vào Search.
Nhập từ khóa vào ô tìm kiếm
Nhập từ khóa vào ô tìm kiếm
  • Bước 4: Lúc này, SEmrush sẽ cung cấp cho bạn bảng từ khóa liên quan theo kết quả với các thông số như: Volume (lượng tìm kiếm trung bình hằng tháng), Keyword Difficulty (độ khó từ khóa).
Kết quả mở rộng từ khóa
Kết quả mở rộng từ khóa
  • Bước 5: Lọc danh sách từ khóa. Bạn có thể lọc nhanh bằng cách nhập tiêu chí của mình vào các ô lọc, danh sách từ khóa sau khi lọc sẽ được xuất hiện.
  • Bước 6: Sau khi chọn được danh sách từ khóa phù hợp, bạn tick vào ô vuông đầu keyword, chọn To Keyword Manager, gắn thẻ tag cho bộ từ khóa rồi chọn Enter.
Tick vào ô vuông đầu keyword
Tick vào ô vuông đầu keyword
Gắn thẻ tag
Gắn thẻ tag
  • Bước 7: Để tải danh sách từ khóa mở rộng về máy, bạn chọn Keyword Manager, sau đó nhấp mở danh sách từ khóa cần tải và chọn Export.
Chọn Export
Chọn Export

4.3. Nâng cao chất lượng nội dung

Đối với các nhà quản trị Website, nội dung chính là linh hồn, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong việc kéo người dùng về Website bạn. Một nội dung hay, hấp dẫn và đem lại giá trị cho người dùng sẽ khiến Website trở nên thu hút và được công cụ tìm kiếm đề xuất nhiều hơn đến với người dùng. Một số cách nâng cao chất lượng nội dung bạn có thể thực hiện là:

  • Đề cao việc cung cấp giá trị cho người dùng:

Nội dung cần ngắn gọn, súc tích nhưng chứa đựng thông tin hữu ích, thú vị hoặc giải quyết ngay vấn đề của họ. Bạn có thể chia sẻ các tài liệu hữu ích, mẹo vặt, hướng dẫn chi tiết hoặc cung cấp link tải tài liệu miễn phí. Điều này không chỉ thu hút sự quan tâm của người đọc mà còn giúp tăng traffic website.

Ví dụ: Một bài viết hướng dẫn “Cách tối ưu SEO On-Page” có thể tặng kèm checklist tải về miễn phí, giúp người dùng dễ dàng áp dụng.

  • Tối ưu Internal Link (liên kết nội bộ):

Một bài viết hay sẽ khiến người dùng mong muốn xem nhiều bài viết khác nữa, và internal link sẽ là một lựa chọn tuyệt vời để lôi kéo người dùng thực hiện điều này. Việc tạo liên kết nội bộ giữa các nội dung cùng chủ đề đến nhau sẽ tăng khả năng tiếp cận và giữ chân người dùng trên website của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không nên quá lạm dụng internal link để tránh gây rối mắt và mất tập trung cho người dùng.

Ví dụ: Trong một bài viết về “SEO từ khóa”, bạn có thể liên kết đến các bài viết liên quan như “Hướng dẫn chọn từ khóa hiệu quả” hoặc “Cách xây dựng liên kết chất lượng”.

  • Đa dạng hóa Content:

Content không chỉ dừng lại ở bài viết dạng văn bản, bạn hãy thử sử dụng nhiều dạng nội dung khác nhau để đổi mới cách truyền tải thông tin đến với người dùng như video, hình ảnh, Infographic,… Điều này sẽ góp phần tăng sự hấp dẫn và phong phú, thu hút thiện cảm của người dùng về website bạn.

Lưu ý: Bạn không nên sử dụng quá nhiều dạng nội dung trên một trang, vì điều này có thể gây nặng trang và làm giảm tốc độ tải trang.

4.4. Xây dựng hệ thống Backlink

Xây dựng hệ thống Backlink là việc tạo ra mạng lưới các liên kết chất lượng từ các trang web có độ tin cậy cao trỏ về trang web của bạn, giúp nâng cao thứ hạng và độ tin cậy trên công cụ tìm kiếm. Một số cách xây dựng hệ thống backlink là:

  • Viết bài khách (Guest Posting): là việc viết bài viết chất lượng và đăng lên các trang Web khác, có chứa liên kết trỏ về trang web của bạn. Đây là một cách hiệu quả để tạo Backlink và điều hướng Traffic từ Website họ về trang của bạn. Hình thức này thường thấy nhất trong các dịch vụ Booking báo.
  • Trao đổi backlink (Link Exchange): Bạn sẽ liên hệ với các trang Web khác có chủ đề liên quan hoặc tương đồng với trang Web của bạn, và đề nghị trao đổi liên kết với nhau. Đây là một cách đơn giản và nhanh chóng để tạo Backlink, nhưng cần lưu ý không nên trao đổi quá nhiều Backlink với cùng một trang Web liên tục, do điều này có thể bị các công cụ tìm kiếm đánh giá là Spam.
  • Tạo nội dung hấp dẫn (Viral Content): Backlink cũng sẽ được hình thành khi khách hàng của bạn chia sẻ nội dung trên Website bạn qua các nền tảng mạng xã hội hoặc các trang Web khác. Đây là một cách tạo Backlink tự nhiên và hiệu quả, do đó hãy luôn tìm cách tạo ra các nội dung hấp dẫn, thu hút được người dùng tham gia chia sẻ nội dung của bạn.

4.5. Liên kết giữa các cộng đồng

Nếu bạn đang sở hữu Fanpage, Group hay các trang miền phụ khác như Blog, bạn hãy tận dụng các tài nguyên này để tăng traffic cho website mới của bạn. Như bạn đã biết, mạng xã hội, điển hình là Facebook và Twitter, hiện đang sở hữu hàng tỷ lượt truy cập mỗi ngày, khiến các nền tảng này trở thành các “mỏ” Social Traffic khổng lồ đang chờ bạn khai thác.

Do đó, hãy luôn gắn liên kết Website vào các bài đăng trên Fanpage, Group Facebook, mạng xã hội khác như Instagram, Twitter,… mà bạn đang sở hữu. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ bài đăng vào các hội nhóm, các trang Blog liên quan khác để thu hút người dùng từ các trang đó về Website của bạn. Ngoài việc lôi kéo Traffic, bạn cũng sẽ nâng cao mức độ nhận thức của công chúng về thương hiệu của bạn, giúp tên tuổi bạn trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng.

4.6. Chạy quảng cáo

Chạy quảng cáo
Chạy quảng cáo

Quảng cáo là một trong những cách tăng traffic cho website mới hiệu quả, giúp bạn sớm đạt được lượng truy cập khủng trong thời gian ngắn. Một số kênh quảng cáo gia tăng Traffic cho Website mới phổ biến gồm:

  • Quảng cáo Google (Google Ads): Đây là kênh quảng cáo trả phí của Google, cho phép người dùng tạo và chạy các quảng cáo trên chính công cụ tìm kiếm Google cũng như trên các ứng dụng con của Google như Gmail, PlayStore,… Với quảng cáo Google, bạn có thể tiếp cận được với tệp người dùng khổng lồ và có nhu cầu cao, dễ dàng trong việc tối ưu quảng cáo và nắm bắt được nhu cầu của người dùng một cách dễ dàng.
  • Quảng cáo Youtube (Youtube Ads): Nền tảng chia sẻ video Youtube cho phép người dùng tạo và chạy các quảng cáo dưới dạng video, banner,… trong các video và trên giao diện chính của họ. Định dạng video có thể tạo ra sự hấp dẫn và tương tác cao với người dùng, cũng như có thể tận dụng sức mạnh của các kênh Youtube nổi tiếng, các KOL, KOC để quảng bá trang web khiến cho Youtube trở thành nền tảng quảng cáo hiệu quả.
  • Quảng cáo Facebook (Facebook Ads): Quảng cáo Facebook giúp bạn tạo và chạy các chiến dịch quảng cáo dưới dạng bài đăng, hình ảnh, video,…Facebook Ads có ưu điểm là giúp bạn tiếp cận được với tệp người dùng khổng lồ của mạng xã hội này, cũng như có thể mục tiêu hóa và tùy biến quảng cáo theo đặc điểm và hành vi của người dùng.

4.7. Nâng cao trải nghiệm người dùng (UX/UI)

Trải nghiệm người dùng là cảm nhận và đánh giá của người dùng đối với trang Web về các yếu tố như giao diện, nội dung, tính năng, tốc độ tải trang,… Nếu các yếu tố trải nghiệm người dùng kém, họ có thể quay lưng lại với website bạn, khiến việc gia tăng traffic kém thuận lợi.

Việc nâng cao trải nghiệm người dùng có thể đạt được dễ dàng thông qua việc tối ưu các tiêu chí sau::

  • Tốc độ tải trang: Để người dùng có thể truy cập nội dung nhanh chóng và không bị chán nản, bạn có thể tăng tốc tải trang bằng các phương pháp nén hình ảnh, sử dụng bộ nhớ đệm (Cache), giảm số lượng yêu cầu HTTP, sử dụng CDN, …
  • Hạn chế Pop-up: Cửa sổ nhỏ (Pop-up) là một công cụ tuyệt vời trong việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, tuy nhiên sự xuất hiện dày đặc các Pop-up sẽ khiến bất kỳ ai cũng cảm thấy khó chịu. Đối với mỗi lượt truy cập, bạn chỉ nên dùng 1-2 cửa sổ, và hãy phân bố chúng tại các vị trí ít gây khó chịu nhất, nhưng vẫn đảm bảo khả năng thu hút người dùng.
  • Tối ưu UX: Đây là các yếu tố phụ giúp việc thao tác, sử dụng trạng của khách hàng trở nên tiện lợi trọn vẹn hơn, giúp tạo được thiện cảm đối với họ. Bạn có thể cung cấp các tiện ích như ô tìm kiếm, bộ lọc, sắp xếp, phân trang, bình luận, chia sẻ, … cho người dùng.
  • Tối ưu UI: Đây là yếu tố thẩm mỹ chính của trang Web. Việc tối ưu UI sẽ giúp trang web có bố cục thống nhất, sắp xếp và phân bố một cách logic. Các yếu tố tối ưu UI bao gồm các yếu tố tổng quan như màu sắc, Font chữ, hình ảnh, hiệu ứng trang,…

4.8. Sử dụng công cụ hỗ trợ

Bạn có thể sử dụng các các công cụ hỗ trợ SEO nhằm giúp việc tăng traffic cho website mới của bạn trở nên thuận lợi hơn. Các công cụ đó được chia làm nhiều nhóm dựa trên chức năng và lợi ích chúng đem lại, ví dụ như:

  • Công cụ kiểm tra Backlink và Internal Link: Là các công cụ nghiên cứu Link chuyên sâu, giúp hoạt động xây dựng mạng lưới Backlink và sơ đồ Internal Link trở nên hiệu quả hơn. Các công cụ phổ biến cho hoạt động này là: Majestic SEO, SEMrush, Ahref, Google Search Console,…
  • Công cụ phân tích Website: Là các công cụ giúp bạn phân tích các chỉ số không chỉ trên website của bạn, mà còn từ website của các đối thủ cạnh tranh khác như: Screaming Frog, SEOQuake, Alexa, Similarweb,…
  • Công cụ tối ưu nội dung: Là các công cụ được sử dụng trong hoạt động sáng tạo và phát triển nội dung chuẩn SEO trên Website. Các công cụ này gồm: SurferSEO, Yoast SEO, SmallSEOTool,…
  • Công cụ tối ưu UX/UI: Là các công cụ hỗ trợ tối ưu UX/UI trên Website, giúp tăng cường trải nghiệm trang cho người xem. Các công cụ này gồm có: Mangools SERP Simulator, Google Mobile Friendly Test, Google PageSpeed Insights,…

4.9. Tận dụng Influencer Marketing

Tận dụng Influencer Marketing
Tận dụng Influencer Marketing

Influencer thường có lượng người theo dõi trung thành và tin tưởng vào các khuyến nghị của họ. Khi một influencer giới thiệu website của bạn, người theo dõi có xu hướng truy cập ngay lập tức để tìm hiểu thêm. Chiến lược này sẽ giúp bạn tiếp cận hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu người chỉ trong vài giờ. Đồng thời, giúp website của bạn được biết đến nhanh chóng hơn, đặc biệt là ở các thị trường ngách.

Để lựa chọn influencer phù hợp, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Phù hợp với lĩnh vực:

Chọn influencer hoạt động trong ngành hoặc lĩnh vực có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh mỹ phẩm, hãy hợp tác với beauty blogger hoặc người chuyên review mỹ phẩm uy tín như Võ Hà Linh.

  • Tầm ảnh hưởng vừa đủ:

Với website mới, bạn không cần phải hợp tác với các macro-influencer (hàng triệu follower). Thay vào đó, hãy tập trung vào micro-influencer (10.000 – 100.000 follower) có đối tượng tương tác cao.

  • Tỷ lệ tương tác tốt:

Kiểm tra mức độ tương tác (engagement rate) của influencer. Một người có 50.000 follower nhưng tỷ lệ tương tác cao (trên 3%) thường mang lại hiệu quả tốt hơn người có hàng triệu follower nhưng ít tương tác.

Khi đã chọn được influencer phù hợp, bạn có thể một số hình thức sau để tối ưu hóa traffic:

  • Đăng bài giới thiệu website
  • Livestream quảng bá
  • Tạo nội dung hợp tác (Collaborative Content)
  • Chạy chương trình affiliate

4.10. Đăng tải bài Guest Post

Guest Post (bài viết khách) là một cách tăng traffic cho website mới hiệu quả khác thông qua việc viết bài và đăng tải trên các website hoặc blog uy tín trong lĩnh vực của bạn. Khi bài viết của bạn xuất hiện trên một website uy tín, độc giả của website đó sẽ tin tưởng và dễ dàng truy cập vào website của bạn thông qua liên kết (backlink).

Để đạt được thành công của chiến lược Guest Post, bạn cần biết cách chọn nơi đăng bài phù hợp và chất lượng. Hãy cân nhắc ưu tiên nhưng website sau:

  • Website có cùng lĩnh vực hoặc liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Website có lượng truy cập cao đối tượng độc giả phù hợp.
  • Website có uy tínđộ tương tác tốt.

Sau khi đã lựa chọn được website phù hợp để xây dựng Guest Post, bạn cần tiến hành lên nội dung chất lượng. Hãy lưu ý đến các yếu tố sau khi viết bài:

  • Giá trị cao: Giải quyết vấn đề hoặc cung cấp thông tin hữu ích cho độc giả của website. Ví dụ: Viết bài “10 chiến lược tăng hiệu suất công việc” trên một blog về năng suất làm việc.
  • Lựa chọn từ khóa liên quan đến chủ đề và tích hợp một cách tự nhiên trong nội dung.
  • Kêu gọi hành động (CTA): Kết bài bằng lời mời truy cập vào website của bạn để đọc thêm thông tin hoặc tải tài liệu miễn phí.
  • Đặt 1-2 Backlink dẫn về các bài viết giá trị hoặc trang chủ trên website của bạn.

4.11. Tối ưu Local SEO

Tối ưu Local SEO
Tối ưu Local SEO

Local SEO (tối ưu hóa SEO địa phương) là chiến lược giúp website của bạn xuất hiện nổi bật hơn trong các kết quả tìm kiếm địa phương. Khi người dùng tìm kiếm các từ khóa có yếu tố địa phương (ví dụ: “quán cà phê gần đây”), Google ưu tiên hiển thị các kết quả được tối ưu hóa cho Local SEO.

Để tối ưu Local SEO hiệu quả, bạn có thể thực hiện các sách sau đây:

  • Xây dựng NAP nhất quán:

Thông tin NAP – Name (Tên), Address (Địa chỉ) và Phone Number (Số điện thoại) cần được đồng bộ trên tất cả các nền tảng như Google My Business (GMB), website chính thức, mạng xã hội và các trang danh bạ địa phương. Điều này giúp tăng tính đáng tin cậy của doanh nghiệp trong mắt Google cũng như người dùng.

Ngoài ra, NAP nên được đặt ở những vị trí dễ thấy, chẳng hạn ở chân trang (footer) hoặc trên trang Liên hệ. Cách trình bày rõ ràng và hợp lý sẽ giúp Google dễ dàng thu thập dữ liệu, đồng thời tạo sự tiện lợi cho khách hàng khi tìm kiếm thông tin liên hệ.

  • Tối ưu từ khóa địa phương

Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner để hỗ trợ tìm kiếm những từ khóa liên quan đến khu vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Ví dụ: nếu bạn cung cấp dịch vụ sửa chữa điện thoại tại Đà Nẵng, hãy tập trung vào các từ khóa như “dịch vụ sửa chữa điện thoại tại Đà Nẵng” hoặc “sửa điện thoại giá rẻ Đà Nẵng”

Bên cạnh đó, hãy đưa keyword vào các phần quan trọng như tiêu đề, meta description, nội dung chính và URL. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng việc bạn sử dụng từ khóa một cách thật tự nhiên, tránh làm nội dung trở nên gượng ép hoặc khó đọc.

4.12. Tổ chức Minigame hoặc Giveaway

MinigameGiveaway là chiến lược hiệu quả để tăng traffic cho website bằng cách tận dụng tâm lý yêu thích quà tặng và sự tương tác của cộng đồng. Để tổ chức Minigame hoặc Giveaway hiệu quả, bạn cần thực hiện như sau:

  • Xác định mục tiêu rõ ràng:

Trước tiên, hãy xác định mục tiêu mà Minigame hoặc Giveaway muốn đạt được. Nếu mục tiêu là tăng lượng truy cập website, bạn có thể yêu cầu người tham gia truy cập vào một trang cụ thể để nhận thông tin chi tiết hoặc hoàn thành nhiệm vụ. Nếu muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi, hãy tạo ra những ưu đãi đặc biệt dành riêng cho người tham gia.

  • Lên ý tưởng và kịch bản hấp dẫn:

Hãy thiết kế các hoạt động tham gia đơn giản nhưng thú vị, đồng thời khuyến khích người dùng tương tác với website hoặc sản phẩm.

Ví dụ: “Truy cập website để tìm sản phẩm yêu thích nhất của bạn và chia sẻ lý do tại sao bạn chọn sản phẩm đó. Cơ hội nhận ngay phiếu mua hàng trị giá 500.000 đồng!”

  • Thiết kế phần thưởng hấp dẫn:

Phần thưởng chính là yếu tố thu hút người tham gia, vì vậy bạn cần đảm bảo giá trị của phần thưởng phù hợp với đối tượng mục tiêu.

Ví dụ: Một wbsite mỹ phẩm có thể tặng bộ sản phẩm chăm sóc da cao cấp hoặc phiếu giảm giá 50% cho lần mua hàng tiếp theo để khuyến khích người dùng tham gia.

  • Đưa ra yêu cầu tham gia rõ ràng:

Bạn có thể yêu cầu người tham gia truy cập website để tìm câu trả lời cho một câu hỏi hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Hoặc bạn có thể khuyến khích họ chia sẻ bài viết về Minigame hoặc Giveaway trên mạng xã hội kèm theo hashtag nhằm tăng độ lan tỏa. Ngoài ra, việc yêu cầu đăng ký tài khoản cũng là cách hiệu quả để duy trì sự tương tác lâu dài với khách hàng.

  • Sử dụng công cụ hỗ trợ:

Các nền tảng chuyên biệt như RafflePress hoặc Gleam.io sẽ giúp bạn tổ chức Minigame hoặc Giveaway chuyên nghiệp hơn. RafflePress cho phép tích hợp form đăng ký và theo dõi kết quả, trong khi Gleam.io hỗ trợ tạo sự kiện đa nền tảng và phân tích dữ liệu người tham gia.

  • Công bố kết quả minh bạch:

Bạn hãy đăng tải danh sách người thắng cuộc công khai trên website và các kênh truyền thông của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo sự công bằng và khuyến khích khách hàng tham gia các chương trình tiếp theo.

4.13. Tận dụng Forum (diễn đàn trực tuyến)

Tận dụng Forum
Tận dụng Forum

Đây là nơi giúp bạn tiếp cận nhóm người dùng thực sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Khi bạn chia sẻ thông tin hữu ích cùng với liên kết dẫn đến website, người dùng sẽ có xu hướng truy cập để tìm hiểu thêm. Để tận dụng cách tăng traffic cho website mới này một cách hiểu quả, bạn cần lưu ý những yếu tố sau:

  • Xác định forum phù hợp:

Chọn Forum liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, hoặc chủ đề bạn đang kinh doanh. Đồng thời, ưu tiên tham gia các cộng đồng có lượng thành viên lớn và thảo luận sôi nổi để tối đa hóa hiệu quả kết nối và tiếp cận.

Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh sản phẩm công nghệ, những diễn đàn như Tinh Tế, Reddit r/technology hoặc các nhóm Facebook về công nghệ sẽ là lựa chọn lý tưởng.

  • Cung cấp giá trị:

Thay vì chỉ tập trung quảng cáo, hãy ưu tiên cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng. Bạn có thể trả lời chi tiết các thắc mắc hoặc chia sẻ kinh nghiệm thực tế sẽ giúp bạn xây dựng uy tín.

Ví dụ: Trên diễn đàn về SEO, bạn có thể hướng dẫn một người mới cách tối ưu hóa từ khóa. Sự chia sẻ này sẽ thu hút và nhận được sự chú ý từ cộng đồng

  • Đặt liên kết một cách tự nhiên:

Bạn chỉ nên chia sẻ liên kết khi thực sự liên quan và hữu ích. Chẳng hạn như nếu có người hỏi về công cụ tối ưu hóa tốc độ trang web, bạn có thể cung cấp câu trả lời chi tiết kèm link đến bài viết hữu ích trên website của bạn.

  • Tương tác thường xuyên:

Hãy chủ động tham gia bằng cách đăng bài viết mới hoặc bình luận vào các chủ đề sẵn có. Bên cạnh đó, cũng đừng quên tương tác với bài viết của các thành viên khác để xây dựng mối quan hệ và tăng sự hiện diện của bạn trong cộng đồng.

4.14. Sử dụng Email Marketing

Sử dụng Email Marketing
Sử dụng Email Marketing

Khi được sử dụng đúng cách, email không chỉ giúp duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại mà còn khuyến khích họ truy cập website để khám phá nội dung, sản phẩm, hoặc dịch vụ mới. Để triển khai Email Marketing tăng traffic, bạn cần:

  • Xây dựng danh sách email chất lượng:

Bạn có thể sử dụng form đăng ký trên website hoặc cung cấp nội dung giá trị để khuyến khích khách hàng đăng ký và thu thập được địa chỉ email của họ.

Lưu ý: Tránh mua danh sách email từ nguồn không rõ ràng, vì điều này không chỉ làm giảm hiệu quả chiến dịch mà còn ảnh hưởng đến uy tín của bạn.

  • Tạo nội dung email hấp dẫn:

Dòng tiêu đề là yếu tố quyết định email của bạn có được mở hay không. Hãy giữ tiêu đề ngắn gọn, thu hút và đánh đúng nhu cầu của người nhận.

Ví dụ: “3 bí quyết tối ưu SEO tăng traffic chỉ trong 7 ngày.”

Nội dung email cũng cần mang lại giá trị thực tế và dẫn người đọc đến website bằng các liên kết hữu ích. Kèm theo đó, hãy thêm nút kêu gọi hành động (CTA) rõ ràng, chẳng hạn như “Xem ngay” hoặc “Đọc bài viết đầy đủ”.

  • Cá nhân hóa nội dung email

Bạn có thể cá nhân hóa email bằng cách sử dụng tên người nhận trong lời chào, giúp tạo cảm giác gần gũi và thân thiện.

Ví dụ: “Chào [Tên], chúng tôi có bài viết mới dành riêng cho bạn!”

Ngoài ra, dựa vào hành vi của người dùng, bạn có thể gửi những nội dung liên quan đến sở thích hoặc nhu cầu của họ, chẳng hạn như bài viết bổ sung cho một trang họ đã truy cập.

  • Gửi email đúng thời điểm

Hãy chọn thời điểm gửi email hợp lý để tối ưu hiệu quả chiến dịch. Theo nghiên cứu, email thường đạt tỷ lệ mở cao nhất vào thứ Ba hoặc thứ Năm, đặc biệt vào khung giờ 10 giờ sáng hoặc 3 giờ chiều. Bên cạnh đó, việc duy trì lịch trình gửi email đều đặn, như bản tin hàng tuần hoặc hàng tháng, không chỉ giúp khách hàng luôn nhớ đến bạn mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ bền vững và lâu dài.

  • Theo dõi và tối ưu hóa

Sử dụng các công cụ như Mailchimp hoặc HubSpot để theo dõi và phân tích hiệu quả chiến dịch email thông qua các chỉ số quan trọng.

Tỷ lệ mở (Open Rate): Đánh giá mức độ thu hút của dòng tiêu đề, giúp bạn biết được email có đủ hấp dẫn để người nhận mở hay không.

Tỷ lệ nhấp (CTR): Phân tích hiệu quả của nội dung và nút kêu gọi hành động (CTA), từ đó xác định mức độ tương tác của người nhận.

4.15. Tạo công cụ hoặc tài nguyên miễn phí

Mọi người luôn tìm kiếm giải pháp miễn phí để giải quyết vấn đề hoặc cải thiện công việc của mình. Khi bạn cung cấp tài nguyên hữu ích, họ sẽ truy cập website để sử dụng. Sau khi truy cập website để sử dụng công cụ hoặc tải tài nguyên, người dùng có thể trở thành khách hàng hoặc tiếp tục quay lại.

Dưới đây là một số ý tưởng mà bạn có thể tạo công cụ hoặc tài nguyên miễn phí:

  • Tài liệu hướng dẫn (Guide/Ebook):

Tạo ra các tài liệu chi tiết, chuyên sâu mà người dùng có thể tải về miễn phí, từ đó xây dựng sự uy tín và tăng tương tác.

Ví dụ: Ebook “Hướng dẫn tối ưu hóa SEO cho người mới bắt đầu” cho các website về digital marketing.

  • Mẫu hoặc template:

Cung cấp các mẫu đơn giản, dễ sử dụng để hỗ trợ công việc của người dùng, giúp họ tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả.

Ví dụ: Mẫu slide thuyết trình hoặc CV chuyên nghiệp, hấp dẫn. Hay các Template lập kế hoạch dự án, lịch trình công việc, hoặc báo cáo tuần.

  • Công cụ kiểm tra miễn phí (Free Checker Tools)
    Cho phép người dùng nhập thông tin và nhận kết quả ngay lập tức, nâng cao trải nghiệm và sự tiện ích.

Ví dụ: Công cụ kiểm tra lỗi chính tả dành cho các website học ngôn ngữ hoặc viết lách.

4.16. Tối ưu Internal Link

Tối ưu hóa hệ thống internal link không chỉ tạo điều kiện cho bot tìm kiếm dễ dàng crawl (thu thập thông tin) toàn bộ website mà còn giúp người dùng tìm thấy nội dung liên quan một cách thuận tiện, từ đó tăng traffic tự nhiên.

Bạn có thể thực hiện các cách sau đây để tối ưu Internal Link hiệu quả:

  • Xây dựng cấu trúc website logic:

Cấu trúc silo là một phương pháp hiệu quả giúp bạn nhóm các nội dung liên quan theo từng chủ đề cụ thể, tạo thành hệ thống liên kết nội bộ chặt chẽ.

Ví dụ: Nếu website của bạn chuyên về lĩnh vực marketing, bạn có thể chia các chủ đề thành các nhóm như “SEO”, “Content Marketing” và “Quảng cáo trả phí”. Mỗi nhóm sẽ bao gồm các bài viết con liên quan và  được liên kết với nhau thông qua các liên kết nội bộ.

  • Chèn liên kết vào văn bản một cách tự nhiên:

Khi thêm liên kết vào nội dung, bạn cần đảm bảo rằng chúng được chèn một cách tự nhiên và phù hợp với ngữ cảnh. Việc chèn liên kết một cách gượng ép hoặc không liên quan có thể gây khó chịu cho người đọc và làm giảm uy tín của nội dung.

Ví dụ: Trong bài viết “Cách tối ưu tốc độ website”, bạn có thể chèn liên kết dẫn đến bài viết “Top 5 công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí” khi đề cập đến việc sử dụng công cụ kiểm tra tốc độ.

  • Sử dụng từ khóa anchor text phù hợp:

Anchor text (văn bản hiển thị dưới dạng liên kết) cần được tối ưu để giúp cả người dùng và bot tìm kiếm hiểu rõ nội dung của trang được liên kết.

Thay vì sử dụng các cụm từ chung chung như “Nhấn vào đây để xem thêm”, hãy sử dụng các từ khóa mục tiêu hoặc từ khóa liên quan trong anchor text để tăng hiệu quả SEO và dẫn dắt người đọc dễ dàng hơn.

  • Ưu tiên liên kết đến nội dung quan trọng:

Các bài viết hoặc trang quan trọng, như sản phẩm chính hoặc bài viết chuyên sâu, nên được liên kết nội bộ nhiều hơn. Điều này giúp tăng mức độ ưu tiên của chúng trên công cụ tìm kiếm và cải thiện thứ hạng.

Ví dụ: Nếu bạn có một bài viết nổi bật như “Hướng dẫn toàn diện về SEO cho người mới bắt đầu” hãy đảm bảo rằng bài viết này được liên kết từ các bài viết liên quan trong website.

4.17. Kết hợp Infographics

Kết hợp Infographics
Kết hợp Infographics

Infographics là một cách trình bày thông tin bằng hình ảnh minh họa, giúp người xem nhanh chóng nắm bắt nội dung mà không cần đọc quá nhiều văn bản. Điều này không chỉ làm tăng trải nghiệm người dùng (UX) mà còn giúp nội dung của bạn trở nên dễ chia sẻ hơn trên các nền tảng mạng xã hội, từ đó tăng traffic tự nhiên cho website.

  • Lựa chọn nội dung phù hợp:

Infographics của bạn nên tập trung vào những chủ đề hữu ích và đáp ứng trực tiếp nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ: Nếu bạn sở hữu một website về sức khỏe, hãy cân nhắc thiết kế một infographic như “Các bước để tăng cường miễn dịch tự nhiên”, kèm theo biểu đồ và số liệu khoa học.

Ngoài ra, hãy đảm bảo Infographic của bạn dễ chia sẻ bằng cách tích hợp các nút chia sẻ mạng xã hội ngay trên website, hoặc cung cấp đường link ngắn gọn dẫn trực tiếp đến bài viết chứa Infographic.

  • Thiết kế hấp dẫn và trực quan:

Một Infographic đẹp mắt sẽ giữ chân người xem lâu hơn và tăng khả năng họ chia sẻ nó. Thiết kế nên đơn giản, sử dụng màu sắc hài hòa và font chữ dễ đọc. Tránh nhồi nhét quá nhiều thông tin khiến Infographic trở nên rối mắt.

Ví dụ: Khi bạn tạo một infographic “Các lợi ích của việc uống nước mỗi ngày”, bạn có thể sử dụng biểu tượng giọt nước để minh họa từng lợi ích.

Một công cụ mà MIC Creative muốn đề xuất cho bạn trong quá trình thiết kế Infographic chính là công cụ Canva. Đây là công cụ phổ biến và vô cùng dễ sử dụng. Cho dù bạn không có nhiều khả năng thiết kế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng vô số các mẫu sẵn có mà Canva cung cấp.

  • Khai thác sức mạng của Social Media để lan toả:

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, và đặc biệt là Pinterest là nơi lý tưởng để lan tỏa Infographics. Người dùng thường có xu hướng chia sẻ những nội dung trực quan, đẹp mắt, và hữu ích. Vì vậy, bạn hãy tận dụng các nền tảng này để tăng độ tiếp cận và thu hút traffic tự nhiên.

4.18. Phát triển cộng đồng riêng

Một cộng đồng mạnh mẽ của riêng bạn không chỉ giúp tăng tương tác mà còn là cách hiệu quả để tạo ra nguồn traffic ổn định và lâu dài cho website. Khi bạn có một cộng đồng trung thành, các thành viên sẽ thường xuyên truy cập website để cập nhật thông tin, đọc bài viết, hoặc tham gia các hoạt động được tổ chức.

Để phát triển cộng đồng riêng, bạn cần lưu ý:

  • Xác định đối tượng mục tiêu và chủ đề phù hợp:

Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi phát triển cộng đồng là hiểu rõ bạn đang xây dựng cộng đồng cho ai. Hãy xác định đối tượng mục tiêu và các chủ đề phù hợp với nhu cầu, sở thích của họ.

Ví dụ: Nếu bạn quản lý một website về chăm sóc sức khỏe, cộng đồng của bạn nên hướng đến những người quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh hoặc tập luyện thể thao. Chủ đề mà bạn có thể khởi tạo như “Thực đơn ăn uống giúp tăng cường sức đề kháng” hoặc “Cộng đồng những người yêu chạy bộ buổi sáng”.

  • Tạo nội dung và hoạt động hấp dẫn:

Bạn hãy đăng các bài viết, hướng dẫn hoặc video chuyên sâu trên website. Bên cạnh đó, mời các thành viên chia sẻ câu chuyện cá nhân, kinh nghiệm hoặc đặt câu hỏi. Điều này không chỉ làm phong phú nội dung của cộng đồng mà còn giúp bạn giảm áp lực sáng tạo nội dung, khuyến khích người dùng truy cập và tương tác nhiều hơn.

Ví dụ: Nếu bạn quản lý website về marketing, hãy chia sẻ bài viết “5 chiến lược SEO tăng trưởng nhanh” và hỏi ý kiến thành viên về chiến lược họ đã áp dụng thành công.

  • Xây dựng liên kết chặt chẽ với website:

Trong mỗi bài đăng trong cộng đồng, bạn hãy chèn liên kết đến các bài viết hữu ích trên website.

Ví dụ: Khi thảo luận về các mẹo tiết kiệm chi tiêu, bạn có thể đặt link đến bài viết “7 cách tiết kiệm hiệu quả dành cho gia đình trẻ” trên website.

  • Duy trì và mở rộng cộng đồng:

Hãy luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi và tham gia thảo luận để duy trì sự tương tác. Đồng thời, tôn vinh các thành viên tích cực, như gửi lời cảm ơn công khai hoặc tặng voucher giảm giá cho những đóng góp giá trị. Điều này sẽ khuyến khích mọi người tham gia nhiều hơn.

Khi cộng đồng của bạn đã ổn định và có mức độ phát triển nhất định, hãy cân nhắc đến việc hợp tác với các chuyên gia hoặc tổ chức liên quan để mở rộng phạm vi tiếp cận.

Ví dụ: Mời một chuyên gia dinh dưỡng tham gia chia sẻ trong cộng đồng “Chế độ ăn kiêng lành mạnh” sẽ thu hút thêm nhiều người quan tâm.

4.19. Tận dụng Podcast Marketing

Tận dụng Podcast Marketing
Tận dụng Podcast Marketing

Podcast mang đến sự linh hoạt, cho phép người nghe tiếp nhận thông tin bất cứ lúc nào: khi đang lái xe, tập luyện hoặc thư giãn. Nếu podcast của bạn được liên kết tốt với nội dung trên website, bạn có thể dễ dàng điều hướng người nghe đến website để họ tìm hiểu thêm.

Bạn hãy thực hiện một số cách sau đây để tận dụng Podcast Marketing giúp tăng traffic:

  • Lựa chọn chủ đề phù hợp với đối tượng mục tiêu:

Hãy đảm bảo rằng nội dung bạn chọn phù hợp với lĩnh vực hoạt động của website và xoay quanh những vấn đề mà khán giả quan tâm

Ví dụ: Với website về marketing, bạn có thể tập trung vào các chủ đề như “Chiến lược SEO hiệu quả năm 2024” hoặc “Bí quyết xây dựng chiến lược nội dung thành công”. Những nội dung này không chỉ cung cấp kiến thức mà còn khuyến khích khán giả ghé thăm website để đọc thêm tài liệu hoặc xem các ví dụ thực tế.

  • Chèn CTA (Call-to-Action) khéo léo trong podcast:

Để chuyển đổi người nghe podcast thành người truy cập website, CTA (Call-to-Action) đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Hãy khéo léo chèn CTA vào đầu hoặc cuối mỗi tập podcast, hoặc ngay trong nội dung nếu phù hợp. Giữ CTA được ngắn gọn, rõ ràng và nhấn mạnh lợi ích mà người nghe sẽ nhận được khi truy cập website.

Ví dụ:

“Bạn muốn nhận checklist SEO 2024 hoàn toàn miễn phí? Hãy truy cập [địa chỉ website] ngay bây giờ!”

“Nếu bạn quan tâm đến việc tối ưu hóa tốc độ website, hãy xem bài viết chi tiết tại [URL].”

  • Tái sử dụng nội dung podcast trên website:

Bạn hãy tận dụng nội dung từ podcast để tạo ra các loại hình nội dung khác, tăng giá trị và tối ưu hóa SEO:

Bài viết blog: Sau mỗi tập podcast, hãy viết một bài blog tóm tắt những điểm chính, chèn liên kết đến tập podcast để người đọc có thể nghe thêm chi tiết. Ví dụ, tập podcast về “Chiến lược SEO hiệu quả” có thể được chuyển thành bài viết với tiêu đề “5 chiến lược SEO cần thiết cho năm 2024.”

Infographic: Chuyển đổi các số liệu hoặc quy trình từ podcast thành infographic dễ hiểu và thu hút người xem.

Video ngắn: Tách các đoạn quan trọng trong podcast để tạo video ngắn, sau đó đăng tải trên mạng xã hội và chèn link dẫn về website.

4.20. Tận dụng Hashtag

Khi được sử dụng đúng cách, hashtag không chỉ giúp bài đăng của bạn nổi bật mà còn dẫn dắt người dùng về website, tăng traffic một cách tự nhiên. Bạn có thể thực hiện các cách sau đây để sử dụng hashtag tăng traffic.

  • Xác định các hashtag phù hợp:

Để tận dụng tối đa sức mạnh của hashtag, hãy chọn những từ khóa liên quan trực tiếp đến nội dung và lĩnh vực của bạn. Điều này giúp bài viết của bạn dễ dàng tiếp cận đúng đối tượng và thu hút sự quan tâm từ những người có nhu cầu thực sự.

Hashtag phổ biến: Đây là các hashtag đang được tìm kiếm và sử dụng nhiều, giúp bài viết của bạn dễ được khám phá hơn. Ví dụ, nếu bạn đăng bài viết về SEO, các hashtag như #SEOtips, #DigitalMarketing hoặc #OnlineBusiness sẽ phù hợp để tiếp cận đối tượng quan tâm đến marketing trực tuyến.

Hashtag cụ thể: Để tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu nhỏ hơn nhưng chất lượng hơn, bạn nên sử dụng các hashtag chuyên biệt. Ví dụ, nếu bài viết của bạn hướng dẫn về cách tối ưu tốc độ website, bạn có thể sử dụng hashtag phổ biến như #WebsiteSpeed, #PageSpeedInsights hoặc #CoreWebVitals.

  • Kết hợp hashtag độc quyền:

Ngoài việc sử dụng các hashtag phổ biến, bạn nên tạo ra những hashtag độc quyền để xây dựng thương hiệu riêng. Hashtag độc quyền giúp phân biệt bạn với đối thủ và tạo ấn tượng sâu sắc với người dùng.

Một ví dụ để giúp bạn hiểu rõ hơn về hashtag này là thương hiệu Nike. Hashtag độc quyền #JustDoIt đã trở thành một biểu tượng gắn liền với thương hiệu, giúp tạo ra hàng triệu lượt tương tác trên mạng xã hội.

  • Chèn hashtag một cách hợp lý:

Sử dụng quá nhiều hashtag không chỉ khiến bài viết của bạn trông thiếu chuyên nghiệp mà còn làm giảm trải nghiệm của người đọc. Hãy lựa chọn và chèn hashtag một cách hợp lý, vừa đủ để tối ưu hiệu quả mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ cho bài viết.

4.21. Sử dụng Video Marketing

Sử dụng Video Marketing
Sử dụng Video Marketing

Theo nhiều nghiên cứu, người dùng có xu hướng dành thời gian lâu hơn trên các trang web có video và khả năng chia sẻ nội dung video trên mạng xã hội cao hơn so với các loại nội dung khác. Để tối ưu chiến lược này, bạn cần:

  • Xác định nội dung video phù hợp với đối tượng mục tiêu:

Nội dung video nên xoay quanh những chủ đề mà khán giả quan tâm, đồng thời liên kết chặt chẽ với nội dung trên website của bạn.

Ví dụ: Đối với một website về du lịch, bạn có thể tạo video như “Top 10 điểm đến không thể bỏ qua tại Việt Nam”. Trong video, bạn có thể giới thiệu một vài địa danh nổi bật và mời khán giả truy cập website để xem chi tiết lịch trình, giá cả, và các mẹo du lịch.

  • Tạo video chất lượng và chuyên nghiệp:

Bạn hãy lưu ý các yếu tố sau trong quá trình tạo video để giữ chân người xem và tạo ấn tượng tốt về thương hiệu của bạn:

Hình ảnh và âm thanh: Đảm bảo video có hình ảnh rõ nét, ánh sáng hài hòa và âm thanh rõ ràng.

Độ dài Video: Nếu bạn muốn đăng tải video trên TikTok, thời lượng từ 15-60 giây sẽ phù hợp cho nội dung ngắn. Còn trên nền tảng Youtube, video có thời lượng từ 5-10 phút là hợp lý và đủ dài để truyền tải thông điệp nhưng không gây nhàm chán.

Thêm phụ đề: Ví dụ, một video về cách làm bánh nên có phụ đề hướng dẫn các bước chi tiết để người xem dễ theo dõi.

  • Tận dụng các nền tảng phát hành video:

Phát hành video trên các nền tảng phù hợp giúp bạn tiếp cận nhiều đối tượng hơn và tăng traffic về website:

  • YouTube: Là nền tảng video lớn nhất, phù hợp với mọi lĩnh vực. Hãy tối ưu tiêu đề, mô tả và thẻ tag với từ khóa SEO để tăng khả năng tìm kiếm. Ví dụ, một video hướng dẫn cách làm bánh có thể tối ưu với tiêu đề như “Bí quyết làm bánh tại nhà”.
  • Facebook: Phù hợp để chia sẻ video ngắn, quảng bá thương hiệu hoặc kể câu chuyện hấp dẫn. Ví dụ, bạn có thể đăng một video “behind the scenes” về quy trình sản xuất sản phẩm của mình để tạo sự kết nối với khán giả.
  • TikTok: Lý tưởng cho các video sáng tạo và dễ lan tỏa. Chẳng hạn, với một shop thời trang, bạn có thể đăng video phối đồ theo xu hướng kèm hashtag phổ biến để thu hút người dùng.
  • Website: Chèn video vào bài viết hoặc trang đích để tăng thời gian ở lại trang và giảm tỷ lệ thoát (bounce rate). Ví dụ, một thương hiệu mỹ phẩm có thể chèn video hướng dẫn sử dụng sản phẩm vào trang sản phẩm để thuyết phục người mua.
  • Chèn CTA (Call-to-Action):

CTA (lời kêu gọi hành động) là cầu nối giúp biến người xem video thành người truy cập website. Đừng quên đặt CTA ở cuối video, trong phần mô tả hoặc dưới dạng liên kết nhúng để thúc đẩy hành động.

Ví dụ:

“Xem thêm mẹo SEO chi tiết tại [website].”

“Tải ngay hướng dẫn tối ưu tốc độ website miễn phí tại [URL].”

“Đăng ký ngay hôm nay trên website để nhận ưu đãi đặc biệt!”

4.22. Tài trợ cho các sự kiện

Tài trợ cho các sự kiện là một cách hiệu quả để xây dựng thương hiệu, tăng độ nhận diện và thu hút traffic đến website. Logo, tên thương hiệu và website của bạn sẽ xuất hiện trên các tài liệu truyền thông, sân khấu và thậm chí cả quà tặng sự kiện, giúp thương hiệu tiếp cận nhiều người hơn. Để thực hiện chiến lược này, bạn cần lưu ý:

  • Chọn sự kiện phù hợp với đối tượng mục tiêu:

Hãy tập trung vào các sự kiện mà khách hàng tiềm năng của bạn quan tâm, đồng thời đảm bảo rằng sự kiện đó có sự hiện diện mạnh mẽ trên cả nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến.

Ví dụ: Nếu bạn điều hành một website về công nghệ, hãy tài trợ cho các hội thảo chuyên về AI, blockchain hoặc phát triển phần mềm. Những sự kiện này thu hút các chuyên gia và những người quan tâm đến công nghệ mới, tạo cơ hội để bạn giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Tích hợp thông tin website vào các hoạt động của sự kiện:

Để tối ưu hóa traffic từ sự kiện, bạn cần khéo léo lồng ghép thông tin về website của mình vào các hoạt động trong sự kiện:

Logo và địa chỉ website trên tài liệu sự kiện: Đảm bảo rằng logo và địa chỉ website của bạn xuất hiện nổi bật trên các tài liệu truyền thông như poster, brochure, và banner tại sự kiện. Ví dụ: Khẩu hiệu “Tài trợ bởi MIC Creative – Khám phá các giải pháp công nghệ hàng đầu.”

Gian hàng tại sự kiện: Nếu có thể, hãy thiết lập một gian hàng tại sự kiện với banner quảng cáo chứa QR code dẫn đến website. Bạn có thể khuyến khích khách tham quan quét mã QR để nhận ưu đãi hoặc tham gia chương trình rút thăm trúng thưởng.

Quà tặng thương hiệu: Tạo ấn tượng lâu dài bằng cách cung cấp các món quà như áo thun, bình nước, túi xách có in logo và tên thương hiệu của bạn.

  • Sử dụng các kênh trực tuyến để hỗ trợ sự kiện:

Chia sẻ trên mạng xã hội: Trước sự kiện, hãy đăng bài viết trên các kênh như Facebook và LinkedIn để thông báo về vai trò tài trợ của bạn. Trong bài viết, hãy đính kèm hình ảnh hoặc video để tăng mức độ thu hút.

Ví dụ: “Chúng tôi tự hào là nhà tài trợ chính thức của [Tên sự kiện]. Đừng bỏ lỡ, truy cập [Website] để biết thêm chi tiết và tham gia cùng chúng tôi!”

Tạo landing page chuyên biệt: Bạn cũng có thể thiết kế một landing page trên website để giới thiệu về sự kiện và cung cấp thông tin cần thiết, bao gồm lịch trình sự kiện, thông tin diễn giả và nút đăng ký tham dự.

Email marketing: Đây là hình thức giúp bạn tiếp cận trực tiếp qua việc gửi email thông báo đến danh sách khách hàng tiềm năng để giới thiệu về sự kiện và vai trò tài trợ của bạn. Trong email hãy kèm theo lời kêu gọi hành động như: “Đăng ký tham dự sự kiện tại MIC Creative để nhận tài liệu độc quyền miễn phí!” hoặc “Khám phá các ưu đãi đặc biệt tại gian hàng của chúng tôi trong sự kiện [Tên sự kiện].”

4.23. Tối ưu hoá nội dung với từ khóa Long-Tail

Long-Tail là những cụm từ khóa dài, cụ thể và thường ít cạnh tranh hơn so với các từ khóa ngắn. Bằng cách tối ưu hóa nội dung với từ khóa Long-Tail, bạn sẽ thu hút được những khách hàng tiềm năng có nhu cầu thực sự.

  • Nghiên cứu từ khóa Long-Tail:

Bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, Answer The Public hay Ahrefs để tìm kiếm những từ khóa Long-Tail liên quan trực tiếp đến lĩnh vực và đối tượng mục tiêu của bạn.

Sau đây, MIC Creative sẽ hướng dẫn bạn các bước nghiên cứu từ khóa Long-Tail bằng công cụ Answer The Public:

Bước 1: Truy cập webdite AnswerThePublic.

Bước 2: Tại thanh tìm kiếm, nhập từ khóa gốc (Seed Keyword) liên quan đến lĩnh vực của bạn.

Nhập từ khóa gốc
Nhập từ khóa gốc

Bước 3: Lúc này, Answer The Public sẽ hiển thị cho bạn các câu hỏi người dùng thường tìm kiếm liên quan đến từ khóa gốc. Bạn hãy xem qua các câu hỏi của các phần Who, What, When, Where, Why, How để tìm ý tưởng từ khóa Long-Tail.

Tìm ý tưởng Long-tail keywords
Tìm ý tưởng Long-tail keywords

Bước 5: Ghi lại các từ khóa đã chọn vào danh sách quản lý của bạn.

  • Tạo nội dung giá trị xoay quanh từ khóa Long-Tail:

Sau khi xác định được từ khóa Long-Tail, việc tiếp theo của bạn là xây dựng nội dung chất lượng, hữu ích và giải quyết trực tiếp nhu cầu của người đọc.

Ví dụ: Với từ khóa “cách tối ưu tốc độ website WordPress”, bạn có thể viết một bài hướng dẫn từ việc kiểm tra tốc độ trang bằng công cụ như Google PageSpeed Insights, đến việc tối ưu hóa hình ảnh,…Loại nội dung này không chỉ thu hút người đọc mà còn giữ chân họ lâu hơn trên website nhờ tính ứng dụng cao.

4.24. Tạo Chatbot hỗ trợ trực tuyến

Tạo Chatbot hỗ trợ trực tuyến
Tạo Chatbot hỗ trợ trực tuyến

Chatbot có thể tương tác trực tiếp với khách truy cập, trả lời các câu hỏi hoặc đề xuất nội dung phù hợp, giúp họ ở lại lâu hơn trên website. Với khả năng trả lời tức thì, chatbot giúp khách hàng nhanh chóng tìm thấy thông tin họ cần mà không cần phải tìm kiếm thủ công. Khi người dùng có trải nghiệm tốt với chatbot, họ sẽ có xu hướng quay lại website của bạn mỗi khi cần hỗ trợ hoặc tìm kiếm thông tin. Chatbot đóng vai trò như một “trợ lý ảo” luôn sẵn sàng phục vụ, giúp tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Để tận dụng chatbot hiệu quả trong việc tăng traffic, bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:

  • Lựa chọn nền tảng chatbot:

Bước đầu tiên là lựa chọn một công cụ chatbot đáp ứng nhu cầu và phù hợp với ngân sách của bạn. Hiện nay có nhiều nền tảng phổ biến

  • Xác định mục tiêu của chatbot:

Để chatbot hoạt động hiệu quả, bạn cần xác định rõ mục tiêu sử dụng. Chatbot có thể được thiết kế để:

Trả lời các câu hỏi thường gặp: Chẳng hạn, “Sản phẩm này còn hàng không?” hoặc “Chính sách đổi trả như thế nào?”

Hỗ trợ quy trình đặt hàng: Hướng dẫn người dùng điền thông tin hoặc xử lý thanh toán.

Cung cấp thông tin khuyến mãi: Gợi ý các ưu đãi đặc biệt để thu hút sự chú ý.

Đề xuất nội dung phù hợp: Dựa trên câu hỏi của người dùng, chatbot có thể gợi ý các sản phẩm hoặc bài viết liên quan.

  • Tích hợp chatbot vào website:

Hãy đảm bảo chatbot của bạn được tích hợp ở những vị trí dễ thấy trên website, chẳng hạn như góc dưới bên phải màn hình. Ngoài ra, bạn nên đưa chatbot vào các trang quan trọng như:

Trang sản phẩm: Chatbot có thể hỗ trợ cung cấp thông tin chi tiết, giải thích ưu đãi hoặc tư vấn sản phẩm phù hợp.

Trang liên hệ: Giúp khách hàng gửi yêu cầu hoặc phản hồi mà không cần điền biểu mẫu dài dòng.

Trang blog: Đề xuất các bài viết liên quan dựa trên câu hỏi của khách hàng, từ đó tăng thời gian họ ở lại website.

  • Tùy chỉnh nội dung và kịch bản của chatbot:

Chatbot cần được thiết kế với nội dung và giọng điệu phù hợp với phong cách thương hiệu, đồng thời phải tự nhiên và thân thiện. Hãy xây dựng kịch bản giao tiếp rõ ràng, bao gồm:

Lời chào đón: “Chào mừng bạn đến với [Tên thương hiệu]! Tôi có thể giúp gì cho bạn hôm nay?”

Câu hỏi dẫn dắt: “Bạn đang tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ hay ưu đãi đặc biệt?”

Gợi ý hành động: “Khám phá các sản phẩm khuyến mãi của chúng tôi tại đây: [Link].”

Ví dụ: Một website về giáo dục trực tuyến có thể triển khai chatbot để hỏi: “Bạn đang quan tâm đến khóa học nào? Tiếng Anh, Marketing hay Lập trình?”. Dựa trên câu trả lời của khách hàng, chatbot sẽ cung cấp liên kết trực tiếp đến các khóa học tương ứng.

4.25. Tạo trang hỏi đáp (FAQ)

Tạo trang hỏi đáp
Tạo trang hỏi đáp

Các câu hỏi trong mục FAQ thường trùng khớp với những truy vấn dài mà người dùng tìm kiếm trên Google (từ khóa Long-Tail), giúp website của bạn xếp hạng cao hơn. Khi khách truy cập tìm thấy ngay câu trả lời họ cần, họ có xu hướng ở lại lâu hơn trên website,  từ đó tăng độ tin cậy vào thương hiệu.

Dưới đây là các bước triển khai mục FAQ một cách hiệu quả:

  • Xác định các câu hỏi thường gặp từ khách hàng:

Có nhiều nguồn dữ liệu để khai thác và thu thập những câu hỏi phổ biến mà khách hàng thường đặt như:

Hộp thư hỗ trợ khách hàng: Tổng hợp các câu hỏi từ email, chat trực tiếp hoặc hotline.

Phản hồi từ mạng xã hội: Các bình luận hoặc tin nhắn liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Công cụ tìm kiếm từ khóa: Sử dụng các công cụ như AnswerThePublic để tìm các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực của bạn.

  • Phân loại và sắp xếp câu hỏi hợp lý:

Sau khi thu thập được danh sách câu hỏi, hãy nhóm chúng theo các danh mục cụ thể. Việc phân loại này giúp khách tìm thấy thông tin cần thiết mà không phải đọc qua toàn bộ mục FAQ.

Thông tin chung: Chính sách vận chuyển, đổi trả, thanh toán.

Hướng dẫn sử dụng: Cách dùng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Giải quyết vấn đề kỹ thuật: Cách khắc phục lỗi thường gặp.

Ví dụ: Đối với một website công nghệ, bạn có thể phân chia mục FAQ như sau:

Sản phẩm: “Tôi nên chọn máy tính nào phù hợp với công việc thiết kế đồ họa?”

Bảo hành: “Sản phẩm của tôi có được bảo hành nếu lỗi do người dùng không?”

Dịch vụ khách hàng: “Tôi có thể liên hệ bộ phận hỗ trợ kỹ thuật bằng cách nào?”

  • Tối ưu hóa SEO cho mục FAQ:

Sử dụng từ khóa: Đưa từ khóa chính xác và tự nhiên vào câu hỏi và câu trả lời. Ví dụ, câu hỏi “Chính sách vận chuyển quốc tế của bạn là gì?” có thể được tối ưu hóa bằng cách sử dụng các từ khóa như “vận chuyển quốc tế”, “chính sách giao hàng nhanh” trong câu trả lời.

Cấu trúc nội dung rõ ràng: Mỗi câu hỏi nên được bọc trong thẻ tiêu đề phụ (H2, H3) để Google dễ dàng hiểu và lập chỉ mục.

Sử dụng liên kết nội bộ: Liên kết các câu hỏi và câu trả lời đến các trang liên quan trên trang web của bạn để cải thiện SEO nội bộ.

Tích hợp dữ liệu có cấu trúc (Structured Data): Sử dụng schema markup để mục FAQ có thể xuất hiện dưới dạng Rich Snippet trên Google.

  • Đảm bảo nội dung rõ ràng, dễ hiểu và chi tiết:

Câu trả lời trong mục FAQ cần ngắn gọn nhưng đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu. Tránh sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành phức tạp và bổ sung liên kết đến các trang chi tiết nếu cần.

4.26. Đầu tư vào nội dung dài hạn

Với khả năng giữ chân người đọc lâu hơn và thúc đẩy chia sẻ trên mạng xã hội, nội dung định dạng dài hạn là một khoản đầu tư đáng giá cho bất kỳ website nào muốn phát triển lâu dài. Các bài viết chất lượng, giàu thông tin sẽ giữ chân người đọc lâu hơn, từ đó cải thiện chỉ số SEO như thời gian trung bình trên trang và giảm tỷ lệ thoát (bounce rate).

Để triển khai nội dung định dạng dài hạn hiệu quả, bạn hãy thực hiện các cách sau:

  • Lựa chọn chủ đề có giá trị lâu dài:

Để xây dựng nội dung dài hạn, bạn cần lựa chọn các chủ đề không bị lỗi thời và luôn hữu ích cho người đọc. Đây là những chủ đề có thể tiếp tục mang lại giá trị trong nhiều năm, thu hút traffic ổn định ngay cả sau khi xuất bản.

Ví dụ: Với một website lĩnh vực SEO, bài viết như “Hướng dẫn chi tiết cách tối ưu tốc độ website WordPress” sẽ luôn được quan tâm vì tốc độ website là vấn đề cốt lõi trong SEO.

  • Cấu trúc nội dung hợp lý, dễ đọc:

Nội dung dài dễ khiến người đọc bỏ qua nếu không được trình bày rõ ràng. Một cấu trúc hợp lý và hấp dẫn sẽ giữ chân người đọc lâu hơn.

Tiêu đề phụ (H2, H3): Chia nội dung thành các phần nhỏ, giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin họ cần.

Sử dụng bullet points: Trình bày thông tin bằng danh sách bullet points ngắn gọn, dễ hiểu và thu hút mắt đọc.

Hình ảnh, video và infographic: Thêm yếu tố trực quan để minh họa ý tưởng, làm nổi bật nội dung và tăng trải nghiệm người dùng.

  • Cung cấp giá trị sâu sắc và độc đáo:

Sử dụng số liệu và nghiên cứu: Tăng tính thuyết phục bằng cách đưa vào dữ liệu thực tế, biểu đồ hoặc thống kê.

Kinh nghiệm thực tiễn: Chia sẻ những câu chuyện, bài học hoặc ví dụ thực tế từ kinh nghiệm của chính bạn.

Ví dụ: Trong bài viết “Cách xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả”, bạn có thể thêm một case study về cách một doanh nghiệp tăng 200% traffic chỉ trong 6 tháng nhờ tối ưu hóa nội dung và SEO.

  • Sử dụng từ khóa thông minh

Tìm kiếm từ khóa chính và từ khóa liên quan: Sử dụng các công cụ như Ahrefs, SEMrush hoặc Google Keyword Planner để tìm những từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng cạnh tranh thấp.

Chèn từ khóa tự nhiên: Đảm bảo từ khóa chính xuất hiện trong tiêu đề chính, tiêu đề phụ (H2, H3) và nội dung một cách tự nhiên, không lặp lại quá mức để tránh bị Google đánh giá là nhồi nhét từ khóa (keyword stuffing).

  • Xây dựng liên kết nội bộ (Internal Links):

Liên kết nội bộ không chỉ giúp tăng thời gian ở lại trang mà còn hỗ trợ việc điều hướng người đọc đến các nội dung liên quan. Bạn nên đặt liên kết đến các bài viết hoặc trang có nội dung mở rộng liên quan đến chủ đề chính. Đồng thời, đảm bảo Internal Links phù hợp với ngữ cảnh và có giá trị thực sự cho người đọc.

Ví dụ: Trong bài “Hướng dẫn toàn diện về tiếp thị qua email”, bạn có thể liên kết đến các bài viết như “10 cách viết tiêu đề email thu hút” hoặc “Cách tối ưu hóa tỷ lệ mở email” để cung cấp thêm giá trị cho người đọc.

4.27. Đăng bài trên Google News

Đăng bài trên Google News
Đăng bài trên Google News

Google News là một trong những nền tảng mạnh mẽ giúp website mới tiếp cận lượng lớn người đọc một cách nhanh chóng. Được xuất hiện trên Google News giúp website của bạn được công nhận là nguồn thông tin đáng tin cậy.

Để tận dụng tối đa Google News trong việc tăng traffic cho website, bạn hãy thực hiện như sau:

  • Tạo nội dung phù hợp với Google News:

Google News ưu tiên hiển thị các bài viết mang tính thời sự, hữu ích và có giá trị thực tiễn cao. Vì vậy, nội dung của bạn cần tuân thủ các yếu tố sau:

Tập trung vào thông tin mới: Ưu tiên các bài viết về tin tức, xu hướng hoặc sự kiện mới nhất trong lĩnh vực của bạn.

Tiêu đề hấp dẫn và chính xác: Tiêu đề cần ngắn gọn, mô tả đúng nội dung bài viết và chứa từ khóa chính. Ví dụ, thay vì viết tiêu đề chung chung như “Hướng dẫn về tiếp thị nội dung”, bạn có thể sử dụng “5 chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả trong năm 2024” để tạo sự khác biệt.

Cung cấp dữ liệu và thông tin cụ thể: Bài viết nên kèm theo số liệu, thống kê hoặc trích dẫn từ các nguồn đáng tin cậy để tăng tính thuyết phục.

Trình bày rõ ràng, dễ đọc: Sử dụng đoạn văn ngắn, tiêu đề phụ và danh sách gạch đầu dòng để bài viết dễ theo dõi.

  • Tối ưu hóa SEO cho bài viết trên Google News:

Tích hợp từ khóa tự nhiên: Đặt từ khóa chính vào tiêu đề, đoạn đầu và các tiêu đề phụ (H2, H3) trong bài viết.

Tối ưu thẻ meta và hình ảnh: Viết thẻ meta hấp dẫn, có chứa từ khóa và đảm bảo hình ảnh đi kèm có chất lượng cao với thẻ ALT phù hợp.

Sử dụng URL thân thiện: URL nên ngắn gọn, chứa từ khóa và mô tả đúng nội dung bài viết.

4.28. Tận dụng Push Notification

Tận dụng Push Notification
Tận dụng Push Notification

Push Notification là những thông báo được gửi trực tiếp tới thiết bị của người dùng (máy tính hoặc điện thoại) thông qua trình duyệt hoặc ứng dụng. Những thông báo đẩy này nhắc nhở người dùng về nội dung, sản phẩm hoặc ưu đãi, giúp kéo họ quay lại website.

Để triển khai Push Notification giúp tăng traffic, bạn cần:

  • Phân đoạn người dùng để cá nhân hóa thông báo:

Không phải tất cả người dùng đều quan tâm đến cùng một nội dung, vì vậy phân đoạn đối tượng sẽ giúp bạn tạo thông báo phù hợp với từng nhóm người dùng.

Theo hành vi: Phân nhóm người dùng dựa trên các trang họ đã truy cập, sản phẩm đã xem hoặc nội dung họ quan tâm.

Theo vị trí địa lý: Gửi thông báo phù hợp với vị trí của người dùng. Nếu bạn có chương trình khuyến mãi đặc biệt tại một khu vực, hãy gửi thông báo chỉ đến người dùng ở đó.

Ví dụ: Một website thương mại điện tử có thể gửi thông báo: “Giảm giá 20% cho giày thể thao trong 48 giờ! Nhấp vào để xem ngay” chỉ đến nhóm người dùng đã xem qua danh mục giày thể thao.

  • Tạo nội dung thông báo hấp dẫn và chứa lời kêu gọi hành động (CTA):

Tiêu đề rõ ràng: Tiêu đề nên gây sự chú ý ngay lập tức. Ví dụ: “Ưu đãi hôm nay: Mua 1 tặng 1!”.

Thông điệp cụ thể: Nội dung cần súc tích, làm rõ giá trị mà người dùng sẽ nhận được, như: “Nhấp để nhận miễn phí eBook hướng dẫn SEO chuyên sâu!”.

Có yếu tố CTA: Sử dụng các cụm từ thúc đẩy hành động như “Khám phá ngay,” “Nhận ưu đãi,” hoặc “Xem chi tiết.”

  • Đặt lịch gửi thông báo hợp lý:

Tránh gửi quá nhiều: Quá tải thông báo sẽ khiến người dùng cảm thấy khó chịu và có thể hủy đăng ký nhận thông báo.

Gửi thông báo vào giờ cao điểm: Tùy vào đối tượng mục tiêu, hãy chọn thời gian mà họ có khả năng tương tác cao nhất. Ví dụ, đối với người dùng văn phòng, thời gian lý tưởng là từ 11h sáng đến 2h chiều.

  • Theo dõi và tối ưu hóa hiệu quả:

Sau khi triển khai Push Notification, bạn hãy theo dõi hiệu suất qua các chỉ số như:

Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): Đo lường số lượt nhấp vào thông báo so với số lần thông báo được hiển thị.

Tỷ lệ chuyển đổi: Theo dõi số lượt hành động (đăng ký, mua hàng) sau khi người dùng nhấp vào thông báo.

Tỷ lệ hủy đăng ký: Đánh giá xem có bao nhiêu người dùng từ chối nhận thông báo để điều chỉnh tần suất và nội dung.

Ví dụ: Nếu tỷ lệ nhấp chuột cho thông báo “Mua 1 tặng 1 trong hôm nay” thấp, bạn có thể thử thay đổi tiêu đề thành “Đừng bỏ lỡ ưu đãi mua 1 tặng 1, hết hạn sau 12 giờ!” để tăng sự khẩn cấp.

4.29. Đăng ký trên các trang đánh giá

Đăng ký trên các trang đánh giá
Đăng ký trên các trang đánh giá

Các trang đánh giá hoạt động như một kênh trung gian, nơi khách hàng tìm kiếm thông tin, so sánh sản phẩm và dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Đối với các website mới, đây là cơ hội tốt để mở rộng tầm ảnh hưởng và tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu.

  • Chọn các trang đánh giá uy tín:

Trước tiên, bạn cần xác định các trang đánh giá phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình. Một số trang đánh giá phổ biến bạn có thể cân nhắc như:

Google My Business: Phù hợp với mọi doanh nghiệp, giúp bạn hiển thị trên Google Maps và kết quả tìm kiếm địa phương.

Yelp: Lý tưởng cho các doanh nghiệp dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, và dịch vụ làm đẹp.

Trustpilot: Một trang đánh giá tập trung vào trải nghiệm khách hàng, phù hợp với các thương hiệu thương mại điện tử.

Capterra: Dành cho các doanh nghiệp cung cấp phần mềm hoặc giải pháp công nghệ.

  • Tạo hồ sơ chi tiết và chuyên nghiệp:

Tên doanh nghiệp chính xác: Sử dụng tên thương hiệu nhất quán trên tất cả các nền tảng.

Mô tả chi tiết: Viết mô tả ngắn gọn, hấp dẫn về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Thông tin liên hệ đầy đủ: Địa chỉ, số điện thoại, email và website.

Hình ảnh chất lượng cao: Đăng tải hình ảnh sản phẩm, không gian làm việc hoặc logo thương hiệu để tạo ấn tượng tốt hơn.

Ví dụ: Một website bánh ngọtcó thể sử dụng mô tả như: “Chúng tôi chuyên cung cấp bánh ngọt handmade với nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo hương vị thơm ngon và an toàn sức khỏe. Ghé thăm tiệm tại [Địa chỉ] hoặc đặt hàng trực tuyến tại [Website].”

  • Khuyến khích khách hàng để lại đánh giá tích cực:

Gửi lời mời qua email: Sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ, bạn có thể gửi email cảm ơn và yêu cầu họ đánh giá trải nghiệm.

Đáp lại đánh giá một cách chuyên nghiệp: Luôn phản hồi các đánh giá, dù tích cực hay tiêu cực, để xây dựng hình ảnh đáng tin cậy.

  • Sử dụng đánh giá để thu hút traffic về website:

Chèn liên kết trong hồ sơ: Đảm bảo rằng liên kết đến website được đặt rõ ràng trên trang đánh giá.

Trích dẫn đánh giá trên website: Hiển thị các đánh giá nổi bật trên trang chủ hoặc trang sản phẩm để tăng độ tin cậy.

Chia sẻ trên mạng xã hội: Đăng tải các đánh giá tích cực lên Facebook, Instagram hoặc LinkedIn để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

4.30. Sử dụng Affiliate Marketing

Bằng cách hợp tác với các đối tác liên kết (affiliates), bạn có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu rộng lớn hơn thông qua mạng lưới quảng bá của họ. Đây là một cách hiệu quả để website mới nhanh chóng đạt được sự chú ý và thu hút người dùng.

Bạn có thể thiết lập chương trình tiếp thị liên kết trên các nền tảng như CJ Affiliate, Amazon Associates, hoặc ShareASale với các mô hình hoa hồng phù hợp như CPC (theo lượt nhấp chuột) hoặc CPA (theo hành động).

Ví dụ: Một website bán khóa học có thể cung cấp 20% hoa hồng cho mỗi khóa học được bán qua liên kết của đối tác.

Để tối ưu hiệu quả, hãy chọn các đối tác phù hợp như bloggers, influencers, hoặc các trang đánh giá chuyên ngành. Cung cấp tài nguyên hỗ trợ như banner, liên kết cá nhân hóa và nội dung mẫu để đối tác dễ dàng triển khai.

Ví dụ: Một blogger viết bài “Top 5 khóa học lập trình dành cho người mới” có thể kèm liên kết đến khóa học trên website của bạn, thu hút người đọc và tăng lượt truy cập đáng kể.

4.31. Hoạt động trên Linkedin

Hoạt động trên Linkedin
Hoạt động trên Linkedin

LinkedIn không chỉ là một mạng xã hội chuyên nghiệp mà còn là một công cụ mạnh mẽ để tăng traffic cho website, đặc biệt với các lĩnh vực B2B (business-to-business) và chuyên ngành. Người dùng LinkedIn thường tìm kiếm các bài viết chuyên sâu, chia sẻ kinh nghiệm hoặc thông tin hữu ích, làm tăng khả năng họ nhấp vào liên kết dẫn về website.

Sau đây là các cách giúp bạn hoạt động trên LinkedIn để tăng traffic:

  • Xây dựng hồ sơ LinkedIn chuyên nghiệp:

Ảnh đại diện và bìa: Sử dụng hình ảnh chuyên nghiệp và đồng bộ với thương hiệu.

Mô tả rõ ràng: Viết một đoạn tóm tắt hấp dẫn về bản thân hoặc doanh nghiệp, bao gồm từ khóa liên quan.

Chèn liên kết website: Đặt liên kết website trong phần thông tin liên lạc và mô tả.

  • Chia sẻ nội dung giá trị và chuyên sâu:

Để thu hút người đọc và kéo traffic về website, bạn cần tập trung vào việc đăng các bài viết hoặc nghiên cứu ngắn trên LinkedIn, kèm liên kết đến bài viết đầy đủ trên website. Bạn cũng có thể cân nhắc chia sẻ những bài viết kể về trải nghiệm để nhận được nhiều sự tương tác, từ đó tăng khả năng người đọc nhấp vào liên kết.

  • Tham gia các nhóm chuyên ngành trên LinkedIn:

Các nhóm chuyên ngành là nơi lý tưởng để bạn kết nối với cộng đồng quan tâm đến lĩnh vực của mình:

Tham gia thảo luận: Đưa ra ý kiến hoặc giải pháp hữu ích trong các bài đăng nhóm.

Chia sẻ nội dung liên quan: Đăng tải các bài viết hoặc tài nguyên từ website của bạn trong nhóm, nhưng tránh spam.

  • Kết nối và tương tác thường xuyên: Đây chính là yếu tố quan trọng để bạn duy trì mối quan hệ lâu dài với người dùng.

Kết nối với các chuyên gia: Gửi lời mời kết nối kèm theo tin nhắn cá nhân hóa.

Tương tác với bài viết của người khác: Thích, bình luận và chia sẻ bài viết liên quan để tăng khả năng họ tương tác lại với nội dung của bạn.

Trả lời tin nhắn và bình luận: Luôn phản hồi nhanh chóng để xây dựng mối quan hệ tốt hơn.

4.32. Tối ưu tỷ lệ nhấp (CTR)

Tối ưu hóa CTR không chỉ giúp cải thiện hiệu suất của website trên các công cụ tìm kiếm mà còn tăng lượng traffic chất lượng. Dưới đây là các cách giúp bạn nâng cao CTR một cách hiệu quả.

  • Tối ưu tiêu để: Tiêu đề là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của người dùng. Hãy đảm bảo tiêu đề của bạn ngắn gọn và hấp dẫn. Đồng thời, chứa từ khóa chính để bài viết dễ dàng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
  • Sử dụng meta description thu hút: Sử dụng các cụm từ như “Khám phá ngay,” “Tìm hiểu chi tiết” hoặc “Hành động ngay hôm nay” để khuyến khích khách hàng nhấp vào bài viết. Bạn cũng cần đảm bảo độ dài của thẻ mô tả không vượt quá 130 ký tự, điều này sẽ giúp nội dung phần mô tả của bạn được hiển thị đầy đủ và đẹp mắt.
  • Tối ưu URL: Hãy giữ URL ngắn gọn, dễ hiểu và chứa từ khóa chính. Ví dụ, thay vì sử dụng URL phức tạp như “www.tenwebsite.com/xyz123”, bạn hãy tối ưu thành “www.tenwebsite.com/tang-traffic-hieu-qua”.
  • Sử dụng Rich Snippets: Rich Snippets giúp làm giàu thông tin trên trang kết quả tìm kiếm bằng các yếu tố như đánh giá sao, giá sản phẩm, hoặc câu hỏi thường gặp. Điều này giúp thu hút người dùng hơn so với kết quả thông thường.

4.33. Tối ưu nội dung cũ

Nhiều bài viết cũ vẫn có tiềm năng thu hút người đọc nếu được làm mới và tối ưu hóa để phù hợp hơn với xu hướng hiện tại. Đây là cách tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện thứ hạng và lượng truy cập.

  • Cập nhật nội dung với thông tin mới:

Thêm dữ liệu mới: Cập nhật số liệu thống kê, nghiên cứu mới nhất hoặc các xu hướng hiện tại.

Bổ sung nội dung: Thêm các phần giải thích, hướng dẫn hoặc ví dụ chi tiết hơn.

Thay đổi tiêu đề: Điều chỉnh tiêu đề bài viết để thu hút hơn và chứa từ khóa liên quan.

Ví dụ: Nếu bài viết gốc có tiêu đề “Cách tối ưu SEO cho blog cá nhân”, bạn có thể chỉnh thành “Hướng dẫn tối ưu SEO cho blog cá nhân năm 2024” và bổ sung các công cụ SEO hiện đại.

  • Tối ưu SEO on-page:

Thêm từ khóa phụ: Chèn các từ khóa liên quan mà trước đây chưa được sử dụng.

Cải thiện thẻ meta: Viết lại thẻ meta và mô tả ngắn để thu hút người đọc nhấp vào bài viết.

Tối ưu hình ảnh: Đổi hình ảnh cũ thành hình ảnh chất lượng cao, thêm thẻ ALT chứa từ khóa liên quan.

  • Đặt internal link:

Cập nhật liên kết nội bộ để kết nối bài viết cũ với các nội dung mới trên website. Điều này giúp tăng thời gian người dùng ở lại trang và cải thiện cấu trúc SEO.

Ví dụ: Trong bài viết về “Cách chọn hosting cho website”, bạn có thể thêm liên kết đến bài mới “Top 5 dịch vụ hosting tốt nhất năm 2024”.

4.34. Chạy Webinar

Chạy Webinar
Chạy Webinar

Webinar cho phép bạn tập trung vào nhóm khách hàng quan tâm đến lĩnh vực cụ thể, giúp thu hút đúng đối tượng. Với khả năng chia sẻ thông tin chuyên sâu, tương tác trực tiếp và thúc đẩy hành động, webinar không chỉ cải thiện lượng truy cập mà còn tăng độ uy tín cho website.

  • Xác định chủ đề và đối tượng mục tiêu:

Chọn chủ đề phù hợp với nhu cầu và mối quan tâm của đối tượng bạn muốn tiếp cận. Chủ đề cần giải quyết vấn đề thực tế hoặc cung cấp giá trị cụ thể.

  • Chọn thời gian phù hợp:

Lựa chọn thời gian phù hợp với múi giờ và thói quen của đối tượng tham gia. Ví dụ, nếu đối tượng là dân văn phòng, bạn hãy tổ chức webinar vào buổi tối hoặc cuối tuần.

  • Quảng bá webinar để thu hút người tham gia:

Email marketing: Gửi lời mời đến danh sách khách hàng tiềm năng với tiêu đề hấp dẫn như “Đăng ký ngay: Webinar miễn phí về chiến lược SEO”.

Mạng xã hội: Chạy quảng cáo hoặc đăng bài mời tham gia trên Facebook, LinkedIn, và Instagram.

CTA trên website: Đặt biểu ngữ hoặc popup trên website để khuyến khích người dùng đăng ký. Ví dụ, Một popup trên website có thể ghi: “Tham gia webinar miễn phí: Bí quyết tăng traffic cho website mới. Đăng ký ngay!”

  • Tạo nội dung webinar giá trị và tương tác:

Chuẩn bị tài liệu chuyên sâu: Cung cấp slide, video minh họa hoặc case study thực tế.

Tương tác qua phần Hỏi & Đáp (Q&A): Mời người tham gia đặt câu hỏi và trả lời trực tiếp để tăng sự kết nối.

Kêu gọi hành động (CTA): Cuối webinar, mời người tham gia truy cập website để tải tài liệu, đăng ký dịch vụ hoặc đọc thêm nội dung.

4.35. Quảng bá website qua mạng xã hội

Sử dụng mạng xã hội là một cách tăng traffic cho website mới bằng cách chia sẻ nội dung giá trị và tương tác với đối tượng mục tiêu. Bạn hãy chọn nền tảng phù hợp như Facebook, Instagram hoặc TikTok để đăng bài viết, video hoặc hình ảnh kèm liên kết đến website.

Ví dụ: Một blog về du lịch có thể sử dụng Instagram để đăng ảnh các điểm đến đẹp kèm mô tả: “Khám phá 10 điểm du lịch mùa đông tại đây [link]”.

Ngoài ra, quảng cáo trả phí là lựa chọn tuyệt vời để nhanh chóng mở rộng tầm tiếp cận. Bạn có thể nhắm mục tiêu cụ thể và sử dụng nội dung sáng tạo để thu hút sự chú ý. Cách thức này không chỉ tăng lượt truy cập mà còn giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: Website bán mỹ phẩm có thể chạy video quảng cáo như: “Ưu đãi đặc biệt – Bộ dưỡng da giảm giá 20%. Nhấn ngay để sở hữu!”.

Với 35 cách tăng traffic được MIC Creative chia sẻ, bạn đã có trong tay những chiến lược hiệu quả để phát triển website mới. Hãy áp dụng linh hoạt các phương pháp này, tùy theo mục tiêu và đối tượng của mình, để nhanh chóng thu hút lượng truy cập và xây dựng sự hiện diện vững chắc trên môi trường số.

Để tận dụng tối đa lượng traffic đạt được, việc tối ưu tốc độ truy cập của website là bước quan trọng không thể bỏ qua. Hãy tham khảo bài viết về tăng tốc độ truy cập web để đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt nhất và giữ chân khách truy cập lâu hơn

3. Kết luận

Trên đây là tổng hợp 35 cách tăng traffic cho website mới được MIC Creative nghiên cứu và chia sẻ. Hy vọng rằng những gợi ý này sẽ giúp bạn áp dụng thành công, nâng cao hiệu quả và phát triển website của mình một cách nhanh chóng.

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ SEO cùng các dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. MIC Creative tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.

MIC CREATIVE – Your Success, Our Future

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing