Thẻ Heading là gì? Hướng dẫn tối ưu thẻ Heading chuẩn SEO

Đăng ngày: 12/12/2024

Heading là một trong những khái niệm quan trọng đối với bất kỳ người nào làm SEO hay những công việc sáng tạo nội dung. Thông qua bài viết này, MIC Creative sẽ giải thích cho bạn thẻ Heading là gì và cùng những chi tiết quan trọng để tối ưu thẻ Heading hiệu quả.

Thẻ Heading là gì? Hướng dẫn tối ưu thẻ Heading chuẩn SEO

1. Thẻ Heading là gì?

Heading là những thẻ HTML được sử dụng để xác định từng phần nội dung trong bài viết trên website. Chúng được đánh số theo thứ tự giảm dần của mức độ quan trọng, từ H1 đến H6. Thông qua từng thẻ này, người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin cần thiết để sử dụng cho mục đích công việc.

Thứ tự các thẻ Heading
Thứ tự các thẻ Heading

2. Thẻ Heading trong SEO đóng vai trò gì?

Hiện nay Google đã không còn đánh giá thẻ Heading là một trong những yếu tố tác động trực tiếp tới thứ hạng SEO. Dù vậy, những thẻ Heading vẫn đóng vai trò quan trọng với người dùng và hệ thống tìm kiếm của trình duyệt.

2.1. Nâng cao trải nghiệm người dùng

Thẻ Heading trong SEO sắp xếp nội dung bài viết thành bố cục ý tứ rõ ràng. Người đọc hoàn toàn sẽ không mất nhiều thời gian để chọn lọc được đoạn thông tin cần thiết trong cả bài viết lớn. Song, tỷ lệ thoát trang của người dùng cũng giảm đáng kể khi quá trình thu nhận thông tin dễ dàng hơn.

Trải nghiệm người dùng được cải thiện
Trải nghiệm người dùng được cải thiện

2.2. Tăng khả năng hiển thị tìm kiếm

Thẻ Heading hỗ trợ cho hệ thống tìm kiếm hiểu được cấu trúc nội dung trên trang. Đồng thời đánh giá mức độ phù hợp giữa nội dung bài viết và truy vấn của người tìm kiếm.

Thẻ Heading giúp tăng khả năng tìm kiếm
Thẻ Heading giúp tăng khả năng tìm kiếm

3. Cách kiểm tra các thẻ Heading sử dụng trên trang web

Để kiểm tra xem bài viết của các bên khác sử dụng những thẻ heading nào, bạn có thẻ áp dụng hai cách đơn giản sau.

3.1. Cách 1: Sử dụng công cụ SEOquake

SEOquake là công cụ miễn phí, hỗ trợ cho người làm SEO rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, viết bài và đo lường để tối ưu hóa lại bài viết.

Bước 1: Truy cập cửa hàng tiện ích của trình duyệt để tải công cụ về.

Tải công cụ SEOquake
Tải công cụ SEOquake

Bước 2: Mở trang web bạn cần kiểm tra và nhấp vào biểu tượng SEOquake trên thanh extentions của trình duyệt -> Chọn Diagnosis để mở bảng dữ liệu.

Truy cập bảng Diagnosis
Truy cập bảng Diagnosis

Bước 3: Chọn mục Headings để xem các thẻ heading được sử dụng trên trang web.

Thông tin các thẻ Headings trong bảng Diagnosis
Thông tin các thẻ Headings trong bảng Diagnosis

3.2. Cách 2: Truy cập View Page Source để kiểm tra

Bước 1: Truy cập vào trang web cần kiểm tra -> Nhấn tổ hợp phím Ctrl + U để mở View Page Source.

Truy cập trang View Page Source
Truy cập trang View Page Source

Bước 2: Bấm tổ hợp phím Ctrl + F để hiển thị thanh tìm kiếm từ thông tin -> Nhập từng thẻ h1 hoặc h2, h3 mà bạn muốn xem.

Tìm kiếm thẻ Heading trong trang nguồn
Tìm kiếm thẻ Heading trong trang nguồn

4. Cách tối ưu thẻ Heading hiệu quả trong SEO

Như đã đề cập, thẻ Heading được đánh số từ H1 đến H6. Trong đó thẻ H1 là tiêu đề chính, từ thẻ H2 đến H6 sẽ được xem như subheading – các tiêu đề phụ. Tuy nhiên, trong quá trình làm SEO Onpage, người viết SEO thường chỉ sử dụng đến các thẻ H1, H2 và H3 để tối ưu nội dung nhất. Với những trường hợp có nhiều thông tin hơn mới dùng tới thẻ H4, H5 và H6.

4.1. Tối ưu hóa thẻ Heading 1 (H1)

Có nhiệm vụ là truyền tải thông điệp chính của bài viết tới người đọc, thẻ H1 cần đáp ứng được những tiêu chí sau:

  • Chỉ nên sử dụng một thẻ H1 duy nhất cho mỗi bài viết
  • Cần phải có từ khóa chính trong thẻ H1
  • Nội dung cần ngắn gọn, dễ hiểu, truyền tải thông tin hiệu quả
  • Cố gắng đảm bảo sự đồng nhất nội dung giữa thẻ H1 và thẻ Title. Tránh trường hợp thẻ Title một kiểu và thẻ H1 trong bài lại là nội dung khác, sự khác nhau này có thể tạo ra tỷ lệ thoát trang.

4.2. Tối ưu thẻ Heading 2 (H2)

Tương tự như khi triển khai một bài văn, H2 sẽ là luận điểm giải thích cho H1. Bên cạnh đó, bố cục bài viết cũng trở nên rõ ràng và để người đọc dễ tiếp nhận thông tin hơn. Một số lưu ý khi tối ưu hóa thẻ H2 gồm:

  • Nên chứa từ khóa chínhchính và bổ sung thêm những từ khóa ngữ nghĩa tiềm ẩn LSI Keywords. Ví dụ với từ khóa chính “thẻ tín dụng”, bạn nên chèn thêm các khóa LSI là “tiền”, “điểm tín dụng”.
  • Số lượng thẻ H2 xuất hiện trong bài tối thiểu là hai. Quan trọng nhất, bạn cần đảm bảo tính logic trong nội dung của từng thẻ H2.

4.3. Tối ưu thẻ Heading 3 (H3)

Tiêu đề phụ H3 được sử dụng để cung cấp thông tin bổ sung cho nội dung thẻ H2. Để tối ưu thẻ H3, bạn cần nắm các ý chính sau:

  • Mỗi thẻ H3 chỉ nên giải thích cho một cho một ý cụ thể trong H2.
  • Cần có ít nhất hai H3 nếu chọn sử dụng thẻ này để giải thích cho thẻ H2.
  • Tương tự như cac tiêu chí trong thẻ H2, bạn cũng nên lồng ghép vào thẻ này những từ khóa LSI.

4.4. Tối ưu thẻ Heading 4, 5, 6 (H4, H5, H6)

Vị trí xuất hiện của thẻ này nằm sau thẻ H3. Các thẻ này cũng được xem là thẻ subheading trong một bài viết trên trang. Đối với những bài viết có độ phức tạp về tầng thông tin, bạn nên cân nhắc đến việc sử dụng những thẻ này để làm rõ ý tứ bài viết cho người đọc.

5. Lưu ý triển khai thứ tự của thẻ Heading trong SEO

Để tối ưu thẻ Heading hoàn chỉnh nhất, người viết SEO đặc biệt cần chú ý tới bố cục sắp xếp của các thẻ. Trong một số trường hợp đặc biệt, việc này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho đối tượng độc giả là người khiếm thị, khiếm thínhthính hiểu nội dung trang web hoặc tài liệu kỹ thuật số. Các tiêu chí sắp xếp bố cụ thẻ Heading cũng đã được Google đề cập tới như sau:

  • Đảm bảo luôn bắt đầu với thẻ Heading 1 cho mỗi trang.
  • Không bỏ qua thứ bậc của các Heading. Ví dụ, chỉ được phép đặt thẻ H3 sau thẻ H2.
Tuân thủ thức bậc của các thẻ Heading
Tuân thủ thức bậc của các thẻ Heading
  • Không sử dụng những tiêu đề có nội dung không liên quan hay thiếu nội dung giải thích.
Cung cấp đủ nội dung và có sự liên quan
Cung cấp đủ nội dung và có sự liên quan

6. Một số lỗi phổ biến với thẻ Heading

6.1. Nhầm lẫn giữa thẻ H1 với thẻ Title

Khi mới bắt đầu quá trình SEO, người viết thường cho rằng thẻ Heading 1 và thẻ Title giống nhau. Thực tế thì không phải vậy. Dưới đây là sự khác nhau giữa hai thẻ này:

  • Thẻ Title: Đây là phần nội dung được hiển thị trên trang tìm kiếm kết quả của hệ thống trình duyệt. Lúc này, người dùng vẫn chưa truy cập vào trang web bất kỳ, mới chỉ dừng lại ở giai đoạn tìm kiếm.
  • Thẻ H1: Sử dụng làm đầu đề cho nội dung trong bài. Thẻ này được hiển thị khi người tìm kiếm đã click để truy cập vào bài viết của bạn.
Sự khác nhau giữa thẻ H1 và thẻ Title
Sự khác nhau giữa thẻ H1 và thẻ Title

6.2. Thiết kế cho font chữ cho các thẻ Heading

Với mỗi trang web đều có kích thước, kiểu và màu được định dạng sẵn cho từng cấp độ thẻ Heading. Bạn chỉ cần gắn tính năng thẻ Heading phù hợp với từng cấp độ mà bạn mong muốn. Tránh tự bôi đen, in nghiêng hay đổ màu cho những thẻ này.

7. Kết luận

Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về thẻ Heading là gì. Kèm theo đó là những cách và lưu ý để tối ưu thẻ Heading trong SEO một cách hiệu quả. Nếu bạn đang có nhu cầu về dịch vụ SEO hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tốt nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.

MIC CREATIVE – Your Success, Our Future

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing