1. Fanpage là gì?
1.1. Khái niệm
Fanpage là trang được tạo từ nền tảng Facebook với mục đích tạo ra các nhóm, cộng đồng với chung sở thích, quan điểm và mục tiêu để nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và gắn kết mọi người lại với nhau.
Một Fanpage có thể được tạo ra và sở hữu bởi các cá nhân hoặc doanh nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ. Khác với Group (hội nhóm), là nơi cho phép tất cả người tham gia có quyền đăng bài và thảo luận, Fanpage chỉ cho phép những người được cấp quyền đăng tải nội dung. Những người dùng theo dõi Fanpage chỉ có thể bình luận và tương tác các bài đăng trên Fanpage đó.
1.2. Chức năng của fanpage
Thông thường, một trang Fanpage doanh nghiệp được lập ra nhằm thực hiện các chức năng sau:
- Đăng tin quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Hỗ trợ hoạt động quản lý bán hàng
- Cho phép doanh nghiệp chạy quảng cáo Facebook
- Thông báo về các sự kiện, chiến dịch của thương hiệu
- Là cầu nối giữa cộng đồng khách hàng với thương hiệu
Để thực hiện được các chức năng trên
2. Quản trị fanpage là gì?
2.1. Khái niệm quản trị Fanpage là gì?
Quản trị Fanpage là hoạt động duy trì, xây dựng, kiểm soát, phát triển trang hiệu quả để tiếp cận và thu hút tệp khách hàng mục tiêu. Người quản trị Fanpage là người nắm bắt xu hướng, nhạy bén và cập nhật nhanh nhạy thông tin sản phẩm và đưa tới khách hàng một cách dễ dàng, hiệu quả.
2.2. Công việc quản trị Fanpage
Khác với Facebook cá nhân chỉ dành cho 1 người có duy nhất một quyền, trong fanpage bao gồm 5 cấp độ quyền với vai trò quản trị khác nhau:
- Quyền Quản trị viên (đây là quyền quản trị cao nhất trong quản trị Fanpage), cho người sở hữu toàn quyền vận hành trang Fanpage.
- Quyền Biên tập viên là cấp bậc thấp hơn của quản trị viên, thực hiện các nhiệm vụ giám sát và vận hành Fanpage. Các tính năng của Biên tập viên sẽ giới hạn hơn một chút so với Quản trị viên.
- Quyền Người kiểm duyệt là quyền cho phép người sở hữu trả lời tin nhắn, đăng bài, phản hồi bình luận, thiết lập các chiến dịch quảng cáo,…
- Quyền Nhà quảng cáo là quyền cho phép người sở hữu tham gia vào hoạt động thiết lập các chiến dịch quảng cáo Facebook.
- Quyền Người quản lý cộng đồng là quyền cho phép bạn kiểm soát mục bình luận và tin nhắn gửi đến Fanpage.
Quản trị viên | Biên tập viên | Người kiểm duyệt | Nhà quảng cáo | Nhà phân tích | |
Quản lý vai trò và cài đặt của Trang | ✔ | ||||
Chỉnh sửa Trang và thêm ứng dụng | ✔ | ✔ | |||
Tạo và xóa bài viết với tư cách Trang | ✔ | ✔ | |||
Gửi tin nhắn với tư cách Trang | ✔ | ✔ | ✔ | ||
Trả lời, xóa bình luận và bài viết trên Trang | ✔ | ✔ | ✔ | ||
Xóa hoặc cấm mọi người truy cập vào Trang | ✔ | ✔ | ✔ | ||
Tạo quảng cáo | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ | |
Xem thông tin số liệu chi tiết | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ |
Xem người đã đăng với tư cách Trang | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ | ✔ |
Các công việc của người quản trị bao gồm:
- Sáng tạo, tìm kiếm nội dung mới và hấp dẫn mỗi ngày
- Theo dõi và trả lời, kiểm soát bình luận, tin nhắn từ khách hàng
- Kiểm tra đơn hàng, dịch vụ vận chuyển hàng và quá trình giao hàng
- Kiểm tra, bảo mật an toàn cho fanpage
- Nghiên cứu chiến lược giúp fanpage có lượng tương tác cao
- Theo dõi, đo lường và phân tích chiến lược xây dựng, phát triển fanpage của đối thủ
- Đánh giá, phân tích, báo cáo về tương tác
- Thiết kế những hình ảnh bắt mắt, hấp dẫn
3. Tại sao doanh nghiệp cần quản trị Fanpage
Thị trường mua bán online đang trở nên thuận tiện và sôi nổi. Vì vậy Fanpage là nền tảng thiết yếu trên thị trường 4.0 đối với các doanh nghiệp kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp vô số các lợi ích to lớn.
3.1. Việc mua hàng trực tuyến trở nên phổ biến
Các hình thức mua bán offline giờ dần thay thế bởi hình thức online. Người dùng dễ dàng tìm hiểu thông tin trên Fanpage thay vì trực tiếp tới cửa hàng. Khách hàng chỉ cần ấn thích và theo dõi fanpage có thể theo dõi mọi hoạt động của cửa hàng. Doanh nghiệp cũng dễ dàng đăng tải, chỉnh sửa và cập nhật sản phẩm với chỉ vài nút click.
3.2. Kết nối thương hiệu dễ dàng hơn
Facebook là nền tảng dễ sử dụng, tối ưu với khách hàng hơn Website. Điều này tạo được sự tiện lợi và gần gũi hơn với khách hàng, từ đó dễ chuyển đổi ra đơn và tăng doanh thu.
3.3. Tiết kiệm tối đa chi phí Marketing
Thay vì chi ngân sách lớn cho các hoạt động Marketing, doanh nghiệp có thể sử dụng các chương trình ưu đãi, khuyến mại trực tiếp trên Fanpage để thu hút, tiếp cận tới khách hàng. Doanh nghiệp có thể tri ân, làm mọi hoạt động thúc đẩy chỉ qua Fanpage mà không tốn thêm bất cứ chi phí nào.
3.4. Truyền tải thông tin tự nhiên
Việc thông tin tự nhiên tiếp cận tới khách hàng giúp khách hàng dễ nhận diện thương hiệu và mang cảm giác khác biệt tới khách hàng. Vô hình chung doanh nghiệp gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
3.5. Hỗ trợ hoạt động SEO Website khi quản trị Fanpage
Từ việc phát triển Fanpage, bạn có thể dễ dàng tạo ra các nội dung thu hút khách hàng truy cập vào Website của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra các Traffic Social,, hỗ trợ hoạt động phát triển SEO cho Website một cách vô cùng hiệu quả.
4. Quản trị Fanpage thế nào hiệu quả
Sau đây là một số mẹo quản trị Fanpage hiệu quả được các chuyên gia của MIC Creative chia sẻ:
4.1. Sáng tạo, đăng tải nội dung thường xuyên
Sử dụng nội dung đa dạng, hấp dẫn sẽ giúp khách hàng thích thú và nhớ tới thương hiệu lâu hơn. Việc lặp đi lặp lại thương hiệu mỗi ngày với thông điệp khác nhau sẽ giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu. Từ đó khi có nhu cầu mua 1 sản phẩm, khách hàng sẽ nhớ tới thương hiệu ngay.
4.2. Lập kế hoạch cụ thể
Lên kế hoạch content giúp xác định rõ hướng đi cho Fanpage và mang tới bài viết hiệu quả, chất lượng cho người dùng. Lập kế hoạch còn giúp bạn dễ định hướng, xác định mục tiêu, khách hàng lâu dài và phát triển doanh nghiệp, tận dụng tối đa triệt để.
4.3. Tận dụng tính năng lên lịch đăng bài
Đây là một tính năng vô cùng hữu ích giúp bạn có thể thiết lập sẵn lịch trình đăng bài vào đúng một thời điểm cụ thể. Phương pháp này đặc biệt trở nên hữu hiệu trong các dịp nghỉ lễ hoặc khi tệp khách hàng của bạn hoạt động chủ yếu ngoài khung giờ hành chính. Điều này sẽ đảm bảo các nội dung bạn đăng tải luôn đúng giờ và có lịch trình, giúp bạn tiếp cận được nhiều khán giả hơn.
4.4. Phản hồi tương tác thường xuyên
Theo các số liệu khảo sát của các chuyên gia nghiên cứu Facebook, người dùng sẽ gắn bó và theo dõi nội dung của Fanpage thường xuyên hơn nếu họ được chính Fanpage phản hồi các bình luận của họ. Sở dĩ điều này xảy ra do khách hàng được phản hồi sẽ cảm thấy sự đóng góp của họ được chính doanh nghiệp trân trọng, giúp họ có nhiều thiện cảm hơn và muốn đóng góp hơn cho Fanpage đó.
Do đó, hãy cố gắng phản hồi nhiều bình luận của người đọc nhất có thể, đặc biệt đối với các bình luận tích cực, có tính tranh luận cao. Ngoài ra, bạn cũng đừng quyên trả lời các tin nhắn gửi về Fanpage. Rất có thể một lần bình luận hay phản hồi có thể giúp doanh nghiệp của bạn có thêm một khách hàng trung thành đấy.
4.5. Hướng tới trải nghiệm của khách hàng
Xác định tệp khách hàng mục tiêu, tối ưu và đảm bảo nội dung tiếp cận đúng đối tượng là cách tốt nhất để gây ấn tượng với khách hàng. Việc ưu tiên trải nghiệm người dùng, khách hàng còn giúp khách hàng có thêm niềm tin, thiện cảm đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ Facebook Ads, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội