Từng là “biểu tượng nhà bếp” nhưng thông báo phá sản: Học được gì sau sự thất bại của Tupperware?

Đăng ngày: 20/09/2024

Trải qua hơn một năm chống chọi với tình hình kinh doanh đầy khó khăn, thương hiệu đồ dùng nhà bếp Tupperware đã chính thức nộp đơn xin phá sản. Sự rời đi này của Tupperware đã gây bất ngờ cho nhiều người tiêu dùng, bởi Tupperware từng là biểu tượng trong căn bếp của rất nhiều gia đình. Đây là một minh chứng điển hình của việc thương hiệu không chịu đổi mới trong chiến lược marketing trong thời đại số, để lại bài học lớn cho các doanh nghiệp khác.

Từng là “biểu tượng nhà bếp” nhưng thông báo phá sản: Học được gì sau sự thất bại của Tupperware?

Tupperware thông báo phá sản

Tupperware thông báo phá sản
Tupperware thông báo phá sản

Tupperware, một cái tên từng được xem là biểu tượng của ngành hàng gia dụng toàn cầu, đã thông báo phá sản vào ngày 17/09/2024, sau khi không thể trả được khoản nợ khổng lồ 700 triệu USD. Theo Laurie Goldman, Giám đốc điều hành Tupperware, công ty đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi môi trường kinh tế đầy thách thức trong vài năm qua. Nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện. Sự sụp đổ của Tupperware không chỉ xuất phát từ khủng hoảng tài chính, mà còn từ những sai lầm trong chiến lược kinh doanh và thiếu sự thích ứng với thời đại mới.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại

Thiếu đổi mới, lạc hậu so với thị trường

Thiếu đổi mới, lạc hậu so với thị trường
Thiếu đổi mới, lạc hậu so với thị trường

Trong suốt thế kỷ 20, Tupperware đã xây dựng thành công một mô hình bán hàng trực tiếp thông qua “bữa tiệc Tupperware”, thu hút lực lượng bán hàng hùng hậu. Tuy nhiên, mô hình này dần trở nên lỗi thời khi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến và tìm kiếm sự tiện lợi. Tốc độ chuyển đổi sang thương mại điện tử của thương hiệu này khá chậm chạp, khiến họ bỏ lỡ cơ hội tiếp cận nhóm khách hàng trẻ – những người tiêu dùng hiện đại đòi hỏi sự nhanh chóng và tiện lợi.

Không những thế, Tupperware không bắt kịp được sự thay đổi trong hành vi của thế hệ tiêu dùng mới như Gen Z – lực lượng mua hàng hùng hậu bậc nhất trên thị trường hiện nay. Tupperware có danh tiếng tốt về chất lượng, nhưng như vậy là chưa đủ để thuyết phục thế hệ người tiêu dùng mới này. Bởi ngoài ưu điểm trên, Tupperware còn rất nhiều hạn chế như mức giá quá cao, thiết kế sản phẩm truyền thống, không quá mới mẻ, câu chuyện thương hiệu lại càng mờ nhạt hơn. Mặc dù thương hiệu có những nỗ lực trong việc ra mắt các sản phẩm “xanh”, nhưng điều này chưa được truyền thông mạnh mẽ và không tạo được dấu ấn đáng kể trên thị trường.

Chiến lược marketing nhạt nhòa, không nổi bật

Chiến lược marketing nhạt nhòa, không nổi bật
Chiến lược marketing nhạt nhòa, không nổi bật

Một trong những nguyên nhân sâu xa khiến Tupperware mất dần vị thế là do chiến lược marketing không mấy nổi bật. Thương hiệu này vẫn phụ thuộc quá nhiều vào các phương thức bán hàng trực tiếp truyền thống và bỏ qua các kênh truyền thông hiện đại. Khi các thương hiệu gia dụng khác tận dụng mạng xã hội, review từ KOC, livestream và các chiến dịch truyền thông sáng tạo, Tupperware vẫn lạc hậu trên các nền tảng như TikTok, Instagram hay Facebook…cũng như các kênh truyền thông khác, khiến kết nối của thương hiệu với khách hàng ngày một yếu đi.

Ngoài ra, Tupperware thiếu một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn và kết nối với phong cách sống của người tiêu dùng hiện đại. Việc mua sắm đồ gia dụng không chỉ là nhu cầu thiết yếu mà còn là cách để người tiêu dùng thể hiện cá tính, phong cách sống. Những thương hiệu như IKEA hay Lock&Lock đã thành công trong việc gắn kết sản phẩm của họ với lối sống hiện đại, sáng tạo và bền vững. Tupperware, ngược lại, trở nên mờ nhạt trong mắt giới trẻ vì thiếu đi sự hiện diện truyền thông và câu chuyện thương hiệu mạnh mẽ.

Môi trường cạnh tranh và tình trạng lạm phát toàn cầu

Môi trường cạnh tranh và tình trạng lạm phát toàn cầu
Môi trường cạnh tranh và tình trạng lạm phát toàn cầu

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ thương hiệu, những áp lực rất lớn từ môi trường trong năm vừa qua có thể xem là đòn đánh nặng nề nhất khiến Tupperware phá sản . Lạm phát và suy thoái kinh tế khiến chi phí nguyên liệu tăng cao, trong khi người tiêu dùng ngày càng cắt giảm chi tiêu. Đặc biệt, các sản phẩm gia dụng như của Tupperware, với mức giá cao hơn hẳn so với thị trường, gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì doanh thu. Sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu gia dụng nổi tiếng như IKEA, Lock&Lock hay các tên tuổi mới như Yeti cũng đã đẩy Tupperware vào thế khó.

Bài học cho các thương hiệu

Sự thất bại của Tupperware mang đến nhiều bài học quý giá cho các thương hiệu, đặc biệt là những doanh nghiệp lâu đời:

  • Luôn cập nhật, đổi mới để phù hợp với thị trường: Thành công trong quá khứ không đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến sản phẩm và chiến lược kinh doanh để bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng của thị trường, đặc biệt trong thời đại số.
  • Tập trung vào chiến lược marketing hiện đại: Trong bối cảnh công nghệ và mạng xã hội bùng nổ, việc áp dụng các phương thức truyền thông số, từ quảng cáo trực tuyến đến livestream bán hàng, là vô cùng cần thiết để duy trì kết nối với khách hàng. 
  • Thích ứng nhanh với hành vi người tiêu dùng mới: Thế hệ người tiêu dùng trẻ như Gen Z đặt ra yêu cầu cao về giá trị thực tiễn, tính bền vững và những trải nghiệm mới mẻ. Việc không nhận diện đúng nhu cầu và thị hiếu của họ sẽ khiến thương hiệu dần mất đi sự hấp dẫn.

Sự thất bại của Tupperware là lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về sự cần thiết của đổi mới, thích ứng và tạo ra những kết nối bền chặt với khách hàng trong thời đại công nghệ số.

3/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing