1. Mỹ đã dần kiểm soát lạm phát nhưng việc giữ mức lãi suất cao vẫn là định hướng chính trong chính sách tiền tệ dưới góc nhìn trung hạn. Điều này tạo áp lực rất lớn về tỷ giá cho các nền kinh tế khác trên thế giới.
Theo Bộ tài chính Mỹ, nền kinh tế Mỹ năm 2023 đã vượt kỳ vọng, tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn các nền kinh tế phát triển khác. Với bối cảnh phục hồi kinh tế toàn cầu diễn ra chậm và không đồng đều, GDP thực của các quốc gia đã vượt qua mức trước đại dịch.
Cả 2 chỉ số PMI (Purchasing Managers Index – Chỉ số Quản lý Mua hàng) và PPI (Producer Price Index – Chỉ số giá sản xuất) đều cho thấy bức tranh hồi phục và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro của nền kinh tế cuối năm 2023 và cả năm 2024. Cụ thể, PMI lần đầu tiên chạm mức trung bình 50 trong tháng 9/2023 sau rất nhiều tháng suy yếu, mở ra những dấu hiệu hồi phục đầu tiên của nền kinh tế.
Ngoài ra, PPI còn cho thấy sự biến động liên tục trong giá sản xuất và áp lực lạm phát vẫn đang ở mức cao. Các chỉ số trên cho thấy được bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn đang khá khó đoán trong tương lai gần.
2. Trung Quốc và Châu Âu vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn dẫn tới tốc độ hồi phục kinh tế chung sẽ chậm và khó đoán với nhiều kịch bản có thể diễn ra là duy trì tiếp của năm 2023 hoặc có thể tệ hơn.
Theo IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), tăng trưởng kinh tế vẫn chậm và không đồng đều, với sự chênh lệch ngày càng rõ ràng giữa các khu vực. Kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại từ 3,5% năm 2022 xuống còn 3% năm nay (2023) và 2,9% năm sau (2024). Lạm phát chung dự kiến sẽ giảm từ 9,2% năm 2022 xuống còn 5,9% năm nay và 4,8% vào năm 2024. Một số khu vực sẽ không thể kiểm soát lạm phát về mục tiêu cho đến năm 2025.
3. Kinh tế khu vực Đông Nam Á có nhiều điểm sáng về kết quả cũng như tiềm năng tăng trưởng đặc biệt là Việt Nam.
Các dấu hiệu tích cực cũng được ghi nhận tại các khu vực Nam Á, Đông Á và Thái Bình Dương, làm nổi bật khu vực Đông Nam Á (SEA) như một điểm sáng của nền kinh tế trong năm tới.
Tương tự với góc nhìn trên, báo cáo e-conomy SEA cũng cho thấy rằng nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á sẽ là những điểm sáng về cả sự tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát trong bối cảnh suy yếu của nền kinh tế toàn cầu.
4. Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để đón đầu những thay đổi kinh tế này?
Doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng những cơ hội quý giá từ những diễn biến của nền kinh tế quốc tế và khu vực, để điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh và marketing, phù hợp với xu hướng người tiêu dùng. Với mục tiêu này, ebook “Chinh phục 2024: Tối ưu ROI” là một công cụ hữu ích cho các nhà lãnh đạo. Ebook này đưa ra một cái nhìn toàn cảnh, phân tích chi tiết tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, và dự báo những biến động có thể xảy ra, giúp doanh nghiệp xác định hướng đi trong năm 2024.
Top 05 cơ hội kiếm tiền từ mạng xã hội đừng nên bỏ lỡ 2024
Starbucks bị tố cáo vì quảng cáo không trung thực về nguồn cung cấp