1. Cấu trúc Silo là gì?
Cấu trúc Silo là phương pháp tổ chức và phân bổ nội dung trên website theo một chủ đề cụ thể giúp công cụ tìm kiếm như Google hiểu rõ hơn về cấu trúc và chủ đề của trang web.
Trong mô hình của cấu trúc Silo này, chủ đề được phân loại thành các ngăn riêng biệt (Silo), mỗi ngăn này sẽ chứa các bài viết con về một chủ đề. Các silo này hoạt động độc lập nhưng vẫn có sự liên kết với nhau thông qua liên kết nội bộ (Internal Link).
Ví dụ: Bạn có một website về dịch vụ du lịch và có thể xây dựng cấu trúc silo như sau:
Trong ví dụ trên, mỗi silo (Du lịch trong nước, Du lịch quốc tế, Kinh nghiệm du lịch) là một chủ đề lớn (Pillar Topic), và các nội dung con (Cluster Contents) bên trong mỗi silo sẽ bố sung nội dung chuyên sâu và có liên quan chặt chẽ với chủ đề của silo đó. Các liên kết nội bộ (internal link) giữa các bài viết trong cùng một silo sẽ giúp Google hiểu rằng những trang này thuộc cùng một nhóm chủ đề, từ đó tăng thứ hạng tìm kiếm của các trang con liên quan.
1.1. Lợi ích của cấu trúc Silo cho SEO website
-
Tăng cường liên kết nội bộ
Khi các trang có chủ đề liên quan được tổ chức trong cùng một Silo, chúng có thể dễ dàng liên kết với nhau thông qua các liên kết nội bộ. Điều này giúp Google hiểu rõ hơn về các mối liên hệ giữa các trang, từ đó giúp phân phối Link Juice giữa các trang, nâng cao thứ hạng của chúng trên các kết quả tìm kiếm.
-
Cải thiện khả năng lập chỉ mục của công cụ tìm kiếm
Cấu trúc Silo giúp Google và các công cụ tìm kiếm dễ dàng lập chỉ mục (indexing) các trang trên website của bạn. Khi các bài viết có nội dung liên quan được tổ chức vào những silo rõ ràng, Google có thể dễ dàng nhận diện và phân loại nội dung. Để việc lập chỉ mục hiệu quả hơn, việc tối ưu SEO Onpage cho mỗi trang trong silo cũng rất quan trọng, từ việc tối ưu hóa tiêu đề, mô tả đến thẻ H1 và từ khóa mục tiêu.
-
Nâng cao trải nghiệm người dùng
Khi các bài viết có nội dung cùng chủ đề được nhóm lại vào các Silo riêng biệt, người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy các bài viết hoặc sản phẩm có liên quan thông qua các liên kết nội bộ. Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian và tìm được thông tin một cách nhanh chóng, duy trì sự quan tâm lâu hơn trên website, giảm tỷ lệ thoát trang.
1.2. Phân loại cấu trúc Silo
-
Cấu trúc Silo vật lý
Cấu trúc Silo vật lý là một phương pháp tổ chức nội dung trên website thông qua các thư mục URL. Cấu trúc này phân chia các trang thành những nhóm chủ đề có liên quan, mỗi nhóm chủ đề sẽ được đặt trong một thư mục riêng biệt, tạo ra một cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu, giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận diện và xếp hạng trang web theo từng chủ đề cụ thể.
Ví dụ:
-
Homepage: https://miccreative.vn/
-
Silo page: https://miccreative.vn/dich-vu/
-
Sub-silopage: https://miccreative.vn/dich-vu/thiet-ke-website/
Mỗi một nhóm nội dung sẽ được sắp xếp trong một thư mục nhỏ (Sub-silopage), mỗi thư mục nhỏ này sẽ nằm trong một thư mục lớn (Silo page).
Lưu ý: Với silo vật lý, mỗi trang hoặc nội dung sẽ chỉ được đặt trong một thư mục URL duy nhất, và không được có nội dung nào nằm đồng thời trong nhiều thư mục. Điều này giúp duy trì sự phân chia nội dung rõ ràng và nhất quán.
Ví dụ: Với một bài viết về SEO On-page, bạn chỉ có thể đặt nó trong thư mục www.example.com/seo/seo-on-page, chứ không thể đặt nó vào cả thư mục khác như www.example.com/social-media/seo-on-page/.
-
Cấu trúc Silo ảo
Cấu trúc Silo ảo là việc liên kết các trang có nội dung liên quan với nhau thông qua liên kết nội bộ (internal links), mà không cần thay đổi cấu trúc URL của website. Những liên kết này thể hiện mối quan hệ giữa các trang, tạo ra một cấu trúc tổng thể rõ ràng cho toàn bộ website.
Cấu trúc silo ảo không yêu cầu các trang phải nằm trong cùng một thư mục URL như cấu trúc silo vật lý. Thay vào đó, nó sử dụng các liên kết nội bộ để tạo ra các nhóm chủ đề có mối liên quan. Các trang trong cùng nhóm chủ đề sẽ được liên kết với nhau, trong khi các trang không liên quan sẽ được tách biệt, giúp tăng cường sức mạnh SEO cho các landing page chính của từng silo.
Ví dụ: Các bài viết trong nhóm chủ đề SEO là “SEO On-page”, “SEO Off-page” và “SEO Content Strategy” sẽ được liên kết nội bộ với nhau để tạo thành một cấu trúc Silo ảo.
-
Cấu trúc Silo lai
Cấu trúc silo lai là sự kết hợp giữa silo vật lý (phân chia nội dung thông qua thư mục URL) và silo ảo (tạo nhóm nội dung qua internal link). Phương pháp này giúp tận dụng ưu điểm của cả hai loại silo để xây dựng một hệ thống nội dung vừa có tổ chức rõ ràng về mặt URL, vừa linh hoạt và hiệu quả thông qua các liên kết nội bộ.
Khi lựa chọn cấu trúc Silo phù hợp, bạn cần cân nhắc theo quy mô của website. Với website nhỏ, cấu trúc silo ảo là lựa chọn phù hợp vì dễ triển khai và không yêu cầu thay đổi cấu trúc URL phức tạp, giúp kết nối các bài viết liên quan nhanh chóng. Trong khi đó, website lớn nên sử dụng cấu trúc silo vật lý hoặc silo lai để tổ chức nội dung, giúp tăng cường khả năng SEO nhờ cấu trúc thư mục rõ ràng.
2. 8 bước tạo cấu trúc Silo cho Website dễ dàng và hiệu quả
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng giúp bạn xác định được các nhóm chủ đề (silo) chính và các bài viết con (cluster contents) liên quan, từ đó đảm bảo cấu trúc silo của bạn tối ưu cho SEO.
Bạn có thể sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, Ahrefs hoặc SEMrush để giúp tiết kiệm thời gian. Các công cụ này dễ sử dụng và cung cấp cho bạn những từ khóa có tiềm năng, lượng tìm kiếm cao và ít cạnh tranh.
Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước đơn giản sử dụng công cụ Semrush để nghiên cứu từ khóa:
-
Bước 1: Bạn truy cập web Semrush và đăng nhập thông tin.
-
Bước 2: Chọn mục Keyword Magic Tool và nhập keyword chính vào thanh tìm kiếm, chọn khu vực Việt Nam rồi chọn Search.
-
Bước 3: Bạn tiến hành lọc danh sách từ khóa dựa bằng cách nhấp vào ô lọc tiêu chí mà Semrush cung cấp.
-
Bước 4: Bạn lưu danh sách từ khóa đã lọc bằng cách tick vào ô vuông đầu Keyword, chọn To Keyword Manager, gắn thẻ tag cho bộ từ khóa rồi chọn Enter. Cuối cùng, chọn Export để tải danh sách về máy.
Bước 2: Xây dựng danh sách các chủ đề chính (Pillar Topics)
Sau khi đã có danh sách keyword tiềm năng từ công cụ nghiên cứu từ khóa. Bạn hãy xác định từ khóa chính cho các chủ đề chính (Pillar Topics) mà website của bạn sẽ tập trung vào. Chúng thường là những từ khóa tổng quát, có lượng tìm kiếm cao và phản ánh đúng lĩnh vực chính của website.
Ví dụ: Bạn xây dựng một website về dịch vụ SEO, các từ khóa chính để tạo Pillar Topics là “SEO On-page”, “SEO từ khóa”, “Technical SEO”,…
Lưu ý: Mỗi chủ đề chính sẽ đại diện cho một silo, và nó phải đủ rộng để có thể nhóm nhiều bài viết con (cluster contents) xung quanh.
Bước 3: Tạo các bài viết con (Cluster Contents) cho từng chủ đề chính
Sau khi xác định các pillar topics (chủ đề chính) trong bước trước, bước tiếp theo là tạo ra các cluster contents (bài viết con) cho từng chủ đề chính. Các bài viết con này đóng vai trò như các bài viết chi tiết, hỗ trợ làm rõ và mở rộng thông tin cho silo chủ đề chính.
Các trang con cần được xây dựng dựa trên các từ khóa dài (long-tail keywords) có liên quan đến chủ đề chính. Những từ khóa này thường chi tiết và có mức độ cạnh tranh thấp hơn nhưng vẫn có lượng tìm kiếm đủ để mang lại lưu lượng truy cập đáng kể.
Ví dụ: Nếu chủ đề chính của bạn là “SEO từ khóa”, các bài viết con bạn có thể triển khai là “Cách nghiên cứu từ khóa”, “Công cụ nghiên cứu từ khóa”, “Cách chọn từ khóa SEO phù hợp”,…
Lưu ý: Các bài viết con không chỉ mở rộng thông tin cho chủ đề chính mà còn phải cung cấp giải pháp cho một vấn đề cụ thể mà người dùng thường xuyên tìm kiếm. Điều này giúp bạn tạo nội dung có giá trị, dễ dàng thu hút và giữ người dùng lâu hơn trên trang.
Bước 4: Tạo nội dung chất lượng cho mỗi silo
Nội dung của bạn phải có tính liên kết chặt chẽ với các chủ đề chính (pillar topics) và các chủ đề con (cluster contents), đồng thời đáp ứng SEO. Để tạo nội dung chất lượng, bạn cần tối ưu các yếu tố sau:
-
Xác định đối tượng mục tiêu
Trước khi viết nội dung cho các bài viết trong mỗi silo, bạn cần xác định rõ đối tượng người đọc mà bạn muốn hướng đến. Hãy nghiên cứu về search intent của họ để có thể tạo ra nội dung giải quyết được những vấn đề mà họ quan tâm.
Ví dụ: Nếu bạn xây dựng một silo về “SEO On-page”, đối tượng của bạn có thể là các SEOer, người viết content hoặc các cá nhân muốn cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google. Nội dung của bạn cần tập trung vào các chủ đề như tối ưu thẻ meta, cải thiện tốc độ trang, tạo nội dung thân thiện với SEO.
-
Tạo nội dung chuẩn SEO
Để nội dung đáp ứng hiệu quả SEO, bạn cần sử dụng từ khóa chính và từ khóa phụ một cách tự nhiên trong bài viết, đồng thời tối ưu hóa các yếu tố sau:
Tiêu đề bài viết (Title): Tiêu đề phải rõ ràng, bao gồm từ khóa chính của bài viết, và gây ấn tượng đến người dùng.
Thẻ mô tả (Meta Description): Đây là phần được hiển thị trên kết quả tìm kiếm, vì vậy bạn cần tối ưu thẻ mô tả để bài viết thu hút người dùng và nhấp vào bài viết.
Đoạn mở đầu (Sapo): Phần mở đầu cần khái quát vấn đề và giải thích rõ ràng mục đích của bài viết. Đây là nơi bạn đặt từ khóa chính một cách tự nhiên.
Thẻ Heading (H2, H3): Sử dụng thẻ heading để giúp bài viết có cấu trúc rõ ràng, dễ đọc và dễ hiểu cho cả người dùng và các công cụ tìm kiếm.
Liên kết nội bộ (Internal Link): Đảm bảo bài viết có các internal link hợp lý để liên kết đến các bài viết trong cùng Silo hoặc các chủ đề liên quan.
-
Nội dung phải mang lại giá trị cho người đọc
Mỗi bài viết trong cấu trúc Silo phải mang đến thông tin có giá trị cho người đọc. Nội dung cần giải quyết các vấn đề cụ thể của người dùng và cung cấp các giải pháp dễ áp dụng. Đừng quên cập nhật các thông tin mới nhất và đưa vào các ví dụ, nghiên cứu điển hình (case studies) hoặc các số liệu thống kê để tăng tính thuyết phục.
Ví dụ: Nếu bạn viết bài về “Tối ưu hóa thẻ meta cho SEO”, hãy cung cấp các hướng dẫn chi tiết về cách viết thẻ meta description, meta title, và cách chọn từ khóa để tối ưu hóa thẻ meta.
-
Cấu trúc nội dung dễ hiểu và dễ tiếp cận với người đọc
Hãy chia nhỏ bài viết thành các đoạn văn ngắn, sử dụng các danh sách dấu đầu dòng (bullet points), và đảm bảo mỗi phần của bài viết đều có tiêu đề phụ (H2, H3) rõ ràng. Điều này giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin và giảm thiểu việc bỏ qua nội dung.
-
Cập nhật và duy trì nội dung thường xuyên
SEO không chỉ là một lần thực hiện mà là một quá trình liên tục. Bạn cần thường xuyên cập nhật các bài viết trong silo của mình để đảm bảo rằng thông tin luôn mới mẻ, chính xác và đáp ứng được nhu cầu thay đổi của người dùng.
Ví dụ: Nếu bạn viết một bài về SEO năm 2023, bạn hãy cập nhật các chiến lược SEO mới nhất cho năm 2024 và liên kết đến các tài liệu hoặc báo cáo nghiên cứu mới.
Bước 5: Xây dựng cấu trúc URL phù hợp
Khi xây dựng cấu trúc URL cho mô hình Silo, hãy đảm bảo URL có tính phân cấp, rõ ràng và hợp lý, giúp cả người dùng và các công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận diện nội dung của từng trang.
-
Tạo URL có tính phân cấp theo chủ đề
Mỗi silo nên có một thư mục riêng biệt trong cấu trúc URL. Các trang con (cluster contents) phải được đặt trong thư mục tương ứng với chủ đề chính (pillar topics) của nó. Điều này sẽ giúp người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được nội dung của từng trang.
Ví dụ:
Pillar Topic: SEO On-page, URL là www.example.com/seo-on-page/ Cluster Content: Tối ưu hóa thẻ tiêu đề, URL có thể là www.example.com/seo-on-page/toi-uu-the-tieu-de/Ở đây, URL của trang con (toi-uu-the-tieu-de) nằm trong thư mục của chủ đề chính SEO On-page, thể hiện sự liên kết rõ ràng giữa các chủ đề.
-
Sử dụng từ khóa trong URL
Đảm bảo rằng URL của các bài viết chứa từ khóa liên quan đến chủ đề mà bài viết đó đang đề cập.
Ví dụ: URL chứa từ khóa “tối ưu thẻ meta description”: www.example.com/seo-on-page/toi-uu-the-meta-description/.
-
Giữ URL ngắn gọn và dễ đọc
URL ngắn gọn, dễ đọc sẽ giúp người dùng dễ dàng nhớ và chia sẻ chúng. Tránh sử dụng những ký tự đặc biệt như “#”, “&” hoặc chuỗi ký tự dài không cần thiết.
-
Dùng dấu gạch nối (-) thay vì dấu gạch dưới (_)
Tránh sử dụng dấu gạch dưới (_) trong URL vì Google sẽ không nhận diện được các từ được nối với nhau.
-
Tránh sử dụng tham số URL phức tạp
Các tham số URL phức tạp (như ?id=123&ref=456) sẽ làm cho URL khó đọc, không thân thiện với SEO và gây khó khăn cho việc index của các công cụ tìm kiếm, làm giảm hiệu quả SEO.
Bước 6: Tối ưu hóa liên kết nội bộ (Internal Link)
Trong mô hình Silo, Internal Link giúp kết nối các Pillar Topics (chủ đề chính) với các Cluster Contents (chủ đề con), tạo thành một mạng lưới liên kết logic, giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc và mối quan hệ giữa các trang.
Bằng cách tối ưu hóa liên kết nội bộ, bạn có thể phân phối Link Juice hiệu quả, nâng cao thứ hạng SEO của các trang quan trọng.
-
Cấu trúc liên kết nội bộ trong mô hình Silo
Cấu trúc liên kết nội bộ trong mô hình Silo phải phản ánh chính xác phân cấp giữa các chủ đề. Các chủ đề chính đóng vai trò trung tâm và liên kết đến các trang con liên quan. Ngược lại, các trang con cần phải liên kết quay lại chủ đề chính để củng cố mối quan hệ giữa các trang.
Ví dụ: Nếu bạn có một chủ đề chính về “SEO On-page” (pillar topic) và các trang con (cluster contents) như “Tối ưu hóa thẻ tiêu đề”, “Tối ưu hóa URL”, bạn sẽ liên kết từ trang chủ đề “SEO On-page” đến các trang con này và ngược lại.
-
Sử dụng Anchor Text
Anchor text là phần văn bản mà người dùng có thể nhấp vào để dẫn đến trang khác. Bạn cần sử dụng từ khóa chính xác trong anchor text để giúp tăng tính liên quan của các trang và giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung của trang mà liên kết đến.
Ví dụ: Khi liên kết từ bài viết chủ đề “SEO On-page” đến bài viết con “Tối ưu thẻ tiêu đề”, bạn có thể sử dụng anchor text như “Tối ưu thẻ tiêu đề cho SEO” thay vì chỉ đơn giản là “click here” hay “Xem thêm”.
-
Phân bổ số lượng liên kết hợp lý
Quá nhiều liên kết trong một trang có thể gây loãng hiệu quả SEO và làm giảm chất lượng trải nghiệm người dùng. Do đó, hãy đảm bảo mỗi liên kết của bạn đều có giá trị và giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin liên quan.
-
Sử dụng liên kết nội bộ để phân phối Link Juice
Khi áp dụng cấu trúc Silo, một trong những lợi ích quan trọng là phân phối Link Juice giữa các trang. Liên kết từ các cluster contents đến pillar topics giúp củng cố sức mạnh SEO cho các chủ đề chính, nâng cao khả năng xếp hạng của chúng.
Ví dụ: Liên kết từ bài viết “Tối ưu hóa thẻ tiêu đề” đến chủ đề SEO On-page giúp phân phối Link Juice từ trang con về trang chủ đề chính SEO On-page.
Bước 7: Kiểm tra và sửa lỗi cấu trúc silo
-
Kiểm tra cấu trúc URL
Bạn cần kiểm tra xem các URL trong mô hình cấu trúc Silo có được tổ chức và phản ánh đúng phân cấp của các chủ đề không. Hãy đảm bảo rằng URL của các trang con không bị trùng lặp với URL của chủ đề chính.
Ví dụ:www.example.com/seo/on-page/www.example.com/seo/keyword-research/
-
Kiểm tra liên kết nội bộ (Internal links)
Hãy chắc chắn rằng các trang con của bạn liên kết với các trang chủ đề chính và ngược lại để củng cố sự liên kết trong cấu trúc Silo.
Ví dụ: Bạn có một trang chủ đề chính về SEO On-page và các trang con về “Tối ưu hóa thẻ tiêu đề”, “Tối ưu hóa URL”, bạn cần kiểm tra xem các trang con có liên kết quay lại chủ đề chính không và liệu chủ đề chính có liên kết đến ngược lại đến các trang con không.
-
Kiểm tra lỗi liên kết
Liên kết hỏng sẽ làm giảm sự tin cậy của website và trải nghiệm người dùng. Bạn có thể sử dụng công cụ như Screaming Frog hoặc Google Search Console để phát hiện và sửa chữa các liên kết bị hỏng trên website.
Sau đây là các bước đơn giản để bạn sử dụng công cụ Google Search Controle và kiểm tra các lỗi liên kết của website:
Bước 1. Truy cập Google Search Console và đăng nhập vào tài khoản của bạn.
Bước 2. Chọn mục Trạng thái lập chỉ mục trên bảng điều khiển bên trái. Tính năng này sẽ hiển thị các lỗi mà Google phát hiện khi thu thập dữ liệu trang web của bạn.
Bước 3. Lúc này, tất cả các lỗi sẽ được hiện thị chi tiết. Các URL được liệt kê đã được con bot củaGoogle coi là không tồn tại và bạn cần sửa lại chúng.
-
Kiểm tra sự phân cấp nội dung và phân loại chính xác
Cấu trúc Silo phải rõ ràng và dễ hiểu, mỗi trang phải nằm đúng trong một nhóm chủ đề. Các trang con nên nằm trong cùng một Silo và chỉ liên kết với các trang có liên quan.
Ví dụ: Nếu bạn có một silo chủ đề về SEO On-page, các bài viết con chỉ nên tập trung vào các yếu tố SEO On-page như “Tối ưu thẻ tiêu đề”, “Tối ưu URL”, “Tối ưu thẻ mô tả” và không nên có bài viết con về SEO Off-page hay SEO Technical trong cùng một silo.
-
Đảm bảo điều hướng dễ dàng
Một hệ thống điều hướng rõ ràng và dễ sử dụng giúp người dùng dễ dàng tìm thấy các chủ đề chính và các chủ đề con mà không gặp khó khăn. Bạn có thể sử dụng cấu trúc breadcrumb (đường dẫn điều hướng) giúp hiển thị đúng phân cấp của các trang.
Ví dụ: Nếu bạn có một trang chủ đề chính về SEO On-page và trang con là “Tối ưu hóa thẻ tiêu đề”, cấu trúc breadcrumb nhưTrang chủ > SEO > SEO On-page > Tối ưu hóa thẻ tiêu đề
sẽ giúp người dùng xác định họ đang ở trong silo SEO On-page.
Bước 8: Phân tích hiệu quả và tối ưu hóa cấu trúc silo
Sau khi triển khai mô hình cho cấu trúc silo, bạn cần phân tích hiệu quả để tối ưu hóa kết quả SEO. Dưới đây là các yếu tố quan trọng cần kiểm tra và cải thiện:
-
Lượng truy cập (Organic Traffic)
-
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
-
Thứ hạng từ khóa (Keyword Ranking)
-
Thời gian trên trang và tỷ lệ thoát (Bounce Rate)
Bạn có thể sử dụng các công cụ như Ahrefs, SEMrush hay Google Search Console để kiểm tra và đánh giá các yếu tố trên.
Sau khi theo dõi và phân tích hiệu quả, bạn cần tối ưu silo để đạt được kết quả tốt hơn. Dưới đây là các tiêu chí bạn quan tâm khi tối ưu:
-
Điều chỉnh nội dung
Nếu một số bài viết không thu hút người đọc hoặc không đạt được mục tiêu SEO, bạn cần cập nhật hoặc bổ sung thêm thông tin, hình ảnh, hoặc video để tăng tính hấp dẫn và giá trị cho người đọc.
-
Cải thiện liên kết nội bộ
Dựa trên dữ liệu về tỷ lệ thoát và thời gian ở lại trang, bạn có thể điều chỉnh các liên kết nội bộ để hướng người dùng đến các trang liên quan hơn, tạo ra một hành trình liền mạch.
Ví dụ: Nếu bạn nhận thấy người dùng thường xuyên vào bài viết về “Tối ưu hóa thẻ tiêu đề” trong silo SEO On-page nhưng không chuyển sang các bài viết khác, bạn có thể thêm liên kết nội bộ dẫn tới các bài viết liên quan như “Tối ưu hóa thẻ mô tả” hay “SEO cho hình ảnh”.
-
Cải thiện cấu trúc URL và điều hướng
Luôn đảm bảo rằng cấu trúc URL của các trang trong silo rõ ràng và phản ánh đúng phân loại nội dung. Đồng thời, cải thiện điều hướng trên website để người dùng dễ dàng di chuyển giữa các chủ đề chính và chủ đề con.
-
Khắc phục lỗi kỹ thuật SEO
Các công cụ không chỉ giúp bạn theo dõi chỉ số SEO mà còn phát hiện và sửa chữa kịp thời các lỗi SEO như lỗi 404, liên kết bị hỏng, hoặc các vấn đề về mã HTML/CSS. Khắc phục các lỗi này giúp đảm bảo rằng tất cả các trang trong silo đều hoạt động trơn tru, cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng cường hiệu quả SEO.
3. Những sai lầm cần tránh khi xây dựng cấu trúc Silo
-
Không phân loại chủ đề rõ ràng
Khi các chủ đề không được phân loại rõ ràng, cấu trúc silo sẽ trở nên rối rắm, khiến các trang không được liên kết chặt chẽ với nhau, gây khó khăn cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm trong việc hiểu và duyệt nội dung trên website.
Ví dụ: Bạn quản lý một website về Marketing Online nhưng không phân loại rõ ràng các chủ đề chính như SEO, Content Marketing, Social Media Marketing. Ngoài ra, các bài viết về chủ đề SEO được đặt rải rác trong các thư mục khác nhau mà không có sự liên kết chặt chẽ, khiến Google khó nhận diện các nhóm chủ đề chính và các bài viết con.
-
Xây dựng quá nhiều silo
Một sai lầm khác là xây dựng quá nhiều silo mà không có đủ nội dung hoặc sự liên kết chặt chẽ giữa các silo sẽ làm phân tán Link Juice và khiến cấu trúc silo trở nên phức tạp và khó quản lý. Khi có quá nhiều silo, mỗi silo chỉ nhận được một lượng Link Juice nhỏ, làm giảm khả năng nâng cao thứ hạng cho các trang quan trọng.
-
Không tối ưu hóa liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ (internal linking) là yếu tố quan trọng trong mô hình silo, giúp phân phối Link Juice và củng cố mối liên kết giữa các trang trong cùng một silo. Việc không tối ưu hóa liên kết nội bộ này sẽ làm giảm hiệu quả của mô hình silo.
Ví dụ: Nếu bạn xây dựng silo về chủ đề “SEO On-page” với các bài viết con như “Tối ưu hóa thẻ tiêu đề” và “Tối ưu hóa URL”. Nếu các bài viết con này không có liên kết quay lại trang chủ đề chính SEO On-page, hoặc sử dụng anchor text không liên quan như “Click here”, Google sẽ khó khăn trong việc hiểu mối quan hệ giữa các trang, làm giảm khả năng phân phối Link Juice hiệu quả.
-
Nội dung trùng lặp giữa các silo
Một nội dung được lặp lại trong nhiều silo khác nhau sẽ gây nhầm lẫn cho công cụ tìm kiếm và làm giảm giá trị SEO của các trang đó. Google có thể coi các trang trùng lặp là nội dung kém chất lượng, dẫn đến việc xếp hạng thấp hơn hoặc thậm chí loại bỏ khỏi kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: Thay vì tạo một bài viết “Tối ưu hóa từ khóa” trong cả silo SEO và Content Marketing, bạn có thể tạo hai bài viết khác nhau:
Trong silo SEO: “Cách tối ưu hóa từ khóa cho SEO On-page”. Trong silo Content Marketing: “Tối ưu hóa từ khóa để tạo nội dung hấp dẫn”.
4. Kết luận
Qua bài viết trên, MIC Creative đã chia sẻ thông tin về cấu trúc Silo và cách xây dựng mô hình Silo hiệu quả cho website của mình. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn áp dụng thành công cấu trúc Silo để tạo ra một hệ thống nội dung rõ ràng và chuyên nghiệp, giúp cải thiện thứ hạng SEO.
Nếu bạn đang có nhu cầu liên quan đến dịch vụ SEO cùng các dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
-
Hotline: 024.8881.6868
-
Email: contact@miccreative.vn
Đánh giá của bạn post