Mẹo chạy quảng cáo từ khóa trên Google Search thành công 100%

Đăng ngày: 26/02/2024

Google Search là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới, với hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Điều này khiến Google Search trở thành một kênh quảng cáo tiềm năng cho các doanh nghiệp, giúp họ tiếp cận được với lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Tuy nhiên, để chạy quảng cáo từ khóa trên Google Search hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ về các khái niệm và cách thức hoạt động của nó. Hãy cùng MIC Creative tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

Mẹo chạy quảng cáo từ khóa trên Google Search thành công 100%

1. Từ khóa quảng cáo trên Google Ads là gì?

Từ khóa quảng cáo trên Google Ads là những từ hoặc cụm từ được sử dụng để khớp quảng cáo của bạn với những cụm từ mà người dùng đang tìm kiếm. Việc xác định đúng từ khoá sẽ giúp quảng cáo hiển thị với những người có thể quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Từ khóa quảng cáo trên Google Ads là gì
Từ khóa quảng cáo trên Google Ads là gì

1.1. Các loại từ khóa trong quảng cáo Google Ads

Từ khóa quảng cáo trên Google Ads được chia làm 2 loại:

  • Từ khóa tìm kiếm

Đây chính là những từ khóa kích hoạt để quảng cáo của bạn được hiển thị trên Google Search. Ví dụ, khi bạn gõ “sửa máy giặt” trên thanh tìm kiếm của Google, những quảng cáo có chứa từ khóa này sẽ được hiển thị.

  • Từ khóa phủ định

Từ khóa phủ định là loại từ khóa ngăn quảng cáo của bạn được kích hoạt khi người dùng tìm kiếm một cụm từ nhất định. Ví dụ: Bạn đang kinh doanh dịch vụ “vệ sinh máy giặt” và bạn không muốn quảng cáo của mình hiển thị khi người dùng tìm kiếm “viên tẩy máy giặt”, bạn có thể thêm từ khóa “viên” vào danh sách từ khóa phủ định.

1.2. Cách thức từ khoá hoạt động

Để quảng cáo được hiển thị, từ khóa bạn chọn cần phải khớp với truy vấn tìm kiếm của người dùng. Hiểu đơn giản là, khi người dùng tìm kiếm một điều gì đó trên Google thì ngay lập tức Google sẽ trả về những kết quả có chứa từ khóa đó. Do vậy, người dùng có được kết quả phù hợp với từ khóa họ đưa vào. 

Ví dụ: Khi người dùng nhập “Cách làm bánh bông lan” vào thanh tìm kiếm của Google, Google sẽ hiển thị các kết quả liên quan đến công thức, hướng dẫn các bước làm bánh, thêm vào đó là quảng cáo bánh hoặc sách dạy / khóa học dạy làm bánh. 

Nhờ vào phiên đấu giá trên Google Ads, quảng cáo được tạo lập sẽ có cơ hội xuất hiện. Khi chạy quảng cáo Google Ads, bạn sẽ tham gia vào một phiên đấu giá với các nhà quảng cáo khác. Ai có chỉ số xếp hạng quảng cáo (Ad Rank) cao nhất sẽ giành chiến thắng và quảng cáo của họ sẽ được hiển thị ở vị trí đầu tiên trong kết quả tìm kiếm.  

Ad Rank được tính theo công thức: Ad Rank = Số tiền bạn trả cho từ khóa x Điểm chất lượng từ khóa. Trong đó, chi phí cho mỗi từ khoá sẽ phụ thuộc vào chất lượng của từ khóa và mức độ cạnh tranh trong phiên đấu giá.

2. Điểm chất lượng của quảng cáo từ khóa trên Google

Điểm chất lượng sẽ giúp bạn nhận biết được chất lượng quảng cáo của mình ở mức nào so với các nhà quảng cáo khác. Điểm chất lượng được đo lường trên thang điểm từ 1 đến 10. Điểm càng cao thì chi phí sẽ thấp hơn và được hiển thị ở vị trí cao hơn. 

Điểm chất lượng được tính toán dựa trên ba yếu tố chính:

  • Tỷ lệ nhấp (CTR) dự kiến: Đây là tỷ lệ giữa số lần người dùng nhìn thấy quảng cáo của bạn và số lần họ bấm vào đó. Mức độ CTR cao cho thấy quảng cáo của bạn hấp dẫn và phù hợp với người dùng.
  • Trải nghiệm trang đích: Một trải nghiệm trang đích tốt sẽ giúp cải thiện điểm chất lượng của quảng cáo.
  • Mức độ liên quan của quảng cáo: Đây là độ phù hợp của quảng cáo với nội dung mà người dùng tìm kiếm. Quảng cáo hữu ích và có độ liên quan cao sẽ thu hút được nhiều người bấm vào và tăng điểm chất lượng.

Để có điểm chất lượng cao, bạn cần tối ưu các yếu tố trên. Điểm chất lượng của từng yếu tố trên sẽ được đánh giá dựa trên kết quả so sánh với những nhà quảng cáo khác, có quảng cáo xuất hiện cho từ khóa giống của bạn trong vòng 90 ngày qua. Mỗi yếu tố này sẽ được đánh giá theo các mốc “Trên trung bình”, “Trung bình” hoặc “Dưới trung bình”.

Điểm chất lượng quảng cáo phụ thuộc vào 3 yếu tố
Điểm chất lượng quảng cáo phụ thuộc vào 3 yếu tố

3. Các kiểu khớp từ khóa trên Google Ads

Các kiểu khớp từ khóa cho biết mức độ liên quan chặt chẽ giữa từ khóa cần so khớp với cụm từ tìm kiếm của người dùng. Hiểu đơn giản, các kiểu khớp từ khóa chính là những trường hợp xác định khi nào từ khóa sẽ được kích hoạt. Hiểu đúng và rõ ràng về các kiểu khớp từ khóa sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả quảng cáo, từ đó tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt hơn.

3.1. Khớp mở rộng

Khớp mở rộng, hay còn được gọi là đối sánh mở rộng, là kiểu khớp từ khóa mặc định trên Google Ads. Khi bạn chọn kiểu khớp mở rộng, quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị cho các từ khóa tương tự hoặc liên quan đến từ khóa mà bạn đã chọn. Với khớp mở rộng, kể cả khi người dùng đảo vị trí các từ, hay thêm từ khác vào trước / sau từ khoá, hay chỉ tìm kiếm duy nhất một từ trong cụm từ khoá, thì quảng cáo của bạn vẫn được hiển thị. Dấu hiệu để nhận biết khớp mở rộng khi chạy quảng cáo từ khóa trên Google đó chính là từ khoá sẽ không được đặt trong dấu “-” hay dấu [-].

Để giúp bạn dễ dàng hình dung về khớp mở rộng, hãy cùng xem xét ví dụ dưới đây. Giả dụ, khi bạn sử dụng khớp mở rộng với từ khoá “sửa máy giặt”, thì quảng cáo của bạn vẫn sẽ được hiển thị với 3 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Người dùng điền đúng cụm từ “sửa máy giặt”.
  • Trường hợp 2: Người dùng điền 1 từ trước / 1 từ sau / hoặc cả 2 vào từ khoá: thợ sửa máy giặt tại hà nội, dịch vụ sửa máy giặt đà nẵng, giá sửa máy giặt…
  • Trường hợp 3: Người dùng điền đúng một từ trong số các từ thuộc cụm từ khóa: sửa đồng hồ, máy mát xa, giặt quần áo,…

Với khớp mở rộng, bạn sẽ nhận được rất nhiều lượt Click, nhưng hiệu quả đem lại chưa chắc đã tốt. Vì phạm vi tìm kiếm quá rộng, và mục tiêu của người dùng cũng không cụ thể, điều này sẽ khiến quảng cáo bị hiển thị không chính xác khách hàng mục tiêu, dẫn đến sự lãng phí trong ngân sách. 

Vậy khi nào bạn nên sử dụng khớp mở rộng? Bạn chỉ nên sử dụng đối sánh mở rộng khi muốn quảng bá về thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu cá nhân. Bởi vì thương hiệu doanh nghiệp / cá nhân thường độc nhất, do đó khớp mở rộng sẽ đem lại hiệu quả tối đa.

Khớp mở rộng
Khớp mở rộng

3.2. Khớp cụm từ

Khớp cụm từ là loại đối sánh được sử dụng phổ biến nhất khi chạy quảng cáo từ khóa trên Google Search. Khớp cụm từ sẽ được kích hoạt khi truy vấn tìm kiếm của người dùng chứa từ khóa của bạn và không làm thay đổi thứ tự các từ trong đó. Quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị nếu người dùng nhập thêm một từ ở giữa cụm từ đó, hay thay đổi vị trí giữa các từ. Khi lựa chọn khớp cụm từ để chạy quảng cáo từ khóa trên Google Search, từ khoá đó sẽ được đặt trong dấu ngoặc kép.

Sau đây là một ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về khớp cụm từ. Chúng ta có từ khoá “vinhome dream city”, quảng cáo sẽ được hiển thị trong 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Người dùng điền đúng cụm từ “vinhome dream city”.
  • Trường hợp 2: Người dùng điền 1 từ trước / 1 từ sau / hoặc cả 2 vào từ khoá: dự án vinhome dream city, bảng giá vinhome dream city, tiến độ vinhome dream city,…

Sử dụng khớp cụm từ khi chạy quảng cáo từ khóa trên Google Search sẽ đem lại cho bạn hiệu quả cao hơn, vì chúng Target ý định tìm kiếm của khách hàng cụ thể hơn. 

Khớp cụm từ
Khớp cụm từ

3.3. Khớp chính xác

Đây là kiểu khớp từ khóa nghiêm ngặt nhất trên Google Ads. Quảng cáo của bạn chỉ được hiển thị khi người dùng tìm kiếm đúng từ khóa mà bạn đã chọn. Cú pháp của khớp chính xác đó là từ khóa sẽ được đặt trong dấu ngoặc vuông [a]. Ví dụ, nếu bạn chọn từ khóa “kem dưỡng da” với kiểu khớp chính xác, quảng cáo của bạn chỉ sẽ hiển thị khi người dùng tìm kiếm chính xác từ khóa này. 

Loại khớp từ khóa này sẽ nhắm chính xác và cụ thể nhất đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, cũng bởi vì tính chính xác cao, mà loại khớp từ khoá này sẽ nhận được ít lượt Click hơn. Loại khớp từ khóa này sẽ phù hợp khi bạn kinh doanh chỉ duy nhất 1 sản phẩm / dịch vụ.

Khớp chính xác
Khớp chính xác

4. Các loại chủ đề từ khóa

4.1. Những loại chủ đề từ khóa trên Google Ads

Từ khóa quảng cáo trên Google cũng được phân loại theo chủ đề, giúp bạn dễ dàng lựa chọn những từ khóa phù hợp với mục tiêu quảng cáo của mình:

  • Từ khóa thương hiệu: Là những từ khoá có chứa thương hiệu của bạn. Ví dụ: từ khóa “apple iphone”, “samsung galaxy”, “honda city”,…
  • Từ khóa sản phẩm: Là những từ khóa chứa dòng sản phẩm, loại sản phẩm cụ thể mà bạn kinh doanh. Khi khách hàng tìm kiếm những từ khóa này, họ muốn tìm giải pháp thông qua sản phẩm / dịch vụ của bạn. Ví dụ: từ khóa “điện thoại thông minh”, “xe ô tô”, “laptop”,…
  • Đặc tính sản phẩm: Là những từ khóa xoay quanh các vấn đề như giá, địa điểm, thuộc tính của sản phẩm. Ví dụ: từ khóa “điện thoại thông minh giá rẻ”, “xe ô tô cũ”, “laptop core i5”,…

4.2. Các chủ đề từ khoá bị cấm khi chạy quảng cáo trên Google

Chính sách quảng cáo Google quy định những nội dung, nhóm từ khóa bị cấm trên Google Ads. Nếu bạn sử dụng những nội dung, nhóm từ khóa này trong quảng cáo của mình, quảng cáo của bạn có thể bị từ chối hiển thị hoặc bị loại bỏ khỏi Google Ads.  

Các chủ đề từ khoá bị cấm khi chạy quảng cáo trên Google
Các chủ đề từ khoá bị cấm khi chạy quảng cáo trên Google

4.2.1. Từ khóa thương hiệu

Google không ủng hộ việc bán hoặc quảng cáo các mặt hàng giả, hàng nhái. Nếu quảng cáo vi phạm một trong những trường hợp sau đây thì sẽ không được Google phê duyệt và phân phối:

  • Có chứa nhãn hiệu / biểu trưng giống hệt hoặc khó phân biệt với mặt hàng khác.
  • Sao chép các đặc điểm của thương hiệu hay giả mạo tư cách sở hữu thương hiệu.

Điều này có nghĩa là, nếu quảng cáo của bạn liên quan đến các từ khóa của thương hiệu lớn, chẳng hạn như Nike, CocaCola, Adidas, Gucci,,… thì quảng cáo đó sẽ bị coi là vi phạm chính sách của Google. Nếu bạn được ủy quyền từ thương hiệu, bạn cần cung cấp giấy tờ chứng nhận theo yêu cầu của Google.

4.2.2. Từ khóa liên quan đến thuốc lá

Những từ khóa về thuốc lá sợi và các sản phẩm / dịch vụ liên quan đều bị cấm quảng cáo trên Google Ads. Như vậy, khi quảng cáo của bạn có chứa các từ khóa như thuốc lá, thuốc lá cuốn, ống tẩu, xì gà, đầu lọc thuốc lá sợi, thuốc lá điện tử,… thì Google sẽ không phê duyệt.  

4.2.3. Từ khoá về các chất gây nghiện

Google Ads nghiêm cấm quảng cáo liên quan đến các chất tiêu khiển có khả năng gây ra những thay đổi về trạng thái tinh thần của người sử dụng, bao gồm ma túy đá, heroin, cần sa, tẩu thuốc, cocain,… Các quảng cáo này chắc chắn sẽ vi phạm các quy định của Google.  

4.2.4. Từ khoá về vũ khí

Google sẽ không phê duyệt những quảng cáo về các loại vũ khí có khả năng gây sát thương cho người khác, bao gồm dao, kiếm, gậy kiếm, phi tiêu hình sao, súng điện, và bình xịt hơi cay…

4.2.5. Từ khoá về các chất nổ

Chất nổ cũng nằm trong danh sách không được xuất hiện trên quảng cáo của Google. Do vậy, những từ khóa như bom, lựu đạn, pháo hoa, chế tạo bom,… đều sẽ không được phân phối trên Google Ads.

5. Hướng dẫn chi tiết cách chạy quảng cáo từ khóa trên Google Ads

Để có kết quả tốt khi chạy quảng cáo từ khóa trên Google Ads, bạn hãy làm theo các bước sau:

5.1. Phân loại Website

Trước khi bắt đầu chạy quảng cáo từ khóa, bạn cần phải phân loại website của mình vào một trong sáu nhóm sau:

  • Website bán hàng
  • Website liên quan đến mạng xã hội (Facebook) 
  • Website doanh nghiệp 
  • Website giải trí 
  • Website tin tức 
  • Website thương mại điện tử

Tùy vào loại website mà bạn sở hữu, bạn có thể lựa chọn cách chạy quảng cáo từ khóa phù hợp.

5.2. Phân loại từ khóa

Để chạy quảng cáo từ khóa trên Google hiệu quả, bạn cần xác định từ khóa chính và từ khoá phụ. Từ khóa chính có liên quan trực tiếp đến sản phẩm / dịch vụ mà bạn cung cấp. Đây là loại từ khóa có mức độ cạnh tranh cao. Từ khóa phụ là những cụm từ cụ thể liên quan đến sản phẩm, được sử dụng để mở rộng phạm vi tìm kiếm của quảng cáo từ khóa Google. Từ khóa phụ được chia thành hai loại: có chứa từ khóa chính và không chứa từ khóa chính.

Từ khoá phụ nên trả lời được những câu hỏi về những chủ đề sau:

  • Đặc điểm: Sản phẩm / dịch vụ có những đặc điểm gì nổi bật?
  • Công dụng: Sản phẩm / dịch vụ mang lại những lợi ích gì cho người dùng?
  • Lợi ích: Sản phẩm / dịch vụ giải quyết được những vấn đề gì cho người dùng?
  • Nơi mua/sử dụng: Sản phẩm / dịch vụ có thể được mua/sử dụng ở đâu?
  • Giá cả: Sản phẩm / dịch vụ có giá cả như thế nào?

Ví dụ: doanh nghiệp kinh doanh máy tính xách tay có thể sử dụng từ khóa chính là “máy tính xách tay” và các từ khóa phụ như “máy tính xách tay giá rẻ”, “máy tính xách tay chơi game”,…

Bên cạnh việc xác định từ khóa chính – phụ, bạn cũng cần xác định thể loại của từ khóa:

  • ​​Từ khoá thông tin: đây là từ khóa trả lời cho câu hỏi “như thế nào?”. Một số từ khoá thông tin điển hình đó là “hướng dẫn sử dụng”, “cách”, “kinh nghiệm”, “lời khuyên”,… 
  • Từ khoá định hướng: Từ khóa định hướng là từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm một trang web cụ thể mà họ đã biết đến trước đó. Ví dụ như ken14, mic creative,…
  • Từ khoá giao dịch: là từ khoá mà khách hàng sử dụng với ý định thực hiện một hành động cụ thể trong thời gian gần nhất. 
Xác định thể loại từ khoá
Xác định thể loại từ khoá

5.3. Sử dụng các công thức tạo từ khóa đơn giản

Để chọn được các từ khóa phù hợp, bạn có thể sử dụng các công thức tạo từ khóa đơn giản sau đây: 

  • Tên sản phẩm / dịch vụ + đặc tính : kính mắt độc đáo, kính mắt giá rẻ…
  • Tên sản phẩm / dịch vụ + địa điểm: sửa chữa máy giặt tại hà nội, vệ sinh laptop ở hai bà trưng…
  • Động từ + tên + đặc tính: mua tai nghe giá rẻ.
  • Động từ + tên + địa điểm: mua áo phông ở HCM.
  • Động từ + tên + đặc tính + địa điểm: mua kính mắt giá rẻ ở hà nội.

Bạn cần lưu ý một số điều về độ dài của từ khoá để chúng có thể mang lại hiệu quả cao nhất cho quảng cáo:

Nên chọn từ khóa có độ dài từ 3 đến 5 từ

Từ khóa có độ dài này vừa đủ để thể hiện ý nghĩa của sản phẩm / dịch vụ, vừa có độ cạnh tranh vừa phải, giúp quảng cáo hiển thị cho những người dùng có nhu cầu cụ thể. Ví dụ: “vé máy bay giá rẻ”, “tour du lịch Đà Lạt”,…

Không nên chọn từ khóa có 1 từ

Từ khóa 1 từ thường quá chung chung, không thể hiện được sản phẩm/dịch vụ cụ thể, dẫn đến độ cạnh tranh cao và khả năng tiếp cận khách hàng thấp. Ví dụ: “gas”, “nước”, “son”.

Không nên chọn từ khóa quá dài

Từ khóa quá dài sẽ không đem lại hiệu quả cao vì khả năng người dùng nhập đúng được chúng cực kỳ thấp. Ví dụ: “địa chỉ đặt lịch khám bệnh giá rẻ tại hai bà trưng không chờ đợi cấp số thứ tự”.

5.4. Lựa chọn và đánh giá từ khóa quảng cáo Google bằng các công cụ hỗ trợ

Bạn có thể sử dụng thêm một số công cụ khác để bổ sung cho danh sách từ khóa, cũng như đánh giá mức độ cạnh tranh của chúng. Đầu tiên, thanh tìm kiếm trên Google (Google Search Box) là một công cụ đắc lực giúp bạn bổ sung vào bộ từ khoá. Thanh tìm kiếm sẽ đề xuất cho bạn một loạt các từ khóa liên quan đến chủ đề bạn đang tìm kiếm.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng Google Keyword Planner để lựa chọn và đánh giá từ khóa phù hợp cho quảng cáo của mình. Với Google Keyword Planner, bạn có thể kiểm tra được  một số thông số của từ khóa như: số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng, cạnh tranh, giá thầu,…

Sử dụng Google Keyword Planner
Sử dụng Google Keyword Planner

5.5. Chọn bộ từ khóa để chạy quảng cáo từ khóa trên Google Ads

Cuối cùng, bạn cần phải chọn bộ từ khóa phù hợp để chạy quảng cáo từ khóa trên Google Ads. Bạn cần phải cân nhắc đến sự kết hợp hợp lý giữa các từ khóa để đảm bảo quảng cáo hiển thị cho đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.

6. Kết luận

Qua bài viết trên, MIC Creative đã chia sẻ cho bạn những thông tin chi tiết nhất về chạy quảng cáo từ khóa trên Google Search. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn trong việc thiết lập một chiến dịch quảng cáo thành công.

Nếu bạn đang có nhu cầu liên quan đến quảng cáo Google Ads cùng các dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. MIC Creative tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo. 

MIC CREATIVE – Your Success, Our Future

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing