1. Dịch vụ chăm sóc website là gì?
Dịch vụ chăm sóc website là giải pháp hỗ trợ kỹ thuật toàn diện, giúp doanh nghiệp duy trì website vận hành ổn định, bảo mật và luôn được cập nhật. Thay vì phải tự xử lý các vấn đề như lỗi giao diện, tốc độ tải chậm, plugin bị lỗi hay mất dữ liệu, doanh nghiệp chỉ cần thuê ngoài và nhận được một hệ thống website luôn trong trạng thái tốt nhất.
Mục tiêu cốt lõi của dịch vụ này là đảm bảo ba yếu tố:
- Hoạt động ổn định, không bị gián đoạn.
- An toàn dữ liệu, phòng chống tấn công mạng.
- Hỗ trợ tăng trưởng dài hạn thông qua cải thiện hiệu suất và trải nghiệm người dùng.
Với mô hình thuê ngoài định kỳ (theo tháng hoặc quý), dịch vụ chăm sóc website sẽ đặc biệt phù hợp với:
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có nhân sự kỹ thuật.
- Chủ shop online, freelancer hoặc startup muốn tập trung vào kinh doanh.
- Các đơn vị cần website hoạt động 24/7 như hệ thống bán hàng, tư vấn, đặt lịch, truyền thông hoặc giáo dục.
2. Dịch vụ chăm sóc website bao gồm những công việc gì?
Dù vận hành trên bất cứ nền tảng thiết kế trang web nào, việc tự vận hành một website sẽ kém hiệu quả nếu thiếu chăm sóc định kỳ.Trong quá trình tối ưu, bạn không chỉ điều chỉnh lại các phần giao diện của trang, mà còn cần xử lý các vấn đề như kỹ thuật và nội dung. Đó cũng là những công việc mang tính chuyên môn cao cần sự giúp đỡ từ những đội ngũ chuyên viên từ các đơn vị thuê ngoài.
Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn các công việc cần thực hiện khi kiểm tra và sửa lỗi website dưới đây:
2.1. Quản trị nội dung (Content Management)


Nội dung là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng duy trì khách truy cập và cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Website không có người cập nhật dễ trở nên lỗi thời và giảm tín nhiệm.
Các công việc thường bao gồm:
- Cập nhật bài viết, landing page, thông tin sản phẩm, hình ảnh.
- Quản lý taxonomy (danh mục, tag), điều chỉnh liên kết nội bộ (internal links).
- Kiểm tra cấu trúc Heading (H1-H2-H3…) để đảm bảo logic và chuẩn SEO.
Để tìm hiểu chi tiết về hạng mục viết bài chuẩn SEO cho website, doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin tại Dịch vụ viết bài chuẩn SEO – Tăng traffic, rank Top Google
2.2. Kiểm tra và tối ưu kỹ thuật (Technical Optimization)
Phần lớn lỗi website xuất phát từ việc không kiểm soát tốt các plugin, theme, hoặc hệ thống CMS (như WordPress). Dịch vụ chăm sóc sẽ giúp bạn duy trì hiệu năng ổn định.


Một số hạng mục tiêu biểu:
- Backup định kỳ (tự động hoặc thủ công), thiết lập phiên bản rollback khi cần phục hồi.
- Cập nhật core CMS, plugin, giao diện (theme), loại bỏ plugin xung đột.
- Tối ưu tốc độ bằng kỹ thuật như lazy load, nén ảnh, minify CSS/JS, cache hệ thống.
- Kiểm tra khả năng responsive trên thiết bị di động theo chuẩn Google Mobile-Friendly.
2.3. Bảo mật website (Security Hardening)
Website có thể trở thành mục tiêu tấn công từ bot, mã độc hoặc khai thác lỗ hổng nếu không được bảo vệ. Một gói dịch vụ chuyên nghiệp sẽ bao gồm các biện pháp bảo mật chủ động.


Công việc bao gồm:
- Cài đặt và duy trì SSL certificate.
- Quét malware tự động bằng plugin bảo mật (Wordfence, Sucuri…).
- Cấu hình tường lửa ứng dụng web (WAF), hạn chế brute-force login.
- Theo dõi log truy cập bất thường và gửi cảnh báo hệ thống khi có hành vi nghi ngờ.
2.4. Tối ưu SEO cơ bản (Basic Onpage SEO)
Dù không phải là dịch vụ SEO chuyên sâu, nhưng một website được chăm sóc bài bản cần đảm bảo nền tảng SEO onpage chuẩn kỹ thuật.


Hạng mục thường được xử lý:
- Rà soát và điều chỉnh meta title, meta description, cấu trúc URL chuẩn.
- Tối ưu hinh ảnh: thẻ alt, dung lượng, định dạng WebP.
- Kiểm tra file robots.txt, sitemap.xml, các lỗi crawl trong Google Search Console.
- Theo dõi thứ hạng từ khóa cơ bản, cải thiện tốc độ và trải nghiệm người dùng (Core Web Vitals).
3. Tham khảo bảng giá dịch vụ chăm sóc website
Chi phí cho dịch vụ chăm sóc website thường được xây dựng theo gói định kỳ hàng tháng, tùy thuộc vào khối lượng công việc, mức độ yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Dưới đây là bảng giá tham khảo theo thị trường thực tế, áp dụng phổ biến tại các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.
Gói dịch vụ | Chi phí tham khảo | Bao gồm các đầu mục |
Cơ bản | 1 – 2 triệu/tháng | Cập nhật nội dung, hình ảnh
Backup định kỳ- Xử lý lỗi hiển thị đơn giản |
Nâng cao | 3 – 5 triệu/tháng | Bao gồm toàn bộ gói cơ bản
Cập nhật plugin/theme Cấu hình bảo mật cơ bản (SSL, hạn chế truy cập admin) Tối ưu tốc độ, hỗ trợ SEO cơ bản |
Toàn diện | Từ 5 triệu/tháng trở lên | Tất cả dịch vụ kỹ thuật & nội dung chuyên sâu
Viết bài SEO định kỳ Theo dõi hiệu suất web, báo cáo Analytics/Search Console Tích hợp fanpage, email marketing, CRM (nếu có yêu cầu) |
Lưu ý: Giá trên mang tính tham khảo. Mỗi dự án sẽ có báo giá cụ thể dựa trên nhu cầu, quy mô và đặc điểm riêng của hệ thống website.
Gợi ý lựa chọn gói dịch vụ phù hợp
- Nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ, startup hoặc cá nhân kinh doanh, website chủ yếu dùng để giới thiệu thông tin cơ bản, tần suất cập nhật không nhiều và không có nhân sự kỹ thuật nội bộ. Chúng tôi gợi ý nên chọn gói cơ bản để đảm bảo website vận hành ổn định, có backup định kỳ mà vẫn tiết kiệm chi phí.
- Trong trường hợp doanh nghiệp đang vận hành website có lưu lượng truy cập nhất định, thường xuyên cập nhật nội dung, cần tối ưu bảo mật và tốc độ để phục vụ người dùng tốt hơn. Hãy tham khảo gói nâng cao vì tích hợp các công việc về kỹ thuật, SEO cơ bản và giám sát hiệu năng.
- Với doanh nghiệp hoạt động mạnh về marketing online, đặc biệt là các đơn vị thương mại điện tử, tư vấn dịch vụ hoặc chạy quảng cáo thường xuyên, website vừa là kênh thông tin vừa là công cụ chuyển đổi chính. Gói toàn diện (từ 5 triệu/tháng) sẽ giúp bạn kiểm soát toàn bộ nội dung, kỹ thuật, tích hợp hệ thống fanpage, email marketing, CRM – đồng thời có báo cáo hiệu suất định kỳ rõ ràng.
Việc lựa chọn gói dịch vụ nên gắn liền với mục tiêu sử dụng website trong 6–12 tháng tới. Nếu bạn định dùng website để bán hàng hoặc tạo lead, hãy ưu tiên phương án hỗ trợ chuyên sâu ngay từ đầu, thay vì đợi đến khi gặp sự cố mới xử lý.
4. Cách lựa chọn đơn vị chăm sóc website uy tín
Chọn đúng đơn vị cung cấp dịch vụ là bước quan trọng, vì đây là đối tác sẽ thay bạn vận hành và bảo vệ toàn bộ nền tảng website. Dưới đây là các tiêu chí cần xem xét kỹ lưỡng trước khi ra quyết định.
a) Tiêu chí đánh giá đơn vị cung cấp
- Kinh nghiệm thực chiến, danh mục dự án rõ ràng: Đơn vị uy tín thường có portfolio công khai, từng triển khai dịch vụ cho nhiều ngành nghề, nhiều loại website (giới thiệu, bán hàng, hệ thống nội bộ…).
- Cam kết xử lý nhanh – SLA rõ ràng: Thời gian phản hồi và xử lý sự cố là yếu tố sống còn. Cần có thỏa thuận dịch vụ (Service Level Agreement) với các mốc thời gian cụ thể, ví dụ: hỗ trợ trong vòng 2 giờ khi website gặp lỗi nghiêm trọng.
- Đội ngũ kỹ thuật đa năng: Nhân sự cần có khả năng xử lý cả nội dung và kỹ thuật (front-end, back-end, quản trị CMS), để đảm bảo xử lý trọn gói mà không bị chia nhỏ công việc cho nhiều bên.
b) Những câu hỏi cần làm rõ trước khi ký hợp đồng
Trước khi quyết định hợp tác, bạn nên đặt ra các câu hỏi sau để nắm rõ quy trình và mức độ cam kết của đơn vị:
- Họ có cung cấp checklist công việc định kỳ không? Bao gồm những đầu mục gì?
- Chính sách bảo mật dữ liệu và phương án xử lý khi xảy ra sự cố kỹ thuật được thiết lập thế nào?
- Hệ thống báo cáo, phản hồi, liên hệ có minh bạch, dễ theo dõi và có người phụ trách rõ ràng không?
Những câu hỏi này không chỉ giúp bạn xác minh năng lực của nhà cung cấp, mà còn đặt nền tảng cho quá trình làm việc lâu dài sau này.
5. Kết luận
Với nhu cầu ngày càng cao về chuyển đổi trực tuyến, website cần được cập nhật, kiểm soát và bảo trì thường xuyên. Do đó, việc đầu tư dịch vụ chăm sóc website chuyên nghiệp là lựa chọn chiến lược – giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm rủi ro kỹ thuật và tối ưu hiệu suất kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu liên quan đến dịch vụ thiết kế Website cùng các dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. MIC Creative tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn sáng tạo.