1. Google Ads là gì?
“Google Ads là chương trình quảng cáo trực tuyến của Google. Thông qua Google Ads, bạn có thể tạo quảng cáo trực tuyến để tiếp cận chính xác những người quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp…”
Google Ads – hay còn được gọi là Google Adwords, quảng cáo Google – là dịch vụ quảng cáo trực tuyến được cung cấp bởi Google. Dịch vụ quảng cáo Google Ads cho phép quảng cáo của bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng đều có thể hiển thị trên công cụ tìm kiếm Google Search và trên các ứng dụng thuộc hệ sinh thái của Google.
Bạn có thể đọc chi tiết định nghĩa về dịch vụ Google Ads của Google tại liên kết sau:
https://support.google.com/google-ads/answer/6319
Các ứng dụng thuộc hệ sinh thái của Google được hỗ trợ Google Ads gồm có:
- Google Search: Công cụ tìm kiếm đã làm nên tên tuổi của thương hiệu. Quảng cáo của các doanh nghiệp sẽ được hiển thị trên TOP kết quả tìm kiếm của Google.
- Youtube: Nền tảng mạng xã hội chia sẻ Video phổ biến nhất toàn thế giới. Các hình thức Youtube Ads phổ biến gồm Video Ads, Discovery Ads (quảng cáo gợi ý) và Overlay Ads (quảng cáo Banner).
- Gmail: Đây là hệ thống gửi thư phổ biến và miễn phí được hầu hết người dùng trên toàn cầu sử dụng. Các loại Email quảng cáo, Banner hiển thị là những dạng quảng cáo phổ biến trên nền tảng này.
- Google Shopping: Sàn thương mại điện tử tích hợp của Google cho phép các nhà bán hàng quảng bá và kinh doanh sản phẩm ngay trên chính công cụ tìm kiếm này.
- CH Play (Cửa hàng Google Play): là trang cửa hàng ứng dụng (Apps Store) nổi tiếng, cho phép các nhà sáng tạo phần mềm, cung cấp dịch vụ quảng cáo và thu hút người dùng tải xuống các ứng dụng.
- Ngoài ra còn có vô số các nền tảng khác cũng được Google hỗ trợ quảng cáo như Blogger, Google News,… và bạn cũng hoàn toàn có thể tạo quảng cáo Google về trang Web của bạn nhờ Google Adsense.
Tóm lại, Google Ads là dịch vụ Marketing giúp bạn hiển thị quảng cáo ngay trên đầu kết quả tìm kiếm Google và các ứng dụng do Google sở hữu. Điều này giúp bạn đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác và khiến thương hiệu của bạn trở nên đáng tin cậy hơn tại vị trí đầu.
Bạn hoàn toàn có thể tự học và thiết lập chiến dịch Google Ads một cách dễ dàng chỉ từ việc tham khảo Cách chạy quảng cáo Google Ads. Chính nhờ sự đơn giản này, không ít người dùng, doanh nghiệp lớn nhỏ đã lựa chọn Google Ads làm hình thức quảng cáo chính.
2. Lợi ích của Google Ads
Vậy các lợi ích mà doanh nghiệp nhận được từ Google Ads
Là dịch vụ quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất trên toàn cầu, Google Ads có thể mang tới những lợi ích to lớn cho bất kỳ doanh nghiệp nào, gồm:
- Hiểu nhu cầu của người dùng: Từ lượng truy vấn tìm kiếm khổng lồ, Google có thể dễ dàng xác định nhu cầu, cũng như hành vi và thông tin của từng người dùng, từ đó giúp các quảng cáo được hiển thị chính xác và hiệu quả.
- Hỗ trợ nhiều nền tảng: Với vô số các ứng dụng thuộc hệ sinh thái Google được hỗ trợ dịch vụ quảng cáo Google Ads, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tìm được cách triển khai quảng cáo phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.
- Đa dạng các loại quảng cáo: Google Ads hỗ trợ mọi hình thức quảng cáo trực tuyến, gồm Banner tĩnh – động, Video, Email,… dễ dàng tương tích với mọi doanh nghiệp.
- Tệp khách hàng tiềm năng lớn: Là công cụ tìm kiếm với hàng tỷ lượt truy vấn kết quả hàng ngày, sử dụng dịch vụ quảng cáo của Google sẽ là phương án tối ưu nhất giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Tiết kiệm chi phí: Chi phí chạy quảng cáo Google thực tế lại rẻ hơn rất nhiều so với các hình thức Marketing khác, khiến Google Adwords trở thành một lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp.
- Triển khai Remarketing: Quảng cáo của bạn sẽ hiển thị nhiều lần cho một người dùng liên tục tại nhiều Website khác nhau, giúp tạo ra nhu cầu và nâng cao nhận diện thương hiệu.
3. Cách Google Ads điều phối quảng cáo tới người dùng
Google Ads sẽ hiển thị quảng cáo tới người dùng thông qua các yếu tố sau:
- Dựa trên từ khóa: Mỗi khi có người dùng nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm Google hoặc trong các ứng dụng thuộc Google, Google sẽ hiển thị các quảng cáo dựa trên nhu cầu tìm kiếm đó.
Ví dụ: Người dùng tìm kiếm từ khóa “Giày thể thao” thì Google sẽ hiển thị các sản phẩm, cửa hàng, địa chỉ mua giày thể thao.
- Dựa trên thói quen sử dụng: Google cũng có cơ chế hiển thị quảng cáo dựa trên thói quen của người dùng, giúp các quảng cáo liên quan tới nhu cầu, sở thích của người dùng đó được hiển thị thường xuyên hơn.
Ví dụ: Người dùng thường xuyên xem nội dung về thiết bị điện tử sẽ thường xuyên thấy các quảng cáo điện thoại, vô tuyến, máy tính,… trên Google và Youtube hơn.
- Dựa trên thông tin nhân khẩu học: Quảng cáo Google sẽ hiển thị cho những người dùng phù hợp với thiết lập quảng cáo của bạn, bao gồm độ tuổi, giới tính, địa chỉ,…
4. Google Ads đánh giá quảng cáo của bạn như thế nào?
Sau khi tìm hiểu cách mà Google Ads điều phối quảng cáo tới người dùng, một câu hỏi khác được đặt ra là: Vậy nếu nhiều doanh nghiệp cùng chạy quảng cáo cho sản phẩm của họ, quảng cáo nào sẽ được Google đặt lên hiển thị trên đầu?
Câu trả lời chính là nhờ vào hệ thống đánh giá quảng cáo Google Ads. Đây là hệ thống chấm điểm chất lượng và xếp hạng quảng cáo của bạn dựa trên điểm số đó. Thứ hạng quảng cáo của bạn càng cao, bạn càng dễ dàng được ưu tiên hiển thị hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Vậy các yếu tố để Google đánh giá điểm chất lượng Google Ads là gì? Chúng gồm 03 yếu tố sau:
- Mức độ liên quan giữa quảng cáo và từ khóa tìm kiếm của người dùng, cũng như giữa từ khóa và trang đích.
- Chất lượng trang đích (Landing Page)
- Tỷ lệ nhấp chuột so với số lần hiển thị quảng cáo của bạn (CTR).
Từ các yếu tố trên, ngay lập tức bạn sẽ dễ dàng thấy rằng Google xếp hạng quảng cáo của bạn dựa trên mức độ hữu ích của quảng cáo đó đối với người dùng và mức độ hài lòng mà quảng cáo cùng trang đích của bạn đem lại.
Bạn sẽ cần tối ưu các yếu tố trên để đảm bảo quảng cáo của bạn luôn được xuất hiện trên Top đầu kết quả tìm kiếm.
5. Điểm khác biệt giữa Facebook Ads và Google Ads?
Tuy cùng là dịch vụ quảng cáo trực tuyến, song việc chạy quảng cáo trên Google Ads sẽ có những điểm khác biệt nhất định so với Facebook Ads như sau:
Google Ads | Facebook Ads | |
Nền tảng triển khai | Hệ sinh thái Google và các Website | Mạng xã hội Facebook |
Cách phân phối quảng cáo | Chủ yếu dựa trên từ khóa | Chủ yếu dựa trên hành vi, sở thích và nhân khẩu học. |
Phạm vi tiếp cận | Rất rộng, có thể tiếp cận mọi người dùng internet | Tập trung vào người dùng trên Facebook |
Mức tương tác | Người dùng chủ động tìm kiếm và tương tác với quảng cáo. | Tương tác bị động hơn, thường được hiển thị ngay trên trang giao diện người dùng. |
Các chỉ số đo lường | CTR
CPC ROI |
Lượt tiếp cận (Reach)
Lượt hiển thị (Impressions) Lượt tương tác (Engagement) ROAS |
6. Lời kết
Qua bài viết này, MIC Creative đã giải thích quảng cáo Google Ads là gì, lợi ích và cách Google Ads hoạt động. Đây là những kiến thức mở đầu trong quá trình giúp bạn làm quen với dịch vụ quảng cáo Google vô cùng tiện lợi này, giúp bạn có thể triển khai các chiến dịch quảng cáo Google Ads trong tương lai.
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ quảng cáo Google Ads, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội