1. Xây kênh TikTok là gì?
Xây kênh TikTok là các hoạt động lên chiến lược tối ưu hóa kênh trên mọi phương diện, bao gồm phân tích khán giả, xây dựng chủ đề kênh, phát triển kịch bản, nội dung,… Đây là hoạt động quan trọng để kênh TikTok có được cái nhìn nhất quán, sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung, chủ đề kênh và sản phẩm của doanh nghiệp hoặc cho hoạt động Affiliate (tiếp thị liên kết).
Việc xây kênh TikTok đóng một vai trò to lớn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng phát triển kênh của bạn. Đối với người xem, việc xây kênh TikTok sẽ tạo cho kênh của bạn một hình ảnh về một loại chủ đề nội dung cụ thể, giúp thu hút người xem có cùng sở thích, hứng thú với nội dung đó. Đối với chủ kênh, hoạt động xây kênh TikTok sẽ giúp kênh của bạn được tối ưu nhất đối với nhu cầu sử dụng, giúp bạn dễ dàng đồng bộ hóa kênh bạn với các mục đích sử dụng khác nhau như bán hàng TikTok Shop, chạy Affiliate,…
2. Kế hoạch xây dựng kênh TikTok
Để có thể triển khai xây dựng kênh TikTok, việc lên kế hoạch chi tiết là điều không thể thiếu. Điều này có thể sẽ khá khó khăn và lạ lầm đối với các bạn TikToker mới, do đó các bạn hoàn toàn có thể tham khảo các bước trong kế hoạch xây kênh sau được các chuyên gia của MIC CREATIVE cung cấp:
2.1. Xác định chủ đề và nội dung kênh
Bước đầu tiên trong việc tạo dựng một kênh TikTok là bạn sẽ cần xác định được nội dung gì sẽ được triển khai trên kênh của. Chủ đề nội dung có thể được coi như là bộ mặt của một kênh TikTok để có thể tạo ấn tượng cho người dùng về một nhóm nội dung cụ thể. Việc sớm xác định nội dung kênh sẽ là tiền đề giúp bạn tạo chủ đề chính cho kênh của bạn và phát triển kênh xoay quanh nhóm chủ đề đó.
Không có bất kỳ giới hạn nào về việc lựa chọn nội dung và xây dựng chủ đề cho kênh TikTok. Tuy nhiên bạn hãy lựa chọn mảng mà bạn có kinh nghiệm nhiều nhất để sáng tạo nội dung cho chúng. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn phong cách nội dung (hài hước, tự sự,…) mà bạn cho là phù hợp nhất với bản thân bạn. Điều này sẽ giúp kênh của bạn có chất riêng, khiến nội dung của bạn hấp dẫn hơn trong cộng đồng.
2.2. Xác định người xem của bạn
Sau khi xác định được chủ đề và nội dung kênh của bạn, tiếp đó bạn sẽ cần tìm hiểu khán giả mục tiêu (Target Audience) của bạn. Đây là bước quan trọng giúp các nội dung bạn sáng tạo sau này có thể kết nối được với người xem, khiến họ cảm thấy hứng thú và mong muốn được xem tiếp các nội dung trên kênh của bạn. Nói cách khác, bạn càng hiểu và nắm bắt được nhu cầu nội dung của khán giả bạn bao nhiêu, nội dung trên kênh của bạn sẽ càng thành công bấy nhiêu.
Một trong những cách tốt nhất (và tiết kiệm nhất) để xác định khán giả mục tiêu là thông qua việc nghiên cứu nhân khẩu học. Đây là phương pháp phân tích dữ liệu thu thập được từ người theo dõi của kênh bạn, giúp bạn hiểu rõ được những người dùng ưa thích nội dung của bạn sở hữu các đặc điểm gì, từ đó bạn có dễ dễ dàng phác họa chân dung khách hàng của bạn chính xác hơn.
Việc nghiên cứu nhân khẩu học có thể được thực hiện bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Khách hàng của bạn trong độ tuổi nào?
- Giới tính của họ chủ yếu là gì?
- Công việc của họ là gì?
- Mức thu nhập trung bình của họ là bao nhiêu?
- Mong muốn của họ khi xem TikTok là gì?
- Họ thường dùng TikTok vào khung giờ nào?
- …
Bạn có thể sử dụng phiếu điền thông tin, bảng câu hỏi, khảo sát để thu thập những thông tin trên. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Analytic, TikTok Analytic,… để hỗ trợ bạn trong việc nghiên cứu khán giả của kênh bạn.
2.3. Nghiên cứu thị trường
Ngoài việc tìm hiểu khách hàng, hoạt động xây kênh cũng sẽ yêu cầu bạn tiến hành nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị trường được thực hiện nhằm giúp bạn xác định được nhu cầu nội dung, thị hiếu mà khán giả đang hướng tới. Cụ thể:
- Họ đang muốn xem nội dung gì?
- Họ đang bị thu hút bởi điều gì?
- Khi lướt TikTok thì người xem mục tiêu của bạn có tâm lý ra sao?
- Hiện tại đang có xu thế nào diễn ra?
- …
Bạn cũng sẽ cần nghiên cứu cả những đối thủ cạnh tranh khác đang sáng tạo nội dung cùng chủ đề, lĩnh vực với bạn. Việc xác định được các yếu tố thu hút trên kênh họ (phong cách, định dạng, thời lượng, tần suất đăng tải,…) sẽ là cơ sở giúp bạn cải thiện chất lượng kênh và nội dung đăng tải của bạn, nâng cao khả năng cạnh tranh và việc xây kênh TikTok cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Hoạt động nghiên cứu thị trường có thể được triển khai đồng thời với hoạt động phân tích khán giả mục tiêu. Các dữ liệu từ việc phân tích thị trường sẽ góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về khán giả của bạn. Ngược lại, bạn càng nắm bắt được khán giả của bạn bao nhiêu thì bạn càng hiểu rõ về thị hiếu, xu hướng thị trường TikTok bấy nhiêu.
2.4. Xây dựng cây nội dung
Sau khi bạn đã có đủ dữ liệu và cơ sở từ hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng cây nội dung sẽ là bước tiếp theo bạn cần thực hiện trong quá trình xây kênh của bạn. Một cây nội dung chi tiết sẽ giúp bạn đảm bảo được các yếu tố sau:
- Giúp các nội dung bạn đăng tải luôn bám sát được với chủ đề của kênh.
- Đảm bảo bạn và đội ngũ sản xuất có thể khai thác được nhiều khía cạnh của chủ đề.
- Các nội dung của bạn sẽ luôn nắm bắt được các xu hướng đang thịnh hành trên TikTok và trên mạng xã hội.
Tương tự như các hoạt động sáng tạo nội dung khác, việc xây dựng kênh nội dung sẽ được tiến hành trong 03 bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa
Hoạt động SEO cũng được triển khai trên TikTok tương tự như đối với các nền tảng khác. Việc nghiên cứu và triển khai từ khóa cho nội dung đăng tải sẽ giúp Video của bạn dễ dàng được nền tảng đề xuất hơn khi người dùng tìm kiếm hoặc theo dõi nhóm nội dung liên quan tới từ khóa của bạn.
Bạn có thể lên danh sách từ khóa một cách thủ công bằng cách nghiên cứu các #Hashtag. Hashtag #trending, #xu-huong và các #lĩnh-vực-của-bạn sẽ là nguồn tư liệu từ khóa lý tưởng cho nội dung của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể lên danh sách từ khóa bằng cách sử dụng ô tìm kiếm để xem các từ khóa đang được đề xuất hoặc sử dụng công cụ TikTok Keyword Insights.
Bước 2: Nghiên cứu các nội dung đang Trend
Nội dung thịnh hành (Trend) là nội dung có chứa các yếu tố “gây bão” như một đoạn nhạc, điệu nhảy hay nội dung đề cập tới một chủ đề mà công chúng đang chú ý đến. Các nội dung này có thể nhanh chóng “bắt Trend” thu về lượt xem khổng lồ, khiến cho việc nhanh chóng khai thác các nội dung này là điều vô cùng quan trọng trong việc xây dựng cây nội dung.
Hashtag #trending chính là một trong những cách dễ dàng nhất để bạn có thể nắm bắt được xu hướng đang thịnh hành hiện giờ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Google Trend để nắm bắt được các xu hướng ngoài TikTok, giúp kênh của bạn khai thác các xu hướng được hiệu quả hơn.
Bước 3: Lên ý tưởng về cách thức thể hiện nội dung cho kênh của mình
Sau khi có được các từ khóa và chủ đề đang gây bão, bước tiếp theo bạn cần làm là lên ý tưởng về cách thực hiện các nội dung đó sao cho phù hợp nhất với kênh của mình. Bạn sẽ cần dự đoán trước về việc từ khóa nào nên triển khai ra sao, có thể kết hợp với Trend nào,… Ý tưởng sợ bộ bạn đưa ra càng chi tiết thì hoạt động viết kịch bản sau đó sẽ càng được triển khai thuận lợi hơn.
2.5. Sáng tác kịch bản
Sáng tác kịch bản là hoạt động quan trọng hàng đầu trong xây kênh TikTok. Chất lượng nội dung, khả năng hấp dẫn người xem tất cả đều được quyết định trong khâu này. Bạn có thể tham khảo quy trình sáng tác kịch bản TikTok sau được các chuyên gia của MIC CREATIVE chia sẻ:
2.5.1. Xây dựng đoạn mở đầu:
Đối với nền tảng TikTok và các video dạng Reels (Video ngắn), 03 giây đầu tiên là thời điểm quan trọng nhất quyết định người xem có tiếp tục xem hết video hay không. Do đó, 03 giây mở đầu sẽ là lúc mà bạn cần đầu tư nhiều chất xám nhất để có thể giữ chân người xem ở lại.
Trong 03 giây đầu tiên đó, hãy ngay lập tức “phủ đầu” người xem bằng một câu hỏi, đặt tiêu điểm video lên đầu hoặc “Show kết quả” rồi mới hướng dẫn cách thực hiện sau đó. Điều này sẽ nhanh chóng kích thích trí tò mò của người xem, khiến họ có tỷ lệ cao hơn xem tiếp video đó.
2.5.2. Tạo tiêu đề:
Tiêu đề sẽ là thứ người dùng vừa đọc vừa nghe đồng thời với 03 giây đầu tiên. Điều đó khiến cho đoạn tiêu đề hiển thị cũng không kém phần quan trong. Một tiêu đề tốt cần tạo được sự tò mò cho người xem. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng các cụm từ “kích thích” như ”Làm thế nào…”, “các bước để…”, “đừng vội bỏ qua nếu…”, “bật mí”, “hé lộ”,…
2.5.3. Xác định thời lượng video
Kế tiếp, bạn sẽ cần xác định thời lượng cho video đó của bạn. Thông thường, bạn nên lựa chọn thời lượng video đồng bộ với định hướng xây kênh của bạn (15 – 30 – 60 – trên 60 giây) để khiến các nội dung được đồng nhất và chuyên nghiệp hơn.
Các video trong khoảng 15 – 30 giây là thời lượng video đạt hiệu quả chuyển đổi cao nhất, cân bằng nhất giữa khả năng cung cấp thông tin và giá trị giải trí. Tuy nhiên, các video dạng Drama (tiểu phẩm) sẽ có thể sở hữu thời lượng trên 1 phút.
2.5.4. Thiết kế nội dung:
Nội dung trong video sẽ là thời điểm bạn cung cấp thông tin, giá trị cho người dùng. Với thời lượng khuyến nghị là 15 – 60 giây, nội dung sẽ cần được triển khai nhanh gọn, không quá rườm rà và bắt buộc phải đảm bảo được yếu tố giải trí cho người xem.
Việc bí nội dung là điều thường xuyên xảy đến với các TikToker, bao gồm cả tân binh lẫn các lão làng. Để giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc phát triển nội dung cho hoạt động xây kênh, sau đây là tổng hợp một số các loại nội dung người Việt thích nhất:
- Video về thời trang, người đẹp, thú cưng,… có tính nịnh mắt người xem.
- Tin giải trí, bí mật Showbiz.
- Nội dung truyền cảm hứng, các câu nói của người nổi tiếng.
- Chia sẻ cá nhân
- Chia sẻ kiến thức (xã hội, thiên văn học, khoa học, đời sống,…)
2.5.5. Viết câu thoại:
Cuối cùng, bạn sẽ cần lên nội dung các câu thoại của các nhân vật trong video đó. Hãy lưu ý về độ dài câu thoại, giá trị nội dung để video của bạn đảm bảo được khả năng cung cấp thông tin lẫn thời lượng mong muốn.
2.6. Lên kế hoạch quay dựng
Có trong tay kịch bản, bước tiếp theo trong hoạt động xây kênh TikTok sẽ là triển khai quay dựng nội dung theo kịch bản đó. Bạn sẽ cần phân phối kịch bản cho các thành viên tổ quay dựng để họ có thể học thuộc và nắm bắt được tinh thần của video sắp quay. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý tới những yếu tố sau:
- Lịch trình quay: Hãy đề xuất và thống nhất một lịch trình quay dựng cụ thể. Điều này không chỉ giúp công tác sản xuất của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, mà còn giúp bạn phòng tránh được nhiều vấn đề phát sinh không đáng có trong quá trình làm việc tập thể.
- Lựa chọn nhạc, Hashtag: Nhạc và Hashtag được sử dụng trong Video sẽ ảnh hưởng tới mức độ thu hút của video đó khi được đăng tải. Bạn hãy chắc chắn rằng Hashtag và bản nhạc phù hợp với nội dung, kịch bản của Video đó, và đừng ngại thử nhiều bản nhạc khác nhau cho tới khi bạn có được một video ưng ý.
- Lên kế hoạch Edit video: bước cuối cùng của quá trình quay dựng là hoạt động chỉnh sửa video. Đây sẽ là bước mà các bạn Editor lồng ghép các Hashtag, tiêu đề, nội dung hiển thị và các bản nhạc đã được lựa chọn. Nói cách khác, việc chỉnh sửa video chính là hoạt động chăm chút, “thổi hồn” vào video đó, giúp nội dung bạn làm ra trở nên sinh động, hấp dẫn khán giả hơn.
2.7. Chuẩn bị kênh TikTok và mạng lưới Social
Nội dung tiếp theo không thể thiếu trong hoạt động xây kênh đó chính là chuẩn bị và tối ưu hóa cho một kênh TikTok “sạch”. TikTok là một nền tảng khá chặt chẽ trong các chính sách của họ, điều đó khiến cho một sai sót trong việc thiết lập tài khoản cũng có thể khiến bạn bị nền tảng giới hạn hoạt động.
Việc xây kênh TikTok cũng chính là lý do để ngăn ngừa tài khoản của bạn bị nền tảng “đánh phạt”. Bạn có thể làm những điều sau để tối ưu hóa kênh TikTok của bạn:
- Sử dụng tài khoản sạch, chưa bị bóp tương tác: Bạn hãy dùng một tài khoản mới và đăng tải dần nội dung để nuôi tài khoản đó. Bạn sẽ mở khóa được hầu hết các tính năng trên TikTok khi đạt 1.000 lượt theo dõi. Hãy tránh sử dụng các tài khoản đã từng bị TikTok đánh vi phạm, bị cấm đăng tải hay từng vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
- Liên kết tài khoản với TikTok Shop: Nếu bạn muốn thực hiện Affiliate hay bán hàng cho doanh nghiệp, bạn sẽ cần liên kết tài khoản của bạn với tài khoản TikTok Shop. Sau khi liên kết thành công, bạn sẽ có biểu tượng giỏ hàng TikTok Shop trong Hồ sơ của bạn, cho phép bạn đăng sản phẩm bán hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các nền tảng mạng xã hội khác như là một công cụ quảng cáo cho kênh TikTok của bạn. Điều này sẽ trở nên đặc biệt dễ dàng hơn nếu bạn đã có Fanpage doanh nghiệp trên Facebook, Twitter, Instagram. Một đội ngũ Seeder cũng là yếu tố đáng cân nhắc giúp nâng cao mức độ tương tác giữa bạn và khán giả, giúp nâng cao chất lượng kênh của bạn.
2.8. Lên kế hoạch phát sóng nội dung đều đặn
Sau khi bạn đã phủ nội dung trong cây nội dung của bạn, đăng tải sẽ chính là “khoảnh khắc sự thật” cho những nỗ lực của bạn xuyên suốt các giai đoạn trên. Tuy nhiên, việc đăng tải không phải chỉ là bạn cứ đăng tải lên là xong, mà bạn cũng sẽ cần có một lịch trình, kế hoạch đăng tải cụ thể.
Khung giờ vàng TikTok là thời điểm mà nền tảng có mức độ sử dụng cao nhất trong ngày và trong tuần. Bằng việc lên kế hoạch phát sóng nội dung vào đúng khung giờ vàng, video của bạn sẽ nhận được nhiều lượt xem và tương tác hơn so với các thời điểm khác trong ngày. Do đó hãy lên kế hoạch đăng tải video vào đúng khung giờ phù hợp nhất với khán giả của bạn.
Ngoài ra, một kênh TikTok có lịch trình đăng tải video đều đặn sẽ nhận được nhiều lượt theo dõi, quay lại của người xem hơn. Một trong số những lý do chính khiến người dùng TikTok quay lưng với kênh là do họ không biết khi nào kênh đó mới sản xuất nội dung mới, khiến mức độ kỳ vọng của họ bị giảm sút. Không chỉ vậy, việc lên lịch trình đăng tải video đều đặn sẽ giúp kênh bạn không bị giảm tương tác do không đăng nội dung thường xuyên.
3. Các chú ý khi xây kênh TikTok
TikTok luôn được biết đến là nền tảng được cập nhật thường xuyên và liên tục nhất trong số các nền tảng mạng xã hội. Điều này có thể vừa thuận lợi vừa khó khăn cho các TikToker trong công cuộc xây kênh TikTok, do nền tảng thay đổi hoàn toàn có thể biến những thứ bạn đang làm đúng trở thành sai chỉ sau một ngày. Để hạn chế tối đa các rủi ro, sau đây là một số chú ý khi xây kênh TikTok mà ai cũng cần biết:
3.1. Luôn điền đầy đủ thông tin kênh
Không ai muốn xem và mua hàng một kênh TikTok trắng bóc không có chút thông tin nào cả hoặc mục Hồ sơ được điền một cách hời hợt. Đây là một trong những lỗi sai cơ bản mà đáng ngạc nhiên là khá nhiều kênh TikTok mắc phải. Việc điền thiếu thông tin ngoài việc khiến người xem nghi ngờ, nền tảng TikTok sẽ đánh dấu kênh của bạn có độ uy tín thấp và ít đề xuất các nội dung của bạn tới các người dùng khác.
Việc điền đầy đủ thông tin trên kênh TikTok cũng có thể được hiểu như là hành động bạn đang “trang hoàng” cho kênh TikTok của mình vậy. Hãy điền đầy đủ thông tin (trừ số điện thoại và địa chỉ của bạn) và đừng quên gắn Link liên kết vào mục hồ sơ của bạn nhé.
3.2. Chú ý tới chính sách của TikTok
Đăng tải nội dung là hoạt động quan trọng trong quá trình xây kênh TikTok, tuy nhiên đây cũng là hoạt động khiến nhiều kênh TikTok bị “đánh gậy” nhất. Điều này xảy ra do bạn đã vi phạm các chính sách và tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok. Hình phạt có thể là bị hạn chế đăng tải trong vài tuần, bị giảm đề xuất hoặc tệ hơn là bị Shadowban và khóa vĩnh viễn tài khoản.
Do đó, bạn hãy chú ý tuân thủ các tiêu chuẩn cộng đồng trên TikTok để tránh bị ăn “gậy” dẫn đến việc mất kênh TikTok. Sau đây là một số lỗi tiêu chuẩn cộng đồng bị nhiều người mắc phải nhất trong quá trình xây kênh TikTok:
- Vi phạm về bản quyền sản phẩm (Kinh doanh sản phẩm đã được đăng ký)
- Vi phạm về bản quyền âm nhạc, tuy nhiên đây là lỗi nhẹ và kênh bạn sẽ được thả ra sau một thời gian ngắn.
- Vi phạm về nội dung (chứa thông tin liên lạc, sản phẩm cấm bán, nội dung tạo ra tiền lệ xấu,…)
- Spam hiệu ứng trong video (nhấp nháy giật giật quá nhiều gây hại mắt và ảnh hưởng tới tâm thần)
- Nội dung quá tiêu cực (tin tức về tai nạn, đánh ghen,…)
- Vi phạm về trang phục
Bạn có thể nghiên cứu và tìm hiểu thêm về chính sách cộng đồng TikTok tại Link sau: https://www.tiktok.com/community-guidelines/vi-vn/
3.3. Đánh giá hiệu quả nội dung liên tục
Việc đánh giá nội dung đã được đăng tải là điều không thể thiếu trong quá trình xây dựng kênh TikTok. Tuy rằng bạn đã nghiên cứu thị trường và thị hiếu của khán giả mục tiêu, bạn sẽ không thể đoán trước được liệu khán giả có chấp nhận và ủng hộ nội dung của bạn hay không, hay nội dung của bạn sẽ có tác động ra sao đến với cộng đồng.
Chính vì vậy, việc đánh giá sẽ cung cấp cho bạn thông tin để có thể thực hiện các cải thiện, thay đổi chất lượng nội dung, kịch bản, quay chụp, ý tưởng và nhiều yếu tố khác nữa. Bạn sẽ nắm bắt được khán giả bị ấn tượng với nội dung nào và điều gì khiến họ không hài lòng. Nhờ đó, các nội dung của bạn sẽ ngày càng được mở rộng và hấp dẫn nhiều người dùng theo dõi kênh của bạn hơn, mở đường cho các hoạt động kiếm tiền như Affiliate và bán hàng TikTok Shop
4. Lời kết
Qua bài viết này, MIC Creative đã chia sẻ hướng dẫn lập kế hoạch xây kênh TikTok chi tiếp. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp hoạt động xây kênh TikTok của bạn trở nên hiệu quả hơn và giúp bạn gặt hái được nhiều thành công hơn trên nền tảng này.
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ quảng cáo Tiktok, hãy liên hệ ngay với MIC CREATIVE để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. MIC CREATIVE tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC Creative – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội