Livestream chính thức được Trung Quốc công nhận là một nghề. Tương lai nào cho Việt Nam?

Đăng ngày: 15/08/2024

Mới đây, Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc đã chính thức công nhận livestream là một nghề, đánh dấu một cột mốc quan trọng cho những người livestream, không chỉ tại đất nước này mà còn là trên toàn thế giới. Cùng xem liệu Việt Nam đã đủ điều kiện để bước theo xu hướng này hay chưa?

Chuyển giao công nghệ là bước đệm cho quyết định này 

Bước chuyển giao công nghệ
Bước chuyển giao công nghệ

Vào ngày 24-5 vừa qua, Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc đã đưa ra danh sách gồm 19 ngành nghề dự kiến sẽ được công nhận chính thức trong đó có nghề “Livestream” là được chú ý hơn cả. Lý do cho sự thay đổi này là do nền kinh tế Trung Quốc ngày càng dựa vào công nghệ số và sản xuất thông minh. Năm nay, có thêm 19 ngành nghề mới xuất hiện, bao gồm livestream, chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI), kỹ sư lập kế hoạch cho sản phẩm văn hóa, quản lý hệ thống sản xuất thông minh, và kỹ thuật viên công nghệ sinh học.

Tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động

Giới trẻ Trung Quốc yêu thích livestream
Giới trẻ Trung Quốc yêu thích livestream

Theo đó, việc công nhận Livestream như một nghề mới có thể nâng cao ý thức nghề nghiệp của những người hành nghề, đồng thời tăng cường việc làm và cho phép họ được hưởng lợi từ các chính sách quốc gia có liên quan như trợ cấp đào tạo nghề và đánh giá kỹ năng

Từ góc độ rộng hơn, điều này thậm chí có thể làm giảm số lượng người thất nghiệp. Theo khảo sát, có hàng triệu thanh niên Trung Quốc mong muốn làm việc như người dẫn livestream hoặc người có ảnh hưởng trên Internet. Khi nghề nghiệp của họ được công nhận chính thức thì họ sẽ không chỉ dừng lại ở việc mong muốn nữa mà sẽ mạnh mẽ vượt ra khỏi vùng xám. Rào cản gia nhập ngành rất thấp, chỉ cần nhấc điện thoại lên và kết nối Internet là xong. Tuy nhiên, để trở nên nổi bật lại không hề dễ vì thị trường đặc biệt cạnh tranh.

Tương lai nào cho thị trường livestream Việt Nam? 

Tương lai nào cho livestream Việt Nam
Tương lai nào cho livestream Việt Nam
  • Về mặt cung-cầu: Năm 2023, người Việt trung bình dành 13 tiếng mỗi tuần để mua sắm qua livestream, với khoảng 2,5 triệu phiên bán hàng mỗi tháng và hơn 50.000 nhà bán hàng tham gia. Livestream trở nên phổ biến nhờ khả năng tương tác trực tiếp và cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm. Đặc biệt với thế hệ Gen Z, dự kiến sẽ chiếm 30% khán giả trực tuyến vào năm 2025, cho thấy tiềm năng của hình thức thương mại này có thể bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa.
  • Về mặt pháp lý: Livestream vẫn chưa có nhiều quy định chính thức tại Việt Nam do đây là lĩnh vực mới phát triển từ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, vấn đề này luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm khi nhiều lần thảo luận trong các cuộc họp Quốc hội và trong các phát biểu chính thức. Gần đây nhất là đề xuất thay thế dự thảo Nghị định 72/2013 với nội dung: chỉ các mạng xã hội có giấy phép từ Bộ TT&TT mới được phép livestream và phát sinh doanh thu. Điều này cho thấy khả năng lớn việc “bán hàng dạo” trên mạng xã hội cũng có thể trở thành một nghề trong tương lai. 

Trung Quốc đã có bước tiến đáng kể trong việc quản lý lĩnh vực livestream khi công nhận đây là một nghề dưới sự quản lý của nhà nước. Sự thay đổi này không chỉ tạo ảnh hưởng sâu rộng đến ngành livestream tại Trung Quốc mà còn mở ra cơ hội để các quốc gia khác, bao gồm Việt Nam, áp dụng kinh nghiệm quản lý hiệu quả trong tương lai.

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing