Hướng dẫn chi tiết cách nghiên cứu từ khóa Google Ads

Đăng ngày: 27/07/2024

Trong thế giới marketing kỹ thuật số ngày nay, việc nghiên cứu từ khóa là một yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công cho bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, đặc biệt với Google Ads – một nền tảng quảng cáo mạnh mẽ và phổ biến. Trong bài viết này, MIC Creative sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản cũng như hướng dẫn bạn cách nghiên cứu từ khóa Google Ads một cách tối ưu và hiệu quả nhất.

Hướng dẫn chi tiết cách nghiên cứu từ khóa Google Ads

1. Cách nghiên cứu từ khóa cho Google Ads bằng Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là công cụ được các nhà quảng cáo sử dụng phổ biến nhất để nghiên cứu từ khóa Google Ads. Để có thể truy cập và sử dụng công cụ này, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Sở hữu tài khoản Google Ads. 
  • Tài khoản của bạn phải đang ở chế độ Chuyên gia.
  • Đã hoàn tất thông tin thanh toán và tạo chiến dịch.

Với Google Keyword Planner, bạn có thể Khám phá các từ khoá mới hoặc Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm.

1.1. Khám phá các từ khoá mới

Bạn có thể tìm kiếm các ý tưởng từ khoá mới từ những từ hoặc trang web liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình. Cách nghiên cứu từ khóa Google Ads được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào tài khoản Google Ads > Bên thanh công cụ bên trái, nhấp vào Công cụ > chọn Lập kế hoạch > chọn Công cụ lập kế hoạch từ khoá.
Chọn công cụ lập kế hoạch từ khoá
Chọn công cụ lập kế hoạch từ khoá
  • Bước 2: Chọn Khám phá các từ khoá mới.
Chọn khám phá từ khoá mới
Chọn khám phá từ khoá mới
  • Bước 3: Có 2 cách để khám phá ý tưởng từ khoá mới: Bắt đầu bằng các từ khóa hoặc Bắt đầu bằng một trang web. Việc nhập cả từ khoá và URL có thể tạo ra nhiều ý tưởng hơn so với chỉ URL.
  • Bước 4: Nhấp vào Nhận kết quả để xem các ý tưởng từ khoá.
Bắt đầu bằng các từ khoá và nhận kết quả
Bắt đầu bằng các từ khoá và nhận kết quả

2.2. Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm

Tính năng này chỉ thực sự có ý nghĩa nếu bạn đã có một danh sách dài các từ khóa và muốn kiểm tra lượng tìm kiếm của chúng. Chức năng này sẽ không giúp bạn có thêm ý tưởng từ khóa mới.

  • Bước 1: Truy cập vào tài khoản Google Ads > Bên thanh công cụ bên trái, nhấp vào Công cụ > chọn Lập kế hoạch > chọn Công cụ lập kế hoạch từ khoá.
Chọn công cụ lập kế hoạch từ khoá
Chọn công cụ lập kế hoạch từ khoá
  • Bước 2: Chọn Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm.
Chọn Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm
Chọn Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm
  • Bước 3: Nhập danh sách từ khóa vào ô tìm kiếm hoặc tải danh sách từ khóa có định dạng CSV lên.
Nhập từ khoá hoặc tải tệp .CSV lên
Nhập từ khoá hoặc tải tệp .CSV lên
  • Bước 4: Nhấp vào Bắt đầu để kiểm tra.

Sau khi đã nghiên cứu từ khóa Google Ads, bạn sẽ xác định mục tiêu quảng cáo Google Ads và bắt đầu chạy quảng cáo. Để tìm hiểu rõ hơn về cách thiết lập chiến dịch quảng cáo, hãy tham khảo bài viết Hướng dẫn toàn diện về cách chạy quảng cáo Google Ads.

2. Từ khóa và khớp từ khóa trong Google Ads

Khi nghiên cứu từ khóa Google Ads, việc hiểu rõ về các loại từ khoá và khớp từ khoá là điều vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp quảng cáo của bạn được tối ưu hơn. Cùng MIC Creative tìm hiểu về từ khoá và khớp từ khóa trong Google Ads ngay sau đây nhé!

2.1. Các loại từ khóa trong Google Ads

Từ khoá là từ/cụm từ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, hoặc thông tin được nhiều người quan tâm và tìm kiếm trên Internet. Từ khóa quảng cáo trên Google Ads được chia làm 2 loại:

  • Từ khóa tìm kiếm: là những từ khóa kích hoạt để quảng cáo của bạn được hiển thị trên Google Search. Ví dụ: khi bạn tìm kiếm “vệ sinh giày”, những quảng cáo có chứa từ khóa này sẽ hiện lên.
  • Từ khóa phủ định: là loại từ khóa ngăn quảng cáo của bạn được kích hoạt khi người dùng tìm kiếm một cụm từ nhất định. Ví dụ: Bạn đang kinh doanh dịch vụ “vệ sinh giày” và bạn không muốn quảng cáo của mình hiển thị khi người dùng tìm kiếm “dung dịch vệ sinh giày”, bạn có thể thêm từ khóa “dung dịch” vào danh sách từ khóa phủ định.

2.2. Các loại khớp từ khóa trong quảng cáo Google Ads

Hiểu đơn giản, các kiểu khớp từ khóa chính là những trường hợp xác định khi nào từ khóa sẽ được kích hoạt. Có 3 loại khớp từ chính trong quảng cáo Google Ads:

  • Khớp mở rộng: quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị cho các từ khóa tương tự hoặc liên quan đến từ khóa mà bạn đã chọn
  • Khớp cụm từ: Khớp cụm từ sẽ được kích hoạt khi truy vấn tìm kiếm của người dùng chứa từ khóa của bạn và không làm thay đổi thứ tự các từ trong đó
  • Khớp chính xác: Quảng cáo của bạn chỉ được hiển thị khi người dùng tìm kiếm đúng từ khóa mà bạn đã chọn
Các loại khớp từ khóa trong Google Ads
Các loại khớp từ khóa trong Google Ads

Để hiểu rõ thêm về 3 loại khớp từ khóa này, cũng như các ví dụ liên quan, bạn hãy tham khảo đoạn nội dung sau:Các kiểu khớp từ khóa trên Google Ads.

3. Một số công cụ khác hỗ trợ việc nghiên cứu từ khóa Google Ads

Bên cạnh Google Keyword Planner, bạn có thể sử dụng các công cụ khác để nghiên cứu từ khóa trong Google Ads. Sau đây là 4 công cụ bạn có thể tham khảo:

3.1. Keywordtoool.io

KeywordTool.io là một công cụ nghiên cứu từ khóa Google Ads trực tuyến được nhiều nhà quảng cáo sử dụng. Ngoài Google, KeywordTool.io còn có khả năng tìm kiếm từ khóa trên nhiều nền tảng khác nhau như YouTube, Bing, Instagram, App Store,… KeywordTool.io cung cấp cho người dùng một loạt các từ khoá phong phú và đa dạng để tối ưu hoá các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo trực tuyến.

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng
  • Cung cấp danh sách từ khoá phong phú và đa dạng
  • Hỗ trợ đa dạng nền tảng

Nhược điểm:

  • Phiên bản miễn phí giới hạn số lượng từ khoá gợi ý và các tính năng phân tích chi tiết
  • Thiếu thông tin chuyên sâu về cạnh tranh, không chi tiết và toàn diện như các công cụ khác như Ahrefs hay SEMrush.
Keywordtool.io
Keywordtool.io

3.2. Ahrefs

Ahrefs
Ahrefs

Ahrefs là một công cụ nghiên cứu từ khóa trả phí, được sử dụng bởi các nhà marketing và SEOer để phân tích từ khóa, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, theo dõi xếp hạng từ khoá, và xây dựng liên kết. Ahrefs chính là sự hỗ trợ quan trọng giúp bạn tối ưu hóa website và cải thiện hiệu quả chiến dịch marketing trực tuyến.

Ưu điểm:

  • Dữ liệu đa dạng và chính xác
  • Hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ

Nhược điểm:

  • Giá cả cao
  • Giới hạn ở phiên bản thử nghiệm

3.3. Google Trend

Google Trend
Google Trend

Google Trend là một công cụ miễn phí của Google cung cấp thông tin về xu hướng tìm kiếm trên Google Search. Công cụ này cho phép người dùng xem tần suất tìm kiếm của một từ khóa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định và so sánh tần suất tìm kiếm của nhiều từ khóa khác nhau.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Google Trend để nghiên cứu từ khóa Google Ads là:

Ưu điểm:

  • Miễn phí và dễ sử dụng
  • Dữ liệu theo thời gian thực
  • Xu hướng theo khu vực
  • Gợi ý các từ khóa liên quan

Nhược điểm:

  • Dữ liệu không cụ thể
  • Hạn chế trong việc phân tích chi tiết

3.4. Google Search Box

Google Search Box chính là thanh tìm kiếm của Google, nơi người dùng nhập từ khoá hoặc cụm từ để tìm kiếm thông tin trên Internet. Khi người dùng nhập truy vấn vào Google Search Box, Google sử dụng các thuật toán phức tạp để tìm và hiển thị các kết quả tìm kiếm liên quan nhất. Google Search Box cũng là một công cụ giúp bạn có thêm các ý tưởng từ khoá mới (các từ khóa này đều liên quan đến truy vấn tìm kiếm ban đầu của người dùng).

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Google Trend để nghiên cứu từ khóa Google Search Box là:

Ưu điểm:

  • Nhanh chóng và tiện lợi
  • Đề xuất các từ khoá và cụm từ phổ biến liên quan đến truy vấn của người dùng

Nhược điểm:

  • Số lượng từ khóa tìm kiếm được bị hạn chế
Google Search Box
Google Search Box

4. Một số mẹo và lưu ý khi nghiên cứu từ khóa Google Ads

MIC Creative sẽ chia sẻ bạn một số bí quyết và kỹ thuật nâng cao hỗ trợ bạn tốt hơn trong việc nghiên cứu từ khóa Google Ads:

  • Sử dụng từ khóa dài và từ khóa ngữ nghĩa liên quan

Từ khóa dài (long-tail keywords) thường có lưu lượng tìm kiếm thấp hơn nhưng lại có mức độ cạnh tranh thấp và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Trong khi đó, từ khóa ngữ nghĩa liên quan (LSI keywords) là những từ khóa có liên quan về mặt ngữ nghĩa với từ khóa chính. Sử dụng LSI keywords giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung của bạn và cải thiện xếp hạng SEO.

  • Sử dụng nhiều công cụ và nguồn dữ liệu khác nhau để nghiên cứu từ khóa

Việc sử dụng nhiều công cụ giúp bạn thu thập được nhiều dữ liệu hơn từ các nguồn khác nhau, từ đó có được cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về tiềm năng của các từ khóa.

  • Thử nghiệm các từ khóa và kiểu khớp từ khóa khác nhau

Cách tốt nhất để tìm ra những gì hiệu quả nhất cho chiến dịch của bạn là thử nghiệm các từ khóa và kiểu khớp từ khóa khác nhau. Những lần thử nghiệm đó sẽ giúp bạn cải thiện chiến dịch của mình theo thời gian.

5. Kết luận

Qua bài viết trên, MIC Creative đã chia sẻ thông tin về cách nghiên cứu từ khóa Google Ads. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn thực hiện được các chiến dịch quảng cáo thành công trên Google Ads.

Nếu bạn đang có nhu cầu liên quan đến dịch vụ quảng cáo Google Ads cùng các dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. MIC Creative tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo. 

MIC CREATIVE – Your Success, Our Future

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing