Source code là gì? Phân loại và cách kiểm tra mã nguồn

Đăng ngày: 14/05/2025

Source code là phần lõi tạo nên bất kỳ website, ứng dụng hay phần mềm nào. Với doanh nghiệp, đây còn là tài sản số quan trọng cần kiểm soát để chủ động bảo trì, nâng cấp và bảo mật hệ thống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mình đang sở hữu loại mã nguồn nào, có quyền can thiệp ra sao, hay cách lựa chọn nền tảng và đơn vị phát triển phù hợp. Bài viết dưới đây từ MIC Creative sẽ phân tích cụ thể bản chất source code, các dạng phổ biến, cách kiểm tra và những lưu ý cần biết khi triển khai dự án số.

source code

1. Source code là gì?

Source code (mã nguồn) là tập hợp các dòng mã lập trình được viết bằng ngôn ngữ như HTML, CSS, JavaScript, PHP, Python… nhằm tạo nên một website, phần mềm hoặc ứng dụng hoàn chỉnh. Mỗi chức năng mà người dùng nhìn thấy, từ nút bấm, thanh menu, đến quá trình xử lý đơn hàng đều bắt nguồn từ source code phía sau.

source code
Hình ảnh source code trên trang chủ MIC Creative

Đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là quy môvừa và nhỏ, source code thường bị xem là phần “chuyên môn của lập trình viên”. Nhưng thực tế, mã nguồn là tài sản kỹ thuật số có giá trị lâu dài, mang tới những lợi ích sau cho doanh nghiệp:

  • Tránh phụ thuộc kỹ thuật: Không có mã nguồn, không thể tự sửa hay nâng cấp hệ thống.
  • Bảo vệ tài sản số: Mã nguồn là phần lõi, mất quyền kiểm soát đồng nghĩa với mất nền tảng hệ thống.
  • Chủ động bảo trì và mở rộng: Có source code giúp bạn linh hoạt thay đổi nhà cung cấp hoặc thêm chức năng.
  • Tăng cường bảo mật: Kiểm soát mã nguồn giúp phát hiện và xử lý rủi ro bảo mật nhanh hơn.

2. Các dạng source code phổ biến và cách lấy mã nguồn website

Trong thiết kế website hay phát triển phần mềm, source code không chỉ khác nhau về ngôn ngữ lập trình, mà còn được phân loại theo mức độ công khai và quyền sử dụng. Dưới đây là thông tin phân loại về các dạng mã nguồn phổ biến và cách kiểm tra mã nguồn website chính xác

a) Phân loại source code: Open source và Close source

Phân loại mã nguồn Mã nguồn mở

(Open Source)

Mã nguồn đóng

(Close Source)

Đặc điểm Công khai, ai cũng có thể tải về và chỉnh sửa theo giấy phép mở (GPL, MIT…)

Ví dụ: WordPress, Joomla,…

Không công khai, chỉ đơn vị phát triển nắm quyền truy cập và chỉnh sửa

Ví dụ: Phần mềm kế toán nội bộ, hệ thống ERP độc quyền,…

Ưu điểm Miễn phí, dễ tiếp cận, dễ tùy biến, cộng đồng hỗ trợ lớn Ổn định cao, kiểm soát bảo mật tập trung
Nhược điểm Cần người có chuyên môn kỹ thuật; bảo mật phụ thuộc cấu hình Không kiểm soát được hệ thống nếu không được bàn giao mã nguồn

b) Cách lấy mã nguồn website: hiểu đúng khả năng và giới hạn

Rất nhiều người tìm kiếm “cách lấy source code website”, nhưng cần hiểu rằng không phải mã nguồn nào cũng có thể xem được trực tiếp từ trình duyệt. Dưới đây là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn:

  • Xem mã nguồn HTML hiển thị (frontend)
    • Trên trình duyệt → Chuột phải → Xem nguồn trang (View Page Source)
    • Hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl+U (Windows) hoặc Cmd+Option+U (Mac)
    • Người dùng sẽ thấy mã HTML, CSS, JavaScript phía client, không phải toàn bộ hệ thống
source code
Mã nguồn HTML của trang web
  • Truy cập mã nguồn đầy đủ (frontend + backend)
    • Chỉ thực hiện được nếu người dùng là chủ sở hữu hệ thống hoặc được bàn giao đầy đủ mã nguồn từ nhà phát triển
    • Bao gồm cả phần xử lý logic, cơ sở dữ liệu, API, cấu trúc thư mục…
    • Thường được lưu trong kho GitHub, GitLab hoặc chuyển giao qua file ZIP, link tải nội bộ

Lưu ý: Không thể “lấy trộm” mã nguồn backend của một website hoạt động trên server vì phần đó không hiển thị qua trình duyệt

Đọc thêm Cách tạo website chuyên nghiệp cho người mới bắt đầu (Từ A-Z) để có thể tự tạo website chuẩn SEO hiệu quả

3. Một số công cụ tạo và quản lý source code khi thiết kế website

Khi thiết kế website, doanh nghiệp thường lựa chọn sử dụng các hệ quản trị nội dung (CMS – Content Management System) hoặc nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở để tiết kiệm thời gian, chi phí và tận dụng cộng đồng hỗ trợ. Dưới đây là những nền tảng phổ biến nhất hiện nay:

a) WordPress

source code
Mã nguồn nằm trong chủ đề của WordPress

WordPress là CMS mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới, chiếm hơn 40% tổng số website hiện hành. Phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ đến vừa, blog, landing page và cả các website thương mại điện tử thông qua plugin WooCommerce.

Ưu điểm:

  • Dễ cài đặt và sử dụng, kể cả người không rành kỹ thuật
  • Kho plugin và giao diện phong phú
  • Hỗ trợ SEO rất tốt khi kết hợp plugin như Rank Math, Yoast

Nhược điểm:

  • Với website lớn hoặc yêu cầu cao, cần lập trình viên có kinh nghiệm
  • Có nguy cơ xung đột plugin, dễ lỗi nếu không quản lý tốt

Tìm hiểu chi tiết các bước tạo trang web trên nền tảng WoordPress tại bài viết Hướng dẫn thiết kế website wordpress chuẩn SEO

b) Joomla

Source code
Source code nằm trong Joomla

Joomla là một CMS mã nguồn mở có cấu trúc linh hoạt, phù hợp với các dự án web đa chức năng hoặc có nhiều phân quyền người dùng.

Ưu điểm:

  • Giao diện quản trị rõ ràng, dễ tiếp cận
  • Kho module đa dạng, cộng đồng hỗ trợ ổn định

Nhược điểm:

  • Hỗ trợ SEO yếu hơn WordPress và Drupal
  • Tốn tài nguyên, thiếu tính năng quản lý đa website (multiple site)

c) Drupal

source code
Mã nguồn nằm trong Drupal

Drupal là nền tảng CMS mạnh mẽ, được sử dụng nhiều trong các dự án quy mô lớn, chính phủ hoặc hệ thống đòi hỏi hiệu suất và tính bảo mật cao.

Ưu điểm:

  • Hiệu suất tốt, tiết kiệm tài nguyên
  • Quản lý được nhiều website cùng lúc

Nhược điểm:

  • Cần người có chuyên môn kỹ thuật cao
  • Ít tiện ích mở rộng, khó tùy biến nhanh

d) OpenCart & WooCommerce (dành cho website TMĐT)

source code
Mã nguồn thuộc nền tảng Opencart

Đây là hai nền tảng mã nguồn mở phổ biến nhất cho thương mại điện tử:

  • OpenCart là hệ thống độc lập, chuyên cho TMĐT
  • WooCommerce là plugin mở rộng của WordPress, dễ triển khai hơn nếu bạn đã dùng WordPress

Ưu điểm:

  • Dễ dùng, phù hợp với doanh nghiệp nhỏ – vừa
  • Hỗ trợ bán hàng, quản lý đơn hàng, vận chuyển, thanh toán

Nhược điểm:

  • Phải theo sát các bản cập nhật bảo mật
  • Hạn chế khi cần tùy biến sâu hoặc phát triển thêm tính năng phức tạp

Lưu ý, việc lựa chọn nền tảng không chỉ là lựa chọn công cụ kỹ thuật, mà còn ảnh hưởng đến:

  • Việc có được bàn giao mã nguồn hay không
  • Khả năng kiểm soát, bảo trì, mở rộng hệ thống về sau
  • Chi phí vận hành, nâng cấp trong dài hạn.

4. Cách doanh nghiệp kiểm soát quyền sở hữu mã nguồn khi thiết kế website

Việc sở hữu một website không đồng nghĩa với việc sở hữu toàn bộ mã nguồn của nó. Để tránh phụ thuộc vào đơn vị phát triển và đảm bảo khả năng vận hành về lâu dài, doanh nghiệp cần chủ động kiểm soát quyền sở hữu mã nguồn ngay từ đầu dự án. Dưới đây là 3 nguyên tắc cốt lõi:

  1. Làm rõ điều khoản mã nguồn trong hợp đồng
  • Ghi rõ ràng: doanh nghiệp là chủ sở hữu mã nguồn, không chỉ là người sử dụng website.
  • Xác định cụ thể phạm vi bàn giao: mã nguồn đầy đủ, thư viện đi kèm, tài khoản code (GitHub, GitLab…), tài liệu kỹ thuật.
  • Không chấp nhận các điều khoản mập mờ như “chuyển giao hệ thống hoàn chỉnh” mà không nêu rõ thành phần.
  1. Yêu cầu bàn giao ngay sau nghiệm thu
  • Không trì hoãn đến lúc bảo trì hoặc khi có sự cố mới yêu cầu mã nguồn.
  • Hãy kiểm tra ngay sau nghiệm thu để đảm bảo hệ thống đúng cam kết:
  • Mã nguồn đầy đủ, có thể triển khai lại từ đầu
  • Không bị mã hóa, khóa truy cập, hoặc thiếu tài liệu cần thiết
  1. Đảm bảo năng lực tiếp nhận nội bộ hoặc đối tác hỗ trợ
  • Nếu doanh nghiệp chưa có đội kỹ thuật, hãy chủ động thuê đơn vị kiểm định mã nguồn bàn giao.
  • Ngoài ra, có thể ký hợp đồng bảo trì riêng với bên phát triển, nhưng vẫn giữ toàn quyền kiểm soát source code.
  • Đây là cách giữ được thế chủ động mà vẫn đảm bảo tính kỹ thuật ổn định.

5. Kết luận

Source code không chỉ là tập hợp dòng lệnh lập trình, mà là phần lõi quyết định doanh nghiệp có thể chủ động vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống hay không. Khi hiểu rõ mình có đang sở hữu mã nguồn, biết cách yêu cầu và kiểm tra việc bàn giao, doanh nghiệp đang kiểm soát được chính tài sản số của mình.

Nếu bạn đang lên kế hoạch phát triển website hoặc phần mềm cho doanh nghiệp,cần hiểu rõ về quyền kiểm soát mã nguồn ngay từ đầu. Việc này không chỉ giúp người sử dụng tránh phụ thuộc mà còn tạo nền tảng vững chắc cho mọi dự án công nghệ về sau.

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu liên quan đến dịch vụ thiết kế Website, tối ưu danh mục sản phẩm cùng các dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. MIC Creative tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn sáng tạo.

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing