1. Những điều cần chuẩn bị trước khi tạo chiến dịch Google Ads
1.1. Tạo tài khoản Google Ads
Điều đầu tiên bạn cần để tạo chiến dịch Google Ads, dĩ nhiên chính là sở hữu một tài khoản trên nền tảng này. Để tạo tài khoản Google Ads, bạn hãy làm theo các bước sau:
-
Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Google Ads > chọn Đăng nhập hoặc Bắt đầu ngay.
-
Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản Google hiện có hoặc tạo một tài khoản mới.
-
Bước 3: Hoàn tất điền các thông tin được yêu cầu, bao gồm:
-
- Tên và trang web doanh nghiệp
- Mục tiêu quảng cáo chính
- Viết mẫu quảng cáo, bao gồm: Dòng tiêu đề và Mô tả
- Thêm chủ đề từ khoá
- Vị trí địa lý
- Ngân sách
-
Bước 4: Xem lại mẫu quảng cáo vừa thiết lập > nhấn nút Tiếp.
-
Bước 5: Thiết lập thông tin thanh toán. Các thông tin bạn cần hoàn tất bao gồm: quốc gia, múi giờ, thông tin khách hàng và phương thức thanh toán.
-
Bước 6: Nhấn Gửi để hoàn thành.
1.2. Thêm phương thức thanh toán
Để có thể chi trả cho các chiến dịch cũng như giúp cho chúng hoạt động liên tục, hiệu quả, thêm phương thức thanh toán là điều vô cùng quan trọng. Cách thêm phương thức thanh toán được thực hiện như sau:
-
Bước 1: Tại trang tài khoản Google Ads của bạn, nhấp vào Thanh toán > Chọn Phương thức thanh toán.
-
Bước 2: Chọn Thêm phương thức thanh toán > Chọn Thêm thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ hoặc Thêm MoMo e-wallet.
-
Bước 3: Điền các thông tin theo yêu cầu và bạn đã liên kết phương thức thanh toán thành công rồi đó
Lưu ý: Đối với ví MoMo, để có thể chi trả trên Google Ads thì ví đó phải thực hiện ít nhất 03 lượt thanh toán.
2. Hướng dẫn tạo chiến dịch Google Ads hiệu quả
MIC Creative sẽ chia sẻ kiến thức về cách tạo chiến dịch Google Ads giúp bạn có thể thiết lập chúng dễ dàng, hiệu quả. Hướng dẫn này là hướng dẫn bao quát nhất giúp bạn có thể áp dụng cho bất cứ loại chiến dịch nào. Nếu muốn xem cách tạo 1 chiến dịch cụ thể, chẳng hạn như quảng cáo tìm kiếm, bạn có thể tham khảo bài viết “Hướng dẫn toàn diện về cách chạy quảng cáo Google Ads”.
2.1. Xác định mục tiêu
Đầu tiên, hãy chọn vào dấu cộng > nhấp vào Chiến dịch để bắt đầu tạo chiến dịch mới. Bây giờ, hãy thiết lập mục tiêu cho quảng cáo của bạn. Mỗi mục tiêu sẽ hướng chiến dịch của bạn đến việc đạt được kết quả cụ thể khác nhau.
Lưu ý: Nếu mục tiêu quảng cáo là “Doanh số bán hàng”, “Khách hàng tiềm năng” hoặc “Chương trình khuyến mãi và lượt ghé qua cửa hàng thực tế tại địa phương, bạn có thể nhấp vào được tùy chọn Chiến dịch tối đa hoá hiệu suất ở bước thiết lập sau.
2.2. Chọn loại chiến dịch
Bước thứ 2 để tạo chiến dịch Google Ads đó chính là chọn loại chiến dịch. Loại chiến dịch mà bạn chọn sẽ xác định vị trí xuất hiện cũng như định dạng mà quảng cáo cáo đó sẽ hiển thị. Bảng sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về vị trí cũng như loại quảng cáo mà các loại chiến dịch sẽ hiển thị:
Loại chiến dịch
|
Vị trí hiển thị
|
Định dạng quảng cáo
|
Tìm kiếm
|
Trang kết quả tìm kiếm
|
Văn bản
|
Vị trí
|
Trang web, trang kết quả tìm kiếm, hộp thư đến trong Gmail
|
Hình ảnh
|
Video
|
Youtube
|
Video
|
Khám phá
|
Nguồn cấp dữ liệu trên trang chủ YouTube và phần “Xem gì tiếp theo”, hộp thư đến trong Gmail và Khám phá.
|
Quảng cáo dạng băng chuyền nhiều hình ảnh
|
Ứng dụng
|
Trang kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động, Google Play, YouTube, AdMob, Khám phá, hơn 3 triệu trang web và ứng dụng
|
Kết hợp giữa văn bản, hình ảnh, video hoặc tài sản HTML5
|
Mua sắm
|
Trang kết quả tìm kiếm, thẻ Mua sắm trên trang kết quả tìm kiếm, trang web, hộp thư đến trong Gmail
|
Thông tin sản phẩm
|
Địa phương
|
Google Maps, trang web và YouTube
|
Văn bản và hình ảnh
|
Tối đa hoá hiệu suất
|
Trang kết quả tìm kiếm, trang web, YouTube, Nguồn cấp dữ liệu trên trang chủ YouTube và “Video nên xem tiếp theo”, thẻ Mua sắm trên trang kết quả tìm kiếm, hộp thư đến trong Gmail và Khám phá
|
Văn bản, hình ảnh, video, băng chuyền, thông tin sản phẩm
|
Bạn có thể nắm rõ hơn thông tin về các loại chiến dịch Google Ads trong bài viết “Các loại chiến dịch trong Google Ads: hiểu và lựa chọn đúng“.
2.3. Chọn chiến lược đặt giá thầu
Khi bạn đã xác định mục tiêu cho chiến dịch, hệ thống sẽ gợi ý trọng tâm cho chiến lược đặt giá thầu (ví dụ: tập trung vào “lượt chuyển đổi”) phù hợp với mục tiêu đó khi bạn lựa chọn loại giá thầu.
Với một số chiến dịch nhất định, nếu bạn không chọn chiến lược đặt giá thầu được đề xuất, bạn có thể thay thế bằng các chiến lược đặt giá thầu tự động khác như CPA mục tiêu hoặc ROAS mục tiêu.
Lưu ý: Nếu chiến lược giá thầu mong muốn không hiển thị trong bước này, hãy điều chỉnh mục tiêu hoặc loại chiến dịch đã chọn ban đầu.
2.4. Đặt ngân sách
Thiết lập ngân sách trung bình hằng ngày sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý chi tiêu cho chiến lược đặt giá thầu quảng cáo. Bạn có thể điều chỉnh ngân sách này dễ dàng bất cứ khi nào.
Ngân sách trung bình hằng ngày là mức chi tiêu trung bình mỗi ngày cho mỗi chiến dịch quảng cáo của bạn. Đây là số tiền bạn có thể sử dụng cho chiến dịch trong suốt cả tháng.
Google sẽ tự động điều chỉnh ngân sách cho chiến dịch của bạn vào những ngày có tiềm năng hiệu quả cao. Nhờ vậy, ngân sách có thể không được sử dụng đều đặn mỗi ngày, với một số ngày chi tiêu thấp hơn và một số ngày chi tiêu cao hơn mức trung bình.
2.5. Thêm phần mở rộng vào quảng cáo
Một trong những phần không thể thiếu cũng như đóng vai trò vô cùng quan trọng khi tạo chiến dịch Google Ads đó chính là phần mở rộng. Phần mở rộng, hay chính là thành phần quảng cáo, chính là những nội dung tạo nên quảng cáo. Khi bạn bổ sung thêm nội dung vào quảng cáo, bạn sẽ tăng cường khả năng hiển thị và thu hút sự chú ý của người dùng hiệu quả hơn.
Chẳng hạn, các yếu tố như đường liên kết trang web và hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp quảng cáo của bạn nổi bật trên trang kết quả tìm kiếm, dẫn đến tỷ lệ nhấp chuột cao hơn và tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Các thành phần mở rộng của quảng cáo bao gồm:
-
Dòng tiêu đề
-
Nội dung mô tả
-
Đường liên kết đến những phần cụ thể trên trang web
-
Nút gọi
-
Thông tin vị trí
-
…
Đối với các loại chiến dịch khác nhau thì thành phần mở rộng cũng có thể khác nhau.
2.6. Tạo nhóm quảng cáo
Mỗi nhóm quảng cáo bao gồm một hoặc nhiều quảng cáo có chung mục tiêu và hướng đến cùng đối tượng mục tiêu. Để đạt được hiệu quả tối ưu cho các chiến dịch quảng cáo (trừ Chiến dịch mua sắm và Chiến dịch tối đa hóa hiệu suất), bạn nên nhóm các quảng cáo có liên quan lại với nhau và thiết lập cùng một tiêu chí nhắm mục tiêu.
Ví dụ: bạn nên nhóm những quảng cáo về món tráng miệng lại với nhau và cài đặt để những quảng cáo này nhắm đến những người yêu thích đồ ngọt và đang tìm kiếm về sản phẩm này..
2.7. Chọn tiêu chí nhắm mục tiêu
Quảng cáo sẽ chỉ đem lại hiệu quả khi nó xuất hiện đúng người và đúng thời điểm. Vì vậy, xác định đúng tiêu chí nhắm mục tiêu là điều vô cùng quan trọng khi thiết lập bất cứ chiến dịch nào. Các loại nhắm mục tiêu phổ biến chính là:
-
Nhắm mục tiêu theo đối tượng: Đối tượng mục tiêu chính là những nhóm người mà bạn mong muốn quảng cáo của mình tiếp cận và tác động đến. Bạn có thể nhắm đối tượng theo các tiêu chí về nhân khẩu học, sở thích, hành vi, vị trí địa lý,…
-
Nhắm mục tiêu theo nội dung: Đây là cách nhắm mục tiêu cho phép bạn xác định vị trí mà bạn muốn (hoặc vị trí mà bạn không muốn) quảng cáo của mình xuất hiện. Phương pháp nhắm mục tiêu này sẽ bao gồm nhắm mục tiêu theo từ khoá, vị trí, chủ đề, thiết bị.
Tiêu chí nhắm mục tiêu cụ thể chỉ có trong một số loại chiến dịch.
2.8. Thiết lập lượt chuyển đổi
Bạn có thể theo dõi những hành động của khách hàng thực hiện trên trang web của mình với tính năng theo dõi lượt chuyển đổi. 1 lượt chuyển đổi được tính khi 1 khách hàng thực hiện một hành động có giá trị mà bạn mong muốn, chẳng hạn như thực hiện cuộc gọi hay mua hàng.
Tính năng theo dõi lượt chuyển đổi được sử dụng để theo dõi các loại hành động sau: hành động trên trang web, cuộc gọi, lượt tải ứng dụng, gửi biểu mẫu,…
Lưu ý: Tính năng Theo dõi lượt chuyển đổi bắt buộc phải sử dụng đối với một số loại chiến dịch.
Sau khi tạo chiến dịch, bạn cần theo dõi và tối ưu chúng để có thể giảm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả quảng cáo. Để biết thêm về các cách tối ưu hoá quảng cáo Google Ads, hãy tham khảo bài viết “Tổng hợp 15 cách tối ưu Google Ads giúp tiết kiệm chi phí“.
3. Quản lý chiến dịch Google Ads
Mỗi tài khoản Google Ads có thể chứa đến 10.000 chiến dịch (bao gồm cả chiến dịch đang hoạt động và chiến dịch đang tạm dừng). Hơn thế nữa, mỗi chiến dịch có thể sở hữu 20.000 nhóm quảng cáo, và mỗi nhóm quảng cáo có thể chứa đến 50 quảng cáo dạng văn bản. Điều đặc biệt, là bạn có thể dễ dàng quản lý số lượng lớn chiến dịch và quảng cáo trên trang “Chiến dịch” và “Quảng cáo”. Một số công việc quản lý chiến dịch Google Ads trên trang “Chiến dịch” và “Quảng cáo” đó là:
-
Xem nhanh các chỉ số của chiến dịch.
-
Sắp xếp các chiến dịch và quảng cáo theo các quy tắc phân loại khác nhau.
-
Sao chép chiến dịch
-
Tìm hiểu sâu hơn về các chế độ cài đặt hoặc từ khóa liên quan đến một chiến dịch hoặc quảng cáo.
-
Thực hiện các thay đổi đối với nhiều chiến dịch hoặc quảng cáo, ví dụ như: Trạng thái, nhắm mục tiêu, ngân sách, xoay vòng quảng cáo,…
4. Kết luận
Qua bài viết trên, MIC Creative đã chia sẻ thông tin về cách tạo và quản lý chiến dịch Google Ads. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn thiết lập được các chiến dịch quảng cáo thành công trên Google Ads.
Nếu bạn đang có nhu cầu liên quan đến dịch vụ quảng cáo Google Ads cùng các dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. MIC Creative tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Đánh giá của bạn post