1. Thông điệp truyền thông là gì?
Thông điệp truyền thông (Key Message ) là giá trị và lý tưởng mà doanh nghiệp hay thương hiệu muốn truyền tải đến công chúng thông qua các kênh truyền thông. Nó có thể được thể hiện dưới dạng văn bản, hình ảnh, video, âm thanh hoặc kết hợp nhiều hình thức khác nhau.
Theo nghiên cứu, con người có khả năng tiếp nhận khoảng 3000 – 4000 thông tin mỗi ngày. Do đó, thông điệp truyền thông của doanh nghiệp cần phải đơn giản, ngắn gọn và gây ấn tượng để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
2. Vai trò của thông điệp truyền thông trong chiến lược Marketing
- Thu hút sự chú ý: Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, thông điệp truyền thông cần nổi bật và thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu. Một thông điệp sáng tạo, khơi gợi sự tò mò sẽ giúp thương hiệu gây ấn tượng tốt và khác biệt so với đối thủ.
- Truyền tải giá trị: Thông điệp truyền thông cần truyền tải một cách rõ ràng và súc tích những giá trị cốt lõi mà thương hiệu mang lại. Một thông điệp tốt nên giải thích cụ thể về những lợi ích thiết thực mà sản phẩm, dịch vụ mang lại trong cuộc của khách hàng.
- Tạo dựng niềm tin: Để tạo nên một thông điệp truyền thông ấn tượng, bạn cần thể hiện sự chân thành và uy tín của thương hiệu một cách rõ ràng. Điều này không chỉ giúp tạo dựng niềm tin vững chắc của khách hàng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà thương hiệu cung cấp mà còn thúc đẩy sự gắn kết và tương tác tích cực giữa đôi bên.
- Thúc đẩy hành động: Một thông điệp truyền thông hiệu quả cần thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của họ. Đồng thời, thông điệp cần tạo cảm giác cấp bách và khuyến khích khách hàng hành động ngay lập tức.
- Xây dựng thương hiệu: Để nâng cao nhận thức về thương hiệu, thông điệp truyền thông cần phản ánh rõ nét đặc trưng riêng biệt của thương hiệu và tạo ra một mối liên hệ cảm xúc sâu sắc giữa khách hàng và thương hiệu.
3. Phân loại thông điệp truyền thông
Thông điệp truyền thông có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu, phương tiện truyền thông, nội dung,…Dưới đây là một số cách phân loại thông điệp truyền thông phổ biến:
- Thông điệp theo giọng điệu
Giọng điệu trong thông điệp truyền thông không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý người dùng, mà còn phản ánh hình ảnh và tính cách thương hiệu, cần sử dụng giọng điệu phù hợp. Điều chỉnh giọng điệu để phản ánh đúng tính chất của sản phẩm, dịch vụ là quan trọng.
- Thông điệp theo mục đích
Thông điệp này chứa đựng mục đích chính trị và xã hội. Trong trường hợp này, thông điệp truyền thông được xây dựng để hướng dẫn, giáo dục và tuyên truyền nhằm điều chỉnh hành vi và nhận thức của khách hàng. Nó cũng nhằm định hướng dịch vụ, sản phẩm và thương hiệu tới nhận thức của khách hàng.
4. Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng thông điệp truyền thông
Bước 1: Xem xét và thu thập thông tin
Mỗi tổ chức, công ty đều có thị trường mục tiêu riêng. Để thành công, quan trọng nhất là xác định đối tượng mục tiêu và thu thập thông tin liên quan để thu hút sự quan tâm và xây dựng giá trị cho thương hiệu của bạn.
Bước 2: Khai thác và phân tích dữ liệu
Sau khi đã thu thập đủ thông tin liên quan đến đối tượng nhận thông điệp, trong bước tiếp theo bạn cần phân tích tổng quan thông tin về thương hiệu theo góc nhìn của người dùng. Qua đó, bạn sẽ nhận biết được các thành công hiện tại và những điểm cần cải thiện để tối ưu hóa giá trị dành cho khách hàng mục tiêu.
Bước 3: Thực hiện
Thông tin sau khi được xử lý và phân tích sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những Idea độc đáo và đầy sáng tạo. bạn cần đưa ra đa dạng ý tưởng để thảo luận và bàn bạc, từ đó chọn lựa ra ý tưởng sáng tạo và thuyết phục nhất.
Bước 4: Thống nhất ý tưởng
Để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả, việc thống nhất ý tưởng sau khi thảo luận kỹ lưỡng là rất quan trọng. Bạn có thể áp dụng quy tắc SMILE để đánh giá ý tưởng và chọn lựa sự lựa chọn tốt nhất. Trong đó, quy tắc SMILE bao gồm 5 yếu tố chính là:
- S – Simple (Đơn giản): Nội dung dễ hiểu, truyền tải thông điệp rõ ràng.
- M – Memorable (Dễ nhớ): Ấn tượng, thu hút sự chú ý.
- I – Interesting (Thú vị): Hấp dẫn, giữ chân người xem.
- L – Link to brand (Kết nối với thương hiệu): Thể hiện rõ mối liên hệ với sản phẩm/dịch vụ.
- E – Emotional involving & liked (Gây cảm xúc và được yêu thích): Khơi gợi cảm xúc, khiến người xem đồng cảm, yêu thích.
Bước 5: Viết thông điệp truyền thông
Sau khi đồng thuận ý tưởng, quá trình viết thông điệp truyền thông bắt đầu. Để thành công, bạn cần:
- Xác định rõ mục tiêu và đối tượng người đọc.
- Sử dụng ngôn từ đơn giản và dễ hiểu.
- Tạo sự hấp dẫn bằng hình ảnh, video, âm thanh hoặc phong cách viết.
- Đề cập đến lợi ích và giá trị của sản phẩm/dịch vụ. Kết thúc bằng một lời kêu gọi hành động rõ ràng.
- Đánh giá và điều chỉnh nếu cần để đảm bảo hiệu quả và khả thi.
5. Nguyên tắc khi xây dựng thông điệp truyền thông
- Đơn giản, ngắn gọn và dễ tiếp thu:Thông điệp cần tối ưu về độ dài và chứa đựng nội dung quan trọng để ghi sâu vào tâm trí khách hàng.
- Chân thực và chính xác: Thông điệp phải phản ánh đẳng cấp và chuyên nghiệp của thương hiệu, đồng thời phải đúng sự thật để không làm mất lòng tin của khách hàng.
- Sử dụng ngôn ngữ thông dụng, phổ biến: Trình bày thông điệp bằng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với kiến thức của khách hàng.
- Liên kết chặt chẽ với chủ đề: Thông điệp truyền thông cần liên kết mật thiết với chủ đề để tạo ấn tượng và thu hút khách hàng.
- Hấp dẫn trong câu từ và hình thức: Câu từ và hình thức thông điệp cần hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Phù hợp với văn hóa: Thiết kế thông điệp phải phù hợp với văn hóa và tâm lý của khách hàng để đạt hiệu quả tối đa.
6. Tham khảo một số thông điệp truyền thông ấn tượng của các doanh nghiệp lớn
- “Lựa chọn thông minh – Chất lượng quốc tế – Giá cả hợp lý” – Thông điệp truyền thông của Dielac thể hiện mong muốn được đồng hành cùng các bà mẹ trên chặng đường đường dài nuôi dạy con trẻ.
- “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt” – Thông điệp truyền thông của tập đoàn Vingroup, thể hiện tầm nhìn và sứ mệnh nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam.
- “Just Do It” – Thông điệp truyền thông của thương hiệu Nike, khuyến khích mọi người theo đuổi đam mê và chinh phục thử thách.
7. Kết luận
Qua bài viết trên, MIC Creative đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm “thông điệp truyền thông là gì”, cũng như phương pháp xây dựng thông điệp truyền thông một cách hiệu quả. Hy vọng rằng bạn sẽ có thể áp dụng những kiến thức này vào công việc của mình để đạt được kết quả tốt nhất. Hãy biến những ý tưởng của bạn thành hiện thực với dịch vụ truyền thông PR của MIC Creative. Liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây:
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội