Trung Quốc: không nhượng bộ và cảnh cáo Mỹ nếu tiếp tục cấm TikTok

Đăng ngày: 06/05/2024

Trung Quốc cảnh báo Mỹ sẽ có hành động quyết liệt nếu cấm TikTok tại Mỹ, vì cho rằng đây là “hành vi bắt nạt” và sẽ gây gián đoạn kinh doanh, làm tổn hại môi trường đầu tư và trật tự kinh tế quốc tế.

Trung Quốc cảnh báo Mỹ nếu cấm cửa TikTok tại Mỹ

Ngày 29/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm đã kêu gọi Mỹ không thực thi “các nội dung tiêu cực và liên quan đến Trung Quốc” trong đạo luật buộc ByteDance (công ty mẹ của TikTok) thoái vốn khỏi ứng dụng TikTok trong vòng 9 tháng, nếu không ứng dụng này sẽ bị cấm tại Mỹ.

“Nếu Mỹ ngoan cố không thay đổi ý định, Trung Quốc sẽ tiến hành các động thái quyết liệt và cứng rắn nhằm bảo vệ lợi ích an ninh lẫn phát triển của chúng tôi”, Lâm Kiếm cảnh báo, mặc dù không đưa ra thêm chi tiết.

Đạo luật mới được Tổng thống Joe Biden ký ban hành vào ngày 24/4 sẽ buộc TikTok phải cắt quan hệ với ByteDance, nếu không ứng dụng này sẽ bị cấm tại Mỹ. CEO TikTok Shou Zi Chew đã thông báo rằng công ty sẽ đệ đơn kiện, với lý do luật mới vi phạm quyền của người dùng Mỹ theo Tu chính án thứ nhất về tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận.

Hạn chót để ByteDance thoái vốn khỏi TikTok là ngày 19/1/2025, một ngày trước khi ông Biden kết thúc nhiệm kỳ tổng thống, tuy nhiên có thể được gia hạn thêm ba tháng nếu đánh giá ByteDance đạt được tiến bộ.

TikTok đang bị chú ý ở các nước phương Tây do lo ngại về nguy cơ dữ liệu người dùng rơi vào tay Trung Quốc. Các cơ quan an ninh Đức từng cảnh báo người dân không nên dùng TikTok, trong khi ứng dụng này cũng bị cấm trên thiết bị của nhân viên nhà nước ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, TikTok khẳng định các cảnh báo này không có cơ sở và nhấn mạnh rằng họ không thu thập dữ liệu nhiều hơn những ứng dụng khác.

Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đã nhất trí khuyến nghị ByteDance thoái vốn TikTok vào năm 2020 do lo ngại dữ liệu người dùng có thể bị thu thập trái phép để chuyển cho chính phủ Trung Quốc. TikTok và CFIUS đã đàm phán hơn hai năm về các yêu cầu bảo mật dữ liệu, và TikTok cho biết họ đã chi hơn 1,5 tỷ USD để đảm bảo an ninh dữ liệu và bác bỏ các cáo buộc về hoạt động do thám.

Hồi tháng 3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích đề xuất cấm cửa TikTok tại Mỹ là “hành vi bắt nạt”, với lý do xuất phát từ một bên không thấy cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh sòng phẳng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cảnh báo rằng luật mới của Mỹ “sẽ gây gián đoạn hoạt động kinh doanh bình thường của các công ty, làm tổn hại niềm tin các nhà đầu tư quốc tế về môi trường đầu tư cũng như tổn hại trật tự kinh tế quốc tế và quy tắc thương mại”.

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing

Bài viết liên quan