1. Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới
Khi xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới, doanh nghiệp sẽ có những lợi ích tuyệt vời dưới đây:
- Tăng doanh số bán hàng và phát triển thị trường cho sản phẩm mới
- Thiết lập ngân sách marketing hợp lý và đo lường kết quả của chiến lược marketing..
- Tiếp cận được khách hàng mục tiêu, tăng cường sự tương tác và trung thành của khách hàng đối với thương hiệu .
- Giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm mới.
- Giúp doanh nghiệp mở rộng các mối quan hệ hợp tác và đầu tư kinh doanh mới.
2. Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược marketing cho 1 sản phẩm mới
Dưới đây là quy trình 5 bước xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới:
2.1. Xác định thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu.
Một bước quan trọng khi xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới đó là doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng thị trường mục tiêu mà mình hướng đến. Việc phân khúc đúng thị trường mục tiêu là cách tiếp thị sản phẩm hiệu quả nhất. Phân khúc thị trường sẽ dựa vào các tiêu chí sau:
- Nhân khẩu học: tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp…
- Tâm lý: thái độ, sở thích…
- Hành vi: Tần suất mua hàng, mức độ trung thành
Sau khi xác định được phân khúc thị trường tiềm năng, doanh nghiệp cần xác định được đặc điểm, tâm lý và hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu trong phân khúc đó. Để xác định được những yếu tố này, doanh nghiệp cần thu thập và phân tích thông tin về:
- Những vấn đề hoặc nhu cầu mà khách hàng gặp phải
- Những giải pháp hoặc sản phẩm mà khách hàng sử dụng để giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu
- Những yếu tố ảnh hưởng đến việc khách hàng quyết định mua hàng
- Những kênh thông tin hoặc giao tiếp mà khách hàng sử dụng để tìm kiếm hoặc tiếp nhận thông tin về sản phẩm
2.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và phân tích SWOT.
Phân tích chiến lược SWOT, sẽ giúp bạn biết được doanh nghiệp mình đang ở đâu trên thị trường và nắm bắt được cách mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang triển khai và xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm của họ là như thế nào.Khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh của mình, doanh nghiệp cần phân tích được cách tiếp thị sản hiệu quả, nội dung, hình thức quảng cáo và các chiến lược Marketing. Từ đó bạn có thể đánh giá được những ưu nhược điểm của mình và xây dựng các chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả hơn.
2.3. Đặt mục tiêu cho sản phẩm về thị phần và doanh thu.
Trước khi ra mắt sản phẩm tại thị trường doanh nghiệp cần đặt mục tiêu về thị phần và doanh thu cho sản phẩm mới trong khoảng thời gian nhất định sẽ bao gồm số lượng khách hàng hoặc doanh số mà sản phẩm mới mong muốn chiếm được trong một khu vực hoặc toàn quốc trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ra khi đặt mục tiêu cho sản phẩm mới doanh nghiệp có thể nhận biết được sự ưa chuộng của khách hàng đối với sản phẩm của mình so với các sản phẩm cạnh tranh khác. Vậy nên mục tiêu khi đặt ra cần có tính khả thi và khả năng thực hiện được. Mục tiêu của chiến lược marketing sẽ là quá trình xác định được mức độ hiệu quả và hiệu suất so với nguồn lực và điều kiện của doanh nghiệp.
2.4. Lựa chọn kênh truyền thông và thông điệp phù hợp để quảng bá sản phẩm.
Để quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp cần chọn kênh truyền thông và thông điệp phù hợp. Kênh truyền thông là phương tiện để gửi thông tin về sản phẩm đến khách hàng. Có hai loại kênh truyền thông chính là:
- Kênh truyền thông truyền thống (Traditional media channels) như báo chí, radio, truyền hình, tờ rơi, biển quảng cáo…
- Kênh truyền thông số (Digital media channels) như website, email marketing, social media marketing, content marketing….
Thông điệp là nội dung muốn gửi gắm qua kênh truyền thông để ảnh hưởng đến ý thức và hành vi của khách hàng. Thông điệp có thể chứa các yếu tố như: Slogan ( khẩu hiệu), logo (hình biểu tượng), USP (Unique Selling Proposition – Điểm khác biệt cạnh tranh), CTA (Call To Action – Lời kêu gọi hành động)…Một số cách để chọn kênh truyền thông và thông điệp phù hợp để quảng bá sản phẩm là
- Xác định ngân sách marketing
- Xác định kênh truyền thông phù hợp với đối tượng khách hàng
- Xác định thông điệp phù hợp với giá trị chính của sản phẩm
- Kiểm tra hiệu quả của kênh truyền thông và thông điệp qua các chỉ số như reach (độ tiếp cận), engagement (tương tác), conversion (chuyển đổi) và retention (giữ chân)
2.5. Thiết lập ngân sách marketing
Ngân sách marketing là số tiền dành riêng để chi trả cho các hoạt động marketing trong một khoảng thời gian nhất định. Để thiết lập ngân sách chiến lược marketing cho sản phẩm mới, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố như:
- Mục tiêu của marketing
- Chi phí cho từng kênh truyền thông trên nền tảng đa kênh
- Chi phí cho từng chiến dịch marketing
- Chi phí cho từng hoạt động marketing
- Chi phí cho các dịch vụ, phần mềm và đào tạo liên quan.
2.6. Triển khai và đo lường kết quả của chiến lược marketing cho sản phẩm mới
Khi triển khai và xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới, doanh nghiệp cần lập các chỉ tiêu để đánh giá kết quả thực hiện theo từng giai đoạn. Điều này giúp doanh nghiệp biết được công việc mà mình làm có tạo ra giá trị cho doanh nghiệp hay không. Một số công việc mà doanh nghiệp cần làm ở giai đoạn này bao gồm:
- Thu thập phản ứng và ý kiến của khách hàng
- Đánh giá các mục tiêu tiêu KPI với kết quả đạt được
- Đo lường hiệu quả xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới và đưa ra phương án điều chỉnh cho phù hợp.
Ngoài ra để đo lường kết quả của ngân sách của chiến lược Marketing cho sản phẩm mới, doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ và phương pháp như: Google Analytics, Facebook Insights, Google Ads, email marketing software…và sử dụng các chỉ số như ROI (Return On Investment – Lợi nhuận trên vốn đầu tư), ROAS (Return On Ad Spend – Lợi nhuận trên chi phí quảng cáo), CAC (Customer Acquisition Cost – Chi phí thu hút khách hàng), CLV (Customer Lifetime Value – Giá trị khách hàng suốt đời)…
3. Các chiến lược marketing cụ thể cho sản phẩm mới
3.1. Chiến lược sản phẩm giá thấp
Chiến lược lợi thế giá thấp là một trong những chiến lược marketing cho sản phẩm mới mà các doanh nghiệp hay sử dụng để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành. Mục đích của chiến lược này là để thu hút những khách hàng nhạy cảm với giá và chiếm được thị phần lớn. Để thực hiện chiến lược lợi thế giá thấp, doanh nghiệp cần có những yếu tố sau:
- Khả năng kiểm soát và giảm chi phí sản xuất, vận hành và quản lý.
- Khả năng tận dụng lợi thế kinh tế nhờ qui mô, nhập nguyên liệu thô với giá rẻ hoặc sử dụng công nghệ hiện đại.
- Khả năng định giá sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với giá trị và mong đợi của khách hàng.
- Khả năng duy trì chất lượng và tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Dưới đây là ví dụ về doanh nghiệp áp dụng chiến lược lợi thế giá thấp là:
“Xiaomi là công ty sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc, nổi bật với chiến lược giá thấp và chất lượng cao bằng cách sử dụng linh kiện tiêu chuẩn có sẵn trên thị trường, tập trung vào thiết kế , phát triển phần mềm. Xiaomi cũng tiết kiệm chi phí quảng cáo bằng cách sử dụng các kênh xã hội và cộng đồng người dùng”.
3.2. Chiến lược tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm
Chiến lược tạo giá trị gia tăng là một chiến lược marketing mà doanh nghiệp sử dụng để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao hơn so với giá bán. Mục đích của chiến lược này là để tăng sự hài lòng và trung thành của khách hàng, làm nổi bật thương hiệu và cạnh tranh với các đối thủ. Để thực hiện chiến lược tạo giá trị gia tăng, cần có những yếu tố sau:
- Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và vấn đề của khách hàng.
- Tìm ra những điểm khác biệt và độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ so với các sản phẩm hoặc dịch vụ khác trên thị trường.
- Tạo ra những tính năng, tiện ích hoặc trải nghiệm bổ sung cho sản phẩm hoặc dịch vụ để mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng.
- Giao tiếp và truyền đạt rõ ràng giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng qua các kênh truyền thông và tiếp thị.
Ví dụ về doanh nghiệp áp dụng chiến lược tạo giá trị gia tăng là:
Starbucks là thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới, không chỉ bán cà phê mà còn tạo ra những trải nghiệm cho khách hàng. Starbucks cung cấp các sản phẩm đa dạng, chất lượng và thân thiện với môi trường. Starbucks cũng tạo ra không gian thoải mái, ấm cúng và thân thiện cho khách hàng thưởng thức cà phê và làm việc. Starbucks cũng có các chương trình khuyến mãi, tích điểm và giao hàng cho khách hàng.
3.3. Chiến lược tạo độ phủ trên các kênh phân phối
Chiến lược tạo độ phủ trên các kênh phân phối là một chiến lược marketing cho sản phẩm mới mà doanh nghiệp sử dụng để mở rộng và tối ưu hóa hệ thống phân phối của mình trên nhiều kênh khác nhau, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Mục đích của việc xây dựng chiến lược cho sản phẩm mới này là để tăng doanh số bán hàng, thị phần và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để thực hiện chiến lược tạo độ phủ trên các kênh phân phối, doanh nghiệp cần có những yếu tố sau:
- Nghiên cứu thị trường và khách hàng để xác định các kênh phân phối tiềm năng, phù hợp với sản phẩm, dịch vụ và chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.
- Lựa chọn các kênh phân phối dựa trên các tiêu chí như chi phí, hiệu quả, rủi ro, cạnh tranh, kiểm soát và hỗ trợ.
- Xây dựng mối quan hệ và hợp tác với các đối tác phân phối như nhà bán lẻ, đại lý, nhà phân phối,… để đảm bảo việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng một cách nhanh chóng, chất lượng và ổn định.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các kênh phân phối bằng các chỉ số như độ phủ sản phẩm, thị phần, doanh số bán hàng, lợi nhuận,… để điều chỉnh và cải tiến khi cần thiết.
Một số ví dụ về doanh nghiệp áp dụng chiến lược tạo độ phủ trên các kênh phân phối là:
Coca-Cola là công ty nước giải khát lớn nhất thế giới, sử dụng chiến lược tạo độ phủ trên các kênh phân phối để cung cấp cho khách hàng sản phẩm của mình ở mọi nơi, mọi lúc. Coca-Cola đã xây dựng một hệ thống phân phối rộng khắp gồm các kênh trực tiếp, gián tiếp và qua các máy bán hàng tự động.
3.4. Chiến lược marketing đa kênh
Chiến lược marketing đa kênh là một chiến lược marketing mà doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh để tiếp cận khách hàng, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Để thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp cần phân tích và tìm hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu, lựa chọn các kênh marketing phù hợp, tạo thông điệp nhất quán, sử dụng các công cụ marketing đa kênh và theo dõi và đánh giá hiệu quả của các kênh marketing.
Dưới đây là ví dụ về chiến lược marketing đa kênh của “Disney – Là một tập đoàn giải trí đa quốc gia của Mỹ, có các kênh hoạt động như phim ảnh, truyền hình, công viên giải trí, đồ chơi và trò chơi điện tử. Disney cũng tạo ra sự liên kết giữa các kênh này để tăng sự hấp dẫn và gắn kết với khách hàng”
3.5. Chiến lược marketing cá nhân hóa theo sản phẩm
Chiến lược marketing cá nhân hóa theo sản phẩm là một chiến lược marketing mà các doanh nghiệp sẽ dựa trên số liệu phân tích và công nghệ số, nhằm đưa ra thông điệp chọn lọc và “cá nhân hóa” tới từng khách hàng về thương hiệu và sản phẩm. Mục tiêu của chiến lược này là tăng cường sự liên kết và thấu hiểu giữa doanh nghiệp và khách hàng, cũng như tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Các lợi ích của chiến lược marketing cá nhân hóa theo sản phẩm là:
- Cải thiện trải nghiệm của khách hàng: khi khách hàng nhận được thông điệp phù hợp với nhu cầu, sở thích và hành vi của họ, họ sẽ cảm thấy được quan tâm và chăm sóc hơn, từ đó tăng sự hài lòng và tin tưởng với doanh nghiệp.
- Doanh thu tăng trưởng: khi khách hàng có trải nghiệm tốt với doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng mua hàng nhiều hơn, mua hàng thường xuyên hơn và mua hàng có giá trị cao hơn. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể giới thiệu doanh nghiệp cho người khác, tạo ra hiệu ứng lan tỏa.
- Gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu: khi khách hàng cảm nhận được giá trị của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp mang lại cho họ, họ sẽ gắn bó với thương hiệu lâu dài hơn, khó bị chuyển sang đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ về một doanh nghiệp áp dụng chiến lược marketing cá nhân hóa theo sản phẩm:
Coca-Cola đã thực hiện chiến dịch “Share a Coke” ở nhiều quốc gia, trong đó in một số tên phổ biến trên vỏ lon và chai Coca-Cola. Chiến dịch này nhằm tạo sự gắn kết và thân thiện với khách hàng, khiến họ cảm thấy được quan tâm và chia sẻ cùng bạn bè và người thân. Chiến dịch này cũng đã giúp Coca-Cola tăng doanh thu và thị phần trong nhiều năm
4. Lời Kết
Trong bài viết trên, MIC CREATIVE đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Qua đó đưa ra cách xây dựng chiến lược marketing cho 1 sản phẩm mới và cách tiếp thị sản phẩm hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả chiến lược sản phẩm trong kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công! Nếu bạn đang cần đơn vị Agency giúp thực hiện các dịch vụ Marketing tổng thể, hãy liên hệ MIC CREATIVE thông qua:
- Địa điểm làm việc: Tầng 5, 357 – 359 Nguyễn Khang, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Email: contact@miccreative.vn
- Hoặc liên hệ Fanpage để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.