Chiến lược Marketing của Coca Cola tại thị trường Việt Nam 2023

Coca Cola là thương hiệu đồ uống đứng đầu thế giới về lượng tiêu thụ sản phẩm, điều này cũng góp phần lớn trong việc tăng doanh thu cho “ông lớn” ngành nước giải khát. Để đạt được vị thế hàng đầu hiện nay, Coca-Cola đã áp dụng nhiều chiến lược marketing khác nhau từ những chiến dịch quảng cáo độc đáo, đến đa dạng hóa sản phẩm và mang đến những trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng. 

 Hãy cùng MIC CREATIVE tìm hiểu về những chiến lược marketing của Coca Cola tại Việt Nam và cách thức giúp cho thương hiệu này trở nên phổ biến và được yêu mến trên thị trường đồ uống Việt Nam. 

1. Tổng quan về Coca Cola tại thị trường Việt Nam

Coca Cola là một trong những thương hiệu đồ uống có tiếng trên toàn thế giới và đã có mặt tại Việt Nam từ những năm 1960. Tuy nhiên, trong những năm đầu tiên, Coca-Cola chỉ có mặt ở các siêu thị và khách sạn ở các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn.

 

Tổng quan về Coca Cola tại thị trường Việt Nam
Tổng quan về Coca Cola tại thị trường Việt Nam

Từ năm 1994, Coca chính thức đầu tư vào thị trường mục tiêu ở Việt Nam với việc thành lập công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam và bắt đầu sản xuất và phân phối các sản phẩm của mình. Đến nay, Coca-Cola đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam và đang là một trong những thương hiệu đồ uống phổ biến nhất. Trong quá trình phát triển tại Việt Nam, Coca-Cola đã phát triển 8 nhóm đồ uống chính và liên tục đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam như Coca-Cola Lemona, Fanta Sarsi, Fanta đào, Aquarius và Minute Maid. Ngoài ra, Coca-Cola còn thực hiện một loạt các hoạt động brand love tạo được tiếng vang nhằm gia tăng tình yêu với thương hiệu như “Share a coke with” hay các chiến dịch Tết hàng năm. 

Tổng lợi nhuận và doanh thu của Coca Cola qua các năm 
Tổng lợi nhuận và doanh thu của Coca Cola qua từng năm 

Ngoài ra Coca Cola cũng có những doanh thu ấn tượng từ các sản phẩm của mình. Bằng chứng là trong thời gian chịu tác động xấu của đại dịch Covid 19, doanh thu của Coca Cola đạt khoảng 8,6 tỷ USD vào quý I năm 2020. Và không có dấu hiệu suy giảm cho đến nay. Có thể nói, Coca đã có những đóng góp hàng đầu, chủ yếu cho doanh thu của tập đoàn Coca Cola. Thương hiệu đã ghi nhận doanh thu 11,3 tỷ USD trong quý II/2022. Lợi nhuận ròng ở mức 1,91 tỷ USD

2. Mô hình SWOT của Coca Cola

Một trong những mô hình giúp cho chiến lược Marketing của Coca Cola đạt được thành công và thu hút được khách hàng mục tiêu đó là mô hình SWOT. Nó giúp cho Vinamilk có những cái nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp của mình và xác định được các hướng đi phù hợp. Vì vậy, trước khi lập kế hoạch marketing cho sản phẩm nước uống giải khát thì công ty cần phân tích kỹ về mô hình SWOT

Mô hình SWOT của Coca Cola
Mô hình SWOT của Coca Cola
  • Điểm mạnh

– Coca-Cola quá phụ thuộc vào thị trường đồ uống giải khát

– Cạnh tranh với Pepsi

– Đa dạng hóa sản phẩm chưa cao

– Gặp nhiều rủi ro về tỷ giá ngoại tệ

– Nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe và bao bì hủy hoại môi trường.

  • Điểm yếu 
Pepsi là đối cạnh trạnh trong Chiến lược marketing của Coca Cola
Pepsi là đối cạnh trạnh trong chiến lược marketing của Coca Cola

– Coca Cola có thương hiệu nổi tiếng và được yêu thích trên toàn thế giới

– Có lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm

– Mạng lưới phân phối rộng khắp nơi

– Chiếm thị phần lớn trong ngành đồ uống giải khát toàn cầu

– Có khả năng thâm nhập vào nhiều thị trường mới và đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng.

  • Cơ hội 

– Coca-Cola có thể đa dạng hóa sản phẩm 

– Khai thác thị trường ở các quốc gia đang phát triển để mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng và củng cố vị thế cạnh tranh

– Xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

– Không ngừng đổi mới để duy trì sự hấp dẫn và khác biệt của thương hiệu và sản phẩm

– Tập trung vào đồ uống có lợi cho sức khỏe.

  • Thách thức 

– Coca Cola phải đối mặt với mối đe dọa cạnh tranh rất cao từ các đối thủ như Pepsi

– Quy định mới của chính phủ về nước giải khát như thuế đặc biệt, giới hạn lượng đường hoặc caffeine, các yêu cầu về nhãn mác và bao bì

– Nhu cầu về sản phẩm thân thiện với sức khoẻ của người tiêu dùng như nước ép trái cây, nước khoáng, nước lọc hoặc các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe khác.

3. Phân tích chiến lược marketing của Coca Cola theo STP

3.1 Phân khúc thị trường của Coca Cola 

Giống như cách thâm nhập thị trường toàn cầu,  người tiêu dùng cũng hướng đến nhiều đối tượng khác nhau. Chiến lược Marketing của Coca Cola dựa vào hai tiêu chí chủ yếu để phân khúc khách hàng mục tiêu là nhân khẩu học và vị trí địa lý.

Về nhân khẩu học, khách hàng mục tiêu của coca-cola sẽ là trẻ em, thanh niên, người trung niên và người cao tuổi. Để thu hút mỗi nhóm khách hàng mục tiêu, thương hiệu này sử dụng các chiến thuật marketing khác nhau như phát triển các dòng sản phẩm phù hợp hay tạo ra các chiến dịch quảng cáo sáng tạo và độc đáo.

Đối tượng mục tiêu trong chiến lược Marketing của Coca Cola
Đối tượng mục tiêu trong chiến lược marketing của Coca Cola

Theo tiêu chí địa lý, Coca-Cola Việt Nam đã xây dựng một hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước, từ thành thị đến nông thôn, từ bắc vào nam, từ đồng bằng đến miền núi. Sản phẩm được bày bán ở nhiều nơi như quán bar, siêu thị, cửa hàng tạp hóa và cả trên đường phố và ngõ hẻm để tiếp cận với nhiều loại khách hàng ở các vùng địa lý khác nhau.

Chiến lược marketing của Coca Cola đã giúp thương hiệu tiếp cận được các phân khúc thị trường khác nhau và đáp ứng được nhu cầu và sở thích đa dạng của khách hàng. Thương hiệu cũng đã tạo được hình ảnh tích cực cho mỗi phân khúc và giữ vững vị thế là một trong những thương hiệu nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam.

3.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu của Coca Cola

 Coca-Cola đã chọn những nơi có thị trường tiềm năng cao và đông dân cư để mở rộng hoạt động ở Việt Nam. Thương hiệu này đã tập trung vào những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có nhu cầu sử dụng sản phẩm của Coca Coca rất lớn. Coca-Cola Việt Nam cũng quan tâm đến đặc điểm dân số, nhất là những người trẻ tuổi có nhu cầu cao.

 Bằng cách lựa chọn thị trường mục tiêu khéo léo này, Coca-Cola đã tiếp cận được nhiều phân đoạn thị trường và đáp ứng được sở thích đa dạng của khách hàng. Công ty đã xây dựng được hình ảnh thương hiệu tốt trong từng phân đoạn thị trường và giữ vững vị thế của mình như một trong những thương hiệu nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam.

3.3 Định vị thương hiệu của Coca Cola

Coca-Cola là một thương hiệu đồ uống nổi tiếng trên toàn thế giới với logo màu đỏ trắng quen thuộc và tên gọi được biết đến rộng rãi chỉ sau từ “OK” ở Mỹ (theo Forbes). Coca-Cola là một trong những ông lớn trong ngành đồ uống có ga và luôn hướng đến việc mang lại lợi ích và sảng khoái cho khách hàng với khẩu hiệu: “Những khách hàng của chúng tôi trên toàn thế giới là những người xứng đáng được thưởng thức loại đồ uống chất lượng tốt nhất”.Coca-Cola xây dựng thương hiệu dựa trên các giá trị chính như niềm vui, sự kết nối và sự đa dạng. Thương hiệu muốn gửi gắm cho khách hàng một thông điệp tích cực và sự kết nối giữa các thế hệ. Coca-Cola đã phát huy các giá trị này ở Việt Nam để phù hợp với thị trường mục tiêu đa dạng mà họ đã chọn.

4. Chiến lược Marketing Mix của Coca Cola 

Một chiến lược marketing sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau. Coca Cola là là một thương hiệu nước giải khát nổi tiếng trên toàn thế giới. Vì vậy, họ luôn có các chiến lược Marketing  cho riêng mình. Trong những năm trở lại đây, chiến lược Marketing của Coca Cola đang được áp dụng và phát triển theo mô hình 4P hay vẫn thường được gọi là chiến lược Marketing Mix 4P để phát triển thị trường. 4P là viết tắt của 4 chiến lược chính là Sản phẩm (Product) – Giá cả (Price) – Phân phối (Place) – Truyền thông (Promotion).  Ngay bây giờ, cùng MIC đi phân tích chiến lược marketing của Coca Cola dựa theo 4 yếu tố này nhé.

4.1 Chiến lược Marketing của Coca Cola về sản phẩm

Chiến lược Marketing của Coca Cola luôn hướng tới sự đa dạng và đáp ứng nhu cầu người dùng khi liên tục tung ra các dòng sản phẩm mới. Ngoài coca cola truyền thống,cổ điểm  thương hiệu  còn không ngừng nghiên cứu và phát triển ra nhiều dòng sản phẩm mới khác nhau như: Coca-Cola không chứa caffeine, Coca Cola dành cho người ăn kiêng, Coca-Cola có vị cherry, Coca-Cola Zero, Coca-Cola Vanilla, chanh dây, chanh và cà phê…

Chiến lược marketing của Coca Cola về danh mục sản phẩm
Chiến lược marketing của Coca Cola về danh mục sản phẩm

 Đặc biệt, vào năm 2016, Coca Cola đã tung ra thị trường sản phẩm Coca không đường để cạnh tranh trực tiếp với Pepsi . Điều này, giúp cho chiến lược Marketing của Coca về sản phẩm có thể bắt kịp xu hướng và nhu cầu người tiêu dùng, từ đó hướng đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đây là bước đi thông minh giúp thương hiệu này  giải quyết được vấn đề về những khó khăn, thách thức lớn của sản phẩm.

Chiến lược marketing của Coca Cola về sản phẩm mới
Chiến lược marketing của Coca Cola về sản phẩm mới

Cocola không ngừng nghiên cứu và cải tiến từ kiểu dáng, bao bì, logo để trông hiện đại và tiện dụng hơn. Tuy nhiên, logo truyền thống vẫn được giữ nguyên và in sâu trong tâm trí người tiêu dùng hơn 100 năm. Các sản phẩm chủ yếu được đóng trong chai nhựa, thủy tinh hoặc lon có dung tích từ 200ml – 2l. Đặc biệt, Coca-Cola được trao giải thưởng cao quý Platium Pentaward 2009 cho mẫu thiết kế hè 2009.

Chiến lược marketing của Coca Cola về bao bì sản phẩm
Coca Cola luôn thay đổi bao bì sản phẩm để trông hiện đại hơn

Chiến lược Marketing của Coca Cola là tập trung phát triển độ sâu và mở rộng trong một dòng sản phẩm. Đây là một trong những chiến lược xuyên quốc gia độc đáo. Coca Cola không chỉ  mở rộng thị phần mà còn đầu tư các sản phẩm mới phù hợp theo khẩu vị người tiêu dùng tại từng nơi, từng quốc gia. Nhờ đó, thành công định vị thương hiệu Coca Cola trên thị trường nước giải khát

4.2 Chiến lược Marketing của Coca Cola về giá 

 Chiến lược về giá phù hợp với từng sản phẩm, phân khúc khách hàng và thị trường mục tiêu của Coca Cola. Thương hiệu này dùng chiến lược phân biệt giá. Tức là cùng một loại sản phẩm nhưng giá bán khác nhau do cùng một nhà cung cấp. Thị trường đồ uống độc quyền nên các công ty không ảnh hưởng lẫn nhau về giá cả và sản lượng. 

Chiến lược marketing của Coca Cola có giá thành hợp lý
Chiến lược marketing của Coca Cola có giá thành hợp lý phù hợp với người dùng

Thường thì, Coca Cola bán với giá thấp hơn so với đối thủ cùng phân khúc. Đồng thời, còn điều chỉnh giá theo khả năng chi trả của từng địa phương. Ví dụ, với thị trường mục tiêu của Coca Cola tại Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người chưa cao đặc biệt là ở vùng nông thôn. Thương hiệu sẽ bán với giá tương đối thấp để vào được thị trường. Ngoài ra, còn có nhiều chiết khấu, khuyến mãi cho các khách hàng. Dưới đây là một số mô hình chiến lược marketing của Coca Cola về giá đang được sử dụng:

Chiến lược 3P: 

– Price to value (giá cả đến giá trị): không chỉ uống được Coca mà còn được các lợi ích khác của nó. 

– Pervasiveness (lan tỏa): Không có nơi nào không bán Coca. 

– Preference (sự ưu tiên): Đảm bảo Coca là sự chọn số một khi muốn uống gì.

Chiến lược 3A: 

– Affordability (khả năng chi trả): Giá bán phù hợp với khả năng chi trả của nhiều loại khách hàng. 

– Availability (tính sẵn có): Có thể mua được coca ở mọi nơi và lúc nào. 

– Acceptability (sự chấp nhận): Làm hài lòng, thỏa mãn khách hàng.

4.3 Chiến lược Marketing của Coca Cola về phân phối

Chiến lược phân phối cũng là một trong những chiến lược Marketing Mix của Coca Cola góp phần tạo nên sự thành công cho thương hiệu này. Hiện nay Coca Cola đang sở hữu hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước và dễ dàng đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Hệ thống kênh phân phối của Coca-Cola bao gồm các nhóm kênh như sau:

Chiến lược marketing của Coca Cola có hệ thống phân phối rộng khắp nơi
Chiến lược marketing của Coca Cola có hệ thống phân phối rộng khắp nơi
  • Kênh phân phối trực tiếp: giúp Coca Cola bán hàng trực tiếp, chủ động phân phối. Ngoài ra sẽ giúp thương hiệu hiểu được tình hình và nhu cầu thị trường. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm sản phẩm và đặt hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… 
  • Kênh phân phối bán lẻ: Coca Cola phân phối sản phẩm của mình qua nhiều cửa hàng bán lẻ, siêu thị, tạp hóa, đại lý như Circle K, Vinmart,… tùy theo nhu cầu và đặc điểm của từng khu vực. Coca Cola cung cấp hỗ trợ và chiết khấu cho các đối tác bán lẻ. Coca Cola cũng chú trọng đến việc trưng bày sản phẩm ở những vị trí dễ thu hút sự chú ý của khách hàng. Điều này giúp Coca Cola mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng.
  • Kênh key account (khách hàng quan trọng) là các tổ chức, trường học, bệnh viện, sự kiện… Coca Cola có chính sách giá ưu đãi và hỗ trợ marketing cho các khách hàng này để khuyến khích họ sử dụng sản phẩm của Coca Cola.
Chiến lược marketing của Coca Cola có hệ thống phân phối tại các cửa hàng và siêu thị
Chiến lược marketing của Coca Cola có hệ thống phân phối tại các cửa hàng và siêu thị

4.4 Chiến lược marketing của Coca Cola về xúc tiến 

Xúc tiến là chiến lược đặc biệt nhất trong chiến lược Marketing mix của Coca Cola . Coca-Cola đã tạo ra nhu cầu cho sản phẩm của mình trên thị trường bằng cách kết hợp phong cách sống và hành vi hàng ngày trong các chiến dịch quảng cáo. Do đó, người tiêu dùng có thể thấy một quảng cáo của Coca-Cola dành cho từng cá nhân trong những dịp đặc biệt hoặc khi Coca-Cola muốn gửi thông điệp tích cực đến toàn xã hội. 

  • Sự đơn giản trong chiến lược Marketing của Coca Cola

Coca Cola duy trì sự nhất quán trong việc gửi thông điệp đến người tiêu dùng. Coca Cola làm cho thông điệp của mình trở nên rõ ràng, đơn giản và thân thiện. Điều này giúp Coca Cola truyền đạt hiệu quả và dễ dàng đến khách hàng. Coca Cola đã có những chiến dịch thành công lớn như “Enjoy”, “You Can’t Beat the Feeling”, “Happiness”.

Chiến lược marketing của Vinamilk với thông điệp trai
Chiến lược marketing của Coca Cola với thông điệp trao cảm xúc
  • Cá nhân hóa trong chiến lược Marketing của Coca Cola

Coca Cola thực hiện chiến dịch “Share a Coke” để tạo sự gắn kết với khách hàng trên toàn thế giới. Chiến dịch này được triển khai ở hơn 50 quốc gia.  Coca Cola thay đổi thông điệp của mình tùy theo đặc điểm của từng khu vực, vùng miền mà thông điệp truyền tải khác nhau.

Chiến lược quảng cáo cá nhân hóa "Share A Coke" của Coca Cola
Chiến lược quảng cáo cá nhân hóa “Share A Coke” của Coca Cola gây tiếng vang cho người tiêu dùng
  • Xã hội hóa trong chiến lược Marketing của Coca Cola

Coca Cola tận dụng các phương tiện truyền thông xã hội để quảng bá sản phẩm của mình. Coca Cola có mặt trên nhiều nền tảng nổi tiếng và uy tín như Facebook, Snapchat, Pinterest, Youtube… Đặc biệt là Twister. Coca Cola cũng đầu tư nhiều cho các quảng cáo trên truyền hình và báo chí. Coca Cola đã tạo ra những quảng cáo ấn tượng và gây tiếng vang. Theo TNS Việt Nam, Coca-Cola đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho các quảng cáo trên truyền hình và báo giấy ở Việt Nam trong năm 2008.

5. Một số chiến lược Marketing nổi bật của Coca Cola tại Việt Nam 

5.1 Chiến lược quảng cáo của Coca Cola qua các kênh truyền thông 

Ngoài việc áp dụng theo chiến lược marketing Marketing mix của Coca Cola thì với sự nghiên cứu, phân tích theo thị trường mục tiêu của Coca Cola ở Việt Nam để điều chỉnh từng chiến dịch của mình thì Coca Cola tập trung rất mạnh vào việc sử dung nhiều hình thức quảng cáo khác nhau: 

  • Chiến lược quảng cáo của Coca Cola qua kênh truyền hình

Coca-Cola Việt Nam sử dụng các kênh truyền hình nổi bật như VTV, HTV, VTC, THVL,… để quảng cáo sản phẩm của mình. Hãng tạo ra những đoạn phim ngắn, clip quảng cáo vào những chiến dịch quảng bá gây ấn tượng và độc đáo cho người tiêu dùng

  • Chiến lược quảng cáo của Coca Cola ở ngoài trời

Coca-Cola Việt Nam lựa chọn các bảng hiệu, hộp đèn để quảng cáo ở những nơi có nhiều người qua lại. Hãng đặt các biển quảng cáo ở những địa điểm nổi bật như Lê Duẩn, Đông Tây, Tôn Đức Thắng, chợ, phố đi bộ và các khu vực sầm uất khác.

Chiến lược quảng cáo của Coca Cola bằng biển Billboard ngoài trời
Chiến lược quảng cáo của Coca Cola bằng biển Billboard ngoài trời
  • Chiến lược quảng cáo của Coca Cola trên mạng xã hội

Thương hiệu cũng tận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube để giới thiệu sản phẩm thông qua các video, bài đăng hay những cuộc thi hấp dẫn trên mạng.

Chiến lược quảng cáo của Coca Cola trên Facebook
Chiến lược quảng cáo của Coca Cola trên Facebook

 

Chiến lược quảng cáo của Coca Cola trên Instagram
Chiến lược quảng cáo của Coca Cola trên Youtube
  • Chiến lược quảng cáo của Coca Cola qua sự kiện

 Coca-Cola Việt Nam tạo ra nhiều sự kiện để thu hút khách hàng. Hãng tổ chức lễ hội âm nhạc Coke Studio với sự tham gia của nhiều ca sĩ nổi tiếng. Hãng cũng mang đến những chương trình vui nhộn và ý nghĩa như “Hành trình Tết trọn niềm vui” và “Thỏa sức vui chơi cùng Coca-Cola” ở nhiều địa điểm khác nhau.

Chiến lược quảng cáo của CocaCola kết hợp với Space Speakers trong sự kiện âm nhạc
Chiến lược quảng cáo của CocaCola kết hợp với Space Speakers trong sự kiện âm nhạc

5.2 Chiến dịch “Shake A Coke”

Chiến dịch “Share A Coke” đã tạo nên sự thành công và mang lại tiếng vang cho Coca Cola tại Việt Nam. Chiến dịch này đã đánh trúng vào tâm lý người tiêu dùng. Coca Cola hiểu được người tiêu dùng của mình muốn gì từ đó giúp cho sản phẩm của mình trở nên cá nhân hóa và đặc biệt hơn. Nhờ đó, người tiêu dùng đã có những trải nghiệm thú vị và khó quên khi sử dụng sản phẩm.  Thông qua chiến dịch “Share a Coke”, Coca-Cola muốn gắn kết với khách hàng thông qua việc in tên của họ trên chai hoặc lon Coca-Cola. Đây là cách giúp Coca Cola tạo ra một trải nghiệm đặc biệt và cá nhân hóa cho người tiêu dùng.

Coca Cola muốn gắn kết kết với người dùng qua việc in tên lên sản phẩm
Coca Cola muốn gắn kết kết với người dùng qua việc in tên lên sản phẩm

Coca-Cola tạo ra những chai Coca có tên người Việt và khuyến khích khách hàng chia sẻ cảm xúc trên các kênh truyền thông. Với thông điệp chính: “Kết nối, đoàn viên và chia sẻ những giây phút thoải mái bên nhau cùng với Coca”. Chiến dịch hướng đến những người trẻ thích sử dụng mạng xã hội và chia sẻ hình ảnh.

Chiến lược Share A Coke mang lại sự thành công cho Coca Cola
Chiến lược Share A Coke mang lại sự thành công cho Coca Cola

Chiến dịch đã thu hút rất nhiều người tiêu dùng tìm kiếm những chai Coca mà họ yêu thích và chia sẻ chúng với mọi người trên mạng xã hội. Mỗi ngày có đến hàng chục nghìn lượt chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Coca-Cola cũng mở thêm các Kiot để bán hàng và khích lệ khách hàng chia sẻ sản phẩm lên mạng xã hội.

Coca-Cola đã gặt hái nhiều thành công với chiến dịch “Share a coke” ở Việt Nam. Hàng trăm nghìn bức ảnh với hashtag #ShareaCoke đã được đăng lên mạng xã hội. Đến tháng 9 năm 2015, số lượng bức ảnh đã lên tới hơn 6 triệu. Coca-Cola cũng đã thu hút thêm gần 25 triệu người theo dõi trên Facebook. Hãng đã bán hết 250 triệu chai Coca chỉ trong một mùa hè.

5.3 Chiến dịch “Coca-Cola Uplift”

Đây là một chiến dịch giúp Coca Cola nâng cao doanh thu và tăng độ nhận diện cho thương hiệu. Vào cuối năm 2018, đầu năm 2019, giải AFF Suzuki Cup là một “cơ hội vàng” giúp Coca-Cola có thêm hy vọng phục hồi. Nhận ra niềm đam mê bóng đá mãnh liệt của giới trẻ Việt Nam, Coca-Cola đã chuyển hướng chiến lược kinh doanh, tăng brand love bằng cách khơi gợi đam mê này.

Chiến lược quảng cáo của CocaCola kết hợp với đội tuyển bóng đá U23 trước giải đấu AFF Suzuki Cup 2018
Chiến lược quảng cáo của CocaCola kết hợp với đội tuyển bóng đá U23 trước giải đấu AFF Suzuki Cup 2018

Là nhà tài trợ chính thức cho các đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam, Coca-Cola muốn nâng bóng đá dân tộc lên một tầm cao mới. Các tuyển thủ sẽ được hỗ trợ tốt hơn về sức khoẻ, điều kiện rèn luyện và có thêm nhiều cơ hội được thi đấu và huấn luyện trong và ngoài nước. Coca-Cola đã triển khai chiến dịch “Coca-Cola Uplift” để cùng chung niềm vui cổ vũ sôi nổi của người hâm mộ Việt Nam trong giải AFF Suzuki Cup. Đây là giải đấu quan trọng sau 10 năm đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên giành chức vô địch AFF Suzuki Cup vào năm 2008. 

Chiến lược quảng cáo của CocaCola với thông điệp bật nắp-trúng lon "VIỆT NAM VÔ ĐỊCH"
Chiến lược quảng cáo của CocaCola với thông điệp bật nắp-trúng lon “VIỆT NAM VÔ ĐỊCH”

Hàng triệu người yêu bóng đá vẫn đang theo dõi và tất cả đang mong chờ một chiến thắng lần thứ 2, đem cúp vàng quý giá về cho dân tộc. Xuất hiện đúng lúc, chiến dịch này của Coca-cola thật sự đã thể hiện được sự thành công của công ty qua số lượng mua sản phẩm tăng cao, lượng theo dõi trên mạng xã hội vượt trội và sự tham gia hào hứng của người tiêu dùng.

6. Các doanh nghiệp ở Việt Nam học được gì từ những chiến lược Marketing của Coca Cola 

  • Không chỉ kinh doanh là mục tiêu

Nhiều người thường nghĩ rằng mục tiêu duy nhất trong các chiến lược marketing của Coca Cola là bán được nhiều sản phẩm nhất, kiếm được nhiều tiền nhất. Tuy nhiên, điều này không chính xác và mục tiêu của họ không chỉ dừng lại ở doanh thu. Họ còn muốn tạo ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

  • Sáng tạo những nội dung có tính lan truyền cao

Bạn có thể thấy điều này ở chính chiến dịch “Share a coke”. Với ý tưởng sáng tạo đi kèm nội dung có tính lan truyền cao đã giúp chiến lược Marketing của Coca Cola thu hút được nhiều sự chú ý trên nhiều phương diện.

  • Gắn kết, thống nhất

 Dù ý tưởng hay nội dung có mới mẻ hay không, một nguyên tắc được áp dụng trong chiến lược marketing của Coca Cola là sự gắn kết và thống nhất. Họ gắn kết và thống nhất với mục tiêu chung của doanh nghiệp, thương hiệu chung và lợi ích của khách hàng. Tất cả đều rõ ràng và hướng về mục tiêu cuối cùng.

  • Sáng tạo không ngừng

 Điều khiến chiến lược marketing của Coca Cola luôn thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng ở mọi thị trường là tính sáng tạo không ngừng, bắt kịp xu hướng. Điển hình như việc in tên trên nhãn mác, đưa ra các khẩu hiệu cổ vũ đội tuyển bóng đá quốc gia,… tại thị trường Việt đã tạo nên hiệu quả rất cao.

  • Định vị thương hiệu của Coca Cola bằng cách dạng hóa từng dòng sản phẩm

 Nhận biết và thấu hiểu nỗi lo lớn nhất của khách hàng khi sử dụng Coca chính là các tác động tiêu cực đến sức khỏe. Nó gây ra bởi hàm lượng fructose cao. Do đó, Coca Cola đã tập trung nghiên cứu, mở rộng và phát triển các sản phẩm lành mạnh. Chẳng hạn như Coke Diet,…

  • Định vị thương hiệu của Coca Cola bằng đa giác quan

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhất quán để dễ in sâu trong tâm trí khách hàng.

– Theo Business Insider, 94% dân số có thể nhận biết ngay logo màu đỏ và trắng của Coke, kể cả không có tên.

– Tiếng “Phhhhsst” khi mở lon Coca khiến mọi người nhớ ngay đến Coca Cola.

Bài học xây dựng định vị thương hiệu thương hiệu của Coca Cola:

– Xây dựng nhất quán bộ thương hiệu và hạn chế tối đa điều chỉnh. Ví dụ như logo.

– Tập trung ghi đậm dấu ấn bởi các thương hiệu giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác.

– Tận dụng sức mạnh của nền tảng số với các nội dung được trực quan

6. Lời Kết 

Chiến lược marketing của Coca Cola là ví dụ cho sự thành công của một thương hiệu nổi tiếng về nước giải khát toàn cầu khi thực hiện tại Việt Nam. Bằng cách đưa bản sắc thương hiệu vào các chiến dịch quảng cáo sáng tạo, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển kênh phân phối, Coca-Cola đã đạt được vị trí vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. 

Nếu bạn đang cần đơn vị Agency giúp thực hiện các dịch vụ Marketing tổng thể, hãy liên hệ MIC CREATIVE thông qua:

  • Địa điểm làm việc: Tầng 5, 357 – 359 Nguyễn Khang, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email: contact@web1.local
  • Hoặc liên hệ Fanpage để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

Đọc thêm:

Phân chiến lược Marketing của Vinamilk tại Việt Nam

Chiến lược Marketing của công ty du lịch Sài Gòn Tourist

Top 7 các chiến lược Marketing thành công tại Việt Nam

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Tôi là admin MIC Creative, hiện là MIC Creative, với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO & Inbound Marketing, tôi đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích và thúc đẩy doanh số 2 mảng Dịch vụ SEO và Đào tạo SEO. Tôi hy vọng kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích thúc đẩy chiến dịch SEO & Marketing của doanh nghiệp bạn.

MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ

Bài viết liên quan

Tổng hợp Top 5 chiến dịch PR của Samsung tại thị trường Việt Nam

Tổng hợp Top 5 chiến dịch PR của Samsung tại thị trường Việt Nam

Nội dung chính1. Tổng quan về Coca Cola tại thị trường Việt Nam2. Mô hình SWOT của Coca Cola3. Phân tích chiến lược marketing của…
Tổng hợp Top 5 chiến dịch PR của OMO tại thị trường Việt Nam

Tổng hợp Top 5 chiến dịch PR của OMO tại thị trường Việt Nam

Nội dung chính1. Tổng quan về Coca Cola tại thị trường Việt Nam2. Mô hình SWOT của Coca Cola3. Phân tích chiến lược marketing của…
Báo booking báo Cafebiz mới nhất chi tiết

Báo booking báo Cafebiz mới nhất chi tiết

Nội dung chính1. Tổng quan về Coca Cola tại thị trường Việt Nam2. Mô hình SWOT của Coca Cola3. Phân tích chiến lược marketing của…

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN