1. Chiến dịch Tìm kiếm
Một trong các loại chiến dịch trong Google Ads được sử dụng phổ biến nhất chính là chiến dịch tìm kiếm. Chiến dịch tìm kiếm sẽ hiển thị trên các trang kết quả của Google khi người dùng nhập một truy vấn chứa các từ khóa có liên quan đến quảng cáo của bạn. Đây là loại chiến dịch phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi bởi nhiều doanh nghiệp.
Với loại quảng cáo này, bạn sẽ chỉ phải trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo của mình.
Bạn có thể dễ dàng nhận biết quảng cáo tìm kiếm một cách dễ dàng thông qua dòng chữ “Được tài trợ” in đậm phía trên. Quảng cáo tìm kiếm sẽ luôn xuất hiện ở 4 vị trí đầu tiên và 3 vị trí cuối cùng trên trang tìm kiếm.
Với chi phí CPC cao hơn, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để hiển thị quảng cáo của mình ở những vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm. Ngược lại, với điểm chất lượng và ngân sách thấp hơn, sẽ khiến các quảng cáo này nằm rải rác ở các vị trí thấp hơn trên trang. Điều này khiến người dùng có thể phải cuộn xuống rất lâu để thấy được quảng cáo đó.
Ưu điểm của chiến dịch tìm kiếm đem lại đó là:
- Giúp tăng doanh số bán hàng và khách hàng tiềm năng
- Dễ dàng thiết lập
Vậy khi nào thì bạn nên sử dụng chiến dịch Tìm kiếm? Một số thời điểm bạn nên sử dụng chiến dịch tìm kiếm cho doanh nghiệp của mình đó là:
- Khi bạn muốn nhắm mục tiêu đến những người dùng đang chủ động tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thông qua từ khoá
- Tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng bằng cách nhắm mục tiêu từ khóa chuyển đổi.
- Kết nối lại với khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng đã tương tác với doanh nghiệp của bạn thông qua quảng cáo RLSA (Remarketing List for Search Ads).
2. Chiến dịch hiển thị
Chiến dịch hiển thị là quảng cáo dạng hình ảnh hoặc video trên các trang Web và ứng dụng thuộc Mạng lưới hiển thị của Google, chẳng hạn như Youtube. Với số lượng trang web và ứng dụng lớn, thương hiệu của bạn sẽ được hiển thị trước mắt đông đảo người dùng, giúp bạn mở rộng phạm vi tiếp cận vượt xa so với Google Tìm kiếm.
Đây là một trong các loại chiến dịch trong Google Ads cực kỳ hữu ích để nâng cao nhận thức thương hiệu cho các thị trường mới.
Vị trí xuất hiện của chiến dịch hiển thị là ở đâu? Chiến dịch hiển thị sẽ xuất hiện ở trên, 2 bên hoặc đan xen khắp nội dung của bất kỳ trang web, ứng dụng hoặc giao diện nào trong mạng hiển thị. Người dùng có thể đóng quảng cáo này và đưa ra phản hồi về nó ở góc trên bên phải của các quảng cáo trực quan này.
Google chọn quảng cáo nào sẽ hiển thị dựa trên chủ đề của trang web, lịch sử duyệt web của người dùng và cách hoạt động của người dùng phù hợp với danh mục thị trường mà nhà quảng cáo chọn. Những quảng cáo này có thể có tỷ lệ nhấp thấp nhưng có giá trị chuyển đổi cao.
Có 2 loại chiến dịch hiển thị, bao gồm:
-
Chiến dịch hiển thị chuẩn: Bạn có thể tự điều chỉnh chế độ cài đặt và tiêu chí nhắm mục tiêu cho chiến dịch của mình, đồng thời tự động hóa một số khía cạnh của chiến dịch Hiển thị.
-
Chiến dịch hiển thị thông minh: Google Ads cung cấp các công cụ và tính năng giúp bạn đơn giản hóa quy trình thiết lập chiến dịch, tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa hiệu suất.
3. Chiến dịch Mua sắm
Nếu bạn có ý định mua sản phẩm và tìm kiếm chúng trên Google, có thể bạn sẽ rất nhiều lần bắt gặp một trong các loại chiến dịch trong Google Ads- chiến dịch mua sắm.
Chiến dịch mua sắm là một loại hình quảng cáo đặc biệt được thiết kế để quảng bá các sản phẩm bán lẻ trực tuyến. Những chiến dịch này cho phép các nhà bán lẻ hiển thị sản phẩm của họ trực tiếp trên thẻ Google Mua sắm và các trang tìm kiếm của Google. Do đó, chiến dịch mua sắm sẽ phù hợp cho những doanh nghiệp đang kinh doanh trực tuyến, đặc biệt là trên các sàn thương mại điện tử.
Với loại chiến dịch này, bạn có thể hiển thị hình ảnh sản phẩm của mình, giá cả cũng như trang Web doanh nghiệp trên kết quả tìm kiếm của Google. Để sử dụng được chiến dịch mua sắm, bạn cần tải dữ liệu sản phẩm lên Google Merchant Center.
Khác với các loại quảng cáo thông thường, chiến dịch Mua sắm được tạo ra từ dữ liệu sản phẩm trong Merchant Center. Thay vì sử dụng những mẫu quảng cáo bằng văn bản sáng tạo, Quảng cáo Mua sắm sẽ hiển thị thông tin cơ bản của sản phẩm một cách trực quan và thu hút, giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin và đưa ra quyết định mua hàng.
4. Chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất
Chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất là loại hình chiến dịch dựa trên mục tiêu, giúp nhà quảng cáo tăng cường hiệu suất trên tất cả các kênh của Google Ads chỉ với một chiến dịch duy nhất. Thay vì phải quản lý nhiều chiến dịch riêng biệt cho từng kênh, bạn chỉ cần thiết lập mục tiêu và cung cấp dữ liệu, AI của Google sẽ tự động tối ưu hóa chiến dịch để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Với chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất, bạn có thể đạt được mục tiêu của mình, chẳng hạn như tăng số lượt chuyển đổi, giá trị lượt chuyển đổi hoặc nhận thức về thương hiệu. Chiến dịch này sử dụng tất cả khoảng không quảng cáo có sẵn của Google Ads để tối ưu hóa hiệu suất.
Google tuyên bố rằng Chiến dịch tối đa hóa hiệu suất thu về được nhiều lượt chuyển đổi hơn 18% so với chiến dịch quảng cáo tìm kiếm truyền thống.
Bạn nên sử dụng chiến dịch Tối đa hoá hiệu suất khi:
- Bạn có những dữ liệu bổ sung hỗ trợ Google nhắm mục tiêu quảng cáo tốt hơn, ví dụ: đối tượng tùy chỉnh từ Facebook, các chiến dịch trước đó, thương mại điện tử,…
- Bạn có mục tiêu quảng cáo và chuyển đổi cụ thể.
- Khi bạn muốn bổ sung cho (các) chiến dịch tìm kiếm cơ bản.
5. Chiến dịch video
Một trong các loại chiến dịch trong Google Ads cũng được nhiều nhà quảng cáo sử dụng đó chính là chiến dịch video. Chiến dịch video là một loại chiến dịch quảng cáo cho phép bạn hiển thị video của mình trên YouTube và các trang Web khác. Những quảng cáo video xuất hiện trước, trong và cả sau video trên Youtube cũng như các trang web khác.
Chiến dịch video có thể giúp bạn đạt được nhiều mục tiêu khác nhau, bao gồm:
-
Tăng nhận thức về thương hiệu
-
Thúc đẩy doanh số bán hàng
-
Tăng phạm vi tiếp cận
-
Tiếp cận lại những người dùng đã từng xem quảng cáo hoặc truy cập vào trang web của bạn.
Chiến dịch video bao gồm 6 loại chính:
-
Thúc đẩy lượt chuyển đổi
-
Chiến dịch tăng cường phạm vi tiếp cận bằng video
-
Ngoài luồng phát
-
Thu hút lượt xem
-
Quảng cáo theo trình tự
Để tải video quảng cáo lên Youtube bạn cần thiết lập chiến dịch video trước.
6. Chiến dịch Quảng cáo ứng dụng
Quảng cáo ứng dụng thúc đẩy người xem tải xuống ứng dụng trên hệ điều hành iOS hoặc Android. Loại chiến dịch này sử dụng dữ liệu trong ứng dụng của bạn để tự động tối ưu hóa quảng cáo. Chiến dịch sẽ được hiển thị trên Mạng Tìm kiếm, Google Play, YouTube, Khám phá cũng như hơn 3 triệu trang web và ứng dụng.
Quảng cáo ứng dụng gồm 3 loại:
-
Lượt cài đặt ứng dụng
-
Lượt tương tác trong ứng dụng.
-
Lượt đăng ký trước ứng dụng (chỉ hỗ trợ cho Google Play)
Nếu bạn là một nhà phát triển ứng dụng, chiến dịch Lượt cài đặt ứng dụng sẽ cực kỳ phù hợp với hoạt động kinh doanh của bạn. Ngoài ra, để tạo Chiến dịch Lượt tương tác trong ứng dụng, ứng dụng của bạn cần có ít nhất 50.000 lượt tải xuống.
7. Chiến dịch Thông minh
Chiến dịch Thông minh là tính năng mới được Google ra mắt dành cho các doanh nghiệp nhỏ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể tạo chiến dịch quảng cáo và tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.
Chiến dịch Thông minh sẽ xuất hiện trên Google Tìm kiếm, Google Maps, YouTube, Gmail và các trang web đối tác của Google.
Khi nào bạn nên sử dụng chiến dịch Thông minh? Nếu bạn mới làm quen với Google Ads thì chiến dịch Thông minh là một cách tuyệt vời để bắt đầu và chỉ mất chưa đầy 15 phút để thiết lập.
8. Chiến dịch Khám phá
Chiến dịch Khám phá là một cách hiệu quả để tiếp cận những người đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Chiến dịch khám phá cho phép nhà quảng cáo hiển thị sản phẩm với người dùng ngay cả trước khi họ bắt đầu tìm kiếm. Điều này có nghĩa là, chiến dịch sẽ hiển thị quảng cáo của bạn cho những người có nhiều khả năng quan tâm đến thương hiệu, dựa trên sở thích và hành vi trực tuyến của họ.
Chiến dịch Khám phá sẽ xuất hiện trên Google Discover feed, trang chủ YouTube, luồng Xem tiếp video, Gmail Promotion và các trang mạng Social. Các chiến dịch khám phá của Google Ads sẽ xuất hiện dưới 2 định dạng chủ yếu:
-
Quảng cáo khám phá tiêu chuẩn (Standard Discovery Ads): quảng cáo chỉ bao gồm 1 hình ảnh.
-
Quảng cáo khám phá băng chuyền (Discovery Carousel Ads): quảng cáo bao nhiều hình ảnh.
Bạn nên sử dụng chiến dịch này khi:
-
Bạn đã có một số chiến dịch và nội dung khác trong Google Ads. Quảng cáo khám phá sử dụng những nội dung đã có sẵn của bạn trên nhiều định dạng khác nhau.
-
Để mở rộng quy mô bán hàng.
9. Kết luận
Qua bài viết trên, MIC Creative đã chia sẻ thông tin về các loại chiến dịch trong Google Ads. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn đúng và thực hiện được các chiến dịch quảng cáo thành công trên Google Ads.
Nếu bạn đang có nhu cầu liên quan đến dịch vụ quảng cáo Google cùng các dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. MIC Creative tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Đánh giá của bạn post