1. Tổng quan về quảng cáo Facebook quốc tế
Quảng cáo Facebook ở nước ngoài (Facebook international advertising) là hình thức sử dụng nền tảng Facebook Ads để tiếp cận người dùng tại các quốc gia ngoài lãnh thổ Việt Nam. Thay vì giới hạn phạm vi tiếp cận trong nước, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến dịch quảng cáo nhắm tới thị trường toàn cầu hoặc các thị trường cụ thể như Mỹ, Úc, Châu Âu, hoặc khu vực Đông Nam Á.
Thông qua các công cụ của Meta như Trình quản lý quảng cáo (Ads Manager), doanh nghiệp có thể thiết lập chiến dịch dựa trên vị trí địa lý, ngôn ngữ, hành vi tiêu dùng và thói quen của người dùng tại từng quốc gia. Quảng cáo có thể nhắm tới khách hàng bản địa (native audience) hoặc cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài, tùy theo chiến lược và mục tiêu kinh doanh.


Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử xuyên biên giới, quảng cáo Facebook ở nước ngoài ngày càng trở thành xu hướng tất yếu đối với doanh nghiệp Việt. Có ba lý do chính giải thích cho xu thế này:
- Mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu: Thị trường trong nước có giới hạn nhất định về quy mô và sức mua. Trong khi đó, việc nhắm đến thị trường quốc tế giúp doanh nghiệp tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng lớn hơn, gia tăng doanh số và lợi nhuận.
- Tận dụng hệ thống nhắm mục tiêu vượt trội của Meta: Facebook cung cấp khả năng phân loại đối tượng chi tiết theo quốc gia, ngôn ngữ, hành vi, sở thích, giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả quảng cáo ngay cả khi không hiện diện trực tiếp tại thị trường đó.
- Chi phí cạnh tranh nếu biết tối ưu đúng cách: Một số quốc gia và phân khúc người dùng có mức chi phí CPM, CPC hợp lý hơn so với thị trường nội địa, đặc biệt khi doanh nghiệp biết tận dụng chiến lược phân bổ ngân sách theo vùng, thời gian và nhóm đối tượng.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Việt hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, thương mại điện tử xuyên biên giới, dịch vụ du học, định cư, hoặc cung cấp sản phẩm cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài đang tích cực tận dụng quảng cáo quốc tế để gia tăng nhận diện và chuyển đổi. Đây không chỉ là một xu hướng ngắn hạn mà đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược tăng trưởng dài hạn.
2. Cần chuẩn bị gì để chạy quảng cáo Facebook ở nước ngoài
Khác với các chiến dịch trong nước, quảng cáo quốc tế yêu cầu doanh nghiệp làm việc với nhiều nền tảng pháp lý, văn hóa và hành vi tiêu dùng khác nhau. Để đảm bảo chiến dịch hoạt động hiệu quả và tuân thủ các tiêu chuẩn của Meta cũng như quy định của quốc gia mục tiêu, các yếu tố dưới đây cần được chuẩn bị đầy đủ.
a) Lựa chọn tài khoản quảng cáo phù hợp
Tài khoản quảng cáo là nền tảng kỹ thuật đầu tiên cần được đảm bảo. Doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa:
- Tài khoản cá nhân: phù hợp với ngân sách nhỏ, nhưng dễ gặp giới hạn và rủi ro khóa tài khoản khi chạy đa quốc gia.
- Tài khoản Business Manager (BM): cho phép quản lý nhiều tài sản (fanpage, pixel, tài khoản thanh toán) trong một hệ sinh thái, phù hợp với hoạt động quy mô lớn.
- Tài khoản agency: thường có độ ổn định cao, billing quốc tế và được Facebook ưu tiên xét duyệt khi xảy ra sự cố.
Nếu doanh nghiệp của bạn là start-up, muốn hạn chế rủi ro, chúng tôi đề xuất nên thuê tài khoản quảng cáo Facebook của các agency. Bên cạnh việc rủi ro về hạn chế nội dung quảng cáo, doanh nghiệp sẽ nhận được thêm tư vấn chiến lược triển khai để đạt hiệu suất toàn diện.
Đối với doanh nghiệp hoạt động khá lâu tại thị trường nội địa và có như cầu mở rộng phạm vi quốc tế, chúng tôi đề xuất doanh nghiệp nên liên hệ các đơn vị tư vấn dịch vụ có chuyên môn để mua tài khoản quảng cáo Facebook. Việc này bảo đảm tài khoản quảng cáo cố định và được xét duyệt nhanh chóng khi thực hiện quảng cáo. Ngoài ra, các đơn vị cung cấp tài khoản sẽ hỗ trợ doanh nghiệp về chiến lược quảng cáo và giải quyết mọi vấn đề kỹ thuật 24/7.
b) Môi trường truy cập an toàn
Facebook có hệ thống đánh giá hành vi đăng nhập và phân vùng địa lý. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo môi trường truy cập ổn định:
- VPN chất lượng cao hoặc proxy chuyên dụng nên được sử dụng nếu đội ngũ vận hành đang đặt tại Việt Nam nhưng target quốc tế.
- Hạn chế thay đổi thiết bị, IP, đăng nhập trùng lặp từ nhiều vị trí – điều này có thể làm Facebook đánh giá hành vi bất thường và hạn chế tài khoản.
c) Hiểu hành vi và ngôn ngữ của thị trường mục tiêu
Mỗi thị trường đều có những đặc điểm riêng về hành vi tiêu dùng, cách sử dụng mạng xã hội và phản ứng với quảng cáo:
- Phân tích thói quen online, hành vi mua sắm và kỳ vọng của khách hàng tại quốc gia cụ thể là bước bắt buộc.
- Ngôn ngữ sử dụng cần được xác định rõ: tiếng bản địa, tiếng Anh, hoặc song ngữ nếu nhắm đến người Việt tại nước ngoài.
Việc hiểu thị trường không chỉ cải thiện hiệu suất quảng cáo mà còn giảm thiểu tỷ lệ từ chối/quảng cáo bị ẩn do không phù hợp văn hóa hoặc ngữ cảnh.
d) Chuẩn bị nội dung và hình ảnh phù hợp văn hóa
Facebook đánh giá nội dung dựa trên mức độ liên quan, tính an toàn và phản hồi từ người dùng. Nội dung và hình ảnh cần:
- Phản ánh đúng thị hiếu và chuẩn văn hóa tại thị trường nhắm đến.
- Tránh các hình ảnh, từ ngữ nhạy cảm về tôn giáo, chính trị, giới tính – đặc biệt tại các quốc gia có chính sách kiểm soát nội dung chặt chẽ như Đức, Úc, hoặc khu vực Bắc Mỹ.
Chiến dịch nên được triển khai song song nhiều phiên bản A/B để kiểm chứng hiệu quả của từng loại nội dung đối với từng nhóm đối tượng cụ thể.
e) Website/landing page chuẩn quốc tế
Trang đích giữ vai trò quan trọng trong chuyển đổi. Một landing page phù hợp với khách quốc tế cần có:
- Ngôn ngữ địa phương hoặc tiếng Anh chuẩn SEO.
- Giao diện thân thiện trên mobile, tốc độ tải nhanh, tối ưu hóa Core Web Vitals.
- Phương thức thanh toán quốc tế như Stripe, PayPal, Apple Pay, kèm chính sách hoàn tiền rõ ràng.
Trang web là yếu tố đánh giá độ tin cậy (trust) và thẩm quyền (authority) theo chuẩn E-E-A-T của Google. Đây là điểm doanh nghiệp Việt thường bỏ sót khi triển khai chiến dịch quốc tế.
Nếu doanh nghiệp cần xây dựng một website bài bản chuẩn quốc tế từ A đến Z, hãy liên hệ MIC Creative để nhận tư vấn dịch vụ thiết kế website kèm bản demo.
f) Cài đặt Pixel và Conversion API đầy đủ
Việc đo lường dữ liệu chính xác là yếu tố nền tảng để tối ưu. Pixel cần được gắn đúng và hoạt động ổn định để theo dõi các hành động: ViewContent, AddToCart, Purchase…
Bên cạnh đó, Facebook ngày càng ưu tiên Conversion API (CAPI) để thu thập dữ liệu server-side – giải pháp thay thế đáng tin cậy trong bối cảnh trình duyệt chặn cookie hoặc người dùng sử dụng iOS 14+.
g) Xây dựng kế hoạch ngân sách và A/B Testing
Doanh nghiệp nên phân bổ ngân sách theo từng thị trường cụ thể thay vì gộp nhiều quốc gia vào một chiến dịch. Bắt đầu với ngân sách test tối thiểu để đánh giá:
- Mức độ phản hồi của từng nhóm đối tượng
- Hiệu suất của từng mẫu quảng cáo và khung giờ chạy
Việc A/B testing có kế hoạch giúp tối ưu chi phí và nâng cao chỉ số ROAS trong dài hạn.
h) Nắm rõ chính sách quảng cáo quốc tế
Cuối cùng, mỗi thị trường đều có những chính sách kiểm duyệt quảng cáo riêng. Facebook có thể yêu cầu xác minh danh tính, cung cấp giấy phép kinh doanh hoặc các tài liệu liên quan tùy theo ngành nghề quảng cáo. Do đó, việc chuẩn bị giấy tờ minh bạch, đúng pháp lý là bước cần thiết để giảm thiểu rủi ro khi vận hành tài khoản quảng cáo quốc tế.
3. Hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook ở nước ngoài
Trong phạm vi bài viết, MIC Creative sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách chạy quảng cáo Facebook ở nước ngoài trong hai trường hợp: Chạy quảng cáo từ Việt Nam sang nước ngoài và chạy quảng cáo khi đang ở nước ngoài.
3.1. Chạy quảng cáo Facebook từ Việt Nam sang nước ngoài
Với hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook từ Việt Nam sang nước ngoài, có thể chia làm hai đối tượng khách hàng là khách nước ngoài và người Việt tại nước ngoài.
a) Chạy quảng cáo Facebook cho khách nước ngoài
- Về phần nội dung: Hãy sử dụng ngôn ngữ địa phương của quốc gia mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Nếu muốn bán hàng tới Thái Lan, Mỹ, Campuchia,… doanh nghiệp nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các quảng cáo tương tự đang chạy ở nước đó để có kiến thức viết nội dung phù hợp với hành vi tiêu dùng của khách hàng.
- Về phần kỹ thuật: Để nhắm tới người dùng ở một quốc gia cụ thể, doanh nghiệp có thể thực hiện các bước sau (áp dụng cho quảng cáo tin nhắn):
Bước 1: Truy cập trình quản lý Facebook Ads Manager.
Bước 2: Chọn Tạo chiến dịch mới.
Bước 3: Chọn đúng quốc gia muốn chạy quảng cáo.
Ngoài thông tin quốc gia, doanh nghiệp cần xác định rõ các thông tin của khách hàng nước ngoài gồm có:
- Độ tuổi, giới tính, thiết bị sử dụng.
- Sở thích, hành vi, tần suất tương tác với quảng cáo.
Về cơ bản, các bước chạy quảng cáo Facebook nước ngoài sẽ tương tự với cách chạy Facebook Ads nội địa. Doanh nghiệp cần chú trọng vào sự khác biệt đặc điểm tính chất của tệp khách hàng nước ngoài. Điều đó sẽ quyết định mức độ hiệu quả quảng cáo của doanh nghiệp khi tiếp thị với tệp khách nước ngoài.
- Về vận hành hậu quảng cáo, doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Phương thức vận chuyển: Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển quốc tế hoặc mô hình dropshipping để đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng tại quốc gia mục tiêu.
- Phương thức thanh: Các hình thức thanh toán nước ngoài khi đang ở Việt Nam phổ biến như Stripe, PayPal, thẻ tín dụng quốc tế hoặc cổng thanh toán nội địa nếu có tích hợp (ví dụ: iDEAL tại Hà Lan, Klarna tại Đức…).
b) Chạy quảng cáo Facebook cho người Việt ở nước ngoài
Nhắm đến cộng đồng người Việt tại nước ngoài là lựa chọn hiệu quả nếu doanh nghiệp chưa sẵn sàng tiếp cận native market. Tập khách hàng này có xu hướng quan tâm đến sản phẩm Việt Nam, hiểu tiếng Việt và giữ nhiều đặc điểm tiêu dùng gần với thị trường nội địa.
- Về phần nội dung: Doanh nghiệp nên sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (Có pha thêm những thuật ngữ tiếng Anh). Bởi tâm lý mua hàng của người Việt ở nước ngoài sẽ hướng về quê hương nhiều hơn.
- Về phần kỹ thuật: Doanh nghiệp thao tác như các bước chạy quảng cáo Facebook cho khách hàng nước ngoài.


- Vận hành hậu quảng cáo vẫn cần đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Dịch vụ vận chuyển cần ổn định và có thể kiểm tra. Phương thức thanh toán phải quen thuộc với người dùng tại quốc gia đó, kể cả khi họ là người Việt.
3.2. Chạy quảng cáo Facebook khi đang ở nước ngoài
Trường hợp chạy quảng cáo Facebook khi đang ở nước ngoài chỉ những doanh nghiệp đang có trụ sở hoạt động quốc tế. Với tình huống này, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế như:
- Hiểu biết sâu về thị trường, từ văn hóa đến xu hướng tiêu dùng
- Khả năng vận hành logistics nội địa, bao gồm kho, giao hàng và hỗ trợ khách hàng
- Giảm thiểu rủi ro checkpoint tài khoản nhờ truy cập từ IP bản địa
Khi đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng triển khai quảng cáo theo các hạng mục sau:
- Về nội dung: Doanh nghiệp có thể thay đổi theo ngôn ngữ hoặc kết hợp cả hai nếu chạy quảng cáo tiếp cận tới khách hàng người Việt và người nước ngoài.
- Về kỹ thuật: Các bước thao tác tương tự như hướng dẫn trong mục 3.1. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên thao tác với chiến lược thử nghiệm A/B Testing để xác định nhóm khách hàng nào phản hồi tốt hơn và ưu tiên đầu tư nguồn lực chạy quảng cáo nhắm vào tệp khách đó.
- Về vận hành: Doanh nghiệp nên tận dụng hệ thống vận chuyển nội địa tại nước ngoài để giảm thời gian giao hàng và chi phí phát sinh. Các cổng thanh toán nội địa cũng dễ tích hợp hơn nếu doanh nghiệp có pháp nhân hoạt động tại nước ngoài.
4. Chi phí quảng cáo Facebook ở nước ngoài có đắt không
Bên cạnh việc tìm hiểu cách thực hiện, doanh nghiệp luôn cần cập nhật các thông tin về mức phí chạy quảng cáo. Điều này là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra giải pháp tối ưu chi phí.
So với thị trường nội địa, mức giá cho mỗi lượt hiển thị (CPM – Cost per 1000 Impressions) hoặc mỗi lượt nhấp (CPC – Cost per Click) ở các quốc gia phát triển thường cao hơn do sự cạnh tranh và sức mua lớn. Tuy nhiên, nếu phân bổ hợp lý ngân sách và nhắm đúng đối tượng, quảng cáo quốc tế hoàn toàn có thể mang lại tỷ suất sinh lợi cao hơn đáng kể.
Trích dẫn báo cáo từ Lebesgue.io, MIC Creative đã tổng hợp lại thành bảng so sánh CPM/CPC tại Việt Nam và các thị trường quốc tế, doanh nghiệp tham khảo chi tiết dưới đây:


Lưu ý: Các mức chi phí trên mang tính tham khảo và có thể thay đổi tùy vào:
- Ngành hàng và mục tiêu quảng cáo (nhận diện thương hiệu, chuyển đổi, traffic…).
- Chất lượng nội dung và độ phù hợp của quảng cáo với từng nhóm đối tượng.
- Chỉ số hiệu suất tài khoản (Ad Relevance Score, Historical Performance).
Với những con số trên, MIC Creative có thể nhận định xu hướng chi phí quảng cáo Facebook trong năm 2024–2025 như sau:
- Chi phí tại các nước phát triển ở mức cao: Các nước như Mỹ, Úc và các quốc gia Tây Âu duy trì ở mức cao do áp lực cạnh tranh lớn và hành vi tiêu dùng trực tuyến phổ biến. Mặc dù vậy, nhóm này thường có tỷ lệ chuyển đổi tốt nếu nội dung được bản địa hóa phù hợp.
- Các thị trường Đông Nam Á và Nam Á có chi phí thấp: Malaysia, Ấn Độ, Philippines có chi phí thấp hơn đáng kể, phù hợp với doanh nghiệp muốn mở rộng reach ở giai đoạn đầu mà chưa cần đầu tư mạnh vào ngân sách.
- CPM tại Việt Nam ở mức trung bình: Hiện đang tăng dần theo từng năm. Do đó, việc kết hợp quảng cáo trong nước và quốc tế theo chiến lược phân bổ mục tiêu là cần thiết.
- Chiến lược ngân sách cần linh hoạt: Không nên đánh giá đắt – rẻ chỉ dựa trên CPM/CPC, mà phải xét đến Cost per Acquisition (CPA) hoặc Return on Ad Spend (ROAS) theo từng chiến dịch.
MIC Creative gợi ý vận dụng dữ liệu chi phí cho các doanh nghiệp:
- Bắt đầu với ngân sách test nhỏ cho từng thị trường, từ đó tối ưu theo hiệu suất thực tế.
- Ưu tiên chạy các thị trường có CPM trung bình + ROAS tiềm năng cao, thay vì mặc định chọn nơi chi phí thấp nhất.
- Kết hợp targeting nhóm Việt kiều tại các nước có CPM cao trước khi mở rộng sang nhóm native để kiểm soát chi phí.
5. 3 cách tối ưu ngân sách khi chạy quảng cáo Facebook ở nước ngoài
Quảng cáo Facebook ở nước ngoài có thể phát sinh chi phí lớn nếu không có chiến lược phân bổ ngân sách hợp lý. Dưới đây là ba cách tiếp cận được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn nhằm kiểm soát chi phí và tối đa hóa tỷ lệ chuyển đổi:
a) Chạy test A/B riêng biệt cho từng quốc gia
Mỗi quốc gia có đặc điểm tiêu dùng và chi phí quảng cáo khác nhau. Do đó, việc gộp nhiều quốc gia vào một ad set hoặc chiến dịch dùng chung ngân sách (CBO) thường dẫn đến tình trạng phân bổ ngân sách không đều – nơi chi phí thấp sẽ được Facebook ưu tiên phân phối.


Giải pháp là thiết lập các chiến dịch riêng biệt theo từng quốc gia, từ đó:
- Theo dõi sát hiệu quả từng khu vực
- So sánh tỷ lệ tương tác (CTR), chi phí trên mỗi chuyển đổi (CPA)
- Tối ưu nội dung và khung giờ riêng biệt theo hành vi người dùng tại mỗi thị trường
Chiến lược này đòi hỏi thời gian thu thập dữ liệu ban đầu nhưng là bước quan trọng để xây dựng mô hình phân bổ ngân sách hiệu quả về sau.
b) Target nhóm Việt kiều trước khi mở rộng sang Native audience
Việt kiều thường là nhóm có khả năng chi trả cao, có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm từ Việt Nam và ít rào cản ngôn ngữ khi tiếp nhận nội dung quảng cáo tiếng Việt. Nhóm này có thể được xem là cầu nối ban đầu để thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Một số lợi ích khi target nhóm người Việt ở nước ngoài:
- Hiệu quả quảng cáo cao hơn nhờ sự gần gũi về văn hóa và ngôn ngữ
- CPM thường thấp hơn do tệp khách hàng cụ thể và ít cạnh tranh hơn native audience
- Có thể tận dụng dữ liệu để xây dựng Lookalike Audience mở rộng ra khách hàng bản địa
Doanh nghiệp nên bắt đầu bằng nhóm Việt kiều tại các quốc gia mục tiêu, kiểm nghiệm nội dung và quy trình vận hành, trước khi mở rộng phạm vi sang đối tượng bản xứ.
c) Tối ưu khung giờ phân phối quảng cáo
Chi phí quảng cáo không chỉ phụ thuộc vào đối tượng mà còn biến động theo thời điểm trong ngày. Thống kê từ Meta cho thấy quảng cáo thường đắt hơn vào các khung giờ cao điểm hoặc thời gian mua sắm trực tuyến cao.


Doanh nghiệp nên:
- Phân tích báo cáo phân phối theo giờ để xác định thời điểm có CTR tốt với chi phí thấp
- Thiết lập Ad Scheduling để giới hạn thời gian hiển thị quảng cáo trong khung giờ hiệu quả
- Tránh chạy quảng cáo cả ngày hoặc phân phối tự động nếu không có dữ liệu hỗ trợ
Việc tối ưu khung giờ là bước đơn giản nhưng giúp tiết kiệm đáng kể ngân sách khi chạy xuyên múi giờ hoặc đa quốc gia.
6. Rủi ro thường gặp và cách khắc phục lỗi khi chạy quảng cáo Facebook nước ngoài
Việc triển khai quảng cáo Facebook ở thị trường quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với thị trường nội địa. Từ chính sách của nền tảng đến đặc điểm thị trường, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh những lỗi phổ biến sau:
a) Tài khoản bị khóa hoặc hạn chế quảng cáo
Tài khoản quảng cáo có thể bị khóa do truy cập từ nhiều IP khác nhau, đặc biệt khi không sử dụng VPN ổn định hoặc đổi thiết bị liên tục. Ngoài ra, nội dung không phù hợp với chính sách quốc tế, hoặc billing không khớp với khu vực quảng cáo cũng là nguyên nhân phổ biến.
Giải pháp:
- Luôn dùng IP ổn định, hạn chế đăng nhập từ nhiều vị trí hoặc thiết bị
- Kiểm tra kỹ chính sách quảng cáo của Meta theo quốc gia, nhất là với ngành nhạy cảm như tài chính, sức khỏe, giáo dục
- Thiết lập billing phù hợp, nên dùng billing bản địa hoặc agency để tránh checkpoint
- Xác minh tài khoản đầy đủ, chuẩn bị sẵn giấy phép kinh doanh, chứng từ pháp lý nếu quảng cáo ngành yêu cầu
- Xử lý tài khoản quảng cáo Facebook bị vô hiệu hóa theo hướng dẫn của Facebook hoặc đơn vị cung cấp tài khoản.
b) Quảng cáo không hiệu quả hoặc nhắm sai đối tượng
Nhiều chiến dịch thất bại do target sai vị trí địa lý hoặc ngôn ngữ. Ví dụ, target toàn quốc thay vì thành phố cụ thể, hoặc chọn ngôn ngữ sai khiến quảng cáo không phù hợp với hành vi người dùng.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại cài đặt trong Ads Manager: vị trí, ngôn ngữ, độ tuổi, hành vi.
- Sử dụng Facebook Audience Insights để tinh chỉnh đối tượng.
- Theo dõi delivery diagnostics và quality ranking để đánh giá hiệu suất phân phối.
- Tách từng chiến dịch theo ngôn ngữ để A/B test nội dung và nhóm đối tượng.
6. Lời kết
Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã hướng dẫn bạn về 2 cách chạy quảng cáo Facebook ở nước ngoài đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chiến dịch quảng cáo này có thể phức tạp với nhiều yếu tố cần nghiên cứu và đo lường.