Chi phí quảng cáo TikTok: Cách tính và phương pháp tối ưu

Đăng ngày: 03/03/2025
Trong thời kỳ kỷ nguyên số, TikTok đang là mảnh đất màu mỡ cho các thương hiệu tiếp cận hàng triệu người dùng mỗi ngày. Tuy nhiên, phải làm sao để vừa tối đa hóa hiệu quả quảng bá, vừa tối ưu chi phí quảng cáo TikTok là bài toán không hề đơn giản. Trong bài viết này, MIC Creative sẽ hướng dẫn bạn cách tính toán chi phí và chia sẻ những mẹo tối ưu hóa thông minh, giúp chiến dịch quảng cáo của bạn “đáng đồng tiền bát gạo.”
Chi phí quảng cáo TikTok: Cách tính và phương pháp tối ưu

1. Các hình thức mua quảng cáo TikTok

  • Quảng cáo đấu thầu:
Trong cơ chế đấu thầu này, nhà quảng cáo sẽ cạnh tranh để giành quyền hiển thị quảng cáo trước người dùng TikTok. Bạn có thể thiết lập ngân sách, đặt giá thầu và xác định mục tiêu cụ thể cho chiến dịch của mình, chẳng hạn như tăng nhận diện thương hiệu, thu hút lượt truy cập, hoặc thúc đẩy chuyển đổi. Hệ thống TikTok sẽ sử dụng các thông số này để so sánh và xác định quảng cáo nào phù hợp nhất để hiển thị.
TikTok hiện cung cấp 5 giải pháp quảng cáo đấu thầu phổ biến, bao gồm: In-Feed Ads, Collection Ads, Dynamic Showcase Ads, TikTok Shop AdsDeeplink Ads. Đây là những hình thức đa dạng, phù hợp với từng mục tiêu quảng bá khác nhau.
Deeplink Ads
Deeplink Ads
  • Quảng cáo đặt trước:
Với số lượng vị trí hiển thị quảng cáo giới hạn, TikTok cung cấp giải pháp quảng cáo đặt trước nhằm đảm bảo các thương hiệu có thể giữ chỗ cho những vị trí quan trọng và có khả năng tiếp cận cao nhất. Bạn sẽ cần phải liên hệ và làm việc trực tiếp với đội ngũ hỗ trợ của TikTok hoặc các đối tác quảng cáo của họ.
Các định dạng chính trong các loại quảng cáo trên TikTok thuộc nhóm đặt trước bao gồm:
+ TopView Ads: Quảng cáo xuất hiện đầu tiên ngay sau khi người dùng mở ứng dụng, thu hút sự chú ý ngay lập tức và mang lại lượng tiếp cận vượt trội.
+ Branded Effects: Tạo hiệu ứng tương tác độc quyền, cho phép người dùng kết hợp các hiệu ứng thương hiệu vào video và tăng sự gắn kết với thương hiệu.
+ Branded Hashtag Challenge: Các chiến dịch hashtag sáng tạo, khuyến khích cộng đồng tham gia và tạo nội dung liên quan, giúp lan tỏa thông điệp một cách tự nhiên.
Branded Hashtag Challenge Ads
Branded Hashtag Challenge Ads
  • Quảng cáo tiếp cận và tần suất (R&F):
Quảng cáo R&F trên TikTok cho phép bạn định hình rõ ràng đối tượng mục tiêu của mình dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, sở thích và hành vi. Với mức giá cố định và khả năng kiểm soát phạm vi hiển thị, R&F mang lại sự ổn định cho chiến dịch quảng cáo, giúp bạn dễ dàng dự toán ngân sách.
Các hình thức phân phối R&F trên TikTok bao gồm:
+ Standard (Tiêu chuẩn): Cho phép quảng cáo tiếp cận người dùng với mức độ hiển thị ổn định trong suốt chiến dịch.
+ Top Feed (Đầu trang tin): Tăng cường khả năng hiển thị bằng cách ưu tiên quảng cáo xuất hiện ở đầu trang tin. Hình thức này mang lại hiệu quả vượt trội hơn so với Standard.

2. Chi phí quảng cáo TikTok là bao nhiêu?

Chi phí quảng cáo TikTok là bao nhiêu?
Chi phí quảng cáo TikTok là bao nhiêu?

2.1. Chi phí quảng cáo TikTok tối thiểu

Chi phí quảng cáo TikTok tối thiểu bạn cần chi trả để chạy TikTok Ads là 200.000 VNĐ, nhưng bạn cũng cần chú ý rằng mức ngân sách này sẽ tăng lên tùy thuộc vào loại hình quảng cáo và cách bạn thiết lập chiến dịch.
TikTok cung cấp hai tùy chọn ngân sách cơ bản để nhà quảng cáo linh hoạt điều chỉnh chi phí, bao gồm tổng ngân sáchngân sách hàng ngày. Cụ thể, chi phí tối thiểu được yêu cầu ở hai cấp độ như sau:
  • Cấp chiến dịch: 500.000 VNĐ. Đây là tổng chi phí cho toàn bộ chiến dịch quảng cáo, phù hợp với những kế hoạch dài hạn hoặc mục tiêu lớn.
  • Cấp nhóm quảng cáo: 400.000 VNĐ. Đây là mức chi phí áp dụng cho từng nhóm quảng cáo trong một chiến dịch, giúp bạn kiểm soát ngân sách ở mức chi tiết hơn.

2.2. Chi phí chạy quảng cáo TikTok 1 tháng

Dựa vào quy mô, loại hình doanh nghiệp, chi phí chạy quảng cáo TikTok 1 tháng sẽ được phân bổ cụ thể như sau:
Loại hình doanh nghiệp
Chi phí chạy quảng cáo TikTok 1 tháng
Doanh nghiệp mới
Chi phí trung bình cho 1 tháng quảng cáo trên TikTok là 12.100.000 VNĐ, bao gồm:
  • Ngân sách quảng cáo: 10.000.000 VNĐ
  • Chi phí thiết lập 3 mẫu quảng cáo: 600.000 VNĐ
  • Theo dõi và tối ưu chiến dịch: 1.000.000 VNĐ
  • Tối ưu kênh TikTok: 500.000 VNĐ
Doanh nghiệp startup
Chi phí trung bình cho 1 tháng quảng cáo trên TikTok là 22.900.000 VNĐ, bao gồm:
  • Ngân sách quảng cáo: 20.000.000 VNĐ
  • Chi phí thiết lập 3 mẫu quảng cáo: 600.000 VNĐ
  • Theo dõi và tối ưu chiến dịch: 1.800.000 VNĐ
  • Tối ưu kênh TikTok: 500.000 VNĐ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)
Chi phí trung bình cho 1 tháng quảng cáo trên TikTok là 32.900.000 VNĐ, bao gồm:
  • Ngân sách quảng cáo: 30.000.000 VNĐ
  • Chi phí thiết lập 3 mẫu quảng cáo: 600.000 VNĐ
  • Theo dõi và tối ưu chiến dịch: 2.400.000 VNĐ
  • Tối ưu kênh TikTok: 500.000 VNĐ

3. Cách tính chi phí quảng cáo TikTok

Trước khi đến với các cách tính chi phí và để hiểu rõ hơn về lý do chi phí quảng cáo TikTok có sự biến động, chúng ta cần xem xét những yếu tố sau:
  • Đối tượng mục tiêu và đặc điểm người dùng: Những đối tượng có đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, hành vi mua sắm hoặc vị trí địa lý cụ thể có thể khiến giá thầu cao hơn. Đây là vì những nhóm người dùng này có khả năng thực hiện hành động mục tiêu (như mua hàng hoặc tải ứng dụng) cao hơn, do đó chúng có giá trị lớn hơn đối với các nhà quảng cáo.
  • Mức độ cạnh tranh trong ngành: Các ngành như thời trang hay tiêu dùng nhanh có sự cạnh tranh gay gắt, vì nhiều thương hiệu khác cũng đang cố gắng tiếp cận cùng một nhóm đối tượng người dùng. Khi các nhà quảng cáo cùng đấu thầu vào những khung giờ hoặc từ khóa phổ biến, giá thầu sẽ tăng lên để giành lấy sự chú ý của người dùng
  • Mục tiêu hành động: Khi chiến dịch quảng cáo của bạn nhắm đến những hành động có giá trị lớn như việc mua hàng hoặc tải ứng dụng, giá thầu sẽ có xu hướng cao hơn. Điều này là do những hành động này có tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của các nhà quảng cáo, khiến các chiến dịch này có mức độ cạnh tranh cao và cần một mức ngân sách lớn hơn để thu hút người dùng thực hiện hành động đó.
  • Độ tương thích của quảng cáo với nền tảng: TikTok ưu tiên các quảng cáo có tính sáng tạo và phù hợp với nền tảng. Những quảng cáo phù hợp với văn hóa người dùng, mang tính giải trí và dễ dàng kết nối với cộng đồng TikTok sẽ được phân phối tốt hơn và có thể giảm chi phí quảng cáo. Những quảng cáo không tạo được sự chú ý hoặc không phù hợp với phong cách của TikTok sẽ bị giảm hiệu quả và sẽ cần giá thầu cao hơn để duy trì sự phân phối.
Để nắm bắt về cách chi phí quảng cáo TikTok, đặc biệt là các phương thức đấu thầu, chúng ta sẽ đi sâu vào các loại hình đấu thầu phổ biến và cách mỗi phương thức này ảnh hưởng đến ngân sách và hiệu quả chiến dịch trong phần nội dung dưới đây:

3.1. Đấu thầu

  • CPM (Cost Per Mille) – Chi phí mỗi 1.000 lượt hiển thị
Phương thức này cho phép bạn đặt giá thầu cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo. Với chi phí trung bình khoảng 2 USD (~50.000 VNĐ), TikTok sẽ phân phối quảng cáo sao cho đạt được số lượng hiển thị tối đa trong phạm vi ngân sách.
  • oCPM (Optimized Cost per Mille) – Chi phí mỗi 1.000 lượt hiển thị được tối ưu
Đây là phiên bản nâng cao của CPM, TikTok không chỉ hiển thị quảng cáo mà còn nhắm mục tiêu đến những người dùng có khả năng cao sẽ thực hiện hành động, như mua hàng hoặc cài đặt ứng dụng. Với oCPM, quảng cáo của bạn được ưu tiên hiển thị trước những khách hàng tiềm năng nhất, đảm bảo vừa tăng lượt tiếp cận vừa cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
  • CPV (Cost Per View) – Chi phí mỗi 1.000 lượt xem
Với CPV, bạn có thể đặt giá thầu để thanh toán dựa trên số lượt xem video của người dùng, tùy theo thời lượng họ xem (2 giây, 6 giây hoặc toàn bộ video). TikTok sẽ tối ưu hóa ngân sách để đạt số lượt xem cao nhất trong phạm vi chi tiêu.
  • CPC (Cost Per Click) – Chi phí mỗi lượt nhấp
Phương thức CPC tập trung vào việc tối ưu hóa số lượt nhấp chuột vào liên kết hoặc website của bạn. Chi phí trung bình cho mỗi lượt nhấp khoảng 5.000 VNĐ và TikTok sẽ phân phối quảng cáo đến những người dùng có khả năng nhấp chuột cao nhất.

3.2. Đặt trước

Chi phí quảng cáo TikTok
TopView Ads
Branded Effect Ads
Branded Hashtag Challenge Ads
  • Cơ bản (1 lượt hiển thị): 1,35 USD
  • Nhắm mục tiêu (1 lượt hiển thị): 1,69 USD
  • Ngân sách tối thiểu/ngày: 10,800 USD/8 triệu lượt hiển thị (thị trường Việt Nam)
  • Hiệu ứng 2D/2D Pro: 37,350 USD
  • Hiệu ứng nâng cao (3D/GBE): 67,350 USD
  • Ưu đãi 3 ngày đầu: 11,100 USD
  • Chi phí tối thiểu cho một chiến dịch: 29,500 USD
  • Tổng ngân sách tối đa (70 ngày): 40,600 USD

3.3. Tiếp cận và tần suất (R&F)

Ngân sách tối thiểu cho một chiến dịch R&F kéo dài một tuần dao động khoảng 1.200.000 VNĐ (khoảng 53,69 USD), mang lại kết quả ấn tượng với các chỉ số dự kiến như:
  • Reach (Số lượng người tiếp cận): 100.000 người.
  • Frequency (Tần suất hiển thị): 1.28, tức trung bình 128 người tiếp cận sẽ có 28 người nhìn thấy quảng cáo ít nhất 2 lần.
Mức giá cố định cùng kết quả ước tính của quảng cáo R&F sẽ giúp bạn dự trù ngân sách và theo dõi hiệu suất của chiến dịch. Sau khi cung cấp thông tin về đối tượng, mục đích, và ngân sách, hệ thống TikTok sẽ tự động tính toán các chỉ số ước tính như:
  • Số lượng đối tượng tiếp cận.
  • Số lượt hiển thị quảng cáo.
  • Chi phí trung bình cho mỗi 1.000 lượt hiển thị (CPM).

4. Mẹo tối ưu chi phí quảng cáo TikTok hiệu quả

Mẹo tối ưu chi phí quảng cáo TikTok hiệu quả
Mẹo tối ưu chi phí quảng cáo TikTok hiệu quả
Tạo một chiến dịch quảng cáo trên TikTok không chỉ dừng lại ở việc thiết kế video hấp dẫn. Để đạt hiệu quả cao nhất và tiết kiệm ngân sách, bạn cần áp dụng các phương pháp tối ưu hóa thông minh dưới đây. Nếu bạn muốn tìm hiểu toàn diện, hãy tham khảo bài viết hướng dẫn chạy quảng cáo TikTok
để đạt được hiệu suất tối ưu nhất.

4.1. Xác định chính xác đối tượng mục tiêu

Bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, sở thích, và hành vi của người dùng. Việc này giúp đảm bảo quảng cáo của bạn được hiển thị đến những người thực sự quan tâm, từ đó giảm thiểu việc lãng phí ngân sách vào các nhóm đối tượng không phù hợp.
Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh phụ kiện thời trang, nhóm đối tượng lý tưởng có thể là nữ giới từ 18-30 tuổi, thường xuyên theo dõi nội dung liên quan đến thời trang, làm đẹp hoặc xu hướng phong cách sống trên TikTok.

4.2. Thiết lập ngân sách linh hoạt

Khi thiết lập ngân sách quảng cáo, bạn có thể chọn giữa ngân sách mởngân sách hàng ngày để điều chỉnh chiến dịch sao cho hiệu quả nhất.
  • Ngân sách mở: Đây là lựa chọn lý tưởng nếu bạn chưa xác định được mức chi phí tối ưu cho chiến dịch. TikTok sẽ linh hoạt phân phối ngân sách dựa trên hiệu suất của quảng cáo và nhóm đối tượng mục tiêu. Điều này giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhất mà không cần phải lo lắng về việc phân bổ ngân sách quá cứng nhắc.
  • Ngân sách hàng ngày: Để kiểm soát chi tiêu một cách chính xác hơn, bạn có thể thiết lập ngân sách hàng ngày. Phương pháp này giúp bạn theo dõi và điều chỉnh mức chi tiêu theo thời gian thực, đảm bảo quảng cáo không vượt ngân sách. Ví dụ, nếu bạn đặt ngân sách hàng ngày là 30 USD, bạn có thể phân tích kết quả sau mỗi 24 giờ và điều chỉnh ngân sách hoặc chiến lược quảng cáo sao cho hiệu quả nhất mà không lo vượt mức chi tiêu dự kiến.
Thông qua việc thiết lập ngân sách linh hoạt, bạn có thể tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch quảng cáo mà vẫn kiểm soát được chi phí.

4.3. Tối ưu chi phí khi chạy quảng cáo chuyển đổi TikTok

Để tối ưu chi phí khi chạy quảng cáo chuyển đổi trên TikTok, bạn cần có chiến lược rõ ràng và tuân thủ các nguyên tắc vận hành của hệ thống. Trước hết, hãy xác định chính xác hành động mà bạn muốn người dùng thực hiện, như tải ứng dụng, mua hàng, hoặc điền thông tin.
Khi chiến dịch bắt đầu, giai đoạn tìm hiểu là thời điểm TikTok thu thập dữ liệu để tìm cách phân phối quảng cáo hiệu quả nhất. Trong quá trình này, hệ thống sẽ thử nghiệm các cách hiển thị khác nhau để hiểu rõ hành vi của đối tượng mục tiêu. Vì vậy, bạn không nên thay đổi các yếu tố như ngân sách, giá thầu, hay đối tượng mục tiêu trước khi đạt được ít nhất 50 lượt chuyển đổi.
Lưu ý: Để hỗ trợ giai đoạn này, bạn cần duy trì ít nhất 50% ngân sách đã thiết lập ban đầu. Điều này đảm bảo TikTok có đủ dữ liệu để phân tích và tối ưu hóa hiệu suất. Nếu bạn giảm ngân sách đột ngột hoặc đặt ngân sách quá thấp sẽ khiến hệ thống không thu thập đủ thông tin, dẫn đến việc phân phối quảng cáo kém hiệu quả.
Sau khi giai đoạn tìm hiểu hoàn tất, bạn nên giữ nguyên cài đặt ít nhất 48 giờ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào liên quan đến giá thầu, đối tượng mục tiêu, hoặc ngân sách. Khoảng thời gian này là cần thiết để hệ thống ổn định và đo lường hiệu quả. Điều này giống như việc chăm sóc một cây non – hãy để nó có thời gian bám rễ vững chắc trước khi thay đổi môi trường hoặc cách chăm sóc.

4.4. Sử dụng tài khoản TikTok Agency

Tài khoản TikTok Agency từ MIC Creative
Tài khoản TikTok Agency từ MIC Creative
Tài khoản TikTok Agency là loại tài khoản được thiết kế riêng để hỗ trợ việc quảng cáo hiệu quả hơn, giúp bạn giảm thiểu các chi phí không cần thiết và linh hoạt trong việc quản lý ngân sách. Đây là một trong những cách tối ưu quảng cáo TikTok được nhiều thương hiệu lớn lựa chọn.
Khi sử dụng tài khoản TikTok Agency, bạn chỉ cần nạp tiền trực tiếp thông qua Agency mà không phải trả thêm bất kỳ khoản thuế nào. Ngoài ra, với tài khoản TikTok Agency, quảng cáo sẽ “cắn tiền” nhanh hơn, nghĩa là chiến dịch của bạn được triển khai ngay mà không gặp tình trạng chậm trễ hoặc bị giới hạn ngân sách như các tài khoản thông thường.

4.5. Kiểm tra và tối ưu hóa thường xuyên

Để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trên TikTok, việc theo dõi và phân tích hiệu suất quảng cáo là điều không thể thiếu. TikTok Ads Manager cung cấp cho bạn các chỉ số quan trọng như lượt hiển thị, lượt xem, tỷ lệ nhấp (CTR) và tỷ lệ chuyển đổi (CVR). Những chỉ số này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu quả chiến dịch và điều chỉnh kịp thời.
Bên cạnh việc theo dõi các chỉ số này, bạn cũng nên thử nghiệm các định dạng quảng cáo khác nhau để tìm ra cách tiếp cận tối ưu nhất. Ví dụ, nếu quảng cáo hiện tại với hình ảnh tĩnh có tỷ lệ nhấp thấp, bạn có thể thử thay thế bằng video ngắn hấp dẫn với âm nhạc bắt tai. Những thay đổi này có thể giúp thu hút người xem và cải thiện hiệu quả chiến dịch.

4.6. Sử dụng dữ liệu lịch sử trong tài khoản

Nếu bạn đã từng chạy quảng cáo trên TikTok, dữ liệu lịch sử từ các chiến dịch trước đó sẽ là tài nguyên quý giá giúp bạn tối ưu hóa các chiến dịch sau này. Các thông tin như mức chi tiêu trung bình hàng ngày, tỷ lệ nhấp (CTR), tỷ lệ chuyển đổi (CVR) và chi phí mỗi lượt nhấp (CPC) sẽ giúp bạn đánh giá hiệu suất của các nhóm quảng cáo trước đó.
Dựa trên các dữ liệu này, bạn có thể đưa ra những quyết định chính xác hơn khi thiết lập ngân sách cho các chiến dịch mới. Đồng thời, dữ liệu lịch sử còn giúp bạn tránh những sai lầm trước đây. Nếu một nhóm quảng cáo tiêu tốn quá nhiều ngân sách mà không mang lại hiệu quả, bạn có thể điều chỉnh lại chiến lược hoặc không tái sử dụng phương pháp tương tự trong các chiến dịch tiếp theo.

4.7. Tối ưu nội dung quảng cáo

Khi triển khai chiến dịch quảng cáo trên TikTok, việc tối ưu hóa nội dung quảng cáo đóng vai trò then chốt giúp giảm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả tiếp cận và chuyển đổi. Để làm được điều này, các nhà quảng cáo cần hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung và cách tận dụng nền tảng TikTok tối ưu nhất. Dưới đây là một số phương pháp giúp tối ưu nội dung quảng cáo hiệu quả:
  • Đảm bảo tính sáng tạo và phù hợp với nền tảng TikTok: TikTok nổi bật với tính giải trí cao và phong cách sáng tạo, do đó, nội dung quảng cáo cần phải hài hước, thú vị và dễ tiếp cận. Video quảng cáo phải phù hợp với văn hóa TikTok, nơi các video ngắn gọn, vui nhộn, và dễ dàng chia sẻ sẽ có cơ hội thu hút người xem cao hơn.
  • Tối ưu hóa độ dài video: TikTok nổi bật với các video ngắn, vậy nên thời gian xem của người dùng là yếu tố quan trọng quyết định chi phí quảng cáo. Các video quảng cáo ngắn, từ 5 đến 15 giây, sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc giữ người xem không bỏ qua.
  • Chú trọng vào đầu video để thu hút ngay lập tức: Người dùng có xu hướng bỏ qua quảng cáo nếu nó không gây ấn tượng ngay lập tức. Vì vậy, bạn cần tận dụng 3 giây đầu tiên để “bắt” sự chú ý của người xem. Để tăng khả năng giữ người xem, bạn có thể sử dụng các câu hook thật ấn tượng như: “Bạn biết không, chỉ với 5 phút mỗi ngày, bạn có thể thay đổi làn da của mình!” hay “Làm thế nào để tiết kiệm 50% chi phí cho bữa ăn mỗi ngày?”
  • Sử dụng lời kêu gọi hành động (CTA): CTA cần rõ ràng và thuyết phục để thúc đẩy người xem thực hiện hành động mà bạn mong muốn. Ví dụ, Nếu bạn đang chạy chiến dịch quảng cáo cho một sản phẩm làm đẹp, CTA có thể sử dụng là “Tải ngay ứng dụng và nhận voucher giảm giá 30% cho lần mua đầu tiên!” Điều này sẽ tạo sự khẩn cấp và thúc đẩy người xem hành động ngay lập tức.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo TikTok

  • Ngành hàng và mức độ cạnh tranh trong thị trường
Chi phí quảng cáo trên TikTok có sự biến động rõ rệt giữa các ngành hàng, đặc biệt là trong những lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao. Trong khi các ngành tiêu dùng nhanh như F&B hay thời trang thường có chi phí quảng cáo cao hơn do nhu cầu và sự cạnh tranh lớn, các ngành ít cạnh tranh như giáo dục hay công nghệ có thể có mức chi phí thấp hơn.
Cụ thể, trong ngành thời trang, vì đối tượng người tiêu dùng thường xuyên thay đổi sở thích và hành vi mua sắm, mức độ cạnh tranh rất lớn. Điều này khiến chi phí quảng cáo của các thương hiệu thời trang trở nên cao hơn, đặc biệt là khi các chiến dịch được chạy vào các dịp lễ hoặc mùa cao điểm. Tương tự, trong ngành F&B, sự thay đổi nhanh chóng trong khẩu vị và xu hướng tiêu dùng cũng dẫn đến việc tăng chi phí khi các thương hiệu liên tục cạnh tranh để thu hút người tiêu dùng.
  • Chất lượng nội dung quảng cáo
Các chỉ số như CTR (Click-Through Rate), Video Watch TimeEngagement Rate là những yếu tố mà TikTok sử dụng để đánh giá hiệu quả quảng cáo. Quảng cáo có CTR cao thể hiện rằng người dùng dễ dàng bị thu hút và nhấp vào quảng cáo, trong khi Video Watch Time càng lâu càng chứng tỏ nội dung hấp dẫn và giữ người xem ở lại lâu hơn. Engagement Rate, tức tỷ lệ tương tác (like, comment, share), cho thấy mức độ quan tâm của người dùng đối với quảng cáo.
Để tối ưu hóa chi phí, bạn cần sản xuất các quảng cáo có nội dung sáng tạo, phù hợp với văn hóa người dùng TikTok. Một quảng cáo có nội dung thu hút, được người dùng chia sẻ hoặc bình luận nhiều sẽ giúp giảm chi phí nhờ vào việc tăng cường phân phối và tối ưu hóa hiệu quả.
  • Định dạng quảng cáo TikTok
Các định dạng quảng cáo như In-Feed Ads, TopView Ads, và Branded Hashtag Challenges có ảnh hưởng lớn đến giá thầu, cụ thể:
+ In-Feed Ads: Đây là loại quảng cáo có chi phí tương đối thấp vì chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và không gây gián đoạn quá nhiều đến trải nghiệm người dùng.
+ TopView Ads: Chi phí của TopView Ads thường cao hơn In-Feed Ads do khả năng tiếp cận và tác động mạnh mẽ của nó đối với người dùng.
+ Branded Hashtag Challenges: Đây là một trong những định dạng quảng cáo có chi phí cao nhất, vì chúng yêu cầu một ngân sách lớn để tạo ra một chiến dịch thú vị và lan truyền trên nền tảng, đồng thời khuyến khích người dùng tham gia tạo nội dung.
  • Đối tượng mục tiêu và phương pháp tiếp cận
Bằng cách nhắm đến những nhóm người dùng có khả năng hành động cao, bạn có thể giảm chi phí đồng thời gia tăng hiệu quả chiến dịch. TikTok cung cấp một số phương pháp tiếp cận phổ biến như Lookalike Audience, Interest Targeting, và Behavior Targeting. Mỗi phương pháp có ảnh hưởng khác nhau đến chi phí quảng cáo:
+ Lookalike Audience: Nhắm đến những người có hành vi và sở thích tương tự với nhóm khách hàng hiện tại có thể làm tăng khả năng chuyển đổi và giảm chi phí quảng cáo. Vì những người này có xu hướng hành động (mua hàng, đăng ký, v.v.) giống với khách hàng mục tiêu, chi phí mỗi lượt chuyển đổi sẽ thấp hơn so với việc tiếp cận đối tượng ngẫu nhiên.
+ Interest Targeting: Tiếp cận những người có sự quan tâm thực sự đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giúp tăng khả năng tương tác với quảng cáo. Khi quảng cáo được phân phối đến đối tượng có mối liên hệ chặt chẽ với sản phẩm, tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn, từ đó giảm chi phí quảng cáo.
+ Behavioral Targeting: Tập trung vào hành vi tiêu dùng của người dùng, như những người đã thực hiện hành động mua sắm hoặc tìm kiếm sản phẩm tương tự. Khi tiếp cận những người có hành vi mua sắm rõ ràng, khả năng thực hiện hành động cao sẽ giúp tối ưu hóa chi phí mỗi lượt chuyển đổi, vì nhóm đối tượng này có mức độ quan tâm cao và có khả năng chuyển đổi nhanh chóng hơn.
  • Thời gian và mùa cao điểm trong năm
Chi phí quảng cáo trên TikTok có xu hướng thay đổi theo thời gian và mùa trong năm. Các mùa cao điểm như Tết Nguyên Đán, các dịp lễ lớn (Giáng Sinh, Black Friday, v.v.) hay mùa back-to-school là thời điểm nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh quảng cáo. Lượng người dùng TikTok tăng mạnh trong các dịp này khiến các nhà quảng cáo phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dẫn đến việc chi phí quảng cáo tăng cao. Nếu bạn chọn thời gian không phải cao điểm, bạn có thể có chi phí quảng cáo thấp hơn, nhưng lượng tiếp cận và tần suất có thể bị giảm.

6. Kết luận

Qua bài viết trên, MIC Creative đã chia sẻ thông tin chi tiết về cách tính và tối ưu chi phí quảng cáo TikTok một cách hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm ngân sách mà vẫn đạt được mục tiêu quảng bá. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ là cẩm nang giúp bạn xây dựng chiến lược quảng cáo thành công trên TikTok.
Nếu bạn đang có nhu cầu liên quan đến dịch vụ quảng cáo TikTok Ads cùng các dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing