Chiến lược PR là gì? Các chiến lược PR phổ biến nhất

Đăng ngày: 23/08/2024

Để có thể tạo danh tiếng tốt với cộng đồng khách hàng và trong xã hội, việc triển khai các chiến lược PR là một trong những hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong bài viết này, MIC Creative sẽ cùng bạn tìm hiểu về chiến lược PR và cách xây dựng chiến lược PR hiệu quả

Chiến lược PR là gì? Các chiến lược PR phổ biến nhất

1. Chiến lược PR là gì? 

Chiến lược PR (Public Relation) Quan hệ công chúng là tập hợp các hoạt động xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng. Các hoạt động PR được triển khai nhằm mục đích tạo dựng và duy trì hình ảnh tích cực về thương hiệu trong nhận thức cộng đồng, giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm dễ dàng được cộng đồng chấp nhận hơn.

Chiến lược PR là gì?
Chiến lược PR là gì?

Đối tượng được hướng đến của chiến lược PR vô cùng đa dạng, phụ thuộc vào mục tiêu, thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng đến: Khách hàng, đối tác, báo chí,… Tương ứng với mỗi đối tượng đó, hoạt động PR cũng có một lượng phong phú các lựa chọn kênh truyền thông, có thể kể đến gồm mạng xã hội, các trang báo, sự kiện, hội thảo,… 

Ví dụ: Nếu bạn muốn tạo dựng hình ảnh của một thương hiệu có đóng góp cho sự phát triển cộng đồng, xã hội, chiến dịch PR của bạn có thể là sự kiện từ thiện, thiện nguyện, được triển khai trên các trang báo, truyền hình, mạng xã hội.

2. Chiến lược PR đem lại lợi ích gì?

Một chiến lược PR được xây dựng chi tiết và hiệu quả sẽ đem lại các lợi ích sau: 

  • Gia tăng nhận thức về thương hiệu: Bản chất của hoạt động truyền thông là giúp doanh nghiệp của bạn có được sự chú ý từ phía cộng đồng. Chiến dịch PR hiệu quả sẽ giúp nhiều khách hàng biết đến thương hiệu của bạn hơn.
  • Tạo dựng hình ảnh tích cực: Bằng các chiến lược truyền thông, bạn có thể dễ dàng truyền tải các thông điệp, hình ảnh tích cực về thương hiệu.
  • Gia tăng mức độ uy tín: Với các thông điệp tích cực được truyền tải, khách hàng sẽ có niềm tin hơn vào thương hiệu của bạn, giúp bạn có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Thu hút khách hàng và đối tác: Bằng cách tối ưu chiến lược PR tới từng thị trường cụ thể, bạn sẽ thu hút được tệp khách hàng tiềm năng và các đối tác kinh doanh mới.
  • Hỗ trợ xử lý khủng hoảng: Các chiến lược PR sẽ giúp bạn định hướng dư luận, giúp bạn nhanh chóng giải quyết các vấn đề, khủng hoảng truyền thông, hạn chế tổn thất cho danh tiếng của thương hiệu.
Lợi ích từ các chiến lược PR
Lợi ích từ các chiến lược PR

3. Tổng hợp các chiến lược PR phổ biến nhất 2024

Sau đây, MIC Creative sẽ tổng hợp các chiến lược PR hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay:

3.1. Sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng

Mục tiêu của các chiến lược PR là tạo ra sự thu hút và độ tin cậy về cho sản phẩm, dịch vụ và tên tuổi thương hiệu. Chính vì thế, các chiến lược PR có sự góp mặt của người nổi tiếng luôn đem lại kết quả vô cùng tích cực.

Người nổi tiếng có vai trò lớn trong chiến lược PR
Người nổi tiếng có vai trò lớn trong chiến lược PR

Trong hoạt động truyền thông, người nổi tiếng có thể được phân thành các nhóm sau: :

  • KOL (Key Opinion Leader): Là những người có chuyên môn cao trong một lĩnh vực nào đó, có uy tín và tầm ảnh hưởng rộng. Phạm vi hoạt động của họ rất đa dạng: trong các sự kiện ngoài đời hay trên sóng truyền hình, báo đài và đôi khi là cả trên mạng xã hội.
  • KOC (Key Opinion Consumer): Là những có xuất thân là người tiêu dùng, khách hàng có kinh nghiệm sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Họ có thể là các Blogger, Vlogger, Reviewer,… hoạt động chủ yếu trên website, mạng xã hội, blog,…
  • Influencer: Là những người có lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội, có khả năng tạo ra xu hướng và thu hút sự chú ý của công chúng. Nền tảng hoạt động chủ yếu của họ là YouTube, TikTok, Instagram và đôi khi là một số sự kiện Offline có liên quan khác.

Mẹo lựa chọn người nổi tiếng:

  • Bạn nên lựa chọn người nổi tiếng hoạt động chính trên nền tảng bạn muốn triển khai (ví dụ: Chiến dịch PR trên TikTok thì nên dùng các Idol trên TikTok).
  • Chi phí thuê người nổi tiếng được tính theo chiến dịch hoặc theo sản phẩm nội dung đăng tải. Ngoài ra cũng theo mức độ nổi tiếng của người nổi tiếng đó
  • Bạn nên thường xuyên trao đổi với Idol bạn thuê nâng cao mối quan hệ cộng tác giữa đôi bên.

3.2. Triển khai các sự kiện

Sự kiện chính là một trong những giải pháp chiến lược PR tuyệt vời mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện. Đây chính là dịp giúp doanh nghiệp có thể tạo ra sự kết nối với cộng đồng người tiêu dùng, tạo cơ hội cho khách hàng có thể được thông tin, trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.

Sự kiện Đếm ngược PR cho thương hiệu bia Heineken
Sự kiện Đếm ngược PR cho thương hiệu bia Heineken

Các doanh nghiệp có thể tự triển khai sự kiện dưới dạng triển lãm, trưng bày, Showroom Offline,… Nếu bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn cũng có thể tham gia vào các sự kiện tổng hợp như hội chợ, triển lãm,… được các đơn vị khác tổ chức, giúp bạn tiết kiệm được một lượng chi phí không hề nhỏ.

3.3. Kết hợp PR và Marketing

Marketing và PR luôn được biết đến là 02 bù đắp cho nhau, góp phần làm nên thành công của một chiến dịch truyền thông. Do đó, bạn nên cân nhắc sử dụng các phương pháp nghiệp vụ Marketing để hỗ trợ cho kế hoạch PR của bạn.

Banner quảng cáo cho sự kiện VIETBUILD
Banner quảng cáo cho sự kiện VIETBUILD

Một trong những phương pháp phổ biến thường thấy là sử dụng các dịch vụ quảng cáo trả phí (Ads) trong các chiến lược PR. Hầu hết các nền tảng trực tuyến (mạng xã hội, website báo chí, Google,…) đều hỗ trợ chạy quảng cáo với khả năng lan tỏa nhanh chóng. Với các chiến lược PR ngoài trời, bạn có thể cân nhắc các phương pháp Marketing truyền thống như Standee, Banner, biển hiệu,…

3.4. Thực hiện các hoạt động xã hội

Một trong những cách giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được cái nhìn thiện cảm và được cộng đồng chú ý nhất đó là tổ chức các hoạt động xã hội. Các hoạt động trách nhiệm xã hội – hay còn được viết tắt là CSR – là các hoạt động hướng đến giá trị cộng đồng như an toàn môi trường, từ thiện, ủng hộ phòng chống thiên tai,…

Thương hiệu mì Hảo Hảo - AceCook hỗ trợ miền Trung
Thương hiệu mì Hảo Hảo – AceCook hỗ trợ miền Trung

Ở Việt Nam đã có không ít các thương hiệu lớn áp dụng CSR trong chiến lược PR của họ. Những cái tên nổi bật có thể kể đến gồm Vinamilk với chiến dịch “Vươn cao Việt Nam”, Omo với chiến dịch “Ngại gì vết bẩn”,…

3.5. Truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ tuy xuất hiện đã lâu nhưng cho tới những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu chú ý đến hình thức PR này. Hiểu đơn giản, truyền thông nội bộ là việc bạn sử dụng chính đội ngũ nhân sự bên trong doanh nghiệp chia sẻ các giá trị tốt đẹp của doanh nghiệp đến với cộng đồng.

MIC Creative và các hoạt động tập thể gắn kết nhân viên
MIC Creative và các hoạt động tập thể gắn kết nhân viên

Cụ thể, bằng việc tạo ra các giá trị tích cực thông qua các hoạt động Teambuilding (xây dựng đội nhóm), tháng sinh nhật, khen thưởng xuất sắc, thi đua,… bạn sẽ giúp đội ngũ nhân sự tin tưởng, hài lòng, tạo động lực giúp họ lan tỏa hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đến với cộng đồng, giúp tạo cái nhìn thiện cảm, chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

3.6. Triển khai các nội dung UGC

UGC là từ viết tắt của User – Generated Content, là những nội dung do người tạo ra về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp quảng bá tên tuổi thương hiệu. Đây là chiến lược PR gián tiếp, giúp tạo ra sự lan tỏa thương hiệu dưới dạng Word-of-mouth (Marketing truyền miệng) đến từ chính bên trong cộng đồng.

Nội dung UCG
Nội dung UCG

Một số dạng nội dung UGC thường thấy là:

  • Review sản phẩm, dịch vụ, đập hộp (unbox),…
  • Các nội dung có chứa yếu tố thương hiệu (có hình ảnh, tag tên – Fanpage thương hiệu, sử dụng #Hashtag,…)
  • Bình luận, chia sẻ, đánh giá của người dùng trên các diễn đàn.

Bạn có thể kêu gọi người dùng thực hiện các nội dung UGC bằng cách kêu gọi đánh giá sản phẩm trên mạng xã hội hoặc thuê, gửi mẫu sản phẩm tới cho các Reviewer, người nổi tiếng trong ngành. Lời nói của các nhân vật này có giá trị niềm tin rất lớn trong cộng đồng, góp phần giúp bạn truyền tải được giá trị sản phẩm một cách hiệu quả và vô cùng tiết kiệm.

4. Lời kết

Qua bài viết này, MIC Creative đã chia sẻ về chiến lược PR và cách tạo chiến lược PR. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn hiểu và triển khai các các chiến lược mà công ty cần để PR hiệu quả hơn, đem lại lợi thế cạnh tranh và nâng cao tên tuổi thương hiệu bạn. 

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ Marketing – Truyền thông – Quảng cáo, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo. 

MIC CREATIVE – Your Success, Our Future

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing