1. External Link (Outbound link) là gì?
-
https://www.external-domain.com/: là url của trang đích bên ngoài mà bạn muốn trỏ đến.
-
Link Anchor Text: là từ khóa hoặc đoạn văn bản dùng để đặt external link vào đó.
Ví dụ: <a href=”https://miccreative.vn/“>Cách chọn từ khóa SEO</a>
https://miccreative.vn/: Đây là URL của trang web bên ngoài mà bạn muốn trỏ đến. Cách chọn từ khóa SEO: Đây là anchor text, từ khóa hoặc đoạn văn bản mà người dùng sẽ nhìn thấy và nhấp vào để truy cập vào liên kết bên ngoài.
2. Sự khác biệt giữa External Link và Internal Link
Tiêu chí
|
External Link (Liên kết ngoài)
|
Internal Link (Liên kết nội bộ)
|
Định nghĩa
|
Liên kết dẫn người dùng đến một website khác ngoài trang của bạn.
|
Liên kết dẫn người dùng đến các trang khác trong cùng một website.
|
Đặc điểm
|
Số lượng và chất lượng link được đảm bảo, nhiều quá sẽ gây phản tác dụng.
|
Không giới hạn số lượng internal link trong một page, đảm bảo link không trùng lặp.
|
Lợi ích cho SEO
|
Tăng độ uy tín (domain authority) cho trang web khi liên kết đến các nguồn tin cậy.
|
Cải thiện cấu trúc SEO tổng thể của website, phân phối Link Juice giữa các trang trong website.
|
Tác động đến người dùng
|
Cung cấp nguồn tham khảo và mở rộng thông tin cho người dùng.
|
Điều hướng người dùng đến các trang liên quan và giữ họ ở lại website lâu hơn.
|
Quản lý
|
Không thể kiểm soát các trang web mà bạn liên kết đến.
|
Hoàn toàn kiểm soát các liên kết nội bộ trên website của mình.
|
Ví dụ
|
Trong bài viết hướng dẫn SEO, bạn đặt liên kết ngoài để dẫn đến các công cụ SEO như Ahrefs, Moz,…
|
Trong bài viết về chiến lược SEO, bạn có thể liên kết đến các bài viết khác của mình như “Cách tối ưu hóa tốc độ website” hoặc “Những sai lầm SEO cần tránh”.
|
3. Lợi ích khi sử dụng External Link trong SEO
3.1. Tạo sự uy tín (Authority) và nâng cao thẩm quyền của website
3.2. Tăng khả năng index và lập chỉ mục của công cụ tìm kiếm
3.3. Hỗ trợ tối ưu hóa chiến lược SEO tổng thể
3.4. Cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng
4. Cách tối ưu External Link hiệu quả
4.1. Chọn lựa các website có uy tín để liên kết
- Độ uy tín của tên miền (Domain Authority): Đây là chỉ số đo lường mức độ uy tín của một website trên Internet. Các công cụ như Moz hoặc Ahrefs cung cấp chỉ số này. Những website có DA cao sẽ giúp tăng cường thẩm quyền cho trang web của bạn khi bạn liên kết đến chúng.
- Chất lượng nội dung: Website bạn liên kết cần có nội dung chất lượng, cung cấp thông tin hữu ích và cập nhật thường xuyên. Những trang web có nội dung tốt sẽ giúp nâng cao giá trị liên kết của bạn. Tránh liên kết đến các trang có nội dung nghèo nàn hoặc lạc hậu.
- Chuyên môn của trang web: Liên kết ngoài sẽ có giá trị hơn nếu bạn chọn các website có chuyên môn liên quan đến lĩnh vực của bạn. Google đánh giá các liên kết ngoài có sự liên quan đến chủ đề của website, giúp tạo nên một hệ sinh thái thông tin thống nhất và có sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ đề.
- Thẻ NoFollow và DoFollow: Đảm bảo rằng bạn liên kết tới các trang web có thẻ DoFollow. Nếu bạn chỉ cung cấp thông tin tham khảo mà không muốn chuyển sức mạnh SEO (link juice) đến trang web đó, hãy sử dụng thẻ NoFollow.
Ví dụ: Nếu bạn viết về chủ đề “Thực phẩm lành mạnh”, bạn có thể sử dụng external link đến các trang web của các tổ chức y tế uy tín như WHO – Tổ chức Y tế Thế giới hoặc Academy of Nutrition and Dietetics – Học viện Dinh dưỡng và Ăn uống. Những website này không chỉ độ uy tín cao, nội dung chuẩn xác và chuyên sâu, mà còn là những nguồn tham khảo đáng tin cậy, giúp bạn nâng cao chất lượng nội dung và uy tín cho bài viết của mình.
4.2. Đặt liên kết ở vị trí phù hợp
- Đặt external link trong phần nội dung có giá trị
Ví dụ: Khi bạn viết một bài phân tích về thị trường bất động sản, bạn có thể chèn external link đến các báo cáo từ các công ty lớn như CBRE Vietnam hoặc JLL Vietnam để cung cấp thêm thông tin cụ thể về thị trường và giúp người đọc hiểu rõ hơn về các dữ liệu bạn đưa ra.
- Sử dụng outbound link trong phần giới thiệu hoặc mở bài
- Liên kết trong phần kết luận
4.3. Sử dụng Anchor Text hợp lý
- Sử dụng anchor text mô tả chính xác nội dung của liên kết
Ví dụ: Nếu bạn liên kết đến một bài viết về “Cách tối ưu hóa SEO trên trang” từ một bài viết về SEO, anchor text hợp lý có thể là “hướng dẫn tối ưu hóa SEO trên trang”. Anchor text này giúp người dùng và Google dễ dàng xác định nội dung của liên kết.
- Tránh sử dụng anchor text chung chung
Ví dụ: Thay vì sử dụng “Click here” để liên kết đến bài viết “Tối ưu hóa tốc độ trang”, bạn hãy sử dụng một anchor text mô tả rõ ràng như “Cách cải thiện tốc độ tải trang website”.
- Đảm bảo anchor text không bị nhồi nhét từ khóa
- Sử dụng đa dạng anchor text
-
Exact match anchor text (anchor text chính xác): Sử dụng từ khóa chính xác như anchor text để liên kết.
Ví dụ: Bạn viết bài về SEO On-Page và muốn liên kết đến một bài viết khác có từ khóa chính là “SEO On-Page là gì”. Khi đó anchor text sẽ là “SEO On-Page là gì”.
-
Partial match anchor text (anchor text chính xác một phần): Sử dụng một phần từ khóa chính, kết hợp với các từ bổ sung để làm cho anchor text tự nhiên hơn.
Ví dụ: Trong bài viết về Cách tối ưu hóa nội dung SEO, bạn liên kết đến một bài viết về SEO On-Page với anchor text là “cách tối ưu hóa SEO On-Page hiệu quả”.
-
Branded anchor text (thương hiệu): Sử dụng tên thương hiệu như anchor text, đặc biệt khi liên kết đến các nguồn uy tín.
Ví dụ: Bạn muốn liên kết đến trang chủ của Moz, một công ty uy tín trong lĩnh vực SEO. Anchor text sẽ là “Moz”.
4.4. Tránh sử dụng quá nhiều External Link
4.5. Thực hiện đi External Link qua hai thẻ link Dofollow và Nofollow
- Thẻ Dofollow – Đưa tín hiệu SEO đến trang liên kết
<ahref="
https://www.external-domain.com
/
"rel="dofollow">Link Anchor Text</a>
Ví dụ: Bạn viết một bài về Tối ưu hóa SEO và muốn liên kết đến một bài viết uy tín trên trang Moz với thẻ Dofollow. Đoạn mã HTML sẽ được viết như sau:<ahref=”https://moz.com/beginners-guide-to-seo/”rel=”dofollow”>Hướng dẫn SEO cho người mới bắt đầu</a>
- Thẻ Nofollow – Ngừng truyền tín hiệu SEO
<ahref="
https://www.
external-domain.
com
/"rel="nofollow">Link Anchor Text</a>
Lưu ý: Bạn có thể kết hợp cả 2 thẻ Dofollow và Nofollow để tạo hồ sơ liên kết tự nhiên và hài hòa. Thẻ Dofollow giúp bạn tăng cường sức mạnh SEO cho các liên kết chất lượng cao, trong khi thẻ Nofollow lại giúp bạn kiểm soát việc truyền tín hiệu SEO, tránh liên kết đến các trang không mong muốn.
4.6. Kiểm tra độ tin cậy của tên miền trước khi chèn External Link
-
Chỉ số Domain Authority
-
Chỉ số Domain Rating
-
Chất lượng nội dung liên quan đến lĩnh vực bạn đang viết
-
Tình trạng lưu lượng truy cập (Traffic)
-
Bước 1: Truy cập vào website Semrus và đăng nhập vào tài khoản của bạn.
- Bước 2: Chọn phần Domain Overview trong bảng menu bên trái.
-
Bước 3: Nhập URL của website bạn muốn kiểm tra vào ô tìm kiếm và chọn Search.
-
Bước 4: Lúc này, bảng báo cáo sẽ hiện thị các tông tin như tổng lượng truy cập (Organic Traffic), độ phổ biến (Authority Score),…Bạn có thể dựa vào những chỉ số này để đánh giá liệu website đó có chất lượng để trỏ external link hay không.
5. Công cụ tối ưu External Link
5.1. Semrush
-
Backlink Analytics: Kiểm tra số lượng và chất lượng các liên kết trỏ về website của bạn.
-
Link Building Tool: Tìm kiếm các cơ hội tạo external linkn từ các website có uy tín.
-
Audit Backlink Profile: Đánh giá chất lượng của outbound link.
5.2. Ahrefs
-
Site Explorer: Kiểm tra backlink của bất kỳ tên miền nào và tìm kiếm cơ hội liên kết.
-
Backlink Checker: Đánh giá và phát hiện các liên kết xấu có thể ảnh hưởng đến SEO.
-
Broken Link Checker: Tìm các liên kết hỏng (404) trên website của bạn hoặc trên các website bạn muốn liên kết đến.
5.3. Moz Link Explorer
-
Domain Authority và Page Authority: Đánh giá mức độ uy tín của các trang mà bạn muốn liên kết đến.
-
Link Intersect: Tìm các đối thủ cạnh tranh và xem họ có các liên kết ngoài nào mà bạn chưa có, từ đó tìm kiếm cơ hội liên kết.
-
Backlink Analysis: Đưa ra các báo cáo chi tiết về nguồn gốc, chất lượng và số lượng outbound link.
5.4. Google Search Console
-
Links to Your Site: Xem các liên kết bên ngoài đang trỏ đến trang web của bạn.
-
Disavow Tool: Tránh các liên kết không chất lượng, tránh ảnh hưởng xấu đến SEO.
-
Bước 1: Truy cập website Google Search Console và chọn Bắt đầu ngay bây giờ.
-
Bước 2: Lúc này trên màn hình sẽ xuất hiện 2 lựa chọn: Miền và Tiền tố URL. MIC Creative khuyên bạn nên chọn Tiền tố URL vì phương thức xác minh này sẽ đơn giản và dễ thực hiện hơn. Sau đó, bạn nhập chính xác địa chỉ URL.
-
Bước 3: Xác minh quyền sở hữu bằng 1 trong 4 cách xác minh được hiện thị ở phần Các phương thức xác minh khác. Ở đây, bạn nên chọn phương thức xác minh khuyên dùng là Tệp HTML.
-
Bước 4: Bạn chọn Tải xuống tệp HTML, sau đó đăng nhập vào tài khoản hosting, chọn tải xuống và chọn xác minh.
-
Bước 5: Sau khi hoàn tất xác minh, bạn đã có thể sử dụng Google Search Console. Lúc này, giao diện tổng quan sẽ hiển thị như sau.
-
Bước 6: Để xem báo cáo của external link. Bạn kéo phần Menu bên trái cho đến mục Links và nhấn chọn. Lúc này, giao diện sẽ hiện thị báo cáo các liên kết trên website của bạn.
-
Bước 7: Chọn More để xem chi tiết các thông tin của exernal links. Sau đó, chọn Export External Links để xuất dữ liệu liên kết về máy.
6. 9 loại website cần tránh khi đặt External Link
6.1. Website yêu cầu đăng ký để xem thông tin
Bạn không nên trỏ external lin đến những trang web yêu cầu đăng ký hoặc trả phí mới xem được thông tin vì hết người dùng sẽ không thực hiện thao tác này.
6.2. Liên kết đến các trang điều hướng
Bạn nên tránh đặt external link trong bài viết liên kết đến các trang đã được điều hướng sang một url khác. Điều này thường bị coi là spam và ảnh hưởng xấu đến uy tín của website bạn.
6.3. Website chứa các tệp độc hại
Bạn đặc biệt không nên liên kết ngoài đến một website độc hại và chứa các nội dung bất hợp pháp như: cá độ, đánh bài….Điều này không chỉ khiến website của bạn mất đi sự uy tín đối vời người dùng mà còn bị đưa vào danh sách đen của Google.
6.4. Liên kết đến trang tiểu sử cá nhân
Trang tiểu sử cá nhân thường chưa được xác thực đầy đủ, vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi trỏ liên kết ngoài. Nếu không thể đảm bảo tính chính xác và uy tín của nguồn, tốt nhất là bạn không nên đặt liên kết.
6.5. Webiste có nội dung tiếng nước ngoài
Bạn nên ưu tiên đặt external link đến các trang web tiếng Việt để người dùng dễ dàng tiếp cận và hiểu thông tin mà không mất nhiều thời gian dịch thuật.
Lưu ý: Một số trường hợp bạn có thể chèn external link đến trang web nước ngoài
Tài liệu tham khảo dưới dạng đa ngôn ngữ. Website chính thức không có sẵn tiếng Việt hoặc bạn muốn liên kết các bài viết bằng ngôn ngữ gốc của nó. Trang web chứa công cụ hỗ trợ trực quan như bản đồ, biểu đồ, sơ đồ hướng dẫn không cần sử dụng tiếng Việt mà vẫn có thể hiểu được thông tin.
6.6. Website có nội dung giàu media
Khi chèn outbound links, bạn nên cân nhắc các trang có định dạng media, vì chúng có thể không tương thích với các cài đặt hoặc trình duyệt của người dùng. Điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người đọc, khiến họ gặp khó khăn khi truy cập nội dung hoặc gặp sự cố hiển thị.
6.7. Trang web chứa video do người dùng gửi
Khi sử dụng các outbound link này, bạn cần xác định và đánh giá để đảm bảo tính hợp pháp và an toàn cho người đọc. Bởi có nhiều video không đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp với nội dung, điều này có thể gây rủi ro về bản quyền.
6.8. Website không liên quan đến lĩnh vực của bạn
Google đánh giá liên kết theo mức độ liên quan và giá trị nội dung. Nếu bạn liên kết đến một trang web không có sự liên kết về chủ đề với bài viết của bạn, nó sẽ làm giảm độ tin cậy và chất lượng của liên kết đó.
Ví dụ: Bạn viết về chủ đề SEO, nhưng lại liên kết đến một trang web bán đồ gia dụng. Mặc dù trang có độ uy tín cao, nhưng nó không liên quan đến chủ đề SEO, vì thế mà nó làm cho người đọc cảm thấy bài viết của bạn thiếu sự chính xác và không cung cấp giá trị thực sự.
6.9. Website không sử dụng bảo mật HTTPS
Các trang web không sử dụng HTTPS dễ bị tấn công và thông tin người dùng không được mã hóa. Google đã chính thức thông báo rằng việc sử dụng HTTPS là một yếu tố xếp hạng, vì vậy các trang web không sử dụng bảo mật HTTPS có thể bị Google coi là không an toàn và sẽ giảm độ tin cậy của chúng.
-
Website của chính phủ: Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ, Thanh Tra Chính Phủ, Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp, Báo Điện Tử Chính Phủ.
-
Website tổ chức phi lợi nhuận: Tổ chức tình nguyện xã hội, Tổ chức tình nguyện vì giáo dục,…
-
Trang web của những cá nhân uy tín trong ngành: Ví dụ một số website cá nhân uy tín trong ngành Marketing bạn có thể tham khảo như: Matt Cutts, Philip Kotler.
-
Website đầu ngành: Ví dụ website đầu ngành Y: Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, Cục quản lý Dược – Bộ Y tế
7. Kết luận
-
Hotline: 024.8881.6868
-
Email: contact@miccreative.vn