1. Khái niệm về kế hoạch dự kiến tài chính – Dòng tiền
Kế hoạch dự kiến tài chính – Dòng tiền là một bản dự báo về dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Bản kế hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp:
- Nắm bắt được tình hình tài chính để phân bổ luồng tiền một cách hợp lý.
- Đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ, khả năng đầu tư và khả năng mở rộng kinh doanh.
- Chuẩn bị nguồn lực tài chính cho các kế hoạch đầu tư, kinh doanh.
Kế hoạch dòng tiền có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và bền vững của tài chính doanh nghiệp hoặc tổ chức.
2. Kế hoạch dự kiến tài chính – Dòng tiền đóng vai trò gì trong kinh doanh?
2.1. Dự đoán và kiểm soát dòng tiền
Kế hoạch dự kiến tài chính – Dòng tiền giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng dòng tiền trong tương lai. Điều này giúp bạn lường trước được các rủi ro và điều chỉnh kịp thời để tránh tối đa những trở ngại ảnh hưởng đến hoạt động của dòng tiền và doanh nghiệp. Ngoài ra, kế hoạch này sẽ giúp quản lý dòng tiền, xác định nhu cầu vốn và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên để đảm bảo rằng tiền được đầu tư vào các hoạt động mang lại hiệu quả tối đa.
2.2. Hạn chế rủi ro thiếu hụt tiền mặt
Thiếu hụt tiền mặt là một rủi ro tài chính lớn đối với doanh nghiệp. Kế hoạch dự kiến tài chính – Dòng tiền sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ tiền mặt để đáp ứng mọi nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động một cách ổn định bằng việc:
- Xác định nhu cầu tài chính
- Duy trì dự trữ tiền mặt
- Quản lý chu kỳ thu chi
- Hạn chế nợ và điều chỉnh điều kiện thanh toán
Qua đó, bạn có thể đưa ra biện pháp để hạn chế rủi ro đó, chẳng hạn như tăng cường thu hồi công nợ, tránh trì hoãn các khoản chi không cần thiết hoặc tìm kiếm nguồn tài trợ bổ sung.
2.3. Tăng cường khả năng thanh toán
Kế hoạch tài chính giúp ổn định dòng tiền và tập trung vào việc đảm bảo rằng doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh chóng và hiệu quả khi đối mặt với nghĩa vụ tài chính hoặc cơ hội đầu tư. Chẳng hạn như, nhìn vào bản kế hoạch bạn sẽ xác định được số tiền cần có để thanh toán các khoản nợ đến hạn để tránh bị phạt chậm thanh toán hoặc bị mất uy tín với đối tác.
2.4. Cơ sở cho quyết định kinh doanh
Kế hoạch dự kiến tài chính – Dòng tiền là công cụ quan trọng giúp định hình chiến lược và đưa ra quyết định kinh doanh thông minh bởi nó dựa trên thông tin và ước lượng tài chính có căn cứ. Kế hoạch này sẽ thiết lập mục tiêu để theo dõi, đánh giá hiệu suất kinh doanh đồng thời cung cấp thông tin rủi ro tài chính và dữ liệu hỗ trợ quyết định đầu tư.
Bên cạnh đó, khi đối mặt với thách thức thì kế hoạch dự kiến tài chính – Dòng tiền sẽ chỉ ra các cơ hội để điều chỉnh chiến lược, tái định hình tài chính linh hoạt và tạo ra sự rõ ràng về trách nhiệm trong quản lý tài chính.
3. 5 bước lập kế hoạch tài chính giúp ổn định dòng tiền
Lập kế hoạch tài chính ở mỗi đơn vị doanh nghiệp sẽ có cách thức và phương pháp lập khác nhau để đạt được mục tiêu quản lý tài chính. Tuy nhiên, dưới đây là 5 bước cơ bản để lập kế hoạch dự kiến tài chính giúp ổn định dòng tiền:
Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp
Bước đầu tiên là hiểu rõ tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Điều này bao gồm thu nhập, chi tiêu, tài sản và nợ. Bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến hoặc ứng dụng để theo dõi cũng như hiểu rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty lĩnh vực giáo dục khi cần lập kế hoạch tài chính năm mới thì cần thu thập các thông tin như sau:
- Báo cáo tài chính gồm tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn, nợ phải trả, nguồn vốn.
- Hồ sơ giao dịch tài chính năm trước hoặc thời gian gần đây.
Tất cả dữ liệu này sẽ được nhân sự có chuyên môn nghiệp vụ kế toán, kiểm toán phân tích để nắm rõ hiệu suất tài chính.
Bước 2: Xác định mục tiêu tài chính
Bước này sẽ giúp thiết lập rõ hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Mục tiêu tài chính bao gồm:
- Mục tiêu ngắn hạn: trả hết nợ trong nửa năm, tăng doanh thu lên 20%,…
- Mục tiêu trung hạn: mở rộng xưởng sản xuất, mở rộng thị trường sang các thành phố/quốc gia mới,…
- Mục tiêu dài hạn: đầu tư cho dự án nghiên cứu, phát triển,…
Bước 3: Thiết lập ngân sách
Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định các khoản thu nhập và chi phí dự kiến trong khoảng thời gian theo mục tiêu tài chính.
- Các khoản thu nhập bao gồm doanh thu từ bán hàng, tiền lãi, tiền thuê nhà,…
- Các khoản chi phí gồm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và Marketing, chi phí quản lý,…
Tại bước thiết lập này, bạn cần vạch rõ chi tiết các khoản mục chi phí và cập nhật thường xuyên tình hình kinh doanh. Chẳng hạn như chi phí sản xuất sẽ bao gồm nguyên vật liệu, lao động, khấu hao.
Để hoạch định rõ ràng, bạn cần làm việc chặt chẽ với các phòng ban. Qua đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát chi tiêu hơn và tránh thâm hụt ngân sách.
Bước 4: Phát triển và thực thi kế hoạch
Bước này tập trung vào nghiên cứu dự án, phân tích SWOT từng dự án, hiểu biết về luật thuế và hệ thống tài chính, xem xét vấn đề an toàn và sức khỏe lao động. Sau đó bạn cần trình bày kế hoạch với người có thẩm quyền cao hơn hoặc cố vấn tài chính doanh nghiệp để được cung cấp thêm góc nhìn và phương án tối ưu hơn.
Cuối cùng là phân bổ ngân sách, triển khai kế hoạch theo từng giai đoạn. Việc thực hiện này có thể mấy từ 4-6 tháng, thậm chí lâu hơn.
Bước 5: Giám sát, đo lường và điều chỉnh
Bạn cần liên tục theo dõi một cách theo hệ thống, bài bản các báo cáo tài chính, thông tin thị trường, danh mục đầu tư để dự đoán cũng như kịp thời điều chỉnh theo tình hình thực tế. Các chỉ số cơ bản cần chú ý cụ thể như sau:
- Chỉ số thanh toán: Chỉ số thanh toán hiện hành, thanh toán nhanh, chỉ số tiền mặt, dòng tiền từ hoạt động, vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu, vòng quay các khoản phải trả.
- Chỉ số hoạt động: Lợi nhuận bán hàng, lợi nhuận đầu tư và hiệu quả hoạt động.
4. Những mẹo cần biết khi lập kế hoạch dự kiến tài chính – dòng tiền
Để giúp bạn và doanh nghiệp lập kế hoạch dự kiến tài chính – dòng tiền hiệu quả, nhanh chóng, MIC Creative sẽ gợi ý 6 mẹo dưới đây:
4.1. Thường xuyên đọc báo cáo ngân hàng
Bạn nên đọc các khoản thanh toán tín dụng và ghi nợ để nắm rõ dòng tiền đi đâu mỗi tháng. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra lượng tiền mặt thay đổi như nào để đánh giá hướng dòng tiền tổng thể cho cả công ty. Một vài chỉ số trên báo cáo ngân hàng cần được lưu ý bao gồm:
- Luồng tiền: số dư đầu kỳ và cuối kỳ, gửi tiền và rút tiền, thanh toán.
- Chi phí: chi phí định kỳ, chi phí lớn hoặc bất thường và phân loại giao dịch.
- Hoạt động tài khoản: số lượng giao dịch, cảnh báo số dư tài khoản và đối chiếu thường xuyên.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên giữ lại báo cáo phòng trường hợp sử dụng cho mục đích thuế hoặc tranh chấp giao dịch.
4.2. Nghiên cứu kế hoạch dự kiến tài chính – dòng tiền trong quá khứ
Hãy tận dụng các bản kế hoạch về tài chính, dự kiến dòng tiền trong quá khứ bởi chúng sẽ rất hữu ích trong việc nghiên cứu cấu trúc, mục đích tổng thể, so sánh hiệu suất và xây dựng dự báo cho kế hoạch mới của bạn.
Bằng việc sử dụng các kỹ năng thu thập tài liệu, tổ chức dữ liệu, trực quan hóa, so sánh và đối chiếu, bạn sẽ:
- Hiểu được các biến động theo mùa trong thu nhập và chi phí để lập ngân sách và dự báo dòng tiền chính xác hơn thông qua các xu hướng dòng tiền trong quá khứ.
- Nắm vững tác động của các sự kiện cụ thể đối với dòng tiền để chuẩn bị tốt hơn cho các sự kiện bất ngờ trong tương lai.
- Biết cách so sánh hiệu suất của bạn với tiêu chuẩn ngành để xem bạn đang đi đúng hướng hay cần thực hiện điều chỉnh.
- Xây dựng dự báo dòng tiền dựa trên dữ liệu tổng thể hiệu suất tài chính lịch sử (lợi nhuận, tính thanh khoản, khả năng thanh toán).
4.3. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến (Project Cash Flow Statement) là một bảng liệt kê ước tính về các dòng tiền ra vào của một doanh nghiệp trong khoảng thời gian xác định, thường là trong tương lai gần. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến thường được xây dựng dựa trên báo cáo tài chính lịch sử, dự báo doanh thu và chi phí, kế hoạch đầu tư và kế hoạch tài chính.
Việc lập báo cáo này sẽ giúp bạn dự đoán khả năng chi trả các khoản nợ, đầu tư, hoạt động kinh doanh và các nhu cầu tài chính khác trong tương lai.
4.4. Lưu ý các khoản phải thu
Trước khi lập kế hoạch dự kiến tài chính – dòng tiền, bạn cần thảo luận với bộ phận kế toán – tài chính về các khoản phải thu từ khách hàng nợ doanh nghiệp, phải thu nội bộ, khoản phải thu khác. Điều này sẽ giúp:
- Duy trì dòng tiền
- Tránh nợ xấu
- Cải thiện mối quan hệ với khách hàng
- Nâng cao hiệu quả ra quyết định
- Xác định vấn đề tiềm ẩn
Ví dụ về khoản phải thu khách hàng: Công ty A bán cho công ty B đơn hàng gồm: 100 chiếc loa, đơn giá 300.000 đồng/chiếc, thuế GTGT là 10%, chưa thu tiền. Kế toán ghi nhận và hạch toán như sau: Công ty A ghi nhận nợ phải thu khách hàng B:
- Nợ tài khoản 131 (B): 33.000.000;
- Có tài khoản 5111: 30.000.000 (100 chiếc x 300.000 đồng/chiếc);
- Có tài khoản 33311: 3.000.000 (30.000.000 đồng/chiếc x 10%).
Khoản 33 triệu VNĐ rõ ràng có thể cải thiện số dư của doanh nghiệp, giúp kế hoạch trở nên chính xác hơn.
4.5. Chú ý giới hạn thời hạn tín dụng của nhà cung cấp
Quản lý tín dụng của nhà cung cấp là chìa khóa để hoạt động tài chính lành mạnh và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt nếu doanh nghiệp bạn có nhà cung cấp vật liệu thì việc giới hạn thời hạn tín dụng có thể ảnh hưởng đến mục thanh toán hóa đơn trong kế hoạch dự kiến tài chính – dòng tiền.
Chẳng hạn các kế hoạch trả nợ nhanh hơn bao gồm khoản thanh toán hàng toán lớn hơn, làm thay đổi giá trị chi tiêu của kế hoạch. Doanh nghiệp có thể cân nhắc tích hợp các thay đổi thanh toán này vào kế hoạch, theo dõi việc tăng giảm lãi suất của nhà cung cấp.
Ngoài ra, bạn cũng tìm đến các chuyên gia cố vấn tài chính để tối ưu hóa điều khoản tín dụng và chiến lược tài chính, dự kiến dòng tiền của doanh nghiệp.
4.6. Theo dõi khoản mục hàng tồn kho một cách cẩn thận
Dành thời gian để theo dõi hàng tồn kho không bao giờ là thừa thãi, bởi hoạt động này giúp cải thiện nỗ lực lập kế hoạch dự kiến tài chính – dòng tiền và các hoạt động kinh doanh, cụ thể:
- Ngăn ngừa hết hàng và mất doanh thu.
- Tối ưu hóa mức tồn kho.
- Cải thiện dự báo tài chính.
- Nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
- Giảm thiểu lãng phí và thất thoát.
- Thu gọn hoạt động.
- Xác định xu hướng và nâng cao hiểu biết thị trường.
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất theo dõi hàng tồn kho để dự báo chi phí sản xuất và điều chỉnh chiến lược giá để duy trì lợi nhuận. Một công ty lĩnh vực logistics theo dõi hàng tồn kho để tối ưu hóa không gian kho, tuyến chọn hàng, lịch giao hàng với mục đích tăng năng suất và giảm chi phí.
5. Chia sẻ mẫu kế hoạch dự kiến tài chính – dòng tiền miễn phí
MIC Creative xin chia sẻ tới độc giả mẫu kế hoạch dự kiến tài chính – dòng tiền chi tiết lĩnh vực kiếm tiền trực tuyến (MMO) gồm khoản mục như Livestream TikTok, kinh doanh Shopee, kinh doanh TikTok Shop, tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing),… Hi vọng mẫu kế hoạch này hữu ích với doanh nghiệp của bạn.
Tải ngay tại đây.
6. Tổng kết
Qua bài viết này, MIC Creative đã cung cấp thông tin cơ bản về cách xây dựng kế hoạch dự kiến tài chính – dòng tiền cho doanh nghiệp mới. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ hữu ích với doanh nghiệp trong quá trình hoạch định hoạt động Marketing.
Nếu bạn đang có nhu cầu về dịch vụ Marketing, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội