1. Mô hình SMART là gì?
Mô hình SMART (hay còn gọi là mục tiêu SMART) là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp và chuyên gia marketing xây dựng và đánh giá mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí:
- Specific (Cụ thể): Mục tiêu cần được xác định rõ ràng, cụ thể để đảm bảo thực hiện hiệu quả.
- Measurable (Có thể đo lường được): Mục tiêu cần có phương pháp đo lường cụ thể để theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả.
- Achievable (Có thể đạt được): Mục tiêu cần đặt ra ở mức độ khả thi, phù hợp với năng lực và nguồn lực thực tế.
- Relevant (Sự Liên quan): Mục tiêu cần phù hợp với mục tiêu chung, chiến lược và định hướng của doanh nghiệp.
- Time-bound (Có thời hạn cụ thể): Mục tiêu cần được xác định thời hạn cụ thể để thúc đẩy tiến độ thực hiện và đánh giá hiệu quả theo thời gian.
Đọc thêm: Chiến lược marketing là gì? Các bước xác định chiến dịch Marketing hiệu quả.
2. Ý nghĩa của mô hình SMART
Mô hình SMART mang đến nhiều cơ hội thành công cho cả cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời có thể giúp họ đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Sau đây là các lợi ích mà các cá nhân và doanh nghiệp có thể nhận được khi áp dụng mô hình SMART vào hoạt động kinh doanh thực tế của họ:
Cụ thể hóa mục tiêu doanh nghiệp
Khi áp dụng mô hình SMART, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn cụ thể về bức tranh kinh doanh của mình và dễ dàng lên các mục tiêu ngắn/ dài hạn nhờ vào các chỉ số đo lường. Đây thật sự là bước quan trọng với các doanh nghiệp nhỏ và mới khi hoạt động còn non trẻ và khó hình dung lộ trình kinh doanh.
Dễ dàng kiểm soát các hoạt động
Với SMART, doanh nghiệp có thể theo dõi các hoạt động kinh doanh và nhận biết mình đang đi đúng lộ trình hay không. Ngoài ra, nhờ vào số liệu cụ thể nên doanh nghiệp cũng dễ dàng đưa ra các quyết định khi cắt bỏ hay thêm một số hoạt động liên quan.
Thúc đẩy hiệu suất làm việc
Khi xác định đúng mục tiêu và thiết kế hoạt động phù với tiềm năng và nhân lực của doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân nói riêng và các phòng ban nói chung sẽ cải thiện. Không chỉ dừng ở hiệu suất, khi áp dụng quy tắc SMART đúng đắn, doanh nghiệp có thể tăng tính liên kết và khả năng phối hợp làm việc giữa tất cả cấp bậc.
3. Cách xác định mục tiêu theo mô hình SMART
Sau đây là phân tích chi tiết từng mục tiêu SMART và cách áp dụng các mục tiêu đó:
3.1. S (Specific) – Cụ thể
Mục tiêu cụ thể sẽ có cơ hội hoàn thành cao hơn so với một mục tiêu mơ hồ, không rõ ràng. Để đưa ra một mục tiêu cụ thể, bạn cần trả lời 5W và 1H:
- Who: Ai sẽ thực hiện mục tiêu này?
- What: Bạn muốn đạt được điều gì?
- Where: Mục tiêu này được áp dụng ở đâu?
- When: Khi nào mục tiêu này sẽ được hoàn thành?
- Why: Tại sao bạn cần thực hiện mục tiêu này?
- How: Làm thế nào để đạt được mục tiêu? Những phương thức nào sẽ được sử dụng để đạt được mục tiêu?
Ví dụ: Mục tiêu chung sẽ là “Tôi muốn có thân hình cân đối”. Mục tiêu cụ thể sẽ là “Tôi muốn trở thành thành viên phòng tập thể dục tại trung tâm cộng đồng địa phương của mình và tập thể dục bốn ngày một tuần để khỏe mạnh hơn”.
3.2. M (Measurable) – Đo lường được
Mục tiêu cần phải có những chỉ số để đo lường tiến trình thực hiện. Nếu không có tiêu chí cụ thể, bạn sẽ không thể xác định được tiến độ của mình và liệu bạn có đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu hay không. Để tạo ra một mục tiêu có thể đo lường được, hãy đặt ra những câu hỏi sau:
- Bao nhiêu (How much/ How many)?
- Các chỉ số được sử dụng để đo lường tiến trình là gì?
- Khi mục tiêu đã đạt được, làm thế nào để tôi biết được điều đó?
Ví dụ: Tăng số lượng người theo dõi trang Fanpage của MIC Creative lên 23.000 người vào tháng 4 bằng cách thực hiện các chiến dịch truyền thông trên nền tảng Facebook.
3.3. A (Achievable) – Tính khả thi
Mục tiêu cần phải có tính khả thi. Con số mà mục tiêu SMART hướng tới nên nằm trong phạm vi mà nhân sự của công ty có thể hoàn thành. Để một mục tiêu có tính khả thi cao, hãy đặt ra câu hỏi sau:
- Tôi có đủ nguồn lực và khả năng để đạt được mục tiêu không? Nếu không, tôi đang thiếu gì?
- Những người khác đã làm thành công trước đây chưa?
3.4. R (Relevant) – Tính liên quan
Tính liên quan của mục tiêu được thể hiện ở chỗ mục tiêu đó có phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp hay không.
Ví dụ: Việc tăng số lượng người truy cập website miccreative.vn từ trang Fanpage có đem lại được doanh thu cho doanh nghiệp không?
3.5. T ( Time – bound) – Thời gian thực hiện
Cuối cùng, mục tiêu phải có khoảng thời gian hoặc ngày kết thúc mục tiêu. Nếu mục tiêu không bị giới hạn về thời gian thì người thực hiện sẽ không có cảm giác cấp bách và vì vậy sẽ có ít động lực để đạt được mục tiêu hơn.
Ví dụ: Tăng số lượng người dùng truy cập website miccreative.vn lên 100.000 trong vòng 2 tháng.
4. Một số ví dụ về mô hình SMART
Sau đây là một số ví dụ thực tế về mô hình mục tiêu SMART bạn có thể tham khảo để áp dụng dễ dàng hơn vào công việc của mình:
4.1. Tăng tỷ lệ chốt đơn hàng
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn gia tăng tỷ lệ chốt đơn hàng.
- M – Measurable (Tính đo lường): Tỷ lệ chốt đơn hàng đạt mức ít nhất 70% các cuộc gọi yêu cầu tư vấn sản phẩm.
- A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng của team Chăm sóc khách hàng và tính năng vượt trội của sản phẩm, tôi muốn tỷ lệ chốt đơn hàng đạt mức ít nhất 70% các cuộc gọi yêu cầu tư vấn sản phẩm
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đạt doanh thu vượt trội.
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 30/07/20222.
4.2. Tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm Google
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tăng thứ hạng website.vn trên trang tìm kiếm của Google với từ khóa “quảng cáo google ads”.
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn tăng vị trí lên top 5 trang tìm kiếm.
- A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng tối ưu website của team SEO hiện nay, tôi muốn tăng thứ hạng website cửa hàng lên top 5 trên trang tìm kiếm của Google với từ khóa “quảng cáo google ads”.
- R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm tiếp cận được nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ quảng cáo google ads.
- T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước 30/6/2022.
5. Kết luận
Qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn tất cả thông tin về mô hình SMART là gì cũng như cách áp dụng mô hình vào thực tế. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn thiết lập được mục tiêu cụ thể, rõ ràng, giúp định hướng công việc tốt hơn.
Nếu bạn đang có nhu cầu liên quan đến các dịch vụ Marketing tổng thể, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội