1. Trình quản lý quảng cáo là gì ?
Trình quản lý quảng cáo (Ads Manager) là một công cụ miễn phí của META được tạo ra nhằm hỗ trợ nhà quảng cáo trong việc triển khai các chiến dịch Facebook Ads. Đây là công cụ “một trong tất cả” dành riêng cho hoạt động quảng cáo như tạo, chỉnh sửa và phân tích các chiến dịch quảng cáo trả phí trên Facebook, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa và nâng cao khả năng giám sát các chiến dịch quảng cáo, đạt được nhiều lợi thế kinh doanh, truyền thông hơn trên nền tảng này.
Trình quản lý quảng cáo gồm có 05 giao diện làm việc:
- Giao diện tổng quan: Là giao diện cho phép bạn thiết lập tài khoản, phương thức thanh toán và các trang của bạn cho việc tạo lập chiến dịch quảng cáo.
- Chiến dịch quảng cáo: Đây là giao diện làm việc chính của bạn, cho phép bạn kiểm soát hoạt động của các chiến dịch quảng cáo, bao gồm tạo chiến dịch, tiến độ chiến dịch, mức ngân sách, bật tắt chiến dịch,…
- Báo cáo quảng cáo: Đây là giao diện quan trọng thứ hai trên Facebook Ads Manager. Giao diện này cho phép bạn kiểm soát tiến độ và hiệu quả, cũng như các chỉ số đo lường từ các chiến dịch quảng cáo của bạn.
- Đối tượng: Đây là giao diện cho phép bạn thiết lập mục tiêu quảng cáo của bạn. Việc thiết lập này sẽ giúp cho quảng cáo luôn tiếp cận được đúng tệp khách hàng, gia tăng hiệu quả cho chiến dịch bạn đang thực hiện.
- Cài đặt thanh toán: Đây là giao diện báo cáo cho bạn về tình hình tài chính, các khoản thanh toán thẻ của bạn. Giao diện này sẽ giúp bạn luôn nắm rõ được chi tiêu của mình để có kế hoạch nạp tiền, phân bố ngân sách hợp lý.
Thông thường, hoạt động quảng cáo chuyên nghiệp sẽ yêu cầu nhà quảng cáo thực hiện trên trình duyệt máy tính do khả năng thao tác dễ dàng và có thể cài đặt chuyên sâu các chiến dịch. Song, thị trường đang ngày càng trở nên phức tạp hơn, khiến nhu cầu giám sát và chính sửa các chiến dịch quảng cáo trên các thiết bị di động gia tăng. Điều đó đã khiến META cung cấp ứng dụng cho phép bạn truy cập Ads Manager thông qua thiết bị di động. Bạn có thể tải xuống ứng dụng tại Link sau đây:
2. Tính năng chính trong trình quản lý quảng cáo Facebook
Như đã tìm hiểu ở trên, trình quản lý quảng cáo cung cấp cho người dùng 05 giao diện để thực hiện các công việc trong hoạt động quản trị quảng cáo của mình. Trong các giao diện kể trên, bạn sẽ làm việc chủ yếu với 02 giao diện và đó sẽ là 02 tính năng chính của trình quản lý quảng cáo: Tạo chiến dịch và quản lý các chiến dịch quảng cáo.
2.1. Tạo chiến dịch quảng cáo
Tạo chiến dịch quảng cáo là một trong những tính năng chính và quan trọng nhất trong trình quản lý quảng cáo. Đây là tính năng cho phép doanh nghiệp tạo chiến dịch quảng cáo, nhóm quảng cáo và các quảng cáo thường thấy trên nền tảng Facebook.
Trong giao diện chính của trình quản lý quảng cáo, bạn sẽ có 03 lựa chọn cho các chiến dịch quảng cáo. Chúng gồm:
- Quảng cáo: Đây là mức cơ bản nhất, là các quảng cáo được doanh nghiệp tiến hành nhằm truyền tải thông điệp thông qua hình ảnh, bài viết, Video,… giúp thu hút khách hàng.
- Nhóm quảng cáo: Đây là tập hợp nhiều quảng cáo khác nhau mà doanh nghiệp của bạn đang tiến hành. Các nhóm quảng cáo khác nhau cho phép doanh nghiệp cá nhân hóa đối tượng khách hàng mục tiêu họ đang hướng đến thông qua việc nhóm các chiến dịch có cùng mục tiêu với nhau. Khách hàng mục tiêu có thể được xác định qua nhân khẩu học, hành vi, sở thích,…
- Chiến dịch: Chiến dịch là tập hợp các nhóm quảng cáo được triển khai bên trong chiến dịch đó. Một chiến dịch sẽ xác định và thiết lập mục tiêu các nhóm quảng cáo của mình một cách rõ ràng, ví dụ như quảng cáo bài viết, tăng tương tác (lượt thích, chia sẻ, bình luận), tăng Traffic Website,…
Để tạo chiến dịch quảng cáo, bạn sẽ cần chuẩn bị các tài khoản cần thiết cho việc sử dụng trình quản lý quảng cáo Facebook (tài khoản quảng cáo, BM). Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị và lên kế hoạch chi tiêu ngân sách quảng cáo, kế hoạch nội dung, cũng như là đội ngũ quảng cáo viên có kinh nghiệm cho việc giám sát tiến độ, hiệu quả chiến dịch.
2.2. Quản lý chiến dịch quảng cáo
Quản lý chiến dịch quảng cáo là tính năng quan trọng thứ hai trong trình quản lý quảng cáo Ads Manager. Tính năng này cho phép doanh nghiệp quản lý và giám sát tiến độ cũng như hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo đang được thực hiện bởi doanh nghiệp bạn.
Với trình quản lý quảng cáo, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được hiệu quả chiến dịch quảng cáo của bạn đều đặn nhất. Với các báo cáo hiệu suất được hiển thị liên tục dưới dạng biểu đồ trực quan, bạn sẽ luôn chủ động giám sát được thông tin, nhằm đưa ra các chỉnh sửa kịp thời khi có sự cố phát sinh hay khi nhận ra chiến dịch quảng cáo vận hành chưa cho ra được kết quả mong muốn. Bạn có thể truy cập các biểu đồ đó trong mục Báo cáo quảng cáo đã được giới thiệu trước đó trong bài viết này.
3. Cách tạo các tài khoản để sử dụng trong trình quản lý quảng cáo
Để có thể sử dụng Facebook Ads Manager, bạn sẽ cần sở hữu các loại tài khoản sau:
3.1. Tạo tài khoản quảng cáo cá nhân
Tài khoản quảng cáo cá nhân thực chất chính là tài khoản Facebook thông thường. Mọi tài khoản Facebook đều có thể được sử dụng để chạy quảng cáo cho chính tài khoản đó hoặc các trang mà tài khoản đó sở hữu. Điều này khiến cho hoạt động quảng cáo trên nền tảng Facebook trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Để có thể truy cập vào Ads Manager bằng tài khoản cá nhân, bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bạn truy cập vào tài khoản Facebook của bạn. Tại giao diện chính của Facebook, bạn chọn biểu tượng 09 dấu chấm nằm bên cạnh thông báo và trang cá nhân (góc trên cùng bên phải).
Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn mục Quảng cáo
Bước 3: Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn sẽ được chuyển qua giao diện trình quản lý quảng cáo. Tại đây bạn đã có thể tạo các chiến dịch quảng cáo của bạn.
Việc chạy quảng cáo có thể được tiến hành bằng bất cứ tài khoản Facebook nào, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng các tài khoản được xác thực (VIA) hoặc các tài khoản Facebook được sử dụng lâu năm cho hoạt động quảng cáo. Sở dĩ điều này được khuyến nghị là do Facebook đã thắt chặt chính sách an ninh của họ trong hoạt động quảng cáo, khiến cho các tài khoản ảo (Clone), tài khoản vừa được tạo, có tính xác thực thấp sẽ ngay lập tức bị chặn tính năng quảng cáo, thậm chí là khóa tài khoản. Biện pháp này giúp Facebook ngăn chặn tình trạng sử dụng tài khoản Clone chạy bùng quảng cáo, hay tình trạng quảng cáo chất lượng thấp, sai sự thật tiếp cận được đến với người dùng.
Tài khoản VIA hoàn toàn có thể được kiếm bằng một trong hai cách sau: nuôi tài khoản VIA hoặc mua, thuê tài khoản quảng cáo tại các đơn vị bán và cho thuê VIA trên mạng. Bạn có thể tham khảo cả hai hoạt động trên trong bài viết sau:
Chi tiết cách nuôi tài khoản quảng cáo Facebook trust cao
Bảng giá cho thuê tài khoản quảng cáo Facebook cập nhật
3.2. Tạo tài khoản quảng cáo doanh nghiệp (Business Manager)
Facebook Business Manager (BM), hay còn được biết đến là Trình quản lý kinh doanh trên Facebook, là nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo và quản lý toàn bộ tài khoản và chiến dịch quảng cáo Facebook của doanh nghiệp.
Thông thường, các chiến dịch quảng cáo của các doanh nghiệp sẽ được triển khai ở quy mô lớn, yêu cầu sử dụng nhiều VIA khác nhau và chạy cùng lúc nhiều chiến dịch. Do đó, doanh nghiệp sẽ cần sử dụng BM để có thể quản lý và phân quyền cho nhiều tài khoản quảng cáo cùng lúc, giúp hoạt động quảng cáo trở nên hiệu quả hơn.
Để có thể tạo tài khoản BM, bạn hãy làm theo các bước sau:
- Bước 1: Bạn truy cập vào Link http://business.facebook.com/ để tiến hành tạo tài khoản quảng cáo doanh nghiệp.
- Bước 2: Bạn nhấn vào nút bắt đầu, sau đó tiến hành điền đầy đủ thông tin về doanh nghiệp của bạn (tên doanh nghiệp, Email doanh nghiệp,…).
- Bước 3: Sau khi hoàn tất điền thông tin và xác nhận, bạn sẽ nhận được Email của Facebook trong tài khoản Email bạn đã điền ở bước trên. Bạn hãy xác nhận Email đó để hoàn tất quá trình tạo tài khoản BM.
4. Hướng dẫn phân quyền cho các tài khoản
Để có thể thuận tiện hơn cho việc giám sát và điều khiển hoạt động quảng cáo cho đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp, bạn sẽ cần phân quyền quảng cáo cho các tài khoản quảng cáo. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống quảng cáo, bạn chỉ nên phân quyền quản trị BM cho các tài khoản VIA. Tài khoản VIA với quyền quản trị sẽ giúp bạn trong các thao tác như thêm các Clone vào BM, thêm phương thức thanh toán và lên camp cho các tài khoản quảng cáo trong BM,…
Để phân quyền quản trị cho via của bạn trên BM, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Tại giao diện của trang quản lý kinh doanh, bạn hãy truy cập vào mục Cài đặt doanh nghiệp
- Bước 2: Tiếp theo bạn chọn mục Tài khoản quảng cáo > Thêm người > Nhập email của VIA để xác nhận VIA bạn muốn thêm vào BM.
- Bước 3: Cuối cùng bạn hãy chọn vai trò bạn muốn phân cho VIA đó > Gửi lời mời.
5. Cách tạo chiến dịch trong trình quản lý quảng cáo
Bước 1: Để bắt đầu, bạn nhấn vào Tạo chiến dịch quảng cáo
Bước 2: Chọn mục tiêu chiến dịch
Sau khi bạn chọn Tạo chiến dịch, một cửa sổ sẽ hiện lên và đây sẽ là bước bạn thiết lập mục tiêu cho chiến dịch của bạn. Facebook hiện đang cung cấp 06 mục tiêu khác nhau, cụ thể:
- Gia tăng mức độ nhận biết: Là lựa chọn mục tiêu giúp bạn nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu thông qua việc gia tăng lượt xem và độ phủ quảng cáo của bạn.
- Lưu lượng truy cập: Lựa chọn này sẽ giúp chiến dịch quảng cáo của bạn tập trung vào việc gia tăng lưu lượng truy cập đến một liên kết khác của bạn, ví dụ như Fanpage, Website, ứng dụng trong cửa hàng,…
- Lượt tương tác: Nếu doanh nghiệp bạn muốn gia tăng lượt xem video, lượt thích, bình luận, chia sẻ và nhắn tin về Fanpage, mục tiêu chiến dịch này sẽ là một lựa chọn phù hợp với bạn.
- Khách hàng tiềm năng: Là lựa chọn giúp tiếp cận và nâng cao khả năng tương tác với khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn thông qua tin nhắn, cuộc gọi hoặc CTA đăng ký sử dụng dịch vụ, nhận thông tin,….
- Quảng cáo ứng dụng: Đây là mục tiêu chiến dịch dành riêng cho các nhà phát triển ứng dụng, giúp kêu gọi người dùng cài đặt và sử dụng ứng dụng của bạn.
- Doanh số: Giúp đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi, gia tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn mục tiêu chiến dịch sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ các lựa chọn thiết lập cho nhóm quảng cáo và quảng cáo sau này của bạn. Do đó, bạn sẽ cần lên kế hoạch cụ thể và chi tiết để có thể định hướng được rõ ràng mục tiêu quảng cáo, cũng như các yếu tố khác xuyên suốt chiến dịch.
Bước 3: Thiết lập ngân sách
Sau khi hoàn tất thiết lập mục tiêu, bạn sẽ được yêu cầu chọn số tiền bạn muốn chi cho quảng cáo của mình. Con số bạn nhập chính là số tiền tối đa bạn sẵn sàng chi trả cho chiến dịch và sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng, hiệu quả mà chiến dịch đó mang lại. Hiện tại, Facebook đang cung cấp cho người dùng 02 lựa chọn khác nhau cho việc thiết lập ngân sách:
- Ngân sách hàng ngày: Đây là giới hạn số tiền bạn chi tiêu mỗi ngày cho quảng cáo của mình. Sau khi đạt đến giới hạn, quảng cáo sẽ kết thúc vào ngày hôm đó và bắt đầu lại vào ngày hôm sau. Với việc thiết lập này, Facebook sẽ tự tối ưu và cân đối mức độ hiển thị, phân bố quảng cáo của bạn với người dùng.
- Ngân sách trọn đời: Đây là ngân sách bạn sẽ chi cho tổng thể chiến dịch cho tới ngày kết thúc. Facebook sẽ tự động tính toán ngân sách dựa trên hiệu suất quảng cáo cho tới khi chiến dịch kết thúc và tiêu hết toàn bộ lượng ngân sách đó.
Hãy chú ý rằng bạn chỉ có thể thiết lập ngân sách cho chiến dịch hoặc cho nhóm quảng cáo. Bạn sẽ không thể thiết lập ngân sách đồng thời cho cả hai.
Bước 4: Thiết lập đối tượng hiển thị
Để Facebook có thể hiển thị quảng cáo của bạn đến đúng nhóm, tiếp theo bạn sẽ đặt đối tượng mục tiêu của mình. Để việc xác định đối tượng quảng cáo được hiệu quả và chính xác, bạn sẽ cần nắm bắt được các đặc điểm nhân khẩu học của họ, bao gồm:
- Vị trí
- Tuổi
- Giới tính
- Ngôn ngữ
- Sở thích
- Hành vi cư xử
Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt khiến cho quảng cáo chỉ hiển thị đối với những người từng xem, tương tác với nội dung của doanh nghiệp bạn. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao mức trải nghiệm thương hiệu đối với một nhóm khách hàng cụ thể trong cộng đồng khách hàng của doanh nghiệp bạn.
Bước 5: Lựa chọn vị trí hiển thị
Vị trí quảng cáo là yếu tố quyết định quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị ở đâu trên trang Facebook, là một nhân tố ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của chiến dịch quảng cáo đó. Tùy thuộc vào lựa chọn của bạn, quảng cáo sẽ được hiển thị trước hoặc sau Video, trong bài viết, trên Feed,…
Việc thiết lập có thể được thực hiện một cách tự động theo mặc định hoặc thủ cộng bằng cách bật tính năng Vị trí quảng cáo Advantage+.
Bước 6: Thêm nội dung
Nội dung là yếu tố quan trọng nhất trong chiến dịch quảng cáo của bạn. Nếu nội dung của bạn thú vị, hấp dẫn được khách hàng, chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ đạt mức độ hiệu quả cao hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn và khiến tên tuổi thương hiệu bạn phổ biến hơn.
Nội dung quảng cáo Facebook thường gồm những yếu tố sau:
- Văn bản: Là thành phần cơ bản nhất của mọi quảng cáo, giúp cung cấp thông tin về quảng cáo đến với người xem. Nội dung quảng cáo hấp dẫn sẽ góp phần kích thích người dùng Click vào đường dẫn, xem Video quảng cáo, nâng cao hiệu quả mà chiến dịch quảng cáo đem lại.
- Hình ảnh: Hình ảnh là yếu tố trực quan giúp cung cấp thông tin tổng quan nhất về nội dung mà quảng cáo cung cấp. Hình ảnh quảng cáo nên được thực hiện dưới dạng Infographic, thể hiện được đầy đủ nhất giá trị mà người tiêu dùng sẽ nhận được.
- Video: Video là định dạng nội dung phổ biến nhất trong hoạt động quảng cáo Online. Video có thể dễ dàng phối hợp giữa nội dung quảng cáo và giải trí, giúp nâng cao khả năng hấp dẫn khách hàng với dịch vụ của doanh nghiệp.
- Các liên kết ngoài: Là các đường Link dẫn đến Website của doanh nghiệp, Fanpage hoặc trang bán hàng. Việc sử dụng các liên kết ngoài sẽ góp phần gia tăng Traffic, nâng cao khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp bạn.
Khi bạn thực hiện chiến dịch quảng cáo, bạn sẽ cần sử dụng nhiều nội dung khác nhau để có thể cạnh tranh, hấp dẫn được khách hàng. Do đó, đội ngũ sáng tạo nội dung của doanh nghiệp bạn sẽ cần lên kế hoạch nội dung trước đó và xây dựng cây nội dung chi tiết, cụ thể.
Bước 7: Tiến hành chiến dịch và kiểm soát chỉ số
Sau khi chiến dịch của bạn hoàn tất việc thiết lập, bạn đã có thể tiến hành chạy chiến dịch và hiển thị chúng đến với người dùng Facebook. Tuy nhiên, công việc của bạn chưa kết thúc, do bạn sẽ cần để mắt tới chiến dịch quảng cáo của bạn liên tục xuyên suốt thời gian thực hiện.
Việc giám sát quảng cáo đóng một vai trò quan trọng trong bất cứ chiến dịch quảng cáo nào. Để có cơ sở cho việc tối ưu ngân sách, thay đổi mục tiêu quảng cáo,… bạn và đội ngũ quảng cáo của doanh nghiệp bạn sẽ cần thường xuyên giám sát hiệu quả chiến dịch. Ngoài ra, hoạt động chạy quảng cáo luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh lỗi, bị AI của Facebook quét khiến chiến dịch bị đình trệ, ảnh hưởng tới hiệu quả toàn bộ chiến dịch. Do đó, giám sát quảng cáo là hoạt động bắt buộc nhằm đảm bảo quảng cáo được vận hành ổn định nhất có thể.
Tuy nhiên, quảng cáo vẫn là một công việc “khó nhằn” yêu cầu người thực hiện có kinh nghiệm trong hoạt động giám sát, tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo, cũng như sở hữu đội ngũ quảng cáo viên chuyên nghiệp. Nếu bạn đang gặp rắc rối trong hoạt động quảng cáo của bạn, dịch vụ quảng cáo Facebook Ads của MIC CREATIVE sẽ là lựa chọn tuyệt vời giúp mang lại hiệu quả quảng cáo cao nhất và tiết kiệm nhất cho ngân sách của bạn.
6. Tổng kết
Trình quản lý quảng cáo Facebook là một công cụ mạnh mẽ và linh hoạt giúp bạn tạo, quản lý và theo dõi các chiến dịch quảng cáo trên Meta và các nền tảng liên kết của doanh nghiệp bạn. Hi vọng với bài hướng dẫn trên, doanh nghiệp sẽ có thể hiểu rõ hơn về trình quản lý quảng cáo Facebook và đạt được nhiều hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ quảng cáo Facebook Ads, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội