1. UGC là gì?
UGC (User Generated Content) là viết tắt của “nội dung do người dùng tạo”. Trong đó, bao gồm mọi dạng nội dung như bài viết, hình ảnh, video, đánh giá… được tạo ra và chia sẻ bởi chính người sử dụng. Đó có thể là một đánh giá chân thực trên Shopee, một đoạn video unbox sản phẩm trên TikTok hay thậm chí là một bài blog chia sẻ trải nghiệm sử dụng dịch vụ.


Những sản phẩm sáng tạo này không đơn thuần đăng tải với mục đích giải trí, các bài viết và hình ảnh được chuẩn bị chỉn chu sẽ giúp người dùng tạo được hình ảnh thương hiệu cá nhân riêng. Đồng thời, các nhãn hàng được nhắc đến sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng khác và tăng trưởng doanh thu.
2. Những lợi ích nổi bật của UGC trong marketing
Các thương hiệu lớn liên tục tích hợp UGC vào chiến lược nội dung không còn là xu hướng, mà đã trở thành một phần quan trọng trong mô hình truyền thông hiện đại. Chiến lược sử dụng UGC trong truyền thông – tiếp thị mang lại những lợi ích sau cho thương hiệu:
- Tăng độ tin cậy và uy tín thương hiệu
Một trong những lý do hàng đầu khiến UGC trở nên đáng giá là vì nó đáng tin hơn so với nội dung do thương hiệu tự tạo. Người dùng có xu hướng tin tưởng những trải nghiệm thực tế từ cộng đồng, điều mà quảng cáo không thể làm được. Một đánh giá có ảnh thật từ người mua hàng, hay một đoạn video feedback ngắn từ khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ, thường có sức thuyết phục mạnh hơn bất kỳ thông điệp thương mại nào.
- Tạo sự gắn kết, thúc đẩy tương tác cộng đồng
UGC không chỉ là nội dung, mà còn là cầu nối giữa thương hiệu và cộng đồng. Khi một người dùng được thương hiệu chia sẻ lại nội dung của mình, họ cảm thấy được công nhận và gắn bó hơn. Từ đó, hình thành nên một cộng đồng người tiêu dùng có xu hướng trung thành và chủ động lan tỏa hình ảnh thương hiệu.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất nội dung
Một lợi ích thiết thực khác là giảm đáng kể chi phí tạo nội dung. Thay vì đầu tư ngân sách lớn cho sản xuất video hay viết bài quảng cáo, doanh nghiệp có thể tận dụng các bài đăng, đánh giá, hình ảnh từ người dùng thật. Những nội dung này không những tiết kiệm chi phí mà còn mang lại hiệu quả cao nhờ tính xác thực.
3. Các hình thức UGC phổ biến hiện nay trong marketing
Như đã đề cập ngay từ đầu, nội dung do người dùng tự tạo (UGC) không gói gọn trong một kiểu cách truyền thông. Ở đó, các content creators được phép giới thiệu, đánh giá sản phẩm của nhiều thương hiệu qua các hình thức như sau:
3.1. Đánh giá sản phẩm và bình luận khách hàng
Đây là hình thức UGC xuất hiện thường xuyên nhất trong hành trình mua hàng. Các thương hiệu có thể tận dụng đánh giá kèm hình ảnh thực tế để làm nổi bật độ uy tín và tăng chuyển đổi trực tiếp.


Trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, người mua thường để lại bình luận, hình ảnh hoặc video mở hộp sản phẩm. Những nội dung này chính là bằng chứng xã hội (social proof) giúp người tiêu dùng khác dễ ra quyết định hơn. Ngoài ra, nhiều website bán hàng cũng đã tích hợp hiển thị đánh giá thật dưới sản phẩm để tăng độ tin cậy.
3.2. Ảnh, video từ người dùng chia sẻ trên mạng xã hội


Khi người dùng tự đăng ảnh hoặc video trải nghiệm sản phẩm trên Facebook, Instagram, hoặc TikTok, họ không chỉ truyền tải cảm nhận thật mà còn gián tiếp quảng bá thương hiệu tới bạn bè, người theo dõi. Đây là dạng nội dung có sức lan truyền mạnh, vì nó không mang tính quảng cáo rõ rệt, lại dễ kích thích người khác làm theo.
3.3. Livestream bán hàng và review từ khách hàng
Hiện nay, livestream từ người dùng đang trở thành một hình thức UGC phổ biến, nhất là trên TikTok Shop và Facebook Live. Không cần đầu tư sản xuất, các buổi live đơn giản như unbox, chia sẻ trải nghiệm sử dụng lại có khả năng kéo lượt xem lớn và tăng tỷ lệ mua hàng ngay trên luồng phát sóng.
Nhiều khách hàng sau khi hài lòng với sản phẩm cũng chủ động quay video đánh giá và phát trực tiếp, giúp lan tỏa hiệu ứng tin tưởng nhanh chóng trong cộng đồng.
Nếu mới bắt đầu tìm hiểu về các kiến thức thực tiễn của TikTok, bạn có thể tham khảo các bài viết chuyên sâu về TikTok đã được chúng tôi phân tích chi tiết.
3.4. Podcast, video đánh giá và bài blog cá nhân


Với các lĩnh vực cần chiều sâu như công nghệ, giáo dục, tài chính cá nhân…, người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng vào blog cá nhân và kênh podcast độc lập – nơi nội dung mang tính trải nghiệm và phân tích kỹ hơn.
Tại Việt Nam, các blogger như Tinh tế, Spiderum, hay kênh podcast “Have A Sip” đã xây dựng được cộng đồng người nghe tin cậy. Khi một thương hiệu được nhắc tên trong nội dung của họ, mức độ tin tưởng và quan tâm từ người dùng tăng lên đáng kể.
4. Hướng dẫn triển khai chiến lược UGC hiệu quả cho doanh nghiệp
Dù UGC mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu không có chiến lược rõ ràng, doanh nghiệp rất dễ gặp tình trạng nội dung phân tán, khó kiểm soát hoặc không tạo được giá trị thực. Dưới đây là hướng dẫn từng bước để bắt đầu một chiến dịch UGC bài bản và dễ triển khai.
a) Checklist triển khai chiến dịch UGC cho người mới bắt đầu
Checklist triển khai | Nội dung chính | Gợi ý hành động |
1. Xác định mục tiêu chiến dịch | Tăng tương tác, thu thập ảnh, thúc đẩy review, lan truyền thương hiệu. | Chọn 1 mục tiêu cụ thể trước khi chạy chiến dịch. |
2. Lựa chọn nền tảng phù hợp
|
Facebook (minigame), TikTok (challenge), Shopee/Lazada (đánh giá), Website (UGC nhúng). | Ưu tiên nền tảng phù hợp hành vi khách hàng. |
3. Tạo thông điệp & hashtag dễ nhớ | Hashtag ngắn, cảm xúc, dễ chia sẻ. VD: #CafeCuaToi, #ReviewThậtNhậnQuà | Đặt thông điệp đơn giản, dễ viral trên mạng xã hội. |
4. Đưa ra hướng dẫn rõ ràng | Cách tham gia, tiêu chí, thời gian, cách nhận thưởng phải rõ ràng. | Soạn mẫu bài tham gia, nhắc kỹ hashtag và điều kiện hợp lệ. |
5. Xây dựng động lực khuyến khích | Thưởng bằng voucher, spotlight, quà tặng. Tạo cảm giác được ghi nhận. | Thông báo giải thưởng công khai để tăng động lực. |
6. Đo lường & đánh giá hiệu quả | Dùng Mention, Taggbox, Brand24 để theo dõi, phân tích UGC. Xuất báo cáo định kỳ. | Theo dõi số lượng UGC, lượt chia sẻ, cảm xúc tích cực. |
Nếu thương hiệu cần tìm hiểu về lập kết hoạch truyền thông tích hợp để ứng dụng UGC hiệu quả, hãy tham khảo tại bài viết IMC Plan là gì? Các bước lên kế hoạch truyền thông tích hợp.
b) Các phương pháp khuyến khích khách hàng tạo nội dung tự nhiên
Tạo ra động lực thôi là chưa đủ, việc khiến khách hàng tự nguyện chia sẻ nội dung thật mới là yếu tố tạo nên giá trị bền vững cho UGC.
MIC Creative gợi ý một số mẹo hữu ích có thể áp dụng ngay:
- Minigame có thưởng: Mời người dùng chia sẻ ảnh trải nghiệm thực tế, gắn hashtag, tag bạn bè. Giải thưởng có thể là mã giảm giá, sản phẩm miễn phí, hoặc spotlight thương hiệu.
- Chương trình khách hàng thân thiết: Tặng quà hoặc điểm tích lũy cho người thường xuyên đánh giá, gửi feedback kèm ảnh/video.
- Ghi nhận đóng góp: Repost lại UGC chất lượng lên fanpage hoặc website chính thức – khách hàng sẽ cảm thấy được trân trọng và tiếp tục đóng góp thêm.
5. Kết luận
Qua bài viết trên, chúng tôi giải đáp chi tiết về thuật ngữ UGC là gì, cùng với đó là những thông tin quan trọng về hình thức sáng tạo nội dung này. Có thể nhận định rằng, UGC không còn là câu hỏi mang tính khái niệm, mà là lời gợi mở cho một trong những chiến lược nội dung đáng đầu tư nhất hiện nay. Khi người tiêu dùng ngày càng tin vào trải nghiệm thực, nội dung do người dùng tạo ra trở thành “lực đẩy tự nhiên” giúp thương hiệu lan tỏa, tiết kiệm chi phí và tạo kết nối bền vững với cộng đồng.
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ content cùng các dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn chi tiết. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.