1. Chiến dịch PR của Vinfast – “MÃNH LIỆT TINH THẦN VIỆT NAM” 2019
Mở đầu danh sách các chiến dịch PR thành công ở Việt Nam sẽ là cái tên được nhiều người quan tâm nhất thời điểm hiện tại: thương hiệu Vinfast và chiến dịch PR “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” quảng bá cho sản phẩm xe hơi của hãng. Đây là chiến dịch khẳng định vị thế của Tập đoàn VinGroup và cũng đồng thời sự am hiểu thị trường, năng lực cạnh tranh của thương hiệu.
Chiến dịch được triển khai năm 2019 hướng tới các mục tiêu sau:
- Tăng cường nhận diện thương hiệu: Là một thương hiệu rất trẻ, người dân đa số mới chỉ biết đến thương hiệu với các mẫu xe máy điện. Với 02 sản phẩm xe ô tô mới, Vinfast mong muốn khẳng định vị thế thương hiệu Ô tô Việt đầu tiên trên thị trường.
- Thúc đẩy doanh số bán hàng: Chiến dịch PR cũng nhằm tạo ra các giá trị Marketing, thúc đẩy doanh số bán hàng cho sản phẩm xe ô tô điện và ô tô chạy xăng mới ra mắt.
- Khơi dậy lòng tự hào dân tộc: Là sản phẩm Ô tô Việt Nam đầu tiên được sản xuất và kinh doanh trên cả thị trường trong nước – quốc tế, chiến dịch hướng đến niềm tự hào dân tộc, khẩu hiệu “Người Việt tiêu dùng hàng Việt”.
Chính vì vậy, chiến dịch đã lấy khẩu hiệu là “Mãnh liệt tinh thần VIệt Nam”. Đây là khẩu hiệu nhấn mạnh đến sự mạnh mẽ, kiên cường và tinh thần không ngừng vươn lên của đồng bào. Đồng thời, để thể hiện vị thế của mình, Vinfast đã triển khai chiến dịch PR trên nhiều kênh truyền thông khác nhau cùng lúc:
- Truyền hình: Các đoạn quảng cáo 60 giây được phát sóng trên nhiều kênh truyền hình lớn. Riêng trên sóng truyền hình VTV, quảng cáo thu về 30 triệu lượt xem chỉ trong tuần đầu.
- Mạng xã hội: Vinfast đã thuê nhiều KOL, Influencer có tiếng tham gia quảng bá để thu hút được sự chú ý của cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Ngoài ra các hoạt động như #Hashtag Challenge cũng được sử dụng.
- Sự kiện ngoài trời: Các buổi triển lãm xe dọc các tỉnh thành lớn được Vinfast tổ chức, đồng hành cùng các hoạt động từ thiện, kêu gọi bảo vệ môi trường.
Thành quả chiến dịch:
- Các mẫu sản phẩm xe của Vinfast trở thành chủ đề được bàn tán trong các cộng đồng xe hơi, ô tô,…
- Chiến dịch tạo được sự hưởng ứng tinh thần Việt trong cộng đồng, là sản phẩm xe ô tô Việt đầu tiên trên thị trường quốc tế.
- Các KOL, người nổi tiếng thu hút được sự chú ý của giới trẻ về sản phẩm xe Vinfast.
- Các hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường đóng góp giá trị tích cực cho cộng đồng.
- Các sự kiện triển lãm xe thu hút tới 10.000 người tham dự.
- Là tiền đề cho chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần VIệt Nam” được tổ chức lần thứ 2 vào năm 2024.
- Nhiều cộng đồng khách hàng Vinfast được tạo trên mạng xã hội.
2. Chiến dịch PR của Kangaroo – “Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam” 2011
Kangaroo là một thương hiệu đã không còn xa lạ với hầu hết người tiêu dùng Việt. Đặc biệt, đây là thương hiệu đã góp phần đưa sản phẩm máy lọc nước trở nên phổ biến trên thị trường Việt Nam, khẳng định tên tuổi thương hiệu trong lòng cộng đồng nhờ chiến dịch PR đơn giản mà vô cùng hiệu quả.
Điểm đặc biệt của chiến dịch là xuyên suốt video quảng cáo, khán giả sẽ chỉ nghe thấy cụm từ “Kangaroo – Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam” lặp đi lặp lại liên tục. Việc lắng nghe khẩu hiệu trên liên tục đã dần định hình trong tâm trí khán giả về hình ảnh “Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam” chính là thương hiệu Kangaroo.
Thành công của Kangaroo không chỉ đến từ các đoạn quảng cáo phát đi phát lại, mà còn đến từ chiến dịch PR đầy khéo léo của thương hiệu về cách triển khai đoạn TVC của mình:
- Quảng cáo được phát sóng đều đặn trên sóng truyền hình, đặc biệt vào các khung giờ tối, là thời điểm người dân sử dụng vô tuyến thường xuyên nhất.
- Kangaroo đã tận dụng phát sóng quảng cáo xen giữa giải bóng đá cúp C1, được đông đảo cộng đồng quan tâm thời bấy giờ.
- Thời lượng quảng cáo ngắn không khiến người xem bị khó chịu nhiều.
- TVC được triển khai trên nhiều kênh truyền hình khác nhau dọc cả nước.
Đây là một chiến dịch PR thành công ở Việt Nam của Kangaroo với các thành tích đạt được như sau:
- Là chiến dịch tiền đề giúp thương hiệu được ghi nhớ rộng rãi bởi khách hàng trên toàn quốc.
- Thương hiệu được định hình là sản phẩm chất lượng trong tâm trí đại đa số cộng đồng.
- Trên mạng xã hội, tên thương hiệu trở thành chủ đề hài hước, được giới trẻ chia sẻ rộng rãi.
- Giúp thương hiệu đàn đà chiếm lĩnh vị trí đầu hàng đồ điện tiêu dùng tại thị trường Việt Nam.
3. Chiến dịch PR của Omo – “Ngại gì vết bẩn” 2010
“Ngại gì vết bẩn” là một chuỗi các chiến dịch PR – Marketing của thương hiệu Omo nhằm kêu gọi người dân, đặc biệt là trẻ em và các bậc phụ huynh, dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động ngoài trời. Đây là chiến dịch đã đưa thương hiệu Omo trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng nhờ các chiến dịch đầy ý nghĩa hướng tới lợi ích cộng đồng.
Các Banner, Video quảng cáo với hình ảnh trẻ em lấm lem bùn đất được sử dụng nhiều lần trong chiến dịch đã giúp gợi nhớ lại tuổi thơ của không ít khán giả. Chiến dịch PR của Omo cũng đồng thời quảng bá về khả năng tẩy rửa của bột giặt hãng, đúng với Slogan “Ngại gì vết bẩn”.
Tổng quan về chiến dịch PR Omo “Ngại gì vết bẩn”:
- Năm triển khai: 2010
- Slogan:
- “Ngại gì vết bẩn”
- “Dirt is Good”
- “Tha hồ lấm bẩn – Bé học điều hay”
- Đối tượng mục tiêu: Tập trung chủ yếu vào nhóm phụ huynh có con nhỏ.
- Mục tiêu chiến dịch:
-
- Nâng cao nhận diện thương hiệu là một thương hiệu vì cộng đồng.
- Gia tăng doanh số bán hàng cho các sản phẩm Omo.
- Giúp thương hiệu trở nên gần gũi hơn với cộng đồng.
Chiến dịch được triển khai đa dạng các kênh truyền thông, gồm có:
- Truyền hình: Các đoạn quảng cáo được phát sóng vào khung giờ 17 – 21 giờ, là thời điểm các gia đình dành nhiều thời gian xem vô tuyến.
- Banner: Các banner của sản phẩm Omo với Slogan “Ngại gì vết bẩn” xuất hiện dày đặc trên các tuyến đường và trong các siêu thị, bách hóa.
- Mạng xã hội: OMO đã lựa chọn các Fanpage nổi tiếng như Human of Hanoi, WeDo, Tôi là người Sài Gòn,… nhằm tạo được sự chú ý từ cộng đồng.
- Sự kiện cộng đồng: Tổ chức các sự kiện trồng cây tại các công viên, khu vực công cộng, phối hợp với các nhà hàng, quán cà phê để tặng cây cho khách hàng,… cùng với các hoạt động từ thiện cho trẻ em nghèo.
TVC Omo Ngại gì vết bẩn trên VTV3
Thành tựu mà chiến dịch đạt được:
- Doanh số của Omo tăng 30% so với năm trước.
- Hashtag #NgaiGiVetBan được chia sẻ hơn 1 triệu lần trên nền tảng mạng xã hội.
- Chiến dịch nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng, đặc biệt là các bậc phụ huynh.
- Chiến dịch đạt giải Vàng hạng mục Best Use of Campaign tại lễ trao giải thưởng Marketing Excellence Awards 2010.
Chiến dịch OMO Ngại gì vết bẩn đã giúp thương hiệu tăng doanh thu gấp 10 lần tại khu vực Châu Á và được xem là một trong những chiến dịch PR của OMO thành công nhất. Trong nhiều năm tới, Slogan của OMO “Ngại gì vết bẩn” trở thành triết lý của họ và tiếp tục được thương hiệu sử dụng, trở thành hình ảnh quen thuộc trong tâm trí cộng đồng người tiêu dùng Việt.
4. Chiến dịch PR của Chocopie – “Tình như Chocopie” 2010
Thương hiệu Chocopie là một minh chứng rõ rệt nhất của các chiến dịch PR thành công ở Việt Nam trong việc liên kết cảm xúc với người tiêu dùng. “Tình như Chocopie” là một chiến dịch PR đến từ thương hiệu bánh ngọt Hàn Quốc tôn vinh các giá trị tình cảm gia đình, bạn bè, giúp gắn liền thương hiệu với sự ngọt ngào và ý nghĩa cuộc sống.
Tổng quan về chiến dịch PR Omo “Ngại gì vết bẩn”:
- Năm triển khai: 2010
- Slogan:
- “Tình như Chocopie”
- Đối tượng mục tiêu: Các hộ gia đình.
- Mục tiêu chiến dịch:
-
- Xây dựng Chocopie là một thương hiệu mang đến sự ngọt ngào, gắn kết.
- Khẳng định Chocopie là thương hiệu bánh kẹo hàng đầu Việt Nam.
- Gia tăng doanh số sản phẩm Chocopie chủ đạo của hãng.
- Tạo sự kết nối thương hiệu với văn hóa Việt Nam, tình cảm người tiêu dùng.
Hướng đến các mục tiêu trên, Chocopie đã triển khai các đoạn TVC quảng cáo với nhiều hình ảnh quen thuộc của người Việt Nam: Hình ảnh gia đình nhiều thế hệ (ông bà – bố mẹ – con cháu), thầy đồ cho chữ,… mang đậm dấu ấn tìm cảm gia đình, phù hợp với không khí Tết.
TVC quảng cáo Tình như Chocopie
Chiến dịch được triển khai bao phủ rộng rãi trên nhiều kênh truyền thông khác nhau:
- Truyền hình: “Tình như Chocopie” được nhiều người tiêu dùng ghi nhớ nhất thông qua các TVC quảng cáo trên sóng truyền hình vào khung giờ trưa (11h – 13h) và tối (18h-21h) là thời điểm các gia đình Việt sinh hoạt quây quần, giúp chiến dịch lan truyền cảm xúc hiệu quả nhất.
- Mạng xã hội: Hàng nghìn lượt tương tác trong các bài viết có gắn Hashtag #TinhNhuChocopie trên các nền tảng mạng xã hội Zingme, Facebook,…
- Hoạt động cộng đồng: Chương trình “Chia Sẻ Yêu Thương” tặng bánh Chocopie cho các bệnh viện, trường học và các trung tâm từ thiện.
Thành quả chiến dịch:
- Chocopie tạo được sự tin tưởng và tình cảm rộng rãi trong lòng công chúng mọi lứa tuổi.
- Chiến dịch được kéo dài liên tiếp tới thời điểm hiện tại.
- Bánh Chocopie trở thành sản phẩm phổ biến được cộng đồng người tiêu dùng lựa chọn làm quà tặng, thúc đẩy doanh số của sản phẩm trong các dịp lễ, năm mới.
- Chocopie trở thành thương hiệu bánh phổ biến nhất thị trường Việt Nam, với 67% thị phần toàn quốc.
5. Chiến dịch PR của Viettel – “Hãy nói theo cách của bạn” 2003
Chiến dịch PR “Hãy Nói Theo Cách Của Bạn” của Viettel năm 2003 là một ví dụ điển hình về cách một chiến dịch PR có thể không chỉ đạt được các mục tiêu kinh doanh mà còn tạo ra sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành vi của công chúng. Đây là chiến dịch PR đánh dấu bước ngoặt quan trọng, giúp Viettel vươn lên vị trí dẫn đầu các nhà mạng tại thị trường Việt Nam trong năm tháng đầu phổ cập viễn thông.
Tổng quan về chiến dịch PR Viettel “Hãy nói theo cách của bạn”:
- Năm triển khai: 2003
- Slogan:
- “Hãy nói theo cách của bạn”
- Đối tượng mục tiêu: Người dùng tại các vùng nông thôn, tỉnh thành.
- Mục tiêu chiến dịch:
- Tiếp cận phân khúc khách hàng đang bỏ trống trên thị trường.
- Tận dụng tối đa tầm phủ sóng của nhà mạng quân đội.
- Thể hiện sức cạnh tranh trực tiếp với 02 đối thủ cạnh tranh là Vinaphone và VNPT.
- Thúc đẩy sự tham gia của khách hàng cả nước.
Chiến lược PR của Viettel vô cùng đơn giản: truyền tải khẩu hiệu “Hãy nói theo cách của bạn” và phủ sóng toàn quốc với dịch vụ của nhà mạng. Chiến dịch được triển khai lên các kênh truyền thông như sau:
- Truyền hình: Viettel đã triển khai các đoạn TVC quảng cáo ngắn về hình ảnh người dân ở nhiều lĩnh vực, hoàn cảnh khác nhau chia sẻ về cách họ liên lạc hàng ngày. TVC được chiếu trên nhiều kênh lớn như Hà Nội, VTV, HTV,… và các đài phát thanh địa phương, vùng nông thôn.
- Báo chí: Các bài phóng sự được đăng tải cả trên báo in và báo điện tử Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thể Thao,… với nội dung cảm nhận về thương hiệu Viettel, cũng như đăng banner quảng cáo các gói khuyến mãi.
- Truyền thông tại vùng sâu vùng xa: Viettel đã quảng bá, hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông và internet đến các vùng nông thôn, hẻo lánh, giúp người dân ở đây tiếp cận thông tin và hòa mạng.
- Các hoạt động thiện nguyện: Các gói hỗ trợ sinh viên nghèo, học bổng, tài trợ cũng được Viettel triển khai.
Thành quả chiến dịch:
- Viettel chiếm lĩnh được phần lớn thị trường, do 80% dân số Việt Nam tập trung tại các khu vực nông thôn, vùng miền.
- Mức độ phủ sóng của Viettel nhanh chóng lan rộng cả nước.
- Số lượng thuê bao của Viettel tăng từ hàng nghìn lên hàng triệu người dùng đồng thời.
- Thông điệp “Hãy nói theo cách của bạn” trở thành Slogan được nhắc lại nhiều nhất trong cộng đồng thời bấy giờ.
- Các gói cước giá thành rẻ, dễ dàng mua mới được người tiêu dùng ưa chuộng.
6. Lời kết
Qua bài viết này, MIC Creative đã chia sẻ về các chiến dịch PR thành công ở Việt Nam nhất từ xưa đến nay. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn hiểu và triển khai các các chiến lược mà công ty cần để PR hiệu quả hơn, đem lại lợi thế cạnh tranh và nâng cao tên tuổi thương hiệu bạn.
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ Marketing – Truyền thông – Quảng cáo, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội