Quảng bá thương hiệu là hoạt động cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp, đăc biệt là các doanh nghiệp có ngân sách hạn hẹp. Tuy nhiên, hoạt động này thường bị bỏ quên hoặc đánh giá thấp do không mang lại hiệu quả doanh thu tức thì.
Việc đầu tư và phát triển thương hiệu là con đường bền vững giúp doanh nghiệp khẳng định hình ảnh trong mắt khách hàng, giúp họ nhớ lâu hơn và cân nhắc sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Từ đó, daonh nghiệp sẽ hạn chế phụ thuộc vào các quảng cáo mà vẫn có nguồn khách hàng chất lượng.
Bài viết này là top các chiến lược để quảng bá thương hiệu của bạn hiệu quả nhất mà MIC tổng hợp được trong giai đoạn ban đầu mới hình thành với ngân sách Marketing hạn hẹp.
1. QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU VỚI WEBSITE
Bạn đã dành rất nhiều thời gian, thậm chí lên tới cả năm trời để hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ bằng nghiên cứu, nỗ lực và tâm huyết. Tuy nhiên đây mới là quá trình đầu tiên trong việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Điều khó khăn là chặng đường đưa sản phẩm/thương hiệu của mình tới khách hàng tiềm năng.
Điều bạn cần làm lúc này là tạo dựng thông điệp, nhấn mạnh tính hữu dụng của thương hiệu. Xây dựng thương hiệu để khách hàng biết bạn là ai và bạn cung cấp sản phẩm gì.
Việc xây dựng thương hiệu giúp tăng nhận diện trong mắt người tiêu dùng, để họ sẵn sàng chi trả khi lựa chọn mua hàng.
Mặt khác, việc xây dựng Website giúp bạn ghi điểm và ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Để khách hàng sẵn sàng móc hầu bao, hãy tập trung vào chiến lược SEO, tăng giá trị cho Website.
2. SEO – TỐI ƯU CÔNG CỤ TÌM KIẾM
Không phải ai cũng biết thương hiệu của bạn là gì và bạn cung cấp sản phẩm gì, trừ khi bạn là Apple hay Google. Chính vì vậy bạn cần tập trung vào SEO để mỗi khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm, bạn sẽ là thương hiệu đầu tiên gây ấn tượng với họ.
3. ĐẨY MẠNH THƯƠNG HIỆU VỚI SOCIAL NETWORK
Tần suất sử dụng mạng xã hội hiện nay của con người nhiều gấp năm lần so với hoạt động mua sắm. Họ sử dụng mạng xã hội như một hoạt động thường nhật, đặc biệt là các mạng xã hội Facebook, Twitter, Reddit, Instagram,..
Doanh nghiệp cần nắm vững đặc trưng của từng loại hình và lựa chọn nền tảng tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất.
4. LIVE STREAM
Live Streaming là nơi cho phép các người dùng giao lưu trực tuyến với nhau. Doanh nghiệp có thể giao lưu trực tiếp và truyền tải thông điệp thương hiệu của mình tới khách hàng, quá hữu ích phải không?
5. HÃY ĐỂ THƯƠNG HIỆU KHÁC BIỆT
Để thương hiệu trở nên đáng nhớ, bạn cần xây dựng điểm độc đáo, khác lạ so với đối thủ. Điều đó sẽ khiến khách hàng lưu tâm khi nhận diện thương hiệu của bạn qua công cụ truyền thông.
6. TẠO CÂU CHUYỆN RIÊNG
Để thương hiệu tới gần hơn với khách hàng, bạn cần khơi gợi cảm xúc của người xem, doanh nghiệp cần làm bạn với họ. Các cảm xúc có thể là ngưỡng mộ, ngạc nhiên hoặc sự đồng cảm,..
7. KẾT HỢP INFLUENCER
Có tới 75% nhãn hàng sử dụng Influencer làm đại diện và tiếp cận gần hơn tới khách hàng. Cách này có thể mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, nắm bắt được phản ứng thật từ sản phẩm của khách hàng qua các kênh social của họ.
8. SẢN XUẤT NỘI DUNG CHẤT LƯỢNG
Khách hàng luôn yêu thích những content chất lượng, sáng tạo, độc đáo. Những content mới mẻ sẽ thu hút đối khách hàng và khiến bạn trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực của bạn.
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp không muốn sáng tạo ra nội dung vì nhiều lý do khác nhau. Doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ từ agency thứ ba để sản xuất content Marketing, vừa tiết kiệm thời gian mà mang lại thành quả là những nội dung đột phá hơn mong đợi.
9. TẬN DỤNG LINKEDLN
LinkedIn được thiết kế nhằm liên kết các thành viên trong doanh nghiệp, từ nhân viên, nhà quản lý, cho tới các nhân vật có tầm ảnh hưởng. Hiện nay trong giới doanh nghiệp, LinkedIn đã và đang trở thành mạng lưới nổi bật trong cộng đồng.
10. ĐƯA RA THÔNG TIN HỮU ÍCH
Cung cấp thông tin là cách khiến khách hàng có thêm tin tưởng tới doanh nghiệp của bạn một cách hiệu quả và ảnh hưởng sâu sắc nhất. Các phương pháp thường được sử dụng như podcast, tài liệu miễn phí, mở lớp/sự kiện,..
Hãy biến Website của bạn trở thành nơi khách hàng có thể tìm kiếm mọi thông tin về sản phẩm thay vì mò vào Website của đối thủ khác để được giải đáp.
11. THƯƠNG HIỆU ẤN TƯỢNG HƠN VỚI PODCAST
Bạn có thể tận dụng podcast – truyền tải bằng giọng nói để tối đa hiệu quả truyền thông tới nhóm đối tượng khách hàng ngách.
12. SAO KHÔNG GIVEAWAY
Việc sử dụng giveaway không chỉ giúp tăng nhận diện thương hiệu tới khách hàng tiềm năng. Việc này còn giúp tăng sự thiện cảm, và lòng trung thành của họ đối với doanh nghiệp của bạn.
13. INFOGRAPHIC
Thông tin sẽ trở nên thú vị hơn nhiều nếu nó được trình bày qua hình ảnh một cách sinh động với các nhóm màu sắc sống động, giúp thu hút sự chú ý khách hàng.
14. QUẢNG CÁO TRÊN XE HƠI
Truyền đạt thông điệp của thương hiệu qua những chiếc xe hơi/bus vi vu quanh thành phố là một phương pháp thú vị.
Đặc biệt là khi con người giờ đây quá bận rộn trên đường phố, việc này sẽ xây dựng tính nhận diện của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
15. REMARKETING
Remarketing quan trọng trong chiến dịch truyền thông, nhằm đẩy mạnh quá trình mua hàng của khách, thu hút sự chú ý của khách. Khi mà thương hiệu đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng, chỉ cần một chút sự thúc đẩy nữa để họ thanh toán giỏ hàng.
>>> Sử dụng Persona – Chân dung khách hàng để nắm bắt suy nghĩ, hành vi của khách hàng
16. Quảng cáo trả phí trên mạng xã hội
Việc sử dụng SEO hoặc xây dựng content để thúc đẩy lượng traffic trên Google hay Facebook là một việc tốn thời gian và nhiều công sức. Doanh nghiệp có thể sử dụng quảng cáo để rút ngắn thời gian mà vẫn đạt hiệu quả cao.
17. XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI LIÊN KẾT CHO THƯƠNG HIỆU
Xây dựng mạng lưới là cách tăng nhận diện hiệu quả thông qua các sự kiện. Các sự kiện như hội thảo hay tham gia sự kiện giao lưu giữa các doanh nghiệp. Ở đây doanh nghiệp có đầy đủ cơ hội để tiếp cận, ghi điểm tới những nhóm khách hàng tiềm năng và các đối tác lớn.
18. THƯƠNG HIỆU LÀNH MẠNH
Doanh nghiệp nên tách biệt với đối thủ, xây dựng điểm khác biệt để ấn tượng với khách hàng. Bắt đầu từ tên thương hiệu, logo, sứ mệnh, mục tiêu để doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng.
19. GẮN KẾT KHÁCH HÀNG
Điều mà doanh nghiệp là gắn kết mình với khách hàng, thông qua hiệu ứng truyền miệng, đánh giá trực tuyến (online review). Nếu những phương thức truyền thông trên với doanh nghiệp là tích cực, sẽ tác động lớn tới quyết định mua hàng của khách.
Có thể bạn quan tâm: LỜI KHUYÊN KHI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP
Để gắn kết thương hiệu của bạn tới cộng đồng, là xây dựng chúng trở nên một thương hiệu đem lại những giá trị tốt đẹp. Việc gắn kết nhằm thúc đẩy cộng đồng phát triển bền vững, có trách nhiệm với xã hội (CSR)
Tổng kết lại, điều bạn cần là xây dựng chiến dịch, nhận diện thương hiệu và gắn kết khách hàng. Đó là bức tranh toàn cảnh để có thể khiến khách hàng sẵn lòng chi trả, và gắn bó với thương hiệu của bạn một cách dài lâu.
Theo dõi ngay MIC để cập nhật nhiều thông tin hữu ích về Marketing tổng thể đa ngành.
__________________________________________________
Các doanh nghiệp thân mến, hãy liên hệ với MIC để được tư vấn chiến dịch Marketing vượt trội, nâng tầm thương hiệu và đẩy mạnh doanh thu ngay hôm nay!