Content viral là gì? 3 bước tạo nội dung viral trong Marketing

Đăng ngày: 09/05/2025

Content viral là loại nội dung lan truyền mạnh mẽ, đánh trúng cảm xúc và thúc đẩy hành vi chia sẻ tự nhiên. Khác với quảng cáo trả phí,, content viral mang lại hiệu ứng lan tỏa nhanh chóng mà không cần ngân sách lớn. Vậy làm sao để nội dung của bạn chạm đúng cảm xúc người xem và có khả năng bùng nổ trên mạng xã hội? Cùng MIC Creative khám phá cách tạo content viral hiệu quả và ứng dụng thông minh vào chiến lược thương hiệu trong bài viết dưới đây.

content viral

1. Content viral là gì?

Content viral là dạng nội dung lan truyền nhanh chóng trên nền tảng xã hội, thông qua hành vi chia sẻ tự nhiên của người dùng. Đặc điểm nổi bật của nội dung này là khả năng tạo cảm xúc mạnh, tính liên quan đến đời sống và yếu tố bất ngờ đủ để kích thích cộng đồng lan tỏa rộng rãi chỉ trong thời gian ngắn.

Content viral
Content viral là gì

Tuy cùng thuộc về nhóm content marketing, nhưng khác với content SEO tối ưu cho công cụ tìm kiếm, hay quảng cáo trả phí cần ngân sách để phân phối, content viral xuất hiện bằng sự tự phát trong hành vi chia sẻ. Yếu tố “viral” không thể ép buộc, nhưng hoàn toàn có thể được thiết kế để kích hoạt đúng cơ chế lan truyền.

Hiện nay, các nền tảng như TikTok, Facebook, Instagram Reels và YouTube Shorts là những không gian lý tưởng để nội dung viral xuất hiện và lan tỏa, nhờ thuật toán ưu tiên tương tác và khả năng tiếp cận người dùng ngoài vòng kết nối cá nhân. Mỗi nền tảng có định dạng, cộng đồng và tốc độ phản ứng khác nhau – điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cách xây dựng content viral hiệu quả.

2. Khi nào nên sử dụng Content Viral?

Không phải mọi chiến dịch truyền thông đều nên theo đuổi mục tiêu lan truyền. Content viral chỉ thực sự hiệu quả khi được triển khai đúng thời điểm và gắn với mục tiêu rõ ràng trong chiến lược tổng thể. Dưới đây là những tình huống điển hình nên cân nhắc sử dụng nội dung lan truyền:

  • Tăng độ phủ trong giai đoạn ra mắt hoặc tái định vị thương hiệu

Khi thương hiệu cần tạo sự chú ý mạnh mẽ trong thời gian ngắn như launch sản phẩm mới, khai trương chi nhánh hoặc xây dựng lại hình ảnh. Viral marketing giúp kích hoạt truyền thông tự nhiên mà không phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách quảng cáo.

  • Tiếp cận nhóm khách hàng mới hoặc cộng đồng ngách

Đối tượng này thường phản ứng mạnh với nội dung giải trí, hài hước, mang tính cộng đồng. Content viral dễ dàng chạm vào hành vi chia sẻ của họ nếu định dạng và thông điệp phù hợp với thói quen tiêu thụ nội dung trên nền tảng xã hội.

  • Tận dụng thời điểm có trend xã hội hoặc chuyển biến tâm lý cộng đồng

Khi thị trường xuất hiện những “cú hích” như một làn sóng văn hóa, chủ đề nóng hoặc sự kiện được quan tâm rộng rãi, việc triển khai nội dung lan truyền có thể khuếch đại độ phủ nếu đi kèm insight đúng và góc nhìn riêng biệt.

  • Đã có kế hoạch chuyển đổi sau viral rõ ràng

Viral không có giá trị nếu không gắn với hệ thống xử lý sau khi người xem tiếp cận nội dung. Việc chuẩn bị phễu chuyển đổi như landing page, chatbot, email automation hoặc gói ưu đãi giúp biến lượt xem thành dữ liệu, tương tác thành chuyển đổi cụ thể.

3. Cách tạo content viral cho chiến dịch Marketing

Không có một công thức content viral nào giúp bạn đạt sự lan truyền mạnh mẽ. Đó phải là kết quả của quy trình được thiết kế có chủ đích. Quá trình này bao gồm ba trụ cột: hiểu đúng người xem, phát triển nội dung phù hợp, và phân phối đúng kênh – đúng thời điểm. Tất cả đều xoay quanh việc đánh trúng tâm lý và hành vi chia sẻ trên nền tảng xã hội.

3.1. Hiểu rõ đối tượng mục tiêu và hành vi chia sẻ

Đầu tiên, bạn nên bắt đầu từ việc nghiên cứu sâu về đối tượng mục tiêu, hiểu rõ điều gì khiến họ tương tác, điều gì họ muốn thể hiện khi chia sẻ một nội dung và điều gì khiến họ chủ động lan tỏa.

content viral
Nghiên cứu để hiểu sâu về nhóm khán giả mục tiêu

Ngoài những thông tin ở độ tuổi, giới tính hay ngành nghề, việc hiểu đối tượng cần đi sâu vào hành vi tiêu thụ nội dung:

  • Nền tảng họ sử dụng nhiều nhất là gì: Gen Z dành nhiều thời gian cho TikTok, trong khi nhóm 25–34 tuổi có xu hướng hoạt động mạnh trên Instagram và Facebook.
  • Kiểu nội dung nào họ tương tác thường xuyên: Có thích xem video dạng kể chuyện hay các đoạn ngắn bắt trend? Họ phản ứng tốt với meme hài hước hay thích nội dung mang giá trị giáo dục?
  • Khung giờ hoạt động cao điểm là khi nào: Nội dung phát vào giờ họ online nhiều sẽ tăng khả năng tiếp cận tự nhiên, từ đó tăng cơ hội lan truyền nếu nội dung đủ hấp dẫn.

Việc thu thập những dữ liệu này không chỉ giúp xác định nội dung phù hợp, mà còn cho thấy điểm giao giữa nhu cầu, cảm xúc và hành vi chia sẻ thực tế nền tảng để khởi tạo nội dung viral hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo mô hình STEPPS, được xây dựng bởi Jonah Berger – giáo sư tại Wharton. Đây là một framework có tính ứng dụng rất cao trong việc lý giải vì sao người ta chia sẻ nội dung.

Mỗi yếu tố trong mô hình này là một “hạt nhân” giúp nội dung có khả năng lan truyền cao hơn nếu được tích hợp khéo léo:

  • Social Currency: Nội dung khiến người chia sẻ “trông tốt hơn” trong mắt người khác.
  • Triggers: Nội dung dễ được liên tưởng và nhớ đến trong bối cảnh đời sống hằng ngày.
  • Emotion: Cảm xúc mạnh là chất xúc tác hàng đầu.
  • Public: Nội dung càng dễ thấy, càng dễ được bắt chước.
  • Practical Value: Giá trị thực tiễn khiến người ta chia sẻ để giúp đỡ người khác.
  • Stories: Nội dung kể qua một câu chuyện hấp dẫn, gắn thông điệp khéo léo.

Điểm mấu chốt không phải là dùng tất cả các yếu tố cùng lúc, mà là lựa chọn đúng yếu tố phù hợp với mục tiêu và đối tượng để tối ưu hóa hành vi chia sẻ.

3.2. Phát triển ý tưởng sáng tạo và chọn định dạng phù hợp

Tiếp theo là phải đề xuất những ý tưởng sáng tạo. Thông tin không nhất thiết phải mới 100% nhưng đánh giá phải là góc nhìn mới, hay còn gọi là phát triển content angle. Bạn có thể dựa theo dữ liệu từ hành vi của người dùng để phát triển ý tưởng. Các nội dung được chia sẻ nhiều nhất thường gây ra những cảm xúc mạnh như: ngạc nhiên, hài hước, đồng cảm hoặc “giá trị cộng đồng”.

content viral
Phát triển ý tưởng sáng tạo

Thay vì nghĩ theo hướng sáng tạo thuần túy, nên bắt đầu từ một câu hỏi thực tế: Người xem sẽ cảm thấy gì sau khi xem nội dung này? Và liệu họ có muốn chia sẻ để thể hiện điều đó không?

Ngoài ra, việc kết nối nội dung với bối cảnh xã hội, văn hóa, hoặc xu hướng cộng đồng đang quan tâm sẽ tạo độ “bắt trend” tự nhiên, giúp nội dung dễ được tiếp nhận và lan rộng.

Tiếp theo là việc chọn định dạng cần dựa trên hai tiêu chí chính: thói quen tiêu thụ nội dung của người xem và đặc tính phân phối của nền tảng.

  • Video ngắn (TikTok, Reels, Shorts): phù hợp cho nội dung mang yếu tố cảm xúc rõ ràng, dễ tiêu hóa, có “hook” mạnh trong 3–5 giây đầu tiên.
  • Meme, ảnh chế: sử dụng tốt khi truyền tải ý tưởng đơn giản, hài hước, có tính đối thoại với cộng đồng – phổ biến trên Facebook và Zalo.
  • Infographic ngắn gọn: tốt cho nội dung có giá trị thông tin hoặc hướng dẫn nhanh – đặc biệt hiệu quả trên LinkedIn, Instagram.
  • Challenge, minigame: kích hoạt hành vi tham gia và tạo nội dung tự phát (UGC), thúc đẩy lan truyền theo chiều sâu trong nhóm cộng đồng.
  • Storytelling dạng chuỗi: thích hợp cho nội dung có diễn biến – giúp giữ chân người xem nhiều tập, tạo hiệu ứng kéo dài (hook kéo dài theo thời gian).

Việc đồng bộ giữa ý tưởng – định dạng – nền tảng là điều kiện bắt buộc để một chiến dịch content viral thành công. Không nên áp dụng cùng một định dạng cho nhiều nền tảng chỉ vì tính tiết kiệm hay “tiện sản xuất”.

Lưu ý: Bạn nên tập trung vào giá trị lan truyền hơn là hoàn hảo kỹ thuật

Thực tế cho thấy, nhiều nội dung viral nhất lại được quay bằng điện thoại, ánh sáng tự nhiên, không hiệu ứng phức tạp. Điều đó không có nghĩa là bỏ qua chất lượng hình ảnh, nhưng là lời nhắc: điều làm nên lan truyền không phải độ nét, mà là mức độ cộng hưởng cảm xúc và khả năng chia sẻ ngay lập tức.

Do đó, trong khâu sản xuất, ưu tiên hàng đầu vẫn là:

  • Thông điệp rõ ràng.
  • Tình huống hoặc câu chuyện gợi cảm xúc.
  • Kêu gọi chia sẻ một cách tự nhiên, không ép buộc.

3.3. Phân phối nội dung một cách chiến lược

Dù ý tưởng và định dạng đã tối ưu, content viral chỉ phát huy hiệu quả khi được phân phối đúng nơi – đúng người – đúng thời điểm. Phân phối không chỉ là đăng tải, mà là cách kích hoạt vòng lan truyền ban đầu.

content viral
Phân phối nội dung có chiến lược

Đúng nơi – Chọn nền tảng phù hợp

Không phải nội dung nào cũng lan truyền tốt ở mọi nền tảng.

  • TikTok ưu tiên video ngắn giàu cảm xúc, tương tác sớm trong vài giây đầu.
  • Instagram hiệu quả với nội dung trực quan, thẩm mỹ cao.
  • Facebook vẫn có vai trò nếu nhắm tới nhóm cộng đồng, chia sẻ nhóm kín.

Đúng người – Hợp tác với người có ảnh hưởng phù hợp

Các Influencer thường tạo cảm giác gần gũi, tự nhiên, có tỉ lệ tương tác cao hơn KOL lớn nếu chọn đúng lĩnh vực. Người chia sẻ đầu tiên có thể quyết định tốc độ lan truyền của cả chiến dịch.

Tham khảo thêm thông tin những người ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội tại bài viết Danh sách 20 KOL nổi tiếng tại Việt Nam theo ngành hàng Hot

Đúng thời điểm – Tối ưu thời điểm đăng tải

Nội dung nên được đẩy vào khung giờ người xem mục tiêu hoạt động mạnh nhất, thường dựa trên dữ liệu hành vi của từng nền tảng. Ngoài ra, thời điểm cũng liên quan đến bối cảnh xã hội, sự kiện hoặc mùa vụ, những yếu tố có thể khuếch đại độ chú ý ngay từ vòng đầu tiên.

Đọc thêm về kiến thức chiến lược xây dựng nội dung cho doanh nghiệp tại bài viết Content Strategy là gì? Hướng dẫn xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả

4. Tích hợp content viral vào chiến lược Marketing thương hiệu

Content viral thường được xem là một điểm bùng nổ, nhưng để mang lại hiệu quả thực sự, nó cần đóng vai trò rõ ràng trong tổng thể chiến lược thương hiệu. Dưới đây là gợi ý của MIC Creative với chiến lược tích hợp Content viral vào chiến lược Marketing của thương hiệu

content viral
Tích hợp content viral vào chiến lược marketing

a) Đặt content viral vào đúng vị trí trong phễu marketing

Phễu marketing là cách phổ biến để hình dung hành trình khách hàng: từ biết đến thương hiệu, tương tác, cho đến chuyển đổi và quay lại. Content viral nên được sử dụng ở đầu phễu, nơi cần tạo sự chú ý nhanh và thu hút đúng người.

  • Nhận biết (Awareness): tiếp cận người mới bằng nội dung dễ chia sẻ, gây ấn tượng ban đầu.
  • Tương tác (Engagement): kích thích thảo luận, cảm xúc hoặc phản hồi từ cộng đồng.
  • Chuyển đổi (Conversion): tạo điểm dẫn để người xem thực hiện hành động cụ thể như đăng ký, mua hàng.
  • Gắn kết (Loyalty): sau khi viral kết thúc, dùng nội dung chuyên sâu hơn để giữ chân và làm rõ giá trị thương hiệu.

b) Kết nối với hệ thống nội dung sẵn có

Một chiến dịch lan truyền không thể tự đứng vững nếu thiếu nền tảng hỗ trợ. Sau khi người xem biết đến thương hiệu qua content viral, họ cần có nơi để tìm hiểu thêm, quay lại hoặc tương tác tiếp.

  • Content nền: như bài blog, video dài, tài liệu chuyên sâu – giúp củng cố thông tin.
  • Paid media: dùng để mở rộng tệp, tái tiếp cận người đã xem viral bằng thông điệp cụ thể hơn.

Việc đồng bộ giữa content viral và các loại nội dung khác giúp thương hiệu giữ được mạch kết nối tự nhiên với người xem.

c) Tạo sẵn “điểm hạ cánh” sau khi viral diễn ra

Khi một nội dung được chia sẻ rộng rãi, lượng người đổ về các kênh của thương hiệu sẽ tăng nhanh. Nếu không có hệ thống tiếp nhận hợp lý, cơ hội chuyển đổi sẽ bị bỏ lỡ.

  • Landing page đơn giản, dễ hiểu: giúp người xem hành động ngay khi còn hứng thú.
  • Chatbot hoặc biểu mẫu: thu thập dữ liệu hoặc trả lời nhanh thắc mắc phổ biến.
  • Ưu đãi theo thời điểm: khuyến khích hành động tức thì, không để cảm xúc trôi qua vô ích.

d) Đo lường đúng hiệu quả, không dừng ở lượt xem

Một nội dung lan truyền không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với hiệu quả. Cần có những chỉ số cụ thể để đánh giá:

  • Traffic thực sự đổ về kênh chính: website, trang sản phẩm hoặc landing page.
  • Tỷ lệ tương tác có chiều sâu: số người click, gửi thông tin, hoặc quay lại nhiều lần.
  • Cảm xúc thương hiệu (brand sentiment): xem người dùng nói gì, phản ứng ra sao trên mạng xã hội.

Đây là cơ sở để không chỉ nhìn thấy “viral”, mà còn hiểu nó đang mang lại gì cho thương hiệu.

e) Tái sử dụng và điều chỉnh cho dài hạn

Cuối cùng, viral không phải là thứ xảy ra một lần rồi kết thúc. Dữ liệu và phản hồi từ mỗi chiến dịch có thể giúp tối ưu các hoạt động tiếp theo:

  • Nhìn lại điều gì khiến nội dung lan truyền: nội dung, định dạng, thời điểm, insight?
  • Tận dụng lại các yếu tố đó trong chiến dịch khác hoặc mở rộng thành chuỗi.
  • Loại bỏ định dạng kém hiệu quả để tập trung vào điểm mạnh.

Suy cho cùng, content viral là công cụ – nhưng cách thương hiệu sử dụng nó mới là điều tạo nên giá trị thực tế và bền vững.

5. Kết luận

Content viral không đơn thuần là một nội dung được chia sẻ nhiều. Đằng sau hiệu ứng lan truyền đó là sự kết hợp giữa hiểu đúng đối tượng, lên ý tưởng phù hợp, lựa chọn định dạng đúng kênh, và kết nối chặt chẽ với chiến lược thương hiệu.

Khi được triển khai đúng cách, content viral có thể mở ra cơ hội tiếp cận nhanh chóng, tạo cảm xúc tích cực cho người xem và góp phần gia tăng chuyển đổi. Tuy nhiên, để không dừng lại ở một “cơn sóng ngắn hạn”, các thương hiệu cần chuẩn bị kỹ càng cả về hạ tầng nội dung lẫn kế hoạch dài hạn.

Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ content cùng các dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn chi tiết. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.

Đánh giá của bạn post

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email

Mỗi ngày, chúng tôi học hỏi một điều mới về Marketing và chia sẻ cho bạn, để ngày mai của bạn trở nên thành công rực rỡ hơn ngày hôm qua.

Picture of MIC Creative

MIC Creative

Xem hồ sơ
Marketing