1. Digital Content là gì và vì sao doanh nghiệp cần đầu tư?
Trong phạm vi Content Marketing, digital content là toàn bộ nội dung được tạo ra, phân phối và tiêu thụ thông qua các nền tảng kỹ thuật số. Không chỉ giới hạn ở văn bản, digital content bao gồm cả hình ảnh, video, âm thanh, nội dung tương tác như quiz, chatbot, và đặc biệt là nội dung do người dùng tạo (UGC). Bất kỳ thông điệp nào bạn truyền tải qua website, mạng xã hội, email hay nền tảng số đều thuộc phạm vi của nội dung kỹ thuật số.
Vậy điều gì khiến digital content khác biệt so với content truyền thống như báo in, tờ rơi hay TVC truyền hình?
Trước hết là khả năng đo lường chính xác: bạn có thể biết bài viết nào được đọc nhiều, video nào giữ chân người xem lâu nhất, hay chiến dịch nào mang về tỷ lệ chuyển đổi cao. Thứ hai là tốc độ phân phối: chỉ cần một nút đăng, nội dung có thể lan truyền trên nhiều nền tảng cùng lúc. Cuối cùng là tính tương tác, điều mà content truyền thống gần như không thể đạt được.
Với sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng như tìm kiếm thông tin trên Google, xem review trên YouTube, rồi tương tác với thương hiệu qua Instagram, việc đầu tư vào digital content sẽ là yêu cầu tất yếu nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường số.
2. Các loại Digital Content phổ biến và xu hướng mới nổi
Tương tự với các loại content khác nhau, digital content cũng có sự phân loại nhất định về những loại nội dung số. Dưới đây là ba loại nội dung số đang đóng vai trò chủ đạo trong các chiến lược digital marketing hiện nay, mỗi loại đi kèm đặc trưng riêng về cách triển khai, lợi thế và tiềm năng phát triển.
2.1. Nội dung văn bản (Text-based)
Nội dung chữ vẫn là nền tảng cốt lõi trong chiến lược nội dung dài hạn. Các định dạng phổ biến gồm: bài blog, case study, ebook, và email marketing. Đây là những nội dung có khả năng mở rộng chủ đề, phân tích sâu và truyền tải giá trị chuyên môn cao.


Điểm mạnh lớn nhất của nội dung văn bản là hiệu quả SEO, giúp tăng khả năng xuất hiện trên Google thông qua từ khóa, cấu trúc hợp lý và thông tin chất lượng. Với blog, doanh nghiệp có thể xây dựng một kho kiến thức có chiều sâu, từ đó tạo dựng uy tín chuyên ngành và giữ chân người đọc qua nhiều phiên truy cập. Email marketing thì lại phát huy sức mạnh ở việc nuôi dưỡng mối quan hệ, giúp cá nhân hóa trải nghiệm và tăng tỷ lệ chuyển đổi ở giai đoạn MOFU – BOFU.
Với người dùng ưa thích tìm kiếm thông tin chủ động, nội dung chữ vẫn là điểm tiếp cận đầu tiên trước khi họ chuyển sang các định dạng trực quan hơn.
2.2 Nội dung hình ảnh & thiết kế trực quan
Trên các nền tảng như Facebook, Instagram, LinkedIn, người dùng thường lướt rất nhanh. Những thiết kế trực quan như infographic, meme, banner hay visual quote có khả năng thu hút ánh nhìn ngay từ vài giây đầu tiên. Với hình ảnh, bạn có thể truyền tải một thông điệp ngắn gọn, dễ hiểu và dễ chia sẻ – đặc biệt hiệu quả trong các chiến dịch social media hoặc quảng cáo.
Hình ảnh không chỉ giúp đơn giản hóa thông tin, mà còn đóng vai trò nhận diện thương hiệu: màu sắc, phong cách thiết kế và font chữ đều góp phần tạo ra sự thống nhất trong giao tiếp hình ảnh của doanh nghiệp. Đây cũng là lý do vì sao nội dung hình ảnh thường là lớp ngoài cùng để “kéo” người xem vào nội dung sâu hơn bên trong.
2.3 Video ngắn và livestream (Short-form Video)
Video ngắn đang là “vua nội dung” trong bối cảnh digital hiện tại. Với sự lên ngôi của TikTok, Reels và YouTube Shorts, người dùng đang tiêu thụ nội dung theo cách nhanh – gọn – cuốn hơn bao giờ hết. Báo cáo từ Lifewire cho thấy, 82% lưu lượng truy cập internet năm 2025 sẽ đến từ video và phần lớn trong số đó là video ngắn.


Các nền tảng xã hội hiện cũng đang ưu tiên phân phối video nhờ khả năng giữ chân người xem lâu hơn, tăng tương tác, và dễ tạo xu hướng. Đây là loại nội dung không chỉ phục vụ giai đoạn TOFU (tạo nhận biết), mà còn góp phần chuyển đổi khi kết hợp với livestream để doanh nghiệp có thể giao tiếp trực tiếp, giải đáp và bán hàng ngay trong thời gian thực.
Tuy nhiên, để video ngắn đạt hiệu quả, bạn cần đầu tư vào hook đầu video, tối ưu caption và thời lượng, đồng thời bám sát nội dung phù hợp với hành vi tiêu dùng từng nền tảng.
2.4. Podcast và nội dung âm thanh (Audio content)
Nội dung âm thanh đang trở thành lựa chọn lý tưởng khi người dùng không thể xem hoặc đọc, nhưng vẫn muốn tiếp nhận thông tin trong lúc di chuyển, tập thể dục hoặc làm việc nhà. Podcast hiện được tiêu thụ nhiều trên các nền tảng như Spotify, Apple Podcasts hay YouTube với phiên bản nghe nền.


Đối với thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp, podcast là công cụ hiệu quả để truyền tải thông điệp dài hơn, sâu hơn, tạo sự kết nối bền vững với người theo dõi. Định kỳ sản xuất nội dung âm thanh còn giúp xây dựng hình ảnh chuyên gia trong lĩnh vực, đặc biệt phù hợp cho các chủ đề có chiều sâu như tài chính, sức khỏe, công nghệ hoặc marketing.
Không cần studio phức tạp để bắt đầu – chỉ cần kịch bản rõ ràng, âm thanh ổn định và lịch đăng nhất quán là đủ để tạo dựng một kênh podcast đáng tin cậy.
2.5 Nội dung do người dùng tạo (User-Generated Content – UGC)
UGC là dạng nội dung được tạo ra bởi chính người dùng, khách hàng hoặc cộng đồng, bao gồm review, feedback, video gắn thẻ thương hiệu, hình ảnh trải nghiệm thực tế. Đây là một trong những hình thức nội dung có sức thuyết phục cao nhất hiện nay.
Theo báo cáo từ Billo, 82% người tiêu dùng tin vào nội dung do người dùng tạo hơn là quảng cáo truyền thống. Lý do rất rõ ràng: nội dung này có tính xác thực, không “dàn dựng” và mang góc nhìn thật từ chính trải nghiệm cá nhân.
Thay vì chỉ tự nói về mình, doanh nghiệp nên tìm cách khuyến khích người dùng kể lại qua góc nhìn của họ qua các chiến dịch hashtag, minigame, đánh giá đổi quà hoặc gắn thẻ trên mạng xã hội. Đây không chỉ là cách xây dựng niềm tin, mà còn là nguồn nội dung giá trị, có thể tái sử dụng trên nhiều kênh khác nhau.
2.6 Nội dung tương tác (Interactive content)
Khác với nội dung tĩnh một chiều, nội dung tương tác cho phép người xem tham gia vào trải nghiệm, từ việc trả lời quiz, dùng thử công cụ nhỏ (mini tool), trò chuyện với chatbot đến các tính năng như vuốt chọn, kéo thả hay khảo sát.
Nội dung này không chỉ khiến người dùng nhớ lâu hơn mà còn giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu đầu vào (first-party data), từ đó cá nhân hóa các chiến dịch tiếp theo. Ví dụ: một quiz “Chọn phong cách làm việc của bạn” không chỉ thu hút lượt tương tác cao mà còn tạo tiền đề để phân loại nhóm khách hàng mục tiêu.
Đặc biệt trong bối cảnh người dùng ngày càng ít kiên nhẫn với nội dung dài, dạng tương tác mang lại trải nghiệm nhanh, thú vị, và giữ chân người xem lâu hơn trên nền tảng.
3. Các nền tảng phân phối Digital Content hiệu quả nhất hiện nay
Giá trị của digital content chỉ được phát huy khi nó được phân phối đúng nơi, đúng định dạng, đúng đối tượng. Mỗi nền tảng có hành vi người dùng khác nhau, yêu cầu doanh nghiệp cần chọn lọc kỹ chiến lược nội dung và cách thể hiện phù hợp. Dưới đây là các nền tảng đang đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ sinh thái phân phối nội dung hiện nay.
Tìm hiểu cách xây dựng chiến lược nội dung và phân phối kênh truyền thông hiệu quả tại bài viết Content Strategy là gì? Hướng dẫn xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả
a) Mạng xã hội (Social platforms)


Facebook, TikTok, Instagram, LinkedIn hay Zalo là những nền tảng có lượng người dùng lớn và tương tác cao, đặc biệt hiệu quả với nội dung ngắn, hấp dẫn ngay từ những giây đầu tiên. Nghiên cứu từ Business Insider cho thấy xu hướng người dùng hiện nay thường chia sẻ nội dung qua tin nhắn riêng nhiều hơn là bình luận công khai, điều này đòi hỏi content cần dễ chia sẻ, dễ cá nhân hóa.
TikTok và Reels đang dẫn đầu về video ngắn, còn LinkedIn lại phù hợp hơn với nội dung chuyên môn dạng chia sẻ hoặc infographic. Với Facebook, nội dung cần nắm bắt đúng tâm lý nhóm, từ cộng đồng đến cá nhân hóa theo vị trí, độ tuổi.
Điều quan trọng là không chỉ đăng cùng một nội dung lên nhiều kênh, mà phải tái định dạng nội dung theo từng nền tảng để tối ưu hiệu quả tiếp cận và tương tác.
b) Blog và website doanh nghiệp


Website và blog là nơi lý tưởng để lưu trữ các nội dung dài hạn như bài viết chuyên sâu, case study, ebook hoặc landing page bán hàng. Đây không chỉ là nơi bạn thể hiện năng lực chuyên môn, mà còn là trung tâm giúp điều hướng traffic từ social, email hay quảng cáo về.
Một blog được tối ưu tốt sẽ hỗ trợ SEO bền vững, giúp thương hiệu xuất hiện thường xuyên trên Google mà không cần chi ngân sách quảng cáo liên tục. Ngoài ra, việc người dùng dành thời gian đọc và tương tác trên blog cũng là tín hiệu tích cực cho cả SEO lẫn chuyển đổi.
Trang web nên được xem như “trụ sở nội dung”, nơi tích hợp mọi hoạt động truyền thông về một điểm, từ đó giúp người dùng có trải nghiệm nhất quán và liền mạch hơn.
c) Email Marketing & CRM Automation


Email là kênh giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với người dùng lâu dài – đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn MOFU và BOFU của phễu chuyển đổi. Các nội dung email có thể gồm: bài viết chia sẻ, ưu đãi cá nhân hóa, cập nhật sản phẩm mới hoặc gợi ý hành động tiếp theo.
Khi tích hợp với CRM (như HubSpot, ActiveCampaign), email marketing có thể tự động hóa theo hành vi người dùng: gửi nội dung phù hợp sau khi họ tải ebook, nhấp vào một link, hoặc bỏ giỏ hàng. Đây là một trong những công cụ có khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi cao nhất nếu được cá nhân hóa đúng cách.
d) Podcast & nền tảng học trực tuyến


Spotify, Apple Podcasts, YouTube hay các nền tảng như Udemy, Skillshare đang trở thành nơi tiêu thụ nội dung giáo dục, chuyên môn hoặc truyền cảm hứng. Podcast phù hợp với những nội dung cần chiều sâu và duy trì kết nối lâu dài, trong khi các khóa học trực tuyến giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh chuyên gia và tạo nguồn doanh thu thụ động.
Đặc biệt với YouTube, khả năng kết hợp giữa video dài, Shorts và livestream cho phép triển khai đa dạng nội dung trên cùng một nền tảng, tạo hiệu ứng nhận diện liên tục mà vẫn kiểm soát được chất lượng nội dung.
e) Cộng đồng và nền tảng niche (Reddit, Telegram, forum)
Không phải lúc nào cũng cần lan tỏa rộng – đôi khi việc xuất hiện đúng nơi, đúng nhóm đối tượng mới là chiến lược khôn ngoan. Các nền tảng như Reddit, Telegram hay các forum chuyên ngành cho phép phân phối nội dung sâu, mang tính chuyên môn, và thúc đẩy đối thoại hai chiều.
Nội dung trên các nền tảng này thường không cần quá “bắt mắt”, nhưng bắt buộc phải chính xác, thực tế và mang lại giá trị thiết thực. Đây cũng là môi trường phù hợp để kiểm chứng ý tưởng, xây dựng cộng đồng trung thành hoặc phát triển nội dung theo chiều sâu.
4. Cách sử dụng Digital Content trong chiến lược truyền thông
Sau khi hiểu rõ về từng định dạng Digital Content, doanh nghiệp cần ứng dụng vào chiến lược truyền thương hiệu để tạo kết quả thu hút và chuyển đổi tốt nhất. Dưới đay là 3 gợi ý của chúng tôi với mục đích tích hợp chiến lược truyền thông tích hợp.
Đọc thêm về các xu hướng trong tiếp thị nội dung tại bài viết 9+ xu hướng content marketing đáng chú ý trong 2025.
4.1. Kết nối xuyên suốt phễu TOFU – MOFU – BOFU
Một chiến lược nội dung hiệu quả phải hỗ trợ cả ba giai đoạn trong phễu chuyển đổi:
- TOFU (Top of Funnel – Nhận biết): Giai đoạn khách hàng chưa biết đến thương hiệu. Loại nội dung phù hợp là video ngắn, bài đăng mạng xã hội, infographic viral, với mục tiêu thu hút sự chú ý và đưa thương hiệu vào “vùng radar” của người xem.
- MOFU (Middle of Funnel – Cân nhắc): Người dùng đã biết đến thương hiệu và đang so sánh, tìm hiểu thêm. Lúc này, cần cung cấp nội dung giá trị và có chiều sâu như ebook, bài tư vấn blog, email cá nhân hóa hoặc livestream hỏi đáp.
- BOFU (Bottom of Funnel – Chuyển đổi): Khi khách hàng đã sẵn sàng đưa ra quyết định. Các định dạng như case study, testimonial, landing page bán hàng hoặc ưu đãi giới hạn thời gian sẽ phát huy hiệu quả mạnh nhất.
Mỗi nội dung cần dẫn người dùng đi tiếp một bước trong hành trình — không chỉ là tạo ấn tượng, mà còn nuôi dưỡng và chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự.
4.2. Tối ưu hóa nội dung cho AI & social search
Cách người dùng tìm kiếm nội dung đang thay đổi nhanh chóng. Họ không chỉ dùng Google, mà còn tìm kiếm bằng câu hỏi tự nhiên trên TikTok, YouTube, hoặc thông qua các công cụ AI như ChatGPT. Điều này yêu cầu digital content phải được tối ưu lại cho AI-first và social search:
- Heading rõ ràng, có từ khóa, phản ánh đúng câu hỏi người dùng có thể đặt ra.
- Schema Markup được áp dụng để máy tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc và mục đích của từng phần nội dung.
- Với video, phần mở đầu (hook) và tiêu đề cần tập trung vào lợi ích cụ thể, vấn đề người xem đang quan tâm, vì thuật toán social media ưu tiên nội dung gây chú ý ngay từ những giây đầu.
Tối ưu hóa nội dung không còn là câu chuyện kỹ thuật đơn thuần, mà là bước chiến lược để đảm bảo nội dung xuất hiện đúng nơi, đúng thời điểm.
4.3. Ứng dụng content funnel & chiến lược phân phối đa kênh
Thay vì tạo từng nội dung riêng lẻ, nhiều thương hiệu đang chuyển sang mô hình “content funnel” kết hợp với phân phối đa kênh:
- Pillar page – cluster content: Tạo một nội dung trung tâm (pillar) như bài viết chính hoặc trang chủ đề, sau đó liên kết đến các nội dung phụ (cluster) như blog, video, infographic xoay quanh chủ đề đó. Cách làm này giúp tăng SEO, giữ người dùng ở lại lâu hơn và tạo mạch nội dung rõ ràng.
- Tái định dạng nội dung (content syndication): Một bài blog có thể chuyển thành video, trích đoạn cho email, ảnh quote cho social. Việc phân phối lại nội dung cũ theo định dạng mới không chỉ tiết kiệm thời gian sản xuất mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận trên từng nền tảng.
Khi các mảnh nội dung được kết nối mạch lạc, doanh nghiệp không chỉ gia tăng hiệu quả từng kênh mà còn tạo ra trải nghiệm liền mạch – yếu tố then chốt để xây dựng lòng tin và chuyển đổi dài hạn.
5. Kết luận
Digital content không chỉ đơn thuần là việc tạo ra nội dung để lấp đầy các kênh truyền thông. Nó là hạt nhân chiến lược giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng, nuôi dưỡng mối quan hệ và dẫn dắt hành động xuyên suốt từ nhận biết đến chuyển đổi.
Quan trọng hơn, doanh nghiệp nên tích hợp công cụ đo lường ngay từ đầu – như Google Analytics, Meta Insights hoặc các nền tảng CRM – để đảm bảo rằng mỗi nội dung không chỉ đẹp và hay, mà còn đóng góp trực tiếp vào mục tiêu kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ content cùng các dịch vụ khác, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn chi tiết. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.