1. Chatbot là gì?
Chatbot là ứng dụng phát triển dựa trên trí tuệ nhân tạo AI. Ứng dụng này hỗ trợ con người tương tác với người dùng bằng âm thanh hoặc văn bản. Thay vì sử dụng trực tiếp nhân lực, chatbot được coi như một tư vấn viên/trợ lý ảo. Với tính năng thông minh, chatbot dễ dàng giải đáp những thắc mắc cho người dùng hoặc chăm sóc khách hàng online.
2. Lợi ích khi sử dụng chatbot?
2.1 Phản hồi, hỗ trợ nhanh chóng
Người dùng luôn muốn được hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc ngay lập tức. Điều này sẽ đơn giản nếu bạn có vài khách đến chục khách ghé qua. Tuy nhiên, khi phát triển kinh doanh và số lượng tăng lên sẽ rất mất thời gian. Thậm chí có thể bỏ quên khách. Vấn đề này sẽ được giải quyết dễ dàng khi doanh nghiệp sử dụng chatbot. Với tính năng động bộ hóa, tự động hóa, hàng ngàn khách hàng của bạn sẽ được giải đáp chỉ sau vài giây nhắn tin.
2.2 Tối giản nhân sự
Với số lượng khách quá lớn, bạn có thể tốn đống ngân sách để xây dựng đội ngũ nhân viên chăm sóc. Tuy nhiên khách không được giải đáp nhanh chóng, đặc biệt là vào các khung giờ khó như sau 10 giờ tối. Việc áp dụng chatbot có thể giúp doanh nghiệp hoàn thành 80% của nhân viên chỉ với thao tác cài đặt hội thoại. Trong khi ấy, nhân sự có thể tập trung vào các hoạt động khác.
2.3 Thúc đẩy hành vi mua hàng
Quyết định mua hàng của người dùng dựa trên chất lượng sản phẩm, giá cả. Không chỉ có vậy mà còn tác động bởi nhiều yếu tố khác. Như tốc độ chăm sóc, các vấn đề được giải đáp chi tiết. Bạn nghĩ điều này cần trực tiếp nhân sự làm việc mới hiệu quả?
Phát triển chatbot là hoạt động cần thiết khi doanh nghiệp muốn quản trị Fanpage hiệu quả. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn như ngân hàng hay chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh đều sử dụng chatbot. Họ thay thế gần như hoàn toàn nhân sự để chăm sóc khách hàng. Họ thiết kế bộ hội thoại rất chi tiết và chứa đựng tất cả các vấn đề khách hàng có thể gặp phải.
Ngoài ra, chatbot có thể tích hợp các dịch vụ đặt lịch hẹn hay đặt mua sản phẩm theo đúng nhu cầu của khách. Sự tiện ích này khiến người mua dễ dàng chi trả cho cho các dịch vụ đang quan tâm.
3. Phân loại chatbot
3.1 Phần mềm Chatbot tương tác bằng âm thanh (Auditory)
Với người dùng smartphone hiện nay sẽ thường xuyên gặp loại này. Nó chính là những trợ lý ảo cho các thiết bị di động, sàn thương mại điện tử,…hoạt động thông qua ghi nhận giọng nói và trực tiếp chuyển sang các câu lệnh thực thi sẵn có.
Nó hoàn toàn có thể phân tích câu nói, dự đoán và trả lời chính xác những gì bạn cần.
Các loại hệ thống chatbot này phản hồi rất linh hoạt, thông minh. Dễ dàng khiến khách hàng cảm thấy như đang thật sự trò chuyện cùng người thật. Bên cạnh việc hỏi-đáp, chatbot này còn cung cấp nhiều tính năng như giúp bạn mở nhạc, mở phim, đặt báo thức, đặt hàng,…
3.2 Phần mềm Chatbot tương tác bằng tin nhắn
Đây là loại chatbot được tích hợp trên các website, fanpage,…mà chúng ta thường xuyên tương tác. Hệ thống chatbot này hoạt động bằng cách tiếp nhận những tin nhắn được người dùng nhập vào và gửi trả tin nhắn theo nội dung đã được thiết lập trước. Những thiết lập này (hay còn gọi là kịch bản chat) sẽ do doanh nghiệp tùy biến sao cho phù hợp.
4. Cách cài đặt chatbot cho doanh nghiệp
Thao tác cài đặt chatbot rất đơn giản và được hỗ trợ bởi nhiều phần mềm. Bạn có thể lựa chọn ứng dụng bất kỳ và tích hợp với Facebook doanh nghiệp mình và sử dụng cho kế hoạch kinh doanh.
5. Tip tối ưu hóa chatbot để tăng trưởng doanh thu
5.1 Tìm hiểu và xây dựng bộ câu hỏi thường gặp
Mục đích của xây dựng botchat là giúp đỡ khách hàng và đưa ra phản hồi nhanh gọn về dịch vụ. Vì vậy, doanh nghiệp nên đầu tư nghiên cứu và lọc các câu hỏi thường gặp cũng có hữu ích với khách hàng. Cơ sở của các câu hỏi trên có thể tham khảo từ đội chăm sóc khách hàng, Sales, Marketing.
5.2 Xây dựng hội thoại
Xây dựng các bộ hội thoại là lựa chọn tốt nhất với botchat vì nó có thể giải quyết nhiều nhu cầu khác nhau của nhiều khách hàng.
Bên cạnh đó, hoạt động này còn giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát trải nghiệm khách hàng và tối ưu nhân sự. Thay vì phải trích ngân sách cho nhân sự chỉ ngồi trả lời page, hãy để botchat làm việc đó.
5.3 Phong phú hóa và cá nhân hóa
Khai thác tính năng đa dạng của botchat sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Như tạo trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, duy trì mối quan hệ và thúc đẩy doanh thu.
Một số ví dụ có thể kể đến như botchat Pizza Hut cho phép đặt hàng ngay trên tin nhắn, khách sạn Marriot cho biết số phòng trống theo ngày,…
5.4 Sử dụng botchat vào hành trình mua của khách hàng
Từ các hội thoại được nhắc phía trên, doanh nghiệp có thể theo dõi hành trình mua sắm của khách. Từ đó có thể đưa ra các chiến lược Marketing ngắn/dài hạn.
Ví dụ, khi thống kê có quá nhiều khách hàng chỉ dừng ở việc cho sản phẩm vào giỏ hàng mà không thanh toán. Doanh nghiệp có thể đưa ra các ưu đãi như mua 1 tặng 1 nhằm thúc đẩy quyết định mua.
5.5 Lựa chọn nền tảng phù hợp
Hiện nay có rất nhiều nền tảng botchat hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân tối ưu kinh doanh. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần lựa chọn nền tảng xây dựng và quản lý Chatbot thông minh, thao tác đơn giản, dễ dàng tích hợp.
Trên đây là một số chia sẻ về ứng dụng chatbot cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo. Theo dõi MIC CREATIVE ngay để có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức về marketing đa nền tảng.