1. Giới thiệu về Google Ads
Google Ads là dịch vụ quảng cáo trả phí được thực hiện bởi Google. Dịch vụ này cho phép các doanh nghiệp sáng tạo và phân phối quảng cáo của họ tới đúng tệp khách hàng mục tiêu. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ nhận về được các lợi ích bao gồm:
- Nâng cao nhận diện thương hiệu trong cộng đồng.
- Phủ sóng thương hiệu trong thời gian ngắn, không giới hạn phạm vi.
- Tìm kiếm khách hàng và khuyến khích khách hàng mua hàng.
- Tạo ra các giá trị chuyển đổi, traffic, thu hút người dùng về Website doanh nghiệp.
- Triển khai các chiến dịch Marketing, Remarketing (bán lại, bán chéo).
- …
Ưu điểm của Google Ads tới từ sự đa dạng các định dạng quảng cáo, giúp mọi doanh nghiệp, mọi ngành hàng đều có thể sử dụng dịch vụ này. Ngoài ra, Google Ads cũng vô cùng dễ dàng trong việc sử dụng, thu hút nhiều người dùng tham gia và áp dụng như một ngành nghề đem lại thu nhập, trở thành các “Ads thủ”.
Tuy nhiên, có một sự phân biệt rõ ràng giữa một Ads thủ “tay non” và một Ads thủ “lão làng”. Chỉ với một số cài đặt, điều chỉnh khác biệt trong thiết lập quảng cáo, kết quả (doanh thu, doanh số, lượt tiếp cận, hiển thị,…) đã có sự chênh lệch vô cùng lớn, khiến cho các Ads thủ chuyên nghiệp được chào đón nồng nhiệt hơn trong ngành nghề đầy sự cạnh tranh này.
Để giúp hoạt động chạy Ads của bạn trở nên hiệu quả hơn, MIC Creative đã tổng hợp các chia sẻ của các Ads thủ “lão làng”. Sau đây là tổng hợp 15 kinh nghiệm chạy quảng cáo Google mà mọi Ads thủ đều nên nắm rõ:
2. Tổng hợp 15 kinh nghiệm chạy quảng cáo Google hiệu quả nhất
2.1. Nghiên cứu và phân loại từ khóa
Nghiên cứu và phân loại từ khóa – Keyword chính là kinh nghiệm chạy quảng cáo Google đầu tiên MIC Creative muốn chia sẻ đến bạn. Từ khóa chính là yếu tố cơ bản nhưng cũng quan trọng nhất, ảnh hưởng tới kết quả chiến dịch quảng cáo đem lại.
Hiểu một cách đơn giản, từ khóa giúp cho Google có thể hiểu được quảng cáo của bạn đang đề cập về vấn đề gì, từ đó giúp Google có thể đưa quảng cáo của bạn tới đúng khách hàng có nhu cầu.
Ví dụ: Bạn chạy quảng cáo tiếp thị cho sản phẩm giày đá bóng Adidas. Google sẽ bắt được các từ khóa giày, giày đá bóng, giày thể thao, giày Adidas,… giúp quảng cáo của bạn hiển thị tới những người dùng đang tìm kiếm các cụm từ đó, chính là những khách hàng đang có nhu cầu.
Vậy có những điều gì cần chú ý trong quá trình làm việc với từ khóa? Theo kinh nghiệm chạy quảng cáo Google của các chuyên gia MIC Creative, bạn sẽ cần chú ý chính tới 02 yếu tố:
2.1.1. Kiểu khớp từ khóa
Kiểu khớp từ khóa là yếu tố giúp cho Google bắt được từ khóa và đưa quảng cáo của bạn tới người dùng (như ví dụ trên là giày đá bóng Adidas được Google bắt vào từ khóa giày Adidas, giày đá bóng,…). Google cung cấp cho bạn 03 lựa chọn kiểu khớp gồm:
- “Kiểu khớp mở rộng”: Google bắt cả cụm hoặc từng từ đơn lẻ, khiến lượng từ khóa Google bắt được rất nhiều.
Ví dụ: “Giày thể thao” và “Thể thao giày” đều có thể bị Google bắt khi dùng kiểu khớp mở rộng. Từ khóa có thứ hạng cao hơn sẽ được ưu tiên hiển thị.
- Kiểu khớp cụm từ: Google bắt cả cụm từ, bao gồm khi cụm từ đó xuất hiện trong một câu.
Ví dụ: Nếu khách hàng tìm Giày đá bóng (một loại giày) thì Google có thể sẽ hiển thị kết quả Mua giày đá bóng Adidas, Giày đá bóng xịn,… trong trang của bạn nhưng không phải Shop bóng đá (quá chung chung) hay Đá bóng (ám chỉ một môn thể thao).
- [Kiểu khớp chính xác]: Google chỉ bắt khi người dùng điền chính xác từ khóa đó.
Ví dụ: Nếu khách hàng tìm [Mua giày đá bóng Adidas] thì Google sẽ chỉ hiển thị đúng kết quả cho cụm từ này trên trang của bạn.
Vậy bạn sẽ chọn kiểu khớp nào? Câu trả lời sẽ là tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn, cụ thể:
- Dùng “Khớp mở rộng” khi phạm vi tìm kiếm của bạn rộng, hay nếu bạn muốn Google tự học và tối ưu từ khóa, cho ra nhiều kết quả nhất.
- Dùng Kiểu khớp cụm từ khi bạn muốn bắt được các cụm từ sát nghĩa hơn nhằm thu hẹp đối tượng tìm kiếm, nâng cao khả năng Target đúng khách hàng mục tiêu, giúp thúc đẩy chuyển đổi.
- Dùng [Kiểu khớp chính xác] nếu bạn muốn tập trung vào các từ khóa chứa yếu tố thương hiệu (tên thương hiệu, tên sản phẩm,…) hay muốn tập trung vào một sản phẩm cụ thể, yêu cầu độ chính xác cao, phạm vi tìm kiếm hẹp. Bạn cũng sẽ cần xác định rõ hành vi tìm kiếm của người dùng trong trường hợp này.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại hướng dẫn sau của Google:
https://support.google.com/google-ads/answer/7478529
2.1.2. Sử dụng công cụ Lập kế hoạch từ khóa (Keyword Planner)
Công cụ từ khóa Google, hay còn gọi là Google Keyword Planner, là một tính năng nằm trong mục Công cụ > Công cụ lập kế hoạch từ khóa > Khám phá các từ khóa mới thuộc giao diện Trình quản lý quảng cáo Google. Đây là tính năng giúp Google hỗ trợ bạn tìm kiếm các từ khóa liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của bạn, sắp xếp theo thứ hạng tìm kiếm, mức độ liên quan, giá thầu,…
Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Bạn nhập 5 – 10 từ khóa về lĩnh vực bạn kinh doanh vào dòng “Thử nhập từ khóa…”. Lưu ý bạn chỉ nên nhập 01 lĩnh vực mỗi lần nghiên cứu.
Bước 2: Bạn bấm vào biểu tượng tọa độ (trong hình là biểu tượng cạnh chữ Việt Nam bên dưới khung điền từ khóa). Sau đó bạn nhập vào khu vực bạn muốn tiếp cận (Ví dụ: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh,…).
Bước 3: Google sẽ cung cấp cho bạn bảng kết quả từ khóa, cũng như gợi ý về các từ khóa liên quan tới lĩnh vực của bạn được nhiều người tìm kiếm nhất.
Bạn hãy tận dụng Google Keyword Planner để việc nghiên cứu từ khóa được chính xác và hiệu quả nhất.
2.2. Thêm từ khóa phủ định
Dù bạn chọn kiểu khớp từ khóa nào, sẽ có những trường hợp Google bắt những từ khóa không mấy liên quan tới sản phẩm, dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh của bạn. Điều này khiến quảng cáo bị hiển thị sai, khiến bạn hao hụt ngân sách và ảnh hưởng tới hiệu quả quảng cáo đem lại.
Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể can thiệp vào bộ lọc của Google bằng tính năng từ khóa phủ định. Đây là tính năng giúp bạn khiến Google không bắt những từ khóa không đem lại chuyển đổi. Giúp quảng cáo của bạn chỉ hiển thị tới những khách hàng tiềm năng tốt nhất.
Vậy làm thế nào để sử dụng từ khóa phủ định? Bạn có thể thêm từ khóa phủ định cho mọi chiến dịch quảng cáo của bạn bằng cách làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Bạn chọn 01 chiến dịch quảng cáo bạn muốn thêm từ khóa phủ định.
Bước 2: Bạn chọn Từ khóa > Từ khóa phủ định
Bước 3: Bạn chọn biểu tượng dấu [+] màu xanh. Sau đó bạn nhập từ khóa phủ định vào và xác nhận.
2.3. Giảm thiểu tình trạng “chết” tài khoản quảng cáo
“Chết” tài khoản quảng cáo là tình trạng xảy ra khi tài khoản quảng cáo của bạn bị Google cho ngừng hoạt động. Đây là một trong những vấn đề tai hại nhất đối với bất kỳ nhà quảng cáo nào do không những bạn mất đi tài khoản quảng cáo chất lượng, bạn còn mất luôn cả số dư có trong tài khoản đó.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng “chết” tài khoản Google Ads? Theo kinh nghiệm chạy quảng cáo Google của MIC Creative, bạn sẽ giảm thiểu được tình trạng chết tài khoản Ads nếu bạn hiểu rõ được những nguyên nhân nào khiến tài khoản của bạn bị khóa. Chúng gồm:
- Lỗi thanh toán: Là các lỗi liên quan tới hoạt động thanh toán, phổ biến nhất là Thanh toán đáng ngờ hoặc có Số dư chưa thanh toán. Hai lỗi này tương đối nhẹ và bạn hoàn toàn có thể liên lạc tổng đài hỗ trợ Google Ads hay bên phát hành thẻ hỗ trợ xử lý.
- Tránh né hệ thống: Là lỗi xuất hiện khi bạn thực hiện các biện pháp kháng nghị lấy lại tài khoản về. Đây là lỗi mặc định và gần như bạn sẽ không có cách nào giải quyết triệt để. Tuy nhiên lỗi này cũng là lỗi nhẹ và bạn vẫn có thể kháng về.
- Phương thức kinh doanh không được chấp thuận: Đây là lỗi khi hình thức kinh doanh của bạn vi phạm chính sách của Google và của Việt Nam. Cách duy nhất để kháng là bạn xác minh lại giấy tờ kinh doanh của bạn được Việt Nam chấp thuận.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới các yếu tố sau để hạn chế tối đa các sự cố, rủi ro gây “chết” tài khoản quảng cáo:
- Luôn thanh toán ngay khi thực hiện chiến dịch.
- Một tài khoản quảng cáo Google Ads chỉ nên chạy cho 01 Website / Landing Page.
- Bạn nên tạo riêng Gmail để làm tài khoản quảng cáo, giúp việc kháng về dễ dàng hơn.
- Website chạy quảng cáo cần chứa đầy đủ thông tin doanh nghiệp.
- Website chạy quảng cáo cũng cần bảo mật, không chứa mã độc.
2.4. Tại sao chạy quảng cáo không tiếp cận đúng khách hàng?
Sai tệp khách hàng chính là một trong số những vấn đề mà nhiều người chưa có kinh nghiệm chạy quảng cáo Google thường xuyên mắc phải. Điều này sẽ khiến cho quảng cáo của bạn hiển thị tới những người dùng không có nhu cầu, không đem lại hiệu quả chuyển đổi trong khi vẫn tiêu tốn ngân sách.
Để khắc phục vấn đề này, bạn sẽ cần hiểu được mình đã làm sai ở đâu và khắc phục đúng chỗ đó. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản khiến quảng cáo tiếp cận không đúng khách hàng:
- Xác định sai chân dung khách hàng: Việc không hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu có thể dẫn đến việc chọn sai tệp khách hàng, khiến quảng cáo không chạm tới những người có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Cài đặt tệp quảng cáo không chính xác: Điều này bao gồm việc chọn sai kích thước hình ảnh, định dạng tệp không được hỗ trợ, hoặc không tuân thủ các nguyên tắc về hình ảnh của Google Ads. Cách đơn giản để khắc phục vấn đề này là thay đổi nội dung, thiết kế hình ảnh phù hợp hơn.
- Ngân sách quảng cáo thấp: Một ngân sách quảng cáo quá thấp có thể không đủ để cạnh tranh với các nhà quảng cáo khác, dẫn đến việc quảng cáo của bạn không được hiển thị. Hãy thiết lập lại mức ngân sách hàng ngày hoặc ngân sách trọn đời. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm chạy quảng cáo, bạn có thể đặt ngân sách tự động.
- Thiết lập từ khóa không chính xác: Như đã đề cập ở trên, từ khóa chính là yếu tố chính giúp quảng cáo tiếp cận chính xác khách hàng. Đặt từ khóa quá rộng sẽ khiến quảng cáo hiển thị cho khách hàng không có nhu cầu, trong khi từ khóa hẹp và ngắn khiến tệp khách hàng thấp. Bạn sẽ cần thiết lập lại từ khóa khi vấn đề này xảy ra.
- Lỗi kỹ thuật: Tuy điều này rất hiếm xảy ra, đôi khi hệ thống của Google Ads phân phối sai quảng cáo đến với khách hàng. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng cách tạm dừng / bật lại quảng cáo hoặc liên hệ hỗ trợ với đội ngũ hỗ trợ Google.
2.5. Tối ưu trang đích
Trang đích chính là Website mà quảng cáo của bạn sẽ dẫn khách hàng về. Thông thường trang đính sẽ là Website bán hàng, trang bài viết, Landing Page,… của doanh nghiệp, giúp bạn có thể triển khai Sale hoặc các hoạt động Marketing khác. Lựa chọn trang đích của bạn sẽ phụ thuộc vào mục đích bạn chạy quảng cáo: Tạo ra chuyển đổi, nâng cao nhận diện thương hiệu, truyền thông,…
Tuy nhiên, Google có một số yêu cầu về trang đích như sau:
2.5.1. Nội dung có liên quan và nguyên bản
Khi người dùng truy cập vào trang đích, họ phải thấy được thứ mà bạn đã quảng cáo để hấp dẫn họ Click vào.
Ví dụ: Bạn quảng cáo giày thể thao, thì khi khách hàng Click vào họ sẽ được điều hướng về Website bán hàng, giới thiệu sản phẩm, bài viết về sản phẩm giày thể thao, chứ không phải trang quần áo, trang tổng hợp sản phẩm.
Ngoài ra, các nội dung trên trang đích sẽ được Google “chấm điểm” đánh giá mức độ nguyên bản, độc nhất của nó. Website và nội dung của bạn càng nguyên bản, không trùng, không giống với Website và nội dung của trang khác sẽ được Google đánh giá là nguyên bản và có thể được dùng để chạy quảng cáo.
2.5.2. Tính minh bạch
Để đảm bảo quyền lợi của người dùng, Website của bạn cũng cần đảm bảo về sự minh bạch, rõ ràng. Bạn sẽ cần chứng minh rằng Website của bạn uy tín, có lời giải thích cụ thể khi bạn muốn khách hàng của bạn thực hiện thao tác. Cụ thể, các yếu tố về tính minh bạch gồm:
- Giá cả hiển thị rõ ràng, ưu đãi trùng khớp với những gì nêu trong quảng cáo.
- Phương thức thanh toán minh bạch, dễ dàng nhìn thấy.
- Có lời giải thích rõ ràng tại sao bạn muốn khách hàng Click vào…, để lại thông tin,… và bạn dùng các dữ liệu đó để làm gì.
- Có thông tin doanh nghiệp cụ thể, đầy đủ.
- Phân biệt rõ ràng giữa các liên kết tài trợ của bên thứ 3 và các thành phần thuộc trang Web của bạn.
- Chỉ được phép tính phí người dùng về sản phẩm và dịch vụ khi mua.
2.5.3. Khả năng tương tác
Khả năng tương tác là các yếu tố ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào Website của bạn. Bạn sẽ cần đảm bảo được người dùng có thể dễ dàng tương tác với trang đích trên bất kỳ dạng thiết bị nào, cũng như không bị lừa nhấp vào các quảng cáo trong trang.
Từ các yếu tố nêu trên, bạn cũng đã phần nào nắm được các tiêu chí trong yêu cầu về khả năng tương tác của Google đối với trang đích:
- Trang đích của bạn có thể hiển thị và vận hành tốt trên cả giao diện máy tính, điện thoại.
- Tương tác đặt hàng, nút chức năng dễ dàng thực hiện.
- Có phân vùng quảng cáo rõ ràng, không lừa người dùng Click vào quảng cáo.
- Website không tự ý thực hiện thay đổi cài đặt trình duyệt, thiết bị của người dùng.
- Cung cấp các đường dẫn cho phép người dùng dễ dàng xem nhiều sản phẩm, nội dung trong Website.
- Tốc độ tải trang nhanh, không có Pop-up và quảng cáo chiếm dụng phần lớn màn hình.
2.6. Hiểu rõ cách Google Ads hoạt động và xếp hạng quảng cáo
Như bạn đã biết, Google sẽ hiển thị quảng cáo của bạn lên trên Top đầu các kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, không chỉ bạn là người duy nhất chạy quảng cáo sản phẩm đó mà còn vô số các đối thủ cạnh tranh khác. Để biết được quảng cáo của bạn có được hiển thị hay không, bạn sẽ cần đến các kinh nghiệm chạy quảng cáo Google trong việc hiểu rõ được các Google Ads xếp hạng quảng cáo của bạn.
Các quảng cáo được hiển thị trên Top tìm kiếm Google là các quảng cáo đã được xếp hạng. Hiểu một cách đơn giản, vị trí đầu tiên chính là quảng cáo có điểm thứ hạng cao nhất, giảm dần xuống các vị trí kế tiếp. Các tiêu chí đánh giá quảng cáo của Google bao gồm:
- Giá thầu: Là số tiền bạn trả cho Google cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo. Giá thầu càng cao thì thứ hạng của bạn sẽ càng tốt, tuy nhiên hoạt động quảng cáo của bạn sẽ tốn kém hơn.
- Chất lượng của quảng cáo và trang đích: Chính là yếu tố Tối ưu trang đích đã được nêu phía trên. Google sẽ chấm điểm bạn dựa trên mức độ hữu ích mà Website bạn cung cấp dựa trên nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
- Yêu cầu tối thiểu về thứ hạng quảng cáo: Mỗi quảng cáo sẽ có một ngưỡng giá thầu tối thiểu mà bạn cần trả. Bạn không thể trả thầu dưới ngưỡng này. Ngưỡng thầu này nhằm giúp đảm bảo chất lượng quảng cáo của bạn khi phân phối tới khách hàng.
- Khả năng cạnh tranh trong phiên đấu giá: Giả sử, nếu bạn và đối thủ cùng cạnh tranh một vị trí quảng cáo, Google sẽ lựa chọn quảng cáo có điểm thứ hạng cao hơn để hiển thị tại vị trí đó. Mức giá thầu khi đó có thể sẽ cao hơn bình thường, phụ thuộc vào mức điểm và số lượng đối thủ muốn cạnh tranh vị trí đó với bạn.
- Nhu cầu tìm kiếm của người dùng –Google sẽ phân tích từ khóa được nhập vào, vị trí của người dùng đó tại thời điểm tìm kiếm, loại thiết bị họ đang sử dụng,thời điểm tìm kiếm,… từ đó hiển thị quảng cáo đáp ứng được nhiều tiêu chí tìm kiếm nhất.
- Các thành phần quảng cáo: Chính là số điện thoại, liên kết landing Page hoặc dẫn tới các trang trong Website của bạn. Google Ads sẽ ước tính mức tác động của các thành phần này đối với hiệu suất quảng cáo của bạn.
Từ các yếu tố trên, bạn dễ dàng nhận ra một điều rằng: Hầu hết các yếu tố chấm điểm đều xoay quanh giá thầu. Giá thầu quảng cáo càng lớn, điểm thứ hạng của bạn càng cao và càng dễ được Google đưa lên Top. Cũng từ đó, điểm thứ hạng được tính theo công thức sau:
Xếp hạng Quảng cáo trên Google = Giá thầu CPC x Điểm Chất lượng
Điểm chất lượng được quyết định bởi:
- Tỷ lệ nhấp dự kiến của quảng cáo.
- Mức độ phù hợp của quảng cáo đối với nội dung tìm kiếm.
- Chất lượng của trang đích.
Do đó, nếu bạn muốn chi phí của bạn được tối ưu nhất mà giá thầu không quá cao, bạn hãy tối ưu hóa cả 03 yếu tố trên đồng đều. Triển khai các nội dung độc đáo, sáng tạo; nâng cao trải nghiệm người dùng trên website sẽ là phương án tốt giúp bạn thực hiện điều này.
Bạn có thể tham khảo chi tiết về các Google xếp hạng quảng cáo tại:
https://support.google.com/google-ads/answer/1722122?hl=vi
2.7. Giải quyết “click tặc”
Kinh nghiệm chạy quảng cáo Google tiếp theo mà MIC Creative muốn chia sẻ với bạn là cách xử lý khi quảng cáo của bạn gặp phải “Click tặc”. Hiểu đơn giản thì đây là những đối tượng chuyên đi quấy phá, spam lượt Click vào quảng cáo. Điều này khiến cho ngân sách quảng cáo tiêu tốn nhanh chóng nhưng không đem lại giá trị chuyển đổi, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của nhà bán hàng.
Các “Click tặc” này sau đó thường sẽ tống tiền các nhà quảng cáo để ngừng bị quấy phá hoặc bắt các nhà quảng cáo phải chạy Google Ads thông qua bên họ với giá cao. Ngoài ra, một số trường hợp hy hữu ghi nhận được đối thủ cạnh tranh đã thuê “Click tặc” quấy phá hoạt động kinh doanh của nhau.
Vậy làm thế nào khi bị dính “Click tặc”? Bạn có thể thử các giải pháp sau:
- Yêu cầu hỗ trợ Google: Nếu bạn bị kẻ gian phá rối, bạn có thể liên hệ Google Ads hỗ trợ kiểm tra lại hoạt động quảng cáo của bạn. Trong một số trường hợp xác minh hỗ trợ thành công, bạn sẽ được Google hoàn lại ngân sách, tuy nhiên tỷ lệ được hoàn thường khá thấp.
- Sử dụng Histat: Nếu bạn nghi ngờ bạn bị Click tặc quấy phá, bạn có thể dùng Histat để khắc phục vấn đề này. Đây là công cụ giúp bạn kiểm tra IP của người dùng Click vào quảng cáo của bạn, số người xem Online, tỷ lệ xem / nhấp chuột,… Bạn có thể tiến hành chặn các IP quấy phá, giúp quảng cáo của bạn không hiển thị lên các IP đó nữa.
- Tắt các từ khóa ra Click ảo: Thông thường “Click tặc” sẽ tìm đến quảng cáo của bạn thông qua một vài từ khóa. Nếu các từ khóa được ghi nhận ra chỉ số Click ảo, bạn hãy cho từ khóa đó vào từ khóa phủ định để ngăn chặn các lượt Click đến từ keyword đó.
Hiện tại, Google đã cập nhật các biện pháp loại trừ lượt click không hợp lệ để không mất phí hiển thị quảng cáo. Bạn có thể mở cột “Lượt nhấp không hợp lệ” để kiểm tra số click ảo. Tuy nhiên, tác vụ này mang tính tương đối và vẫn có thể bị các “Click tặc” qua mặt.
2.8. Tận dụng các chương trình khuyến mãi của Google Ads
Một kinh nghiệm chạy quảng cáo Google hữu ích khác là tận dụng các mã khuyến mãi để giảm thiểu chi phí quảng cáo. Đối với những tài khoản mới, Google thường sẽ tung ra một số mã khuyến mãi cung cấp cho người dùng đó một khoản ngân sách có thể được sử dụng để chạy quảng cáo trên Google.
Bạn có thể tận dụng chính sách này bằng cách tạo tài khoản mới và nạp mã vào để có thể chạy quảng cáo Google miễn phí. Khi lượng ngân sách được tiêu hết, bạn chỉ việc tạo tiếp một tài khoản quảng cáo khác và tiếp tục hoạt động quảng cáo của bạn.
Tuy nhiên, lượng ngân sách tới từ các mã quảng cáo này lại không nhiều nên cách chạy quảng cáo Google này không thích hợp để chạy các chiến dịch quảng cáo dài hạn. Thay vào đó, bạn vẫn có thể hoàn toàn dùng cách này để thử nghiệm các chiến dịch quảng cáo, giúp bạn dễ dàng xác định được mức độ hiệu quả trước khi thật sự chạy các quảng cáo đó trong tài khoản Google Ads của bạn.
2.9. Sử dụng tiện ích mở rộng Google Ads
Nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy quảng cáo Google của một số thương hiệu có thêm các mục mở rộng như đánh giá, thông tin liên hệ, các dịch vụ khác,… đem lại cảm giác uy tín và chuyên nghiệp hơn rất nhiều so với các quảng cáo không có. Đây là hiệu quả tới từ việc áp dụng các Plug-in, còn gọi là tiện ích mở rộng, cung cấp thêm các chức năng cho quảng cáo của bạn.
Một số Plug-in phổ biến được các Ads thủ thường xuyên sử dụng là:
- Phần mở rộng về đường dẫn liên kết trang Web: Đây là Plug-in cho phép các đường dẫn liên kết phụ được hiển thị dưới mục mô tả, giúp người dùng có thêm lựa chọn để bấm vào.
- Tiện ích cuộc gọi: Tiện ích mở rộng này cho phép bạn gắn số điện thoại vào mục mô tả. Nếu người dùng bấm vào trên thiết bị điện thoại, họ sẽ được chuyển sang giao diện cuộc gọi ngay lập tức.
- Tiện ích tin nhắn: Tiện ích tin nhắn vận hành tương tự như tiện ích cuộc gọi, nhưng thay vì chuyển bạn qua giao diện cuộc gọi, bạn sẽ được chuyển vào giao diện tin nhắn.
- Tiện ích khuyến mãi: Bên dưới mục mô tả quảng cáo của bạn sẽ hiển thị thêm một dòng nhỏ hiển thị khuyến mãi mà bạn đang triển khai.
- Tiện ích vị trí: Đây là một Plug-in vô cùng hữu ích giúp người dùng có thể xem địa chỉ của bạn trên Google Maps. Tiện ích này cũng góp ích một phần trong hoạt động SEO Google Maps.
Lưu ý: Bạn không nên thêm quá nhiều tiện ích mở rộng, vì mỗi quảng cáo Google sẽ có giới hạn vùng hiển thị. Nếu vượt quá giới hạn này, các tiện ích mở rộng sẽ hiển thị một cách ngẫu nhiên không đồng nhất.
Bạn có thể tùy ý thêm bớt tiện ích phù hợp vào từng chiến dịch quảng cáo của bạn. Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn chọn chiến dịch quảng cáo muốn thêm tiện ích > Quảng cáo & Phần mở rộng > Tiện ích mở rộng > Thêm tiện ích > Lựa chọn tiện ích bạn muốn thêm.
Bạn có thể tham khảo chi tiết tại hướng dẫn cộng đồng sau của Google:
Hướng Dẫn | Tiện ích mở rộng – Cộng đồng Google Ads
2.10. Giá thầu quảng cáo bị cao đột ngột
Giá thầu quảng cáo cao đột ngột là một trong số những vấn đề khiến người dùng chưa có nhiều kinh nghiệm chạy quảng cáo Google bối rối. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất gồm:
- Từ khoá tăng mức độ cạnh tranh.
- Đối thủ cạnh tranh tăng giá thầu và bạn đặt thầu tự động.
- Điểm chất lượng quảng cáo giảm.
- Do bạn đặt thầu tự động đứng đầu trang.
- Tệp khách hàng ngách, phạm vi hẹp.
- …
Để khắc phục, bạn có thể thử điều chỉnh lại cài đặt giá thầu CPC bằng cách cài đặt giá thầu thủ công. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử tối ưu lại điểm chất lượng thông qua việc thiết lập lại bộ từ khóa, tối ưu Website, Landing page và các yếu tố khác, giúp giá thầu quảng cáo của bạn ổn định lại.
3. Tổng kết
Trên là hướng dẫn của MIC Creative các kinh nghiệm chạy quảng cáo Google hiệu quả nhất được chia sẻ bởi các chuyên gia Google Ads. Hi vọng các chia sẻ trên có thể giúp bạn chạy Adwords hiệu quả hơn, các chiến dịch được tối ưu hóa hơn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của bạn trên thị trường.
Nếu bạn đang có nhu cầu sủ dụng dịch vụ quảng cáo Google Ads, hãy liên hệ ngay với MIC Creative để được tư vấn giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi tự tin là đối tác Marketing nắm bắt thị trường, thấu hiểu khách hàng, thành thạo công cụ và luôn luôn sáng tạo.
MIC CREATIVE – Your Success, Our Future
- Hotline: 024.8881.6868
- Email: contact@miccreative.vn
- Fanpage: MIC Creative – Truyền thông và Quảng cáo
- Địa chỉ: Tầng 5, 357-359 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội